TCVN 10120:2013 - phần 6
a) Vị trí của các vòng mẫu thử
b) Mặt cắt để kiểm ra kim tương bổ sung
CHÚ DẪN:
1 Đường trục (tâm).
2 Mặt phẳng vuông góc.
a 4a’ hoặc 25 mm.
Hình A.6 - Các vòng mẫu thử
CHÚ DẪN:
1 Trục có ren.
2 Đai ốc.
3 Đệm cách điện,
a Xấp xỉ 60 o.
Hình A.7 - Tạo ứng suất bằng nén
Hình A.8 - Đồ thị hệ số hiệu chỉnh z = D/a
PHỤ LỤC B
(Quy định)
THỬ KIỂU THIẾT KẾ MỚI VÀ THỬ TRONG SẢN XUẤT
B.1. Thử kiểu thiết kế mới
CHÚ THÍCH: Các thử nghiệm được quy định trong Phụ lục này thích hợp cho sử dụng trong thủ tục phê duyệt kiểu thiết kế được mô tả trong 6.2.2.5.4.9 của các quy định về mẫu của Liên hợp quốc (UN) cho vận chuyển các hàng hóa nguy hiểm ST/SG/AC.10/1/Rev.13.
B.1.1. Phải thực hiện các phép thử kiểu thiết kế mới cho mỗi thiết kế mới của chai chứa khí.
Chai đã được phê duyệt trước đây phải được xem là một kiểu thiết kế mới khi áp dụng bất cứ các điều kiện nào sau đây:
a) Chai được chế tạo trong một thiết bị khác;
b) Chai được chế tạo bằng một quá trình tạo hình khác (bao gồm cả trường hợp khi các thay đổi của quá trình chính được thực hiện trong thời gian sản xuất);
c) Chai được chế tạo khi sử dụng một quy trình hàn khác;
d) Chai được chế tạo từ một hợp kim có các giới hạn thành phần khác với thành phần được sử dụng trong thử nghiệm thiết kế mới ban đầu;
e) Chai được xử lý nhiệt khác nằm ngoài các phạm vi được quy định trong 4.2.3.
f) Prophin của đáy chai đã thay đổi (ví dụ, lõm, lồi, bán cầu) hoặc có thay đổi trong chiều dày đáy chai được thiết kế;
g) Chiều dài toàn bộ của chai chứa đã tăng lên quá 50 % (các chai có tỷ số chiều dài/đường kính nhỏ hơn 3/1 không được sử dụng làm các chai chuẩn cho bất cứ thiết kế mới nào có tỷ số này lớn hơn 3);
h) Đường kính ngoài danh nghĩa đã thay đổi lớn hơn 1 %;
i) Sự tăng lên của áp suất thử đòi hỏi phải có thay đổi chiều dày thành thiết kế (khí chai được sử dụng cho chế độ áp suất thấp hơn áp suất dùng cho phê duyệt thiết kế thì thiết kế này không được xem là thiết kế mới);
j) Giới hạn chảy nhỏ nhất được bảo đảm (Re) và/hoặc giới hạn bền kéo nhỏ nhất được bảo đảm (Rg) đã thay đổi.
B.1.2. Đối với mỗi thiết kế mới của chai chứa, người đề nghị thử nghiệm kiểu thiết kế mới phải đệ trình tài liệu cần thiết cho các kiểm tra được quy định dưới đây và phải cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền có liên quan một lô ít nhất là 50 chai đã được nhà sản xuất bảo đảm là đại diện cho các chai trong sản xuất từ đó lấy ra số lượng chai cho các thử nghiệm dưới đây cùng với bất cứ thông tin bổ sung nào được yêu cầu. Đặc biệt là người xin ứng dụng phải chỉ ra kiểu xử lý nhiệt và gia công cơ khí, nhiệt độ và thời gian xử lý nhiệt nêu trong 4.2.
Người đề nghị phải cung cấp các chứng chỉ phân tích vật đúc cho các vật liệu được sử dụng trong chế tạo các chai chứa. Mỗi chai được đưa vào bất cứ thử nghiệm nào cũng phải được nhận biết về lô sản phẩm.
B.1.3. Trong quá trình thử kiểu thiết kế mới phải kiểm tra xác minh rằng
- Tính toán được quy định trong 5.2 là chính xác;
- Chiều dày của các thành chai và, khi có thể áp dụng được, các đáy của hai trong số các chai được lấy để thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu của 5.2 và 5.3, các phép đo được thực hiện trên ba mặt cắt ngang và trên toàn bộ các mặt cắt dọc của đáy và đầu chai.
- Tuân theo các yêu cầu của 4.1 (vật liệu);
- Tuân theo các yêu cầu của 6.1 và 6.2;
- Tuân theo các yêu cầu về hình học của 6.5 đến 6.9 đối với tất cả các chai do cơ quan có thẩm quyền có liên quan lựa chọn;
- Các bề mặt bên trong và bên ngoài của các chai chứa không có bất cứ khuyết tật nào có thể làm cho chai mất an toàn trong sử dụng (xem 6.4).
Các thử nghiệm sau trên các chai được lựa chọn phải có sự chứng kiến:
- Kiểm tra bằng chụp ảnh tia bức xạ như đã quy định trong 6.3;
- Các thử nghiệm về chịu ăn mòn trên một chai hoặc hai chai nếu kích thước của chai không cho phép, ăn mòn tinh giới và ăn mòn do ứng suất như đã quy định trong Phụ lục A (không cần thiết phải tiến hành các thử nghiệm này khi chỉ áp dụng điều kiện B.1.1f) và/hoặc khi đường kính ngoài đã thay đổi nhỏ hơn 20 %;
- Các thử nghiệm quy định trong 7.2 (thử kéo và thử uốn) trên hai chai; khi chiều dài của chai là 1500 mm hoặc lớn hơn phải thực hiện các thử kéo theo chiều dọc và các thử uốn trên các mẫu thử được lấy từ các vùng phía trên và phía dưới của thân chai;
- Các thử nghiệm được quy định trong 7.3 (thử nổ thủy lực) trên hai chai.
- Các thử nghiệm được quy định trong 7.4 (thử chu trình áp suất) trên hai chai.
B.1.4. Nếu các kết quả kiểm tra không đáp ứng yêu cầu, cần tiếp tục quy trình phù hợp với B.3.
Nếu các kết quả thử đáp ứng được yêu cầu quy định, phải phát hành chứng chỉ thử nghiệm kiểu thiết kế mới. Chứng chỉ thử nghiệm kiểu thiết kế mới này có thể có dạng một chứng chỉ phê duyệt kiểu, Phụ lục D đưa ra một ví dụ điển hình về chứng chỉ này.
B.2. Thử trong sản xuất
B.2.1. Để tiến hành thử trong sản xuất, nhà sản xuất chai chứa phải cung cấp cho người kiểm tra.
a) Chứng chỉ phê duyệt kiểu;
b) Các chứng chỉ phân tích vật đúc của các vật liệu, bao gồm cả dây hàn dùng cho chế tạo chai;
c) Chứng chỉ và kiểm tra không phá hủy (NDE) (xem 6.3);
d) Các biện pháp nhận biết về vật đúc của vật liệu từ đó chế tạo ra mỗi chai chứa - phải nhận biết được lô sản phẩm của mỗi chai;
e) Công bố các quá trình được sử dụng như đã quy định trong 4.2 và tài liệu có liên quan đến xử lý nhiệt và gia công cơ khí (xem Phụ lục D);
f) Số loạt sản phẩm của các chai;
B.2.2. Trong quá trình tiến hành thử nghiệm trong sản xuất, người kiểm tra phải thực hiện các công việc sau.
a) Xác minh rằng đã nhận được chứng chỉ thử kiểu thiết kế mới và các chai chứa phù hợp với chứng chỉ này;
b) Kiểm tra các tài liệu cung cấp các dữ liệu có liên quan đến vật liệu.
c) Kiểm tra xem các yêu cầu kỹ thuật đã đề cập trong các điều 4, 5 và 6 có được đáp ứng hay không, và đặc biệt là bằng kiểm tra bằng quan sát (mắt) phía bên ngoài và, nếu có thể, cả phía bên trong của các chai xem kết cấu của các chai và các phép kiểm do nhà sản xuất thực hiện phù hợp với 6.2, 6.4, 6.5 và 6.6 có đáp ứng được yêu cầu hay không; kiểm tra bằng mắt phải được thực hiện ít nhất là 10 % các chai được sản xuất. Nếu tìm thấy một khuyết tật không chấp nhận được (như đã mô tả trong Phụ lục C) thì phải kiểm tra 100 % các chai chứa.
d) Chứng kiến các thử nghiệm quy định trong 7.2 và 7.3 trên hai chai được lấy ngẫu nhiên từ mỗi lô chai hoặc một phần của mỗi lô đã được chế tạo từ cùng một công nghệ đúc và đã được xử lý nhiệt theo quy định trong các hoàn cảnh giống nhau. Phải thử một chai theo các thử nghiệm trong2 (thử cơ học) và thử một chai khác theo các thử nghiệm quy định trong 7.3 (thử nổ);
e) Đánh giá các kết quả kiểm tra về tính đồng nhất của lô sản phẩm do nhà sản xuất thực hiện phù hợp với 7.6 (tính đồng nhất);
f) Kiểm tra việc ghi nhãn (xem Điều 9);
g) Kiểm tra ren như đã mô tả trong 6.5.
B.2.3. Việc lựa chọn các mẫu thử và tất cả các thử nghiệm phải được thực hiện với sự hiện diện và giám sát của đại diện của người kiểm tra.
B.2.4. Sau khi đã thực hiện tất cả các thử nghiệm quy định, tất cả các chai chứa trong lô sản phẩm phải được thử thủy lực theo quy định trong 7.5.
B.2.5. Nếu các kết quả kiểm tra đáp ứng các yêu cầu quy định, người kiểm tra phải xác minh rằng chai chứa được ghi nhãn phù hợp với ISO 13769 phải áp dụng các dấu hiệu phù hợp và phải cấp chứng chỉ thử nghiệm trong sản xuất, ví dụ điển hình của chứng chỉ thử nghiệm trong sản xuất được cho trong Phụ lục D. Nếu các kết quả kiểm tra không đáp ứng yêu cầu quy định, cần tiếp tục quy trình phù hợp với B.3.
B.3. Không đáp ứng các yêu cầu thử nghiệm
B.3.1. Có thể sử dụng quy trình sau cho thử kiểu thiết kế mới và thử trong sản xuất. Trong trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu của thử nghiệm, phải tiến hành thử lại hoặc xử lý nhiệt lại như sau.
a) Nếu có bằng chứng về lỗi sai sót trong thực hiện một lần thử hoặc sai số đo, phải tiến hành lần thử thứ hai, nếu có thể, trên cùng một chai chứa.
Nếu các kết quả của thử nghiệm này đáp ứng các yêu cầu quy định thì lần thử đầu tiên phải được bỏ qua.
b) Nếu phép thử đã được thực hiện tốt, không có lỗi sai sót thì phải xác định nguyên nhân hoặc lô sản phẩm phải được loại bỏ;
1) Nếu không đáp ứng yêu cầu là do xử lý nhiệt được sử dụng, nhà sản xuất phải tiến hành xử lý nhiệt thêm tất cả các chai chứa của lô;
Chai có thể được xử lý dung dịch lại và được hóa già nhân tạo, hoặc có thể được bổ sung thêm thời gian ở nhiệt độ xử lý hóa già.
2) Nếu không đáp ứng yêu cầu không do xử lý nhiệt được sử dụng thì tất cả các chai được xác định là có khuyết tật phải được loại bỏ hoặc sửa chữa lại bằng phương pháp được chấp thuận. Các chai còn lại sau đó phải được xem như một lô mới.
Phải thực hiện lại tất cả các thử nghiệm kiểu thiết kế mới hoặc thử nghiệm trong sản xuất. Nếu một thử nghiệm nào hoặc một phần của thử nghiệm nào không đáp ứng yêu cầu quy định thì phải loại bỏ tất cả các chai của lô sản phẩm. Trong cả hai trường hợp, phải thử nghiệm lại lô sản phẩm mới này.
B.3.2. Các chai chứa đã được xử lý nhiệt lại chỉ có thể được giới thiệu cho thử nghiệm một lần nữa của người kiểm tra.
PHỤ LỤC C
(Quy định)
MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ CÁC KHUYẾT TẬT CHẾ TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN LOẠI BỎ CÁC CHAI CHỨA KHÍ BẰNG HỢP KIM NHÔM HÀN TẠI THỜI ĐIỂM KIỂM TRA BẰNG MẮT
C.1. Lời giới thiệu
Nhiều loại khuyết tật có thể xảy ra trong quá trình chế tạo chai chứa khí bằng hợp kim nhôm hàn. Các khuyết tật này có thể là khuyết tật cơ hoặc vật liệu. Chúng có thể là do vật liệu cơ bản được sử dụng, quá trình chế tạo, xử lý nhiệt, thao tác tay, máy, các nguyên công chế tạo cổ chai, gia công cơ, hàn hoặc ghi nhận và các sự cố khác trong quá trình chế tạo. Mục đích của Phụ lục này là xác định các khuyết tật thường gặp nhất và cung cấp cho người kiểm tra các chuẩn mực loại bỏ khi phải kiểm tra bằng mắt. Tuy nhiên người kiểm tra cần phải có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực ứng dụng và sự phán đoán tốt để phát hiện và có thể đánh giá, phán xét một khuyết tật tại thời điểm kiểm tra bằng mắt.
C.2. Quy định chung
C.2.1. Điều quan trọng là phải thực hiện kiểm tra bên trong và bên ngoài bằng mắt trong các điều kiện tốt. Phải sử dụng các nguồn chiếu sáng thích hợp có đủ cường độ, ví dụ như 50 lux.
Bề mặt kim loại và đặc biệt là thành bên trong phải được làm sạch, làm khô hoàn toàn và không được có các sản phẩm oxy hóa, ăn mòn và lớp cáu bẩn vì các chất này có thể làm che khuất đi các khuyết tật nghiêm trọng hơn. Khi cần thiết, bề mặt phải được làm sạch trong các điều kiện có kiểm soát chặt chẽ bằng các phương pháp thích hợp trước khi kiểm tra thêm nữa.
Sau khi các chai chứa đã được hàn và cắt ren, các mối hàn bên trong và vùng bên trong cổ chai phải được kiểm tra bằng dụng cụ quan sát bên trong, gương kiểm tra răng và dụng cụ khác.
C.2.2. Có thể loại bỏ các khuyết tật nhỏ bằng rửa cục bộ, mài, gia công cơ hoặc phương pháp thích hợp khác. Phải hết sức chú ý để tránh tạo ra các khuyết tật gây thương tích mới. Sau các sửa chữa này, các chai chứa phải được kiểm tra lại và, nếu cần thiết phải kiểm tra lại chiều dày thành.
C.3. Các khuyết tật chế tạo
Các khuyết tật chế tạo thường gặp nhất và các định nghĩa của chúng được liệt kê trong Bảng 1. Đối với các khuyết tật có liên quan đến hàn, phải việc dẫn ISO 10042 như đã quy định trong Bảng C.1.
Các giới hạn loại bỏ cho sửa chữa hoặc loại bỏ (nghĩa là trả lại không sử dụng) được cho trong Bảng C.1 này. Các giới hạn loại bỏ này được xác lập theo kinh nghiệm trong lĩnh vực sử dụng. Chúng áp dụng cho tất cả các cỡ và kiểu chai và các điều kiện phục vụ. Tuy nhiên một số điều kiện kỹ thuật của khách hàng, một số kiểu chai hoặc một số điều kiện phục vụ đặc biệt có thể yêu cầu các chuẩn mực nghiêm ngặt hơn.
Bảng C.1 - Các khuyết tật chế tạo
Khuyết tật |
Mô tả |
Điều kiện loại bỏ |
Sửa chữa hoặc loại bỏ |
Chỗ phình |
Sự phồng lên nhìn thấy được của thành |
Tất cả các chai có một khuyết tật này |
Loại bỏ |
Vết lõm (phẳng) |
Sự lún xuống nhìn thấy được trong thành chai, ở đó không có kim loại xâm nhập vào hoặc được lấy đi (xem Hình C.1). |
- Khi độ sâu của vết lõm vượt quá 2 % đường kính ngoài của chai. - Khi đường kính của vết lõm nhỏ hơn 30 lần độ sâu của nó. |
Loại bỏ |
Vết cắt, đục kim loại hoặc vết bóc vảy |
Vết trong thành chai ở đó kim loại đã được lấy đi hoặc phân bố lại (cơ bản là do sự lẫn vào của các vật lạ trên trục nong hoặc khuôn trong các nguyên công ép đùn hoặc kéo). |
Khuyết tật bên trong: Nếu lớn hơn 5 % chiều dày thành, nếu có các rãnh cắt sắc nhọn hoặc nếu chiều dài vượt quá 5 lần chiều dày thành chai. |
Loại bỏ |
Khuyết tật bên ngoài: Khi độ sâu vượt quá 5 % chiều dày thành chai |
Sửa chữa nếu có thể (xem C.2.2) |
||
Vết lõm chứa vết cắt hoặc đục |
Sự lún xuống trong thành chai ở đó có chứa một vết cắt hoặc vết đục (xem Hình C.2) |
Tất cả các chai có một khuyết tật này |
Loại bỏ |
Mài hoặc gia công cơ quá mức |
Sự giảm cục bộ chiều dày thành chai do mài hoặc gia công cơ |
Khi chiều dày thành giảm xuống dưới chiều dày thiết kế nhỏ nhất |
Loại bỏ |
Gờ lồi hoặc gân |
Bề mặt bị nhô lên theo chiều dọc có các góc sắc nhọn (xem Hình C.3) |
Khuyết tật bên trong: Nếu chiều cao vượt quá 5 % chiều dày thành |
Loại bỏ |
Khuyết tật bên ngoài: Khi chiều cao vượt quá 5 % chiều dày thành |
Sửa chữa nếu có thể (xem C.2.2) |
||
Rãnh |
Vết khắc sâu theo chiều dọc (xem Hình C.4) |
Khuyết tật bên trong: Nếu chiều sâu vượt quá 5 % chiều dày thành |
Loại bỏ |
Khuyết tật bên ngoài: Khi chiều sâu vượt quá 5 % chiều dày thành |
Sửa chữa nếu có thể (xem C.2.2) |
||
Sự tách lớp |
Sự phân lớp của kim loại trong thành chai và đôi khi xuất hiện như chỗ gián đoạn, vết nứt, vết nhăn hoặc nếp nhăn, chỗ lồi trên bề mặt (xem Hình C.5) |
Tất cả các chai có một khuyết tật này |
Loại bỏ |
Chỗ rỗ |
Chỗ lồi nhỏ trên thành có chứa một lớp tạp chất liên tục |
Khuyết tật bên trong: Tất cả các chai có khuyết tật này |
Loại bỏ |
Khuyết tật bên ngoài: Tất cả các chai có khuyết tật này. Không cần phải sửa chữa nếu không ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sử dụng của chai |
Sửa chữa nếu có thể |
||
Vết nứt |
Vết tách ra hoặc xẻ ra trên tấm kim loại hoặc trong kim loại mối hàn (xem ISO 10042) |
Tất cả các chai có các khuyết tật này |
Loại bỏ |
Vết nứt cổ chai |
Xuất hiện như các đường chạy thẳng đứng xuống ren và ngang qua mặt ren (không được nhầm lẫn với các vết tarô hoặc gia công ren (xem Hình C.6) |
Tất cả các chai có khuyết tật này |
Loại bỏ |
Khuyết tật liên quan đến hàn |
Tham khảo ISO 10042:2005, Bảng 1 về mô tả các khuyết tật của mối hàn |
Áp dụng mức C của ISO 10042:2005 |
Xem ISO 10042 |
Nếp nhăn hoặc nếp nhăn trên chai có thân không hàn |
Rãnh sắc nhìn thấy được dọc theo chiều dài chai và thường ở bên trong vùng có dạng vòm trên đó kim loại bị chảy lỏng |
Đường gấp hoặc nhăn trong vùng có ren đi vào và đi ngang qua hoàn toàn một vòng ren |
Chỉ sửa chữa các nếp nhăn, nhăn bên trong vùng có dạng vòm nếu đường gấp, nhăn không đi vào vùng ren (xem 7.9) và việc sửa chữa không làm giảm chiều dày vòng dưới mức tối thiểu được yêu cầu. |
Ren trong bị hư hỏng hoặc vượt quá dung sai |
Ren bị hư hỏng với các vết lõm, vết cắt, rìa xờm hoặc vượt quá dung sai |
- Khi thiết kế cho phép, ren có thể được taro và kiểm tra lại bằng calip thích hợp và được kiểm tra lại cẩn thận bằng mắt; phải đạt được số vòng ren có hiệu dụng thích hợp. |
Sửa chữa |
- Nếu không thể sửa chữa được |
Loại bỏ |
||
Rỗ mòn |
Sự rỗ lỗ chỗ do làm sạch không tốt bằng axit hoặc sự ăn mòn do bảo quản, trong các điều kiện không tốt |
Khuyết tật bên trong: Tất cả các chai có khuyết tật này |
Loại bỏ |
Khuyết tật bên ngoài: Tất cả các chai có khuyết tật này. |
Sửa chữa nếu có thể (xem C.2.2) |
||
Không phù hợp với bản vẽ thiết kế |
Sự không phù hợp với bản vẽ thiết kế (ví dụ, hình dạng và kích thước của cổ hoặc đáy chai không đạt độ thẳng, lệch tâm, không ổn định, không đủ chiều dày) |
Tất cả các chai có khuyết tật này |
Sửa chữa nếu có thể hoặc loại bỏ |
Nút bị sụt lún |
Hư hỏng dạng nứt đã làm thay đổi profin của chai |
Tất cả các chai có khuyết tật này |
Loại bỏ |
Vết cháy do hồ quang hoặc đèn hàn |
Sự đốt cháy một phần kim loại của chai, sự bổ sung kim loại mối hàn hoặc lấy đi kim loại bằng làm sạch bề mặt đèn xì hoặc tạo thành hố |
Tất cả các chai có khuyết tật này |
Loại bỏ |
Xem lại: TCVN 10120:2013 - phần 5
Xem tiếp: TCVN 10120:2013 - phần 7
Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn