TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 18
9.3.2.2. Bồn chứa chất lỏng chính của bể vách
Với vách bể bằng thép không gỉ, phải tiến hành các kiểm tra hàn sau:
- Kiểm tra bằng mắt 100 %;
- Thử độ kín khí amoniac;
- Các thử kiểm tra thấm chất màu phải được tiến hành mỗi ngày trên 5 % của mỗi loại hàn.
9.3.2.3. Bồn chứa hơi của bể chứa đơn, kép và tổ hợp
Quá trình kiểm tra phải phù hợp với Bảng 16.
Bảng 16- Kiểm tra tấm chắn/lót hơi
Bộ phận của bể chứa |
Kiểu lắp ráp |
Phương pháp kiểm tra |
|||||
Mắt thường % |
Thẩm thấu chất màu % |
Hạt từ % |
Hộp chân không % |
Bọt xà phòng % |
Tia bức xạ hoặc siêu âm % |
||
Tấm đáy bể |
Hàn giáp mép |
100 |
|
|
100 |
|
|
Hàn góc |
100 |
|
|
100 |
|
|
|
Tấm hình khuyên ở đáy |
Hàn giáp mép hướng tâm |
100 |
|
|
100 |
|
|
Đáy-vỏ bể |
Hàn góc |
100 |
|
|
100 |
|
|
Vỏ bể |
Hàn giáp mép |
100 |
|
|
100 |
|
xem Bảng 18 |
Vùng chịu nén |
Hàn dọc và đối đầu hướng tâm |
100 |
100 hoặc 100 |
|
|
25 |
|
Hàn giáp mép hay góc theo chu vi |
100 |
100 hoặc 100 |
|
100 |
|
||
Nắp bể |
Hàn góc |
100 |
|
|
|
100 |
|
Hàn giáp mép |
100 |
|
|
|
100 |
|
|
Ống nối trên thành, đáy hay nắp bể |
Hàn ống nối lắp thẳng đứng |
100 |
|
|
|
100 |
|
Hàn mặt bích vào thân vòi |
100 |
|
|
|
100 |
|
|
Ống nối gắn vào vỏ bể hoặc đệm và ống nối với tấm gia cố |
Hàn ống nối vào vỏ bể hoặc đệm |
100 |
100 hoặc 100 |
|
100 |
|
|
Gắn ống nối vào tấm gia cố |
100 |
100 hoặc 100 |
|
100 |
|
||
Gắn tấm gia cố vào vỏ bể |
100 |
|
|
|
100 |
|
|
Gắn tấm đệm vào vỏ bể |
100 |
|
|
|
|
100 |
|
Giá đỡ tạm |
Sau khi dỡ bỏ giá đỡ |
100 |
100 hoặc 100 |
|
|
|
|
Giá đỡ và tấm lót cố định |
Hàn góc |
100 |
100 hoặc 100 |
|
|
|
|
Vòng tăng cứng (dầm chống gió) |
Các mối hàn giáp mép chính trên vòng tăng cứng |
100 |
100 hoặc 100 |
|
|
|
|
Hàn góc vào vỏ bể |
100 |
|
|
|
|
|
Bảng 17 - Kiểm tra bằng tia bức xạ và siêu âm các mối hàn tấm vỏ bể bồn chứa hơi
Kiểu kiểm tra |
Mối hàn |
||
Dọc % |
Chữ T %a |
Ngang % |
|
Tia bức xạ hoặc siêu âm |
5 |
25 |
1 |
a) 50 % kiểm tra bằng tia bức xạ dùng tấm phim 400 mm đặt nằm ngang và 50 % với tấm phim đặt dọc. |
9.4. Kiểm tra bằng mắt
Quy trình kiểm tra bằng mắt phải được tiến hành theo EN 970 để kiểm tra các vảy hàn, kích thước, hình dạng mối hàn, và để phát hiện những sai lỗi trên bề mặt, trên mối hàn và trên tấm, ống nối và tất cả các phụ kiện của bể chứa trong suốt quá trình chế tạo và lắp ráp.
Quá trình kiểm tra này phải được tiến hành trước các thử hoặc thử không phá hủy khác.
9.5. Kiểm tra bằng thẩm thấu chất màu
Quy trình kiểm tra bằng phương pháp thẩm thấu chất màu phải tiến hành theo EN 571-1.
Tất cả các sản phẩm chất màu thẩm thấu sử dụng trong một quá trình kiểm tra cụ thể phải tương thích với nhau.
Nhà thầu phải đảm bảo rằng sản phẩm sử dụng không gây nhiễm bẩn các kết cấu đang được kiểm tra và các sản phẩm được cất giữ.
9.6. Kiểm tra bằng hạt từ
Quy trình kiểm tra bằng hạt từ phải được tiến hành theo EN 1290.
Phương pháp từ hóa được sử dụng phải không tạo ra dòng điện bên trong kết cấu. Phải sử dụng một nam châm điện di động, nam châm này kết hợp với kết cấu cần kiểm tra tạo ra một dòng từ khép kín.
Toàn bộ quy trình và trang thiết bị sử dụng trong quá trình kiểm tra, phương pháp sử dụng trong nghiên cứu loại bỏ các sai lỗi phải được mô tả trong tài liệu. Các tài liệu này phải cung cấp cho bên đặt hàng và giám sát viên.
Quy trình phải chỉ ra chất lượng bề mặt yêu cầu để cho phép hiểu đúng đắn.
Không được phép sử dụng phương pháp kiểm tra hạt từ với thép 9 % niken.
9.7. Kiểm tra bằng hộp chân không
Quy trình kiểm tra bằng hộp chân không phải được tiến hành theo EN 1593.
Các tấm phải được làm sạch và các mối hàn phải được tẩy nhờn cũng như không có bất kỳ gỉ hay vảy sắt nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng của việc kiểm tra.
Hệ thống bơm sử dụng phải đảm bảo áp suất chân không tối thiểu là 300 mbar.
Dung dịch xà phòng sử dụng phải có đặc tính:
- Khả năng thấm ướt cao;
- Độ nhớt thấp;
- Sức căng bề mặt thấp;
- Khả năng tạo bọt cao.
9.8. Kiểm tra độ kín amoniac
Phải tiến hành thử kiểm tra độ kín amoniac.
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng NF A09-106 hoặc các tiêu chuẩn khác tương đương.
9.9. Kiểm tra bằng bọt xà phòng
9.9.1. Yêu cầu chung
Quy trình kiểm tra bằng bọt xà phòng phải được tiến hành theo EN 1593.
9.9.2. Mối hàn góc hai phía giữa thành và đáy bể
Với các tấm vỏ bể được hàn góc kép vào đáy, không khí với áp suất tối thiểu là 500 mbar(g) được dẫn quá các lỗ ren (được tạo ra và dùng cho mục đích kiểm tra) vào khoảng không nằm giữa mối hàn góc, và phải được duy trì tại áp suất đó trong suốt quá trình kiểm tra. Dung dịch xà phòng phải được quét bằng bàn chải hay phun lên mối hàn. Sau khi kiểm tra, lỗ ren phải được bịt kín lại.
Phải chú ý để đảm bảo rằng áp suất thử giữa hai mối hàn góc được liên tục trên toàn bộ chu vi xung quanh vỏ bể.
9.9.3. Các tấm gia cố
Sau khi được thấm ướt thích hợp bằng dung dịch xà phòng, không khí với áp suất tối thiểu là 500 mbarg phải được dẫn quá các lỗ ren. Thời gian thử không được ngắn hơn 30 s. Sau khi kiểm tra, phải bịt kín lỗ ren lại.
9.9.4. Nắp
Sau khi kiểm tra nắp thép bằng khí nén, các mối hàn góc bên ngoài phải được thấm ướt bằng dung dịch xà phòng. Áp suất thiết kế phải được duy trì trong suốt quá trình kiểm tra.
9.10. Kiểm tra bằng tia bức xạ
Quy trình kiểm tra bằng tia bức xạ phải được tiến hành theo EN 1435:1997, hạng mục kiểm tra B, Bảng 1.
Nguồn bức xạ phải được lựa chọn tùy thuộc vào chiều dày và diện tích vật liệu được kiểm tra.
Các tấm phim sử dụng phải tuân theo EN 584-1 và EN 584-2.
Chiều dài của một tấm phim bức xạ phải là 400 mm. Sử dụng phim hẹp được cho phép cung cấp một dải 10 mm kim loại gốc, không có bất kì ghi chú đánh dấu phim nào, có thể nhìn thấy ở mỗi bên của đường hàn.
Chỉ số chất lượng hình ảnh (Image Quality Indicator - IQI) phải phù hợp với EN 462-1 hoặc EN 462-2.
Các tấm phim chụp mối hàn phải đánh dấu. Dấu này để nhận biết tên tuổi thợ hàn tay, thợ hàn máy và vị trí của mối hàn được ghi thống nhất trong bản vẽ và thực tế trên thiết bị. Mỗi tấm phim đều phải được đánh dấu cùng với các tài liệu tham khảo của bể chứa và vị trí của nó trên bể.
Tấm phim phải được lưu giữ để sử dụng khi cần thiết trong một khoảng thời gian tối thiểu là 5 năm, hoặc bởi nhà thầu/lắp ráp hoặc bởi bên đặt hàng, như trong đơn đặt hàng.
9.11. Kiểm tra bằng siêu âm
Quy trình kiểm tra bằng siêu âm, sử dụng như quy trình kiểm tra bổ sung, phải được tiến hành theo EN 1714:1997.
Nếu kiểm tra bằng siêu âm được sử dụng ở vùng truyền được sóng radio (RT = radio tranmission), chỉ được chấp nhận các quy trình lặp lại được và đã được tiêu chuẩn hóa, các quy trình này tạo ra các kết quả ổn định cho quá trình kiểm tra. Tiêu chuẩn API 620:2004, Phụ lục U cung cấp các tiêu chí đáp ứng yêu cầu này.
9.12. Các tiêu chí đánh giá chất lượng
9.12.1. Kiểm tra bằng tia bức xạ
Các tiêu chí chấp nhận các sai lỗi trong đường hàn phải trên cơ sở E 12062:1997 và EN ISO 5817:2003 ở mức cơ bản của mức độ chất lượng B.
9.12.2. Kiểm tra bằng siêu âm
Nếu sử dụng kiểm tra bằng siêu âm cho vùng truyền được sóng radio, phải dùng qui tắc trong API 620:2004 bao gồm cả các tiêu chí để chấp nhận cho vật liệu loại I tới V. Trong trường hợp các phương pháp siêu âm nêu trên không thể áp dụng hoặc phải sử dụng kiểm tra siêu âm thủ công, phải dùng quy trình thủ công trong EN 1714:1997 và các mức độ chấp nhận phù hợp với EN 1712:1997 cho các loại vật liệu loại I tới III. Nếu phải sử dụng kiểm tra siêu âm thủ công cho các vật liệu loại IV và V, phải xây dựng và kiểm tra một quy trình đặc biệt.
CHÚ THÍCH: API 620:2004 đã bổ sung các quy tắc và tiêu chí chấp nhận dựa trên các nứt gãy cơ học cho kiểm tra bằng siêu âm vào phần tia bức xạ.
9.13. Các khuyết tật không thể chấp nhận trong mối hàn ngang
9.13.1. Yêu cầu chung
Nếu phát hiện các khuyết tật không thể chấp nhận được, phải tiến hành hàn sửa chữa và thực hiện các kiểm tra bổ sung sau.
9.13.2. Hàn tự động
Ở mỗi bên của vị trí ban đầu, phải chụp thêm một tấm phim nữa hoặc tiến hành kiểm tra siêu âm trong khoảng cách 1 m.
Nếu một trong các tấm phim hay kết quả kiểm tra siêu âm không được chấp nhận, thì phải có một cuộc kiểm tra tổng thể các sản phẩm trong ngày của máy hàn đó.
9.13.3. Hàn thủ công
Ở mỗi bên của vị trí ban đầu, phải chụp thêm một tấm phim nữa hoặc tiến hành kiểm tra siêu âm trong khoảng cách 1 m.
Nếu một trong các tấm phim hay kết quả kiểm tra siêu âm không được chấp nhận, thì phải có một cuộc kiểm tra tổng thể các sản phẩm trong ngày của thợ hàn tay đó.
9.14. Độ mỏng chấp nhận được sau khi mài
Nếu phát hiện các sai lỗi trên bề mặt, sai lỗi này phải được loại bỏ hoàn toàn bằng cách mài và sau đó bề mặt phải được kiểm tra một lần nữa.
Độ mài mỏng cục bộ liên quan chiều dày được chấp nhận nếu thỏa mãn hai điều kiện sau:
- Chiều dày cuối cùng của tấm không được phép nhỏ hơn 95 % chiều dày tấm được đặt hàng trong một khu vực có kích thước 6e x 6e, trong đó e là chiều dày của tấm;
- Khoảng cách giữa hai khu vực bị ảnh hưởng bởi sự mài mỏng, tối thiểu phải bằng đường kính của đường tròn ngoại tiếp khu vực có diện tích lớn nhất.
Xem lại: TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 17
Xem tiếp: TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 19
Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn