BỒN THÉP CHỨA CHẤT LỎNG CHÁY ĐƯỢC VÀ CHẤT LỎNG DỄ CHÁY - PHẦN 3
5.3.1. Quy định chung
Mỗi bồn chứa phải được cung cấp phương tiện nạp, có xem xét đến phương pháp nạp dự kiến và vị trí của điểm nạp so với bồn chứa.
CHÚ THÍCH: Phương tiện nạp cần được thỏa thuận giữa người mua và nhà cung cấp bồn chứa.
Đối với bồn chứa được nạp vào từ đỉnh, cần trang bị thêm nắp đậy, vỏ bọc hoặc nút đậy chịu được tác động của thời tiết.
5.3.2. ống nạp
Quy định nạp đối với các bồn chứa không thuộc loại 1 phải sao cho dòng chất lỏng chảy qua một ống kín hoàn toàn tới điểm xả vào mà khoảng cách từ điểm xả vào này tới đáy bồn chứa không quá 1 lần đường kính của ống
Khi bồn chứa được nạp vào từ phía đỉnh, phải sử dụng ống kéo dài để tuân theo yêu cầu này.
Khi cửa vào phía mặt bên bồn chứa đứng được gia cường, điểm xả vào có thể ở vị trí đủ cao để thích hợp với vòng gia cường, nhưng không được cách đáy bồn quá 150 mm.
CHÚ THÍCH: Yêu cầu này nhằm giảm việc bắn tóe trong quá trình nạp, chúng có thể sinh ra tĩnh điện, cũng được giảm tối thiểu. Xem AS/NZS 1020.
5.3.3. Cân bằng áp suất
Các ống nạp chất lỏng từ trên xuống bồn chứa phải được kết hợp một lỗ cân bằng áp suất nối đầu mút phía trên của ống với khoảng không gian phía trên của bồn chứa. Nếu lỗ cân bằng áp suất có đường kính lớn hơn 1,5 mm, nó phải được bao phủ lưới kim loại chống chớp cháy có kích thước mắt lưới không quá 600 μm.
5.3.4. Nạp có áp suất cao
Nếu độ cao của điểm nạp cao hơn bồn chứa, áp suất trên bồn sẽ vượt quá các áp suất thử được quy định trong 5.8, thì bồn chứa phải:
a) Được kết hợp với một quy định để ngăn ngừa việc mức chất lỏng tăng cao hơn mức nạp đầy; hoặc
b) Được thiết kế và thử nghiệm để có thể chịu được áp suất tăng thêm của việc kéo dài nạp đầy chất lỏng.
5.4. Xả và xả cạn thông thường
Phải có khả năng loại bỏ tất cả các chất lỏng trong bồn chứa mà không di chuyển bồn khỏi vị trí đã được lắp đặt.
Tất cả quy định xả cần rút từ điểm thấp nhất của bồn chứa và nếu tách riêng so với ống xả cạn chất lỏng thì cần ở vị trí xa nhất có thể so với ống xả cạn này.
Nếu các điều kiện lắp đặt không thể cho phép lắp một ống xả ở đáy để xả bằng trọng lực như với bồn chứa đặt ngầm dưới mặt đất, cơ cấu dùng để chèn một kim hút qua một ống nạp hoặc lỗ mở khác được xem như tuân theo yêu cầu ở trên.
5.5. Lỗ người chui
5.5.1. Quy định chung
Phải có một lỗ người chui nếu người mua yêu cầu.
CHÚ THÍCH: Một lỗ người chui không thực sự cần thiết cho tính an toàn của bồn chứa, nhưng có thể hữu ích khi chế tạo, hoặc cho công tác bảo dưỡng, làm vệ sinh hoặc kiểm tra bồn chứa hoặc bất kỳ thiết bị nào bên trong bồn chứa.
5.5.2. Kích thước lỗ người chui
Lỗ người chui ít nhất phải có kích thước tối thiểu như sau:
a) Nếu là hình elip, 450 mm x 400 mm.
b) Nếu là hình tròn, đường kính 450 mm.
c) Nếu thành lỗ người chui cao hơn 200 mm thì đường kính là 600 mm.
Các kích thước này nên lớn hơn nếu có thể. Nếu có yêu cầu các trang thiết bị thở cho người vào trong bồn chứa thì lỗ người chui phải có đường kính tối thiểu là 600 mm.
5.5.3. Hệ thống nhiều lỗ người chui
Nếu một bồn chứa đứng có chiều cao lớn hơn 3 m và được yêu cầu có một lỗ người chui ở gần đỉnh bồn chứa thì phải làm một lỗ người chui thứ hai ở gần đáy bồn chứa. Nếu đã có sẵn một lỗ người chui ở gần đáy bồn chứa thì không cần làm thêm lỗ người chui nào khác trừ khi người mua có yêu cầu.
5.5.4. Nắp đậy lỗ người chui
Mỗi lỗ người chui phải có một nắp đậy kín hơi và kín chất lỏng ở áp suất thử nghiệm.
5.6. Thông hơi bồn chứa
5.6.1. Quy định chung
Mỗi bồn chứa phải có quy định về khoảng không gian bay hơi phía trên chất lỏng để thông với khí quyển. Thông hơi có thể được kết hợp với quy định nạp đối với bồn chứa loại 1. Đối với các loại bồn chứa khác, lỗ thông hơi phải được tách riêng với cửa nạp.
Thông hơi bồn chứa bao gồm các loại sau:
a) Thông hơi tự do, khi mà khoảng không bay hơi tiếp xúc với khí quyển mà không cần bất kỳ van hoặc thiết bị nào khác, sao cho áp suất phía trên chất lỏng về cơ bản bằng áp suất khí quyển bao quanh.
b) Thông hơi áp suất-chân không (thông hơi PV), khi thiết bị điều khiển cho phép áp suất dương hoặc áp suất âm trong bồn chứa đạt tới mức đã xác định trước khi áp suất hoặc môi trường chân không được giải phóng.
c) Thông hơi khẩn cấp, được dùng để bổ sung cho hai loại a) và b) ở trên, khi áp suất dư tích lũy trong các điều kiện khẩn cấp như cháy được giải phóng bằng thiết bị giảm áp.
5.6.2. Kích thước thông hơi
Kích thước của thông hơi tự do hoặc thông hơi PV phải sao cho áp suất hoặc chân không gây ra do việc nạp hoặc việc rút ra hoặc thay đổi nhiệt độ khí quyển xung quanh sẽ không gây ra các ứng suất lớn hơn ứng suất thiết kế danh nghĩa lớn nhất.
Kết cấu của thông hơi và cụ thể là kích thước của nó, phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến việc lắp đặt cụ thể; do đó thông thường nhà sản xuất bồn chứa sẽ không đảm trách thiết kế và kích thước thông hơi nếu không có các quy định của khách hàng.
Để xác định kích thước của chỗ nối thông hơi, phải áp dụng các yêu cầu sau:
a) Nếu thông hơi tự do ở bồn chứa loại 1 được kết hợp với bộ phận nạp, lỗ hở phải có diện tích thông hơi tự do ít nhất là 600 mm2 với vòi nạp được chèn vào và 10 mm2 khi đậy nắp.
b) Đối với thông hơi tự do tách riêng ở bồn chứa loại 1 hoặc loại 2, diện tích thông hơi phải tương đương với ống dẫn có đường kính trong danh nghĩa là 25 mm.
c) Đối với các loại bồn chứa khác, quy định thông hơi hoặc các phương tiện nối thông hơi phải theo yêu cầu của khách hàng.
Xem lại: BỒN THÉP CHỨA CHẤT LỎNG CHÁY ĐƯỢC VÀ CHẤT LỎNG DỄ CHÁY - PHẦN 2
Xem tiếp: BỒN THÉP CHỨA CHẤT LỎNG CHÁY ĐƯỢC VÀ CHẤT LỎNG DỄ CHÁY - PHẦN 4
Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn