TCVN 10120:2013 - phần 5
a) Chai chứa chỉ có mối hàn theo chu vi
b) Chai chứa chỉ có mối hàn nắp/nút
CHÚ DẪN:
1 Mối hàn.
WC1 Thử ăn mòn tinh giới của mối hàn.
Ở vị trí có thể cắt được mẫu thử, mối hàn nên vuông góc và đường trục dọc của mẫu thử
Hình A.2 - Vị trí của các mẫu thử - Vật liệu mối hàn
c) Chai chứa có các mối hàn dọc và theo chu vi |
d) Chai chứa có thân không hàn, được hàn với đai bảo vệ và vành ở chân |
CHÚ DẪN:
1 Mối hàn.
WC1 Thử ăn mòn tinh giới của mối hàn.
WC2 Thử ăn mòn tinh giới của mối hàn.
Hình A.2 - (kết thúc)
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
1 Lỗ có đường kính 3 mm.
2 Chiều dày của chai.
Hình A.3 - Hình dạng và các kích thước của mẫu thử - Vật liệu cơ bản
Kích thước tính bằng milimét
a) Các kích thước chi tiết của mẫu thử WC1
Hình A.4 - Hình dạng và các kích thước của mẫu thử - Vật liệu mối hàn
b) Các kích thước chi tiết của mẫu thử WC2
CHÚ DẪN:
1 Mối hàn |
3 Chiều dày của chai |
5 Chai chứa |
2 Lỗ thủng đường kính 3mm |
4 Vùng chịu ảnh hưởng nhiệt |
6 Vành ở chân |
Hình A.4 - (kết thúc)
CHÚ DẪN:
1 Đĩa đúc.
2 Mẫu thử của chai chứa.
3 Khuôn đúc nhựa.
Hình A.5 - Các mẫu thử đặt trong đĩa đúc
A.2. Thử để đánh giá sự nhạy cảm với ăn mòn ứng suất
A.2.1. Nguyên lý
Phương pháp thử được quy định dưới đây bao gồm việc đưa các vòng được cắt từ phần hình trụ của chai chứa vào chịu tác dụng của ứng suất, các vòng này được nhúng trong nước muối trong một thời gian quy định, sau đó được lấy ra khỏi nước muối và được phơi trong không khí trong thời gian dài hơn và lặp lại chu trình này trong thời gian 30 ngày. Nếu không có các vết nứt trong các vòng sau khoảng thời gian 30 ngày thì hợp kim có thể được xem là thích hợp cho chế tạo các chai chứa khí.
A.2.2. Lấy mẫu thử
Cắt ba vòng có chiều rộng 4a’ hoặc 25 mm, lấy kích thước lớn hơn từ phần hình trụ của chai chứa (xem Hình A.6). Các mẫu thử phải được cắt đi một đoạn ứng với góc ở tâm 60 ° và chịu tác dụng của ứng suất bởi một trục được cắt ren và hai đai ốc (xem Hình A.7).
A.2.3. Chuẩn bị bề mặt trước khi thử ăn mòn
Tất cả các vết dầu, mỡ và các chất keo được sử dụng cùng với các tenxơmet (xem A.2.4.2.3) phải được tẩy sạch bằng dung môi.
A.2.4. Tiến hành thử nghiệm
A.2.4.1. Chuẩn bị dung dịch ăn mòn
A.2.4.1.1. Chuẩn bị nước muối bằng cách hòa tan 3,5 ± 0,1 phần theo khối lượng của natri clorua trong 96,5 phần theo khối lượng của nước.
A.2.4.1.2. Giá trị của pH của dung dịch mới được chuẩn bị phải ở trong khoảng từ 6,4 đến 7,2.
A.2.4.1.3. Độ pH chỉ có thể điều chỉnh được bằng cách dùng axit clohydric pha loãng hoặc natri hydroxit pha loãng.
A.2.4.1.4. Dung dịch phải được đổ đầy bằng cách thêm vào dung dịch muối như đã mô tả trong A.2.4.1.1, nhưng chỉ bằng cách thêm vào nước cất tới mức ban đầu của bình. Có thể thực hiện việc đổ đầy hàng ngày nếu cần thiết.
A.2.4.1.5. Dung dịch phải được thay thế hoàn toàn mỗi tuần.
A.2.4.2. Tác dụng ứng suất vào vòng
A.2.4.2.1. Nén ba vòng sao cho bề mặt ngoài của vòng chịu kéo.
A.2.4.2.2. Ứng suất kéo đạt được trên mặt ngoài của mẫu thử phải bằng Re/1,3.
A.2.4.2.3. Có thể đo ứng suất thực bằng các khí cụ điện đo ứng suất.
A.2.4.2.4. Đường kính của vòng bị nén để đạt được ứng suất yêu cầu có thể được tính toán khi sử dụng phương trình sau:
trong đó:
D’ là đường kính của vòng khi bị nén, tính bằng milimét;
D là đường kính ngoài của chai, tính bằng milimét;
t là chiều dày của thành chai, tính bằng milimét;
R là ứng suất kéo đạt được trên mặt ngoài của mẫu thử bằng Re/1,3, tính bằng megapascal;
E là mođun đàn hồi, tính bằng megapascal, xấp xỉ = 70 000 MPa;
z là hệ số hiệu chỉnh (Hình A.8).
A.2.4.2.5. Các đai ốc và trục có ren phải được cách điện so với các vòng và được bảo vệ tránh ăn mòn bằng dung dịch.
A.2.4.2.6. Ba vòng phải được nhúng chìm hoàn toàn trong dung dịch nước muối trong thời gian 10 min.
A.2.4.2.7. Các vòng phải được lấy ra sau đó khỏi dung dịch và được phơi trong không khí trong thời gian 50 min.
A.2.4.2.8. Chu trình này phải được lặp lại trong 30 ngày hoặc tới khi vòng bị vỡ, chọn trường hợp nào xảy ra đầu tiên.
A.2.4.2.9. Phải kiểm tra các vết nứt của các mẫu thử bằng quan sát (bằng mắt).
A.2.5. Giải thích kết quả
Hợp kim phải được xem là chấp nhận được cho chế tạo chai chứa khí nếu không có vòng nào chịu tác dụng của ứng suất phát triển các vết nứt nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc nhìn thấy được ở độ phóng đại thấp (x 10 tới (x 30) lúc kết thúc thời gian thử 30 ngày.
A.2.6. Kiểm tra kim tương
A.2.6.1. Trong trường hợp có nghi ngờ về sự hiện diện của các vết nứt (ví dụ, đường có lỗ rỗ) có thể tiến hành kiểm tra kim tương bổ sung đối với một mặt cắt được lấy vuông góc với đường trục của vòng trong vùng nghi ngờ (xem Hình A.6). Thực hiện việc so sánh hình dạng (giữa hoặc xuyên qua tinh thể) hoặc độ sâu xâm nhập của ăn mòn trên các mặt của vòng chịu ứng suất kéo và ứng suất nén.
A.2.6.2. Hợp kim phải được xem là chấp nhận được nếu sự ăn mòn trên cả hai mặt của vòng là như nhau. Nếu mặt ngoài của vòng để lộ ra các vết nứt giữa các tinh thể sâu hơn so với ăn mòn tác động lên mặt trong thì vòng phải được xem là không vượt qua được thử nghiệm.
A.2.7. Báo cáo thử nghiệm
A.2.7.1. Phải chỉ dẫn tên của hợp kim và/hoặc số hiệu tiêu chuẩn của hợp kim.
A.2.7.2. Phải đưa ra các giới hạn của thành phần hợp kim
A.2.7.3. Phải đưa ra sự phân tích thực đối với vật đúc từ đó chế tạo ra các chai chứa.
A.2.7.4. Phải báo cáo các cơ tính thực của hợp kim cùng với các yêu cầu tối thiểu về cơ tính.
A.2.7.5. Phải đưa ra kết quả thử nghiệm.
Xem lại: TCVN 10120:2013 - phần 4
Xem tiếp: TCVN 10120:2013 - phần 6
Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn