TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 30

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 10 phút đọc

Phụ lục A

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ DÀY THIẾT KẾ TỐI THIỂU CỦA ỐNG CHỊU ÁP LỰC

(Tham khảo)

Độ dày thiết kế tối thiểu của ống chịu áp lực được tính như sau:

tm= t + c

Tiêu chuẩn chế tạo ống: API 5L Gr. B

tm: Độ dày tối thiểu thiết kế chịu áp lực của ống (mm)

c: Dung sai chống ăn mòn, theo thông dụng c = 0,5 mm.

t: Độ dày tối thiểu chịu áp suất trong, được tính bằng công thức dưới đây

38-177x72_0

P: áp suất trong ống (bar).

D: Đường kính ngoài ống (mm).

S: ứng suất theo vật liệu, (S = 20psi ~ 1,406 Kg/cm2 ~1,38bar).

E: Hệ số theo chất lượng vật liệu, đối với thép E = 0,8.

Y Hệ số nhiệt độ, với nhiệt độ nhỏ hơn 400 oF (~ 204 oC) thì Y = 0,4.

Trong quá trình hoạt động, sau khi đo kiểm tra độ dày ống, nếu độ dày thực tế của ống nhỏ hơn giá trị độ dày tối thiểu thiết kế chịu áp lực của ống (tm) thì phải thay ống hoặc giảm áp suất làm việc trong ống xuống sao cho khi tính toán giá trị tm nhỏ hơn giá trị độ dày ống đo thực tế.

Phụ lục B

PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHẤT TẠO BỌT, NƯỚC CHỮA CHÁY BỂ CHỨA ĐẶT NỔI TRONG CÁC KHO DM&SPDM

(Quy định)

B.1 Tính lưu lượng dung dịch chất tạo bọt cần thiết để chữa bể cháy

Lưu lượng dung dịch chất tạo bọt cần thiết để chữa bể cháy, Qct, tính bằng l/s, được xác định theo công thức :

Qct = Sc.Jct (l/s)                                                 (B.1)

Sc là diện tích bề mặt bể cháy (m2).

Jct là cường độ phun dung dịch chất tạo bọt, (1/s.m2)

Khi sử dụng lăng tạo bọt gắn cố định trên bể thì Jct được lấy như sau:

- Trường hợp dùng chất tạo bọt có bội số nở trung bình Jct lấy theo điều 5.9.10.1 (hoặc 5.9.11).

- Trường hợp dùng chất tạo bọt có bội số nở thấp Jct lấy theo điều 5.9.10.2 (hoặc 5.9.11)

B.2 Tính số lượng lăng tạo bọt cần thiết để chữa bể cháy: (Khi diện tích bề mặt cháy bằng diện tích tiết diện ngang bể).

Số lượng lăng tạo bọt NLTB (NLTB - lấy số nguyên lớn hơn), tính bằng chiếc, được xác định theo công thức :

40-246x87_0

Trong đó :

Qct là lưu lượng dung dịch chất tạo bọt cần thiết để chứa bể cháy, tính bằng l/s;

qL là lưu lượng phun dung dịch chất tạo bọt của lăng, tính bằng l/s

Chú thích - Trường hợp chữa cháy vùng đệm kín để mái nổi hoặc bể có phao bên trong, lựa chọn qL cần phải tính đến khoảng cách bố trí lăng phun để bọt không bị tràn qua gờ chắn bọt.

B.3 Tính lượng dung dịch chất tạo bọt dự trữ cần thiết để chữa bể cháy

Lượng dung dịch chất tạo bọt dự trữ cần thiết, Wdd, tính bằng lít, được xác định theo công thức :

Wdd = K. NLTB.qL.t + Wd + WBT                      (B.3)

Trong đó :

- NLTB là số lượng lăng tạo bọt, tính bằng chiếc;

- qL là lưu lượng phun dung dịch chất tạo bọt của lăng, tính bằng l/s;

- t là thời gian phun dung dịch, tính bằng giây - Lấy theo điều 5.9.10 (hoặc 5.9.11)

- WBT là lượng dung dịch chất tạo bọt chữa cháy trong khu vực đê bao ngăn cháy xác định theo điều 5.9.14, tính bằng lít;

- K là hệ số dự trữ (lấy theo điều 5.9.15);

- Wd là lượng dung dịch chất tạo bọt ứ đọng trong đường ống, tính bằng lít. Trong trường hợp sử dụng hệ thống chữa cháy cố định, Wd được tính như sau:

Wd = (0,785 ∑i=1n d2i.li). 1000

Trong đó :

di là đường kính của từng loại ống dẫn, tính bằng mét;

li là độ dài của từng loại ống dẫn, tính bằng mét.

Nếu lượng dung dịch chất tạo bọt ứ đọng trong đường ống tính được nhỏ hơn hoặc bằng 5% lượng dung dịch chất tạo bọt cần thiết để chữa cháy thì không cộng thêm vào. Nếu lượng dung dịch chất tạo bọt ứ đọng trong đường ống tính được lớn hơn hoặc bằng 5% lượng dung dịch chất tạo cần thiết để chữa cháy thì phải cộng thêm vào.

B.4 Tính lượng chất tạo bọt cần thiết dự trữ trong kho để chữa cháy

Lượng chất tạo bọt cần thiết dự trữ trong kho để chữa cháy WCTB, tính bằng lít, được xác định theo công thức :

43-254x64_0

Trong đó :

Wdd là lượng dung dịch chất tạo bọt dự trữ cần thiết, tính bằng lít;

CB là nồng độ chất tạo bọt trong dung dịch để chữa cháy, tính bằng phần trăm.

B.5 Tính lượng nước cần thiết để pha chất tạo bọt thành dung dịch

Lượng nước cần thiết để pha chất tạo bọt thành dung dịch WN, tính bằng lít, được xác định theo công thức :

Trong đó :

44-246x87_0

Wdd là lượng dung dịch chất tạo bọt dự trữ cần thiết, tính bằng lít;

CN là nồng độ nước trong dung dịch chất tạo bọt, tính bằng phần trăm.

B.6 Tính lưu lượng nước cần thiết để tưới mát bể bị cháy và tưới mát các bể lân cận

Lưu lượng nước cần thiết để tưới mát bể bị cháy và tưới mát các bể lân cận, QTM, tính bằng l/s, được xác định theo công thức :

QTM = Pc.J1 + 0,5 J2 ∑i=1n Pi                                        (B.6)

Trong đó :

PC là chu vi bể bị cháy, tính bằng mét;

Pi là chu vi bể lân cận bể bị cháy trong phạm vi khoảng cách nhỏ hơn hoặc bằng 2 lần đường kính bể bị cháy, tính bằng mét;

J1 là cường độ phun nước tưới mát bể bị cháy, tính bằng l/s.m;

J2 là cường độ phun nước tưới mát bể lân cận, tính bằng l/s.m. J1, J2 lấy theo điều 5.9.16

Xem lại: TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 29

Xem tiếp: TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 31

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 31

TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 31

Bài viết tiếp theo

Củ hút bùn

Củ hút bùn
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call