TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 28

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 22 phút đọc

5.9.11 Đối với bể mái nổi, khi mái chế tạo theo dạng đĩa kép bằng kim loại hoặc dạng đĩa đơn gắn trên phao kim loại thì thời gian phun tối thiểu, cường độ phun, khoảng cách bổ trí lăng phun và diện tích mặt thoáng phun bọt chữa cháy được quy định:

Đối với bọt độ nở thấp :

- Cường độ phun dung dịch chất tạo bọt: 0,2 l/s.m2

- Thời gian phun bọt tối thiểu: 20 phút

- Khoảng cách giữa các lăng phun bố trí theo chu vi bể phụ thuộc vào độ cao của gờ chắn bọt.

- Diện tích mặt thoáng phun bọt lấy bằng diện tích vành khuyên giữa thành bể và gờ chắn bọt.

Đối với bọt độ nở trung bình :

- Cường độ phun dung dịch chất tạo bọt : 0,25 l/s.m2

- Thời gian phun bọt tối thiểu : 10 phút

- Khoảng cách giữa các lăng phun bọt theo chu vi bể phụ thuộc vào độ cao của gờ chắn bọt.

- Diện tích mặt thoáng phun bọt lấy bằng diện tích vành khuyên giữa thành bể và gờ chắn bọt.

Chú thích :

1) Cách đưa bọt vào bể mái nổi và bể mái nổi bên trong xem phụ lục D.

2) Dạng mái nổi đĩa kép, đĩa đơn và gờ chắn bọt xem phụ lục E. Các mái nổi khác với hai dạng mái nổi nêu trên không thuộc điều khoản này.

5.9.12 Đối với bể có phao bên trong

5.9.12.1 Khi mái phao bên trong thuộc dạng đĩa kép bằng kim loại, dạng đĩa đơn gắn trên phao kim loại hoặc mái nổi bằng kim loại có bộ phận làm nổi bằng kim loại đảm bảo không cho chất lỏng lọt vào thì thời gian, cường độ, khoảng cách bố trí lăng phun bọt và diện tích mặt thoáng phun bọt xác định theo điều 5.9.11 của tiêu chuẩn này.

5.9.12.2 Khi mái nổi bên trong không thuộc dạng nêu trong điều 5.9.12.1 thì thời gian, cường độ, diện tích mặt thoáng và số lượng lăng phun bọt được xác định như bể mái cố định theo điều

5.9.10 của tiêu chuẩn này. Trong trường hợp áp dụng theo điều 5.9.11 của tiêu chuẩn này thì phải được sự thoả thuận của cơ quan quản lý về phòng cháy chữa cháy.

5.9.13 Trong một nhóm bể có tổng dung tích nhỏ hơn 4 000 m3 và bể lớn nhất trong nhóm nhỏ hơn 400 m3 bố trí theo điều 5.2.9.1 thì các bể trong nhóm được xem như một bể, diện tích mặt thoáng bể quy ước để xác định lượng dung dịch tạo bọt trong mọi trường hợp không lớn hơn 300 m2.

5.9.14 Ngoài thiết bị phun bọt lắp cố định ở bể chứa phải bố trí trụ cấp dung dịch chất tạo bọt bổ trợ phía ngoài đê ngăn cháy để dập tắt đám cháy trong khu đê do sản phẩm bị tràn từ bể chứa. Lưu lượng dung dịch chất tạo bọt cho mỗi trụ ít nhất là 189 l/phút. Yêu cầu số lượng trụ lấy dung dịch chất tạo bọt bổ trợ và thời gian hoạt động tối thiểu của các trụ lấy dung dịch chất tạo bọt xác định theo Bảng 12 và Bảng 13. Lượng dung dịch chất tạo bọt chữa cháy cho khu bể chứa bằng tổng lượng dung dịch chất tạo bọt chữa cháy xác định trong điều này và lượng xác định theo điều 5.9.9 của tiêu chuẩn này.

Bảng 12 - Số lượng trụ lấy dụng dịch chất tạo bọt bổ trợ

Đường kính bể lớn nhất, m

Số lượng trụ bổ trợ, cái

Nhỏ hơn 19,5

1

Từ 19,5 đến 36

2

Lớn hơn 36

3

 

Bảng 13 - Thời gian hoạt động tối thiểu của các trụ lấy dụng dịch chất tạo bọt

Đường kính bể lớn nhất, m

Thời gian hoạt động tối thiểu, phút

Nhỏ hơn 10,5

10

Từ 10,5 đến 28,5

20

Lớn hơn 28,5

30

 

5.9.15 Hệ số dự trữ chất tạo bọt (K) để chữa cháy cho khu vực bể chứa DM&SPDM được quy định như sau:

- Đối với chất tạo bọt có độ nở trung bình K = 3

- Đối với chất tạo bọt có độ nở thấp K = 2.

Chú thích - Lượng chất tạo bọt dự trữ tính cho đám cháy lớn nhất.

5.9.16 Cường độ và thời gian tưới mát chu vi bể bị cháy và một nửa chu vi các bể lân cận nằm trong khoảng cách bằng hoặc nhỏ hơn 2 lần đường kính của bể bị cháy được quy định.

5.9.16.1 Cường độ tưới mát cho bể nổi :

- Đối với bể bị cháy : 0,5 l/s trên 1m chu vi bể;

- Đối với bể lân cận : 0,2 l/s trên 1 m chu vi bể.

5.9.16.2 Lưu lượng tưới mát cho bể ngầm (kể cả bể bị cháy và bể lân cận) bao gồm: Lưu lượng nước tưới mát làm giảm nhiệt độ môi trường xung quanh, làm mát bề mặt phía trên bể ngăn lân cận và làm mát người làm nhiệm vụ chữa cháy được tính như sau;

- 10 lít/giây đối với bể có dung tích từ 100 m3 đến 1 000 m3;

- 20 lít/giây đối với bể có dung tích từ 1 001 m3 đến 5 000 m3

- 30 lít/giây đối với bể có dung tích từ 5 001 m3 đến 30 000 m3

- 50 lít/giây đối với bể có dung tích từ 30 001 m3 đến 50 000 m3

5.9.16.3 Thời gian để xác định lượng nước tưới mát bể bị cháy và bể lân cận phải lấy ít nhất là 3 giờ và tính cho một đám cháy lớn nhất.

5.9.17 Lượng nước chữa cháy, tưới mát và lượng chất tạo bọt phải luôn đầy đủ theo yêu cầu. Trường hợp hao hụt hoặc đã sử dụng phải bổ sung. Thời gian bổ sung đủ lượng nước dự trữ chậm nhất là 48 giờ, trường hợp ở những nơi hiếm nước cho phép kéo dài hơn nhưng không quá 96 giờ. Thời gian bổ sung đủ lượng chất tạo bọt dự trữ chậm nhất là 48 giờ.

5.9.18 Khi thành bể có vành tăng cường bố trí phía ngoài phải làm máng hướng dòng nước làm mát phủ toàn bộ diện tích thành bể.

5.9.19 Đường ống dẫn nước tưới mát và đường ống dẫn dung dịch chất tạo bọt chữa cháy phải thiết kế riêng biệt theo mạng vòng cho khu bể chứa và nhánh cụt đến nhà kho bảo quản sản phẩm chứa trong phuy, trạm bơm sản xuất, khu vực xuất nhập đường bộ, xuất nhập đường sắt và cầu cảng. Các van thao tác bố trí phía ngoài đê ngăn cháy đảm bảo an toàn thuận tiện thao tác khi có sự cố cháy ở khu bể.

Đường ống tưới mát chạy vòng lắp cố định đỉnh thành bể và các van thao tác phải bố trí đảm bảo yêu cầu quy định trong điều 5.9.16 cho mọi trường hợp khi có cháy ở khu bể.

Các trụ lấy nước, trụ lấy dung dịch chất tạo bọt phải bố trí không đặt cách xa mép đường quá 2,5 m và bố trí ở khu vực thuận tiện cho các phương tiện di động phối hợp chữa cháy.

5.9.20 Đối với hệ thống chữa cháy cố định bằng bọt có sử dụng thiết bị định lượng bằng máy bơm độc lập với máy bơm nước thì cần phải bố trí máy bơm bọt dự phòng có tính năng tương đương với máy bơm bọt chính.

5.9.21 Nguồn nước chữa cháy cho kho trong mọi thời điểm có thể lấy từ sông, hồ, ao và từ nguồn nước sạch công cộng nhưng phải đảm bảo các quy định ở điều 5.9.17 của tiêu chuẩn này.

Khi chữa cháy bằng hệ thống cố định hoặc di động, ít nhất phải có hai vị trí lấy nước thuận tiện cho phương tiện chữa cháy đến lấy nước. Khoảng cách từ vị trí lấy nước đến bể chứa gần nhất theo quy định:

- Khi dùng ô tô chữa cháy yêu cầu lớn hơn 40m và nhỏ hơn 200m;

- Khi dùng máy bơm di động chữa cháy yêu cầu lớn hơn 40m và nhỏ hơn 150m.

5.9.22 Áp suất yêu cầu đối với hệ thống phun bọt và tưới mát cho bể trụ đứng:

- Đối với thiết bị tạo bọt xác định theo yêu cầu của kiểu thiết bị được lắp đặt ;

- Đối với hệ thống tưới mát bể chứa lắp cố định yêu cầu trước vòi phun ở điểm xa nhất không nhỏ hơn 0,6 kg/cm2;

Chú thích - Hệ thống đường ống dẫn dung dịch chất tạo bot, đường ống dẫn nước tưới mát thử thuỷ lực bằng 1,25 lần áp suất làm việc.

5.9.23 Trong kho DM&SPDM phải có hệ thống thoát nước quy ước sạch và hệ thống thoát nước thải nhiễm dầu riêng biệt. Trong đó:

- Hệ thống thoát nước quy ước sạch: nước sinh hoạt, nước mưa rơi trên các khu vực nền bãi không liên quan đến việc tồn chứa, xuất nhập, bơm rót DM&SPDM và không có nguy cơ bị nhiễm bẩn DM&SPDM. Hệ thống thoát nước quy ước sạch được phép xả thẳng ra môi trường bên ngoài.

- Hệ thống thoát nước thải nhiễm dầu là hệ thống thoát nước cho các nguồn sau: nước rửa nền nhà xuất nhập, nước thải của nhà hóa nghiệm, nước xả đáy và xúc rửa bể, nước mưa rơi trên khu vực nền bãi có nguy cơ nhiễm bẩn xăng dầu. Hệ thống này được dẫn đến bể lắng gạn dầu trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải.

5.9.24 Hệ thống thoát nước thải nhiễm dầu trong kho DM&SPDM cấp I, cấp II phải làm kiểu kín.

Đối với kho cấp III được phép làm kiểu hở.

5.9.25 Hệ thống thoát nước bị ô nhiễm DM&SPDM phải bố trí các hố bịt có lớp nước ngăn lửa cao ít nhất là 0,25 m và đặt tại các vị trí sau:

- Vị trí nối với nhánh đường ống thoát nước khu bể chứa DM&SPDM;

- Vị trí nối với nhánh đường ống thoát nước từ bãi xuất nhập;

- Vị trí nối với nhánh đường ống thoát nước từ bãi van, nhà bơm, nhà hoá nghiệm, nhà đóng dầu ô tô, nhà đóng dầu phuy...,

- Vị trí trước và sau bể lắng gạn khu vực xử lý nước thải với khoảng cách không nhỏ hơn 10m

- Vị trí nối với nhánh thoát nước của công trình xuất nhập bằng đường sắt;

- Dọc theo đường ống thoát nước chính bố trí các hố bịt với khoảng cách giữa hai hố bịt không được lớn hơn 400 m.

5.9.26 Ống thoát nước từ khu bể chứa ra ngoài phải bố trí van:

- Khi lắp van lưới gà (clape) thì phải bố trí tại hố thu nước ở bên trong đê và bộ phận điều khiển van bố trí phía ngoài đê hoặc trên mặt đê ngăn cháy;

- Khi lắp van chặn thì phải bố trí phía ngoài đê ngăn cháy.

5.9.27 Dọc theo công trình xuất nhập bằng đường sắt phải có rãnh thoát nước, cứ 50 m chiều dài dọc theo công trình xuất nhập phải có nhánh nối với hệ thống thoát nước chung và bố trí hố bịt theo điều 5.9.25.

5.9.28 Nền nhà kho bảo quản DM&SPDM chứa trong phuy, nhà đóng dầu phuy và các đồ chứa nhỏ khác phải có độ dốc thoát nước đến rãnh thoát nước trong nhà và dẫn đến hệ thống thoát nước thải nhiễm dầu của kho.

5.9.29 Được phép bố trí bể lắng gạn dầu cục bộ tại từng khu vực. Bể lắng gạn dầu có thể làm bằng kiểu kín hoặc kiểu hở.

5.9.30 Nước thải nhiễm dầu của kho phải xử lý đáp ứng các tiêu chuẩn hiện hành về nước thải trước khi xả ra môi trường bên ngoài.

5.9.31 Các chất thải rắn nhiễm dầu (rẻ lau nhiễm dầu, bùn cặn thải nhiễm dầu...) trong kho DM&SPDM phải được phân loại tại nguồn, thu gom tập trung và xử lý theo quy định.

5.10 Cấp nhiệt và thông gió

5.10.1 Thiết kế hệ thống cấp nhiệt và thông gió cho các hạng mục của kho phải tuân theo các quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành về thiết kế hệ thống cấp nhiệt, hệ thống thông gió và tuân theo các quy định của tiêu chuẩn này.

5.10.2 Không được lắp đặt đường ống cấp nhiệt ngầm dưới mặt nền nhà kho có nguy hiểm nổ và nguy hiểm cháy. Trong trường hợp đặc biệt cho phép đặt đường ống cấp nhiệt cạnh cửa đi, cửa nhà kho nhưng phải đặt trong hào, phải chèn kín bằng cát và phủ kín bằng vật liệu không cháy. Các thiết bị trao đổi nhiệt phải bảo đảm an toàn cháy nổ.

5.10.3 Trong kho DM&SPDM cho phép dùng các phương pháp truyền nhiệt làm nóng các sản phẩm: hơi nước bão hoà, dầu tải nhiệt và thiết bị điện.

5.10.4 Thiết kế hệ thống thông gió cho các ngôi nhà và công trình trong kho DM&SPDM phải căn cứ vào tính chất của loại sản phẩm bảo quản, xuất nhập trong ngôi nhà và công trình đó để xác định bội số trao đổi không khí và được quy định tại Bảng 14.

5.10.5. Các ống hút và đẩy khí đặt cách cửa ra vào nhà tối thiểu là 2 m, cách ống khói và ống dẫn nhiệt tối thiểu là 4 m, cách mặt đất tối thiểu là 3 m; điểm cuối của ống đẩy ngoài nhà cách miệng ống hút tối thiểu là 3 m.

Ống hút và ống đẩy phải làm bằng vật liệu khó cháy.

Thiết bị hút đẩy không khí phải làm giảm thiểu phát sinh tia lửa điện.

Bảng 14- Bội số trao đổi không khí trong nhà và công trình bảo quản xuất DM&SPDM

Loại DM&SPDM bảo quản, xuất nhập

Bội số trao đổi không khí trong 1 giờ

Không có lưu huỳnh

Có lưu huỳnh

1. Sản phẩm có độ lưu huỳnh cao (hàm lượng lưu huỳnh lớn hơn 2%)

-

10,0

2. Sản phẩm đã khử lưu huỳnh

6,5

8,0

3. Các loại xăng

6,0

8,0

4. Dầu hoả, dầu diesel, dầu mazut

5,0

7,0

5. Dầu nhờn, mỡ máy (không có chất hoà tan)

3,5

5,5

Chú thích :

1) Trong các nhà kho bảo quản DM&SPDM chứa trong phuy và các độ chứa nhỏ khác, không phụ thuộc vào loại sản phẩm, bội số trao đổi không khi lấy không nhỏ hơn một lần trong một giờ.

2) Bội số trao đổi không khí trong bảng quy định cho nhà và công trình có độ cao 6 m, đối với các gian nhà thấp hơn cứ giảm 1 m chiều cao thì bội số trao đổi không khi tăng 16%.

5.11 Thiết bị điện, thông tin, tự động

Xem lại: TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 27

Xem tiếp: TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 29

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 29

TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 29

Bài viết tiếp theo

Củ hút bùn

Củ hút bùn
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call