TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 29

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 16 phút đọc

5.11.1 Lắp đặt các thiết bị điện động lực, điện chiếu sáng thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị điều khiển tự động phải phù hợp với quy định trong TCVN 5334 về an toàn trong thiết kế và lắp đặt thiết bị điện cho kho DM&SPDM.

5.11.2 Tại các kho DM&SPDM cần thiết kế chiếu sáng bên trong và bên ngoài phù hợp với các tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo.

Kho DM&SPDM phải có hệ thống đèn chiếu sáng bảo vệ. Khu bể chứa phải có chiếu sáng đèn pha đặt trên cột bố trí ngoài để bao ngăn cháy.

5.11.3 Trong kho phải có hệ thống thông tin liên lạc giữa các khâu trong dây chuyền công nghệ và liên lạc với cơ quan chữa cháy gần nhất.

5.11.4 Trong kho DM&SPDM phải trang bị hệ thống báo động khi có cháy.

5.11.5 Hệ thống chống sét đánh thẳng, chống sét cảm ứng và tĩnh điện do ma sát của các hạng mục trong kho DM&SPDM được thiết kế theo các quy định hiện hành.

5.11.6 Khi thiết kế công trình xuất đường bộ, bến cảng xuất nhập đường thuỷ cần lắp đặt hệ thống tiếp địa bảo vệ cho phương tiện và hệ thống chống sét, chống tĩnh điện cho thiết bị xuất nhập.

5.11.7 Đối với kho DM&SPDM có đường ống nối kết với đường ống dẫn chính hoặc nối kết với đường ống đến các công trình xuất nhập ngoài kho có lắp đặt trạm katốt phải bố trí thiết bị cách điện tại vị trí nối kết.

6 Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ nhóm II

6.1 Tổng dung tích kho DM&SPDM nhóm II bao gồm toàn bộ các loại DM&SPDM dễ cháy và cháy tồn chứa trong bể, phuy và các đồ chứa nhỏ khác được quy định tại Bảng 15.

Bảng 15- Tổng dung tích DM&SPDM kho nhóm II

Loại DM&SPDM

Dung tích tối đa của kho, m3

Nổi

Ngầm

Loại 1

2 000

4 000

Loại 2, Loại 3

10 000

20 000

Chú thích :

1) Khi tính toán dung tích kho đồng thời ngầm và nổi chứa cả sản phẩm loại 1, loại 2 và loại 3 được phép tính quy đổi như sau: 1 m3 DM&SPDM loại 1 tương đương 5 m3 DM&SPDM loại 2 loại 3 và 1 m3 sản phẩm dầu mỏ chứa nổi bằng 2 m3 chứa ngầm.

2) Kho thuộc nhóm II có dung tích lớn hơn giá trị trong bảng phải thiết kế theo kho nhóm I.

6.2 Trong các ngôi nhà và công trình sản xuất có bậc chịu lửa I và II được phép bố trí khu vực chứa sản phẩm dầu mỏ với khối lượng không vượt quá quy định trong Bảng 16.

6.3 Các gian buồng có liên quan đến việc bảo quản và cấp phát DM&SPDM được phép bố trí trong một nhà có các gian sau:

- Gian kho bảo quản DM&SPDM trong phuy hoặc trong đồ chứa nhỏ khác;

- Gian đặt thiết bị tái sinh dầu nhờn, pha chế dầu nhờn;

- Trạm bơm sản phẩm dầu mỏ;

- Gian đặt thiết bị rửa phuy, đun nóng nhũ tương;

- Gian chứa vỏ phuy.

Gian đặt máy bơm và bảo quản dầu mỏ chứa trong phuy cần phải ngăn cách với các gian còn lại bằng tường ngăn cháy có giới hạn chịu lửa là 0,75 giờ, các cửa đi phải thông trực tiếp ra phía ngoài, vật liệu cửa có giới hạn chịu lửa ít nhất là 0,6 giờ.

Bảng 16- Quy định khối lượng DM&SPDM chứa trong nhà sản xuất

Phương tiện tồn chứa

Lượng DM&SPDM, m3

Loại 1

Loại 2 và Loại 3

Chứa trong phuy và đặt trong buồng cách ly với các buồng khác bằng tường, ngăn cháy có giới hạn chịu lửa lớn hơn 0,75 giờ, có lối thoát trực tiếp ra ngoài

10

50

Chứa trong phuy và đặt trong nhà và công trình có hạng sản xuất D và E

1

5

Chứa trong bể nổi đặt trong buồng cách lý với các buồng khác bằng tường ngăn cháy có giới hạn bền cháy lớn hơn 0,75 giờ, có lối thoát trực tiếp ra phía ngoài

Theo yêu cầu của sản xuất trong một ngày đêm nhưng không vượt quá

              30                            150

Chứa trong bể ngầm đặt trong nhà

Không cho phép

200

Chứa trong bể đặt trên giá đờ bằng vật liệu không cháy trong nhà và công trình có hạng sản xuất D và E

1

5

 

Chú thích:

1) Bể chứa nhiên liệu của trạm chạy thử động cơ phải đặt ngoài trạm về phía tường hở với khoảng cách tối thiểu 10 m về phía tường đặt không quy định.

2) Các bể đặt nổi đối với dung tích lớn hơn 1 m3 khi chứa DM&SPDM mỏ loại 1 và 5 m3 khi chứa DM&SPDM loại 2, loại 3 bố trí trong các nhà sản xuất phải có ống dẫn nối với bể sự cố đặt ngầm dưới đất ngoài nhà với khoảng cách không nhỏ hơn 1 m về phía tường kín và không nhỏ hơn 5m về phía tường hở. Dung tích bể sự cố không nhỏ hơn 30% tổng dung tích của các bể và không nhỏ hơn dung tích của bể lớn nhất. Đường ống thoát sự cố phải có đường kính không nhỏ hơn 100 mm. Khi thoát sự cố, xét thấy không có khả năng thoát hết bằng tự cháy cần xem xét đặt bơm vét bố trí ở phòng khác hoặc ngoài nhà. Đường ống thoát sự cố phải bố trí thiết bị ngăn ngừa dẫn cháy.

3) Trong tầng ngầm của nhà có độ bền cháy bậc I và II của các phân xưởng cán, tôi và các xưởng khác cho phép bố trí các bể chứa sản phẩm dầu mỏ dung tích không lớn hơn 400 m3 và không cần bố trí ống và bể sự cố.

4) Không cho phép xả hơi DM&SPDM dễ cháy và cháy được vào gian buồng đặt các bể này.

6.4 Khoảng cách từ bể nổi chứa DM&SPDM đến các ngôi nhà và công trình khác trong kho phải theo quy định trong Bảng 17.

Bảng 17- Khoảng cách từ bể nổi chứa DM&SPDM đến các hạng mục trong kho

Các ngôi nhà và công trình cần xác định khoảng cách

Khoảng cách nhỏ nhất phụ thuộc loại sản phẩm tồn chứa, m

Loại 1

Loại 2, loại 3

1. Trạm bơm, nhà đóng sản phẩm dầu mỏ vào phuy và đồ chứa nhỏ khác

10

8

2. Nhà kho và bãi bảo quản sản phẩm dầu mỏ chứa trong phuy, nối xuất nhập sản phẩm dầu mỏ bằng đường sắt, ô tô, nhà cân và các hạng mục khác của kho

15

10

3. Đường dây trần tải điện trên không

Bằng 1,5 chiều cao cột điện

Chú thích :

1) Đối với bể ngầm, khoảng cách ở điểm 1 và điểm 2 trong bảng được giảm 50%

2) Khoảng cách từ bể ngầm chứa sản phẩm dầu mỏ có nhiệt độ chớp cháy lớn hơn 120 oC đến trạm bơm sản phẩm dầu mỏ không quy định.

6.5. Khoảng cách từ trạm bơm DM&SPDM và nhà kho bảo quản DM&SPDM chứa trong phuy đến tim đường sắt có bố trí công trình xuất nhập DM&SPDM loại 1 không được nhỏ hơn 10 m và loại 2, loại 3 không được nhỏ hơn 8 m.

6.6. Khoảng cách từ bể nổi, nhà kho bảo quản DM&SPDM chứa trong phuy, trạm bơm sản phẩm, nơi đóng rót ô tô xi téc, vagông xitéc, đóng rót vào phuy tới đường sắt và đường ô tô không được nhỏ hơn quy định trong Bảng 18.

Bảng 18 - Khoảng cách từ bể nổi, nhà kho bảo quản DM&SPDM chứa trong phuy, trạm bơm sản phẩm dầu mỏ tới đường sắt và đường ô tô

Loại đường sắt, đường ô tô

Khoảng cách nhỏ nhất phụ thuộc vào loại DM&SPDM tồn chứa, m

Loại 1

Loại 2, loại 3

1. Tim đường sắt công cộng

40

30

2. Tim đường sắt nội bộ của cơ sở sản xuất

20

10

3. Mép đường ô tô công cộng

15

10

4. Mép đường ô tô của cơ sở sản xuất

10

5

Chú thích :

1) Đối với bể ngầm khoảng cách cho trong bảng cho phép giảm 20%.

2) Nếu bể, trạm bơm, nhà kho bảo quản DM&SPDM có nhiệt độ chớp cháy lớn hơn 120 oC thì khoảng cách ở điểm 2 trong bảng không quy định

6.7 Khoảng cách từ bể nổi, kho bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ trong phuy, đến các hạng mục công trình ngoài kho quy định theo Bảng 19.

Bảng 19- Khoảng cách từ bể nổi, nhà kho bảo quản sản phẩm trong phuy đến các hạng mục công trình ngoài kho

Bể nổi, nhà kho bảo quản

DM&SPDM

Khoảng cách đến các hạng mục ngoài kho, m

Bậc chịu lửa

I và II

III

IV và V

1- DM&SPDM loại 1

- Từ 1 000 m3 đến 2 000 m3

- Từ 600 m3 đến dưới 1 000 m3

- Dưới 600 m3

 

30

24

18

 

30

24

18

 

36

30

24

2- DM&SPDM loại 2 và loại 3

- Từ 5 000 m3 đến 10 000 m3

- Từ 3 000 m3 đến dưới 5 000 m3

- Dưới 3 000 m3

- Dưới 1 000 m3

 

30

24

18

12

 

30

24

18

15

 

36

30

24

18

Chú thích :

1) Đối với bể ngầm hoặc nhà kho ngầm khoảng cách trong bảng được giảm 20%.

2) Các hạng mục ngoài kho là nhà ở, nhà công cộng và công trình có hạng sản xuất A và B thì khoảng cách trong bảng tăng lên 20%.

 

6.8. Khi thiết kế kho nhóm II ngoài những quy định đã nêu ở điều 6 cần áp dụng các quy định tương ứng về thiết kế kho cấp III, nhóm I của tiêu chuẩn này.

Xem lại: TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 28

Xem tiếp: TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 30

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 30

TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 30

Bài viết tiếp theo

Củ hút bùn

Củ hút bùn
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call