TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 27

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 21 phút đọc

5.5.9 Nhà hoá nghiệm DM&SPDM phải có bậc chịu lửa ít nhất là bậc III. Được phép đặt phòng hoá nghiệm chung với các phòng khác trong cùng một ngôi nhà, nhưng phải cách biệt với các phòng khác bằng tường ngăn cháy có giới hạn lửa ít nhất là 1 h và phải có cửa đi trực tiếp ra phía ngoài nhà hoặc cửa đi trực tiếp ra hành lang chung của ngôi nhà. Cửa các gian phòng hoá nghiệm có cánh mở hướng ra phía ngoài. Không bố trí phòng hoá nghiệm trong các hạng mục có hạng sản xuất A và B.

5.5.10 Nhà hoá nghiệm được bố trí các buồng riêng để đặt máy nén khí, thiết bị sinh khí, kho chứa mẫu và các hoá chất khác để sử dụng cho việc thí nghiệm, nhưng các buồng này phải được ngăn cách bằng tường không cháy có giới hạn chịu lửa ít nhất là 1 giờ và có cánh cửa mở ra phía ngoài.

5.6 Công trình xuất nhập bằng đường sắt

5.6.1 Thiết kế, xây dựng hệ thống đường sắt trong kho DM&SPDM phải phù hợp với các quy chuẩn và tiêu chuẩn đường sắt đô thị hiện hành.

5.6.2 Công trình xuất nhập bằng đường sắt phải bố trí trên một khu vực phẳng và thẳng.

Chú thích: Đối với kho cấp III, nếu dàn xuất nhập chỉ thực hiện một phía thì được phép bố trí ở đoạn cong và bán kính không nhỏ hơn 200 m.

5.6.3 Công trình xuất nhập bằng đường sắt có thể làm kiểu xuất nhập một phía hoặc hai phía. Kết cấu dàn xuất nhập sử dụng vật liệu không cháy. Khoảng cách giữa các cầu thang lên xuống dàn xuất nhập không lớn hơn 100 m và phải có cầu thang ở điểm đầu và điểm cuối.

5.6.4 Khoảng cách từ tim đường sắt trong kho cho phép đầu máy đi qua tới tim đường sắt gần nhất có công trình xuất nhập không nhỏ hơn 20 m đối với DM&SPDM có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn và bằng 120 oC và không nhỏ hơn 10 m đối với DM&SPDM có nhiệt độ chớp cháy lớn hơn 120 oC.

Khoảng cách giữa hai tim đường sắt gần nhau của hai công trình xuất nhập đặt song song không nhỏ hơn 20 m.

5.6.5 Khoảng cách từ tim đường sắt đến phần nhô ra của công trình xuất nhập xác định tương ứng với kích thước của toa tàu tiếp cận.

5.6.6 Chiều dài nhánh cụt của đường sắt có công trình xuất nhập cần tăng lên 20 m tính từ mép vagong xitec đến trụ cản.

5.7 Cầu cảng và công trình xuất nhập DM&SPDM bằng đường thuỷ.

5.7.1 Thiết kế cầu cảng xuất nhập DM&SPDM phải phù hợp với các tiêu chuẩn chuyên ngành hiện hành. Cầu cảng và công trình xuất nhập phải sử dụng vật liệu không cháy, kích thước mặt sàn và cầu dẫn phải đảm bảo lắp đặt thiết bị xuất nhập; đường ống, đường đi và không gian thao tác. Phải bố trí đường ống dẫn dung dịch tạo bọt và thiết bị chữa cháy trên cầu cảng ở vị trí thích hợp.

5.7.2 Khoảng cách đảm bảo an toàn cho cảng được quy định như sau:

a)  sông được quy định:

Khoảng cách đảm bảo an toàn từ cảng xuất nhập DM&SPDM trên biển, hồ đến cầu cảng bốc dỡ hàng khô, cầu cảng tàu khách, quân cảng, khu du lịch và cầu cảng khác được quy định:

- Cầu cảng xuất nhập DM&SPDM loại 1 (bao hàm cả nhiên liệu hàng không) là 100 m.

b) Khoảng cách đảm bảo an toàn từ bến cảng xuất nhập DM&SPDM ven sông đặt phía hạ lưu đến các đối tượng ven- Quân cảng cố định, cảng hàng hoá : 200 m.

- Công trình thuỷ điện, công trình lấy nước sinh hoạt và các cầu cảng khác: 300 m.

- Các công trình khác : 50 m.

c) Khoảng cách đảm bảo an toàn từ cầu cảng xuất nhập DM&SPDM ven sông đặt phía thượng lưu đến các đối tượng được quy định:

- Quân cảng cố định : 1 000 m.

- Công trình thuỷ điện, công trình lấy nước sinh hoạt và các cầu cảng khác: 500 m.

- Các công trình khác : 200 m.

Chú thích :

- Cầu cảng xuất nhập DM&SPDM mỏ loại 2, loại 3 các quy định trong điểm a), b) và c) được giảm 35%.

- Các cầu cảng xuất nhập DM&SPDM cho các phương tiện vận chuyển có trọng tải dưới

300 tấn thì khoảng cách quy định trong điểm b) và c) được giảm 50%.

- Các khoảng cách trên được tính từ mép ngoài của cầu cảng xuất nhập DM&SPDM đến mép ngoài đối diện của các đối tượng trên.

- Trường hợp có nhiều cầu cảng do cùng một hoặc nhiều chủ sở hữu cùng xuất/nhập DM&SPDM thì không áp dụng theo quy định này mà áp dụng theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế kho DM&SPDM và quy định về hàng hải.

5.8 Nơi đóng rót ôtô xitec và đóng phuy

5.8.1 Nơi đóng rót vào ôtô xitec phải bố trí đảm bảo đầu xe quay về phía thoát nạn nhanh nhất khi có cháy. Nơi đóng rót có thể có mái che hoặc không có mái che. Mái che phải có bậc chịu lửa ít nhất là bậc II.

Được phép bố trí chung thiết bị đóng rót DM&SPDM loại 1 với loại 2 và loại 3 trong cùng một nơi đóng rót.

5.8.2 Khoảng cách an toàn từ công trình đóng rót vào ô tô xitec đến các nhà công trình (trừ bể chứa) trong kho DM&SPDM phải phù hợp với điều 5.1.6 và điều 5.1.7 của tiêu chuẩn này.

5.8.3 Thiết bị đóng rót DM&SPDM vào phuy và các đồ chứa nhỏ khác có thể bố trí trên bãi có mái che hoặc trong nhà nhưng phải có bậc chịu lửa ít nhất là bậc II. Trong kho cấp III, đóng rót sản phẩm có nhiệt độ bốc cháy bằng hoặc lớn hơn 120 oC thì mái che hoặc nhà có bậc chịu lửa ít nhất là bậc III.

5.8.4 Các bể chứa để thực hiện việc đóng rót vào phuy hoặc có đồ chứa nhỏ khác có dung tích mỗi bể bằng hoặc nhỏ hơn 25 m3 và tổng dung tích không lớn hơn 200 m3 đặt cạnh tường đặc của nơi đóng rót yêu cầu cách mép ngoài của tường không nhỏ hơn 2 m, khoảng cách các bể không nhỏ hơn 1 m.

Các bể để thực hiện việc đóng rót sản phẩm có nhiệt độ chớp cháy bằng hoặc lớn hơn 120oC và có dung tích nhỏ hơn 25 m3 được phép bố trí trong nhà đóng dầu vào phuy và/hoặc vào các đồ chứa nhỏ khác.

5.9 Cấp thoát nước, phòng cháy, chữa cháy

5.9.1 Hệ thống cấp thoát nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy kho DM&SPDM ngoài việc tuân theo các điều khoản trong tiêu chuẩn này phải thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn cấp thoát nước đô thị, tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình và các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường.

5.9.2 Các quy định về cường độ phun dung dịch chất tạo bọt, thời gian phun, số lượng lăng phun cho bể chứa của tiêu chuẩn này chỉ áp dụng để thiết kế hệ thống chữa cháy bằng phương pháp phun bọt trên bề mặt DM&SPDM và chỉ sử dụng chất tạo bọt có độ nở thấp và độ nở trung bình. Trường hợp sử dụng phương pháp chữa cháy khác hoặc sử dụng chất tạo bọt có độ nở cao phải chứng minh được giải pháp đảm bảo an toàn và được cơ quan quản lý an toàn phòng cháy chữa cháy chấp thuận.

5.9.3 Kho DM&SPDM trang bị xe chữa cháy, máy bơm chữa cháy theo các quy định sau:

- Kho cấp I phải có ít nhất hai xe chữa cháy

- Kho cấp IIA phải có ít nhất một xe chữa cháy và một máy bơm chữa cháy di động có tính năng tương đương với bơm của xe chữa cháy.

- Kho cấp IIB và cấp III phải có ít nhất một máy bơm chữa cháy di động và một máy bơm dự phòng có cùng tính năng kỹ thuật với bơm chính.

Xe chữa cháy và bơm phải đảm bảo lưu lượng, áp lực cần thiết và có tính năng chữa cháy bằng nước và bằng bọt.

5.9.4 Kho DM&SPDM phải trang bị các phương tiện chữa cháy ban đầu với số lượng, chủng loại áp dụng theo phụ lục C.

5.9.5 Kho phải được trang bị hệ thống chữa cháy được quy định như sau:

5.9.5.1 Các trường hợp phải trang bị hệ thống chữa cháy cố định khi :

- Các bể nổi có đường kính bằng hoặc lớn hơn 18 m;

- Các bể nổi có dung tích bằng hoặc lớn hơn 2 000 m3;

- Các bể nổi có chiều cao bằng hoặc lớn hơn 15 m.

Chú thích - Khi khu bể chứa được phép bố trí ba dãy bể phải thoả mãn điều 5.2.8 của tiêu chuẩn này.

5.9.5.2 Các trường hợp được phép trang bị hệ thống chữa cháy bán cố định:

- Các bể nổi có đường kính nhỏ hơn 18 m;

- Các bể nổi có dung tích từ 400 m3 đến dưới 2 000 m3;

- Các bể nổi có chiều cao từ 6m đến dưới 15 m;

- Các bể ngầm có dung tích bằng hoặc lớn hơn 1 000 m3.

Chú thích - Đối với kho chứa dầu mazut, bố trí một đến hai dãy (không phụ thuộc vào dung tích và kích thước bể chứa) có thể trang bị hệ thống chữa cháy bán cố định khi có sự chấp thuận của cơ quan quản lý về phòng cháy chữa cháy.

5.9.6 Đối với kho được phép trang bị hệ thống chữa cháy bán cố định thì tối thiểu các thiết bị sau đây của hệ thống chữa cháy phải được lắp cố định:

- Đối với bể nổi : Lăng tạo bọt, ống dẫn dung dịch chất tạo bọt, ống tưới mát thành bể lắp cố định vào thành bể và kéo dài tối thiểu tới họng chờ đặt ngoài đê bao ngăn cháy;

- Đối với bể ngầm : máy bơm, cụm van bể chứa dung dịch chất tạo bọt (thiết bị chứa chất tạo bọt) thiết bị trộn bọt, đường ống dẫn dung dịch chất tạo bọt, đường ống dẫn nước đến họng chờ.

5.9.7 Đối với bến cảng xuất nhập đường thuỷ nếu không có hệ thống chữa cháy riêng thì phải có đường ống dẫn bọt nối từ hệ thống ống dẫn bọt chung của kho ra bến cảng và bố trí trụ lấy dung dịch tạo bọt ở vị trí thích hợp cho thao tác chữa cháy. Các trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu trên bến cảng được xác định theo phụ lục C.

5.9.8 Đối với các bể có dung tích nhỏ hơn 400 m3 sử dụng máy bơm chữa cháy trang bị tại kho.

5.9.9 Trong kho có nhiều loại bể có dạng mái khác nhau, kích thước khác nhau và đồng thời chứa các sản phẩm có nhiệt độ chớp cháy khác nhau, lượng chất tạo bọt, lượng nước chữa cháy cho khu bể phải xác định cho trường hợp bể bị cháy có nhu cầu lớn nhất (phương pháp tính áp dụng theo phụ lục B của tiêu chuẩn này).

5.9.10 Đối với bể mái cố định (không có mái phao trong), thời gian phun tối thiểu, cường độ phun và số lượng lăng phun để bề mặt dung dịch chất tạo bọt để chữa cháy cho các bể chứa nước quy định như sau:

5.9.10.1 Trường hợp lăng tạo bọt lắp cố định trên bể sử dụng chất tạo bọt có bội số nở trung bình thực hiện theo quy định trong Bảng 9.

Bảng 9- Cường độ phun dung dịch chất tạo bọt có bội số nở trung bình

Loại DM&SPDM

Cường độ phun dung dịch chất tạo bọt, l/s.m2

Thời gian phun, phút

Đối với DM&SPDM có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn và bằng 37,8 oC

0,08

10

Đối với DM&SPDM có nhiệt độ chớp cháy lớn hơn 37,8 oC

0,05

10

 

5.9.10.2 Trường hợp lăng tạo bọt lắp cố định trên bể sử dụng chất tạo bọt có bội số nở thấp thực hiện theo quy định Bảng 10.

Bảng 10- Cường độ phun dung dịch chất tạo bọt có bội số nở thấp

Loại DM&SPDM

Cường độ phun dung dịch chất tạo bọt, l/s.m2

Thời gian phun tối thiểu, phút

DM&SPDM có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn và bằng 37,8 oC

0,068

55

DM&SPDM có nhiệt độ chớp cháy lớn hơn 37,8 oC đến 93,3 oC

0,068

30

Dầu thô

0,068

55

Chú thích - Lăng tạo bọt áp dụng trong điều khoản này là loại lăng lắp tại thành bể có tấm chắn để hướng bọt hoặc lăng lắp trên mái nổi.

 

5.9.10.3 Số lượng lăng phun bọt lắp cố định trên bể mái cố định được quy định trong Bảng 11.

Bảng 11- Số lượng lăng phun bọt lắp cố định trên bể mái cố định

Đường kính bể, m

Số lượng lăng phun tối thiểu, cái

Đến 24

1

Lớn hơn 24 đến 36

2

Lớn hơn 36 đến 42

3

Lớn hơn 42 đến 48

4

Lớn hơn 48 đến 54

5

Lớn hơn 54 đến 60

6

Xem lại: TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 26

Xem tiếp: TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 28

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 28

TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 28

Bài viết tiếp theo

Củ hút bùn

Củ hút bùn
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call