TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 17

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 17 phút đọc

8.2. Điều kiện khí quyển

Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo rằng các mối hàn được bảo vệ để khỏi hơi ẩm, mưa, và gió.

Khi nhiệt độ của kim loại gốc hạ xuống dưới +5 °C, vật liệu ở cả hai bên của mối hàn phải được gia nhiệt trước. Quá trình gia nhiệt trước phải được tiến hành sao cho toàn bộ chiều dày mối hàn lớn hơn 5 °C.

8.3. Gia nhiệt trước

Khi quá trình gia nhiệt trước được yêu cầu, nó phải bao quanh toàn bộ chiều dày của các phần cần hàn trong khoảng cách bằng 4 lần chiều dày tấm hoặc 75 mm, tùy giá trị nào lớn hơn, theo mọi hướng trước khi hàn.

Quá trình gia nhiệt trước phải phù hợp với EN 1101-2.

8.4. Xử lý nhiệt sau hàn

Các ống nối và cửa kiểm tra trên vỏ bể phải được hàn vào tấm vỏ bể hoặc tấm chèn dày và các kết cấu hàn phải được xử lý nhiệt sau hàn trước khi được lắp đặt vào bể, ngoại trừ một trong các ngoại lệ sau:

- tất cả các kết cấu đều có chiều dày dưới 16 mm;

- tất cả các kết cấu có chiều dày dưới 30 mm và đường kính danh nghĩa của ống nối nhỏ hơn 300 mm;

- ống nối hay cửa kiểm tra trên vỏ bể chứa ngoài được thiết kế cho bồn chỉ chứa hơi.

Cần phải lập đồ thị xử lý nhiệt phục vụ cho quá trình xử lý nhiệt.

CHÚ THÍCH 1: Các quy định trên đây áp dụng cho thép cacbon mangan, và không được áp dụng cho thép có 1,5 % và 9 % niken, thép austenit không gỉ và các vật liệu kim loại màu.

Các tấm thép 9 % niken tạo hình nguội phải được xử lý nhiệt sau hàn (hoặc giảm ứng suất) nếu biến dạng sợi thép cực trị của quá trình tạo hình nguội lớn hơn 3 % giá trị xác định theo công thức sau:

28-159x67_0

Trong đó

R0 là bán kính đầu (lấy giá trị vô cùng cho tấm phẳng), tính theo milimet (mm);

Rf là bán kính cuối, tính theo milimet (mm);

s là độ biến dạng, tính theo phần trăm (%);

t là chiều dày tấm, tính theo milimet (mm).

Nhiệt độ tại các điểm nhất định với số lượng đủ lớn phải được ghi liên tục và tự động để đảm bảo rằng toàn bộ kết cấu được xử lý nhiệt trong khoảng xác định trước.

Nhiệt độ trong lò không được vượt quá 400 °C trong thời điểm đưa kết cấu vào.

Tốc độ nung nóng trên 400 °C, tính theo độ Celcius trên giờ (°C/h), không được vượt quá:

 29-53x61_0với tốc độ tối đa là 220 oC/h

Trong đó

e là chiều dày tấm vỏ bể hoặc tấm chèn, tính theo milimet (mm).

Trong suốt giai đoạn gia nhiệt, không được phép tăng nhiệt độ trên toàn bộ kết cấu lớn hơn 150 °C trên khoảng chiều dài 4 500 mm bất kì, và quá trình ủ nhiệt, nhiệt độ trên toàn bộ kết cấu phải nằm trong khoảng từ 580 °C đến 620 °C. Đối với thép đã được tôi và ram, phải tham khảo thêm về quá trình luyện thép.

Khí quyển trong lò nung phải được điều khiển để tránh ôxi hóa quá mức bề mặt kết cấu. Kết cấu cũng không được tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa.

Khi kết cấu đạt được nhiệt độ đồng đều như đã tính toán, nhiệt độ phải được giữ ổn định trong khoảng thời gian 2,5 min trên mỗi milimet chiều dày của tấm vỏ bể hay tấm chèn với thời gian tối thiểu là 1 h.

CHÚ THÍCH 2: Nếu cần thiết có thể sử dụng thông tin về thời gian/nhiệt độ ghi trong Bảng 13.

Bảng 13 - Thời gian giữ nhiệt tại nhiệt độ thấp

Nhiệt độ

°C

Thời gian giữ nhiệt

min/mm chiều dày

500

12,5

540

7,5

570

5,0

Kết cấu được làm nguội trong lò tới nhiệt độ 400 °C với tốc độ không được vượt quá giá trị:

29-53x61_0

với tốc độ tối đa là 220 °C/h

Trong đó:

e là chiều dày tấm vỏ bể hoặc tấm chèn, tính theo milimet (mm).

CHÚ THÍCH 3: Với nhiệt độ dưới 400°C, kết cấu có thể được làm nguội bằng không khí tĩnh.

Các tấm nối phải được tăng cứng phù hợp đảm bảo không bị biến dạng trong quá trình xử lý nhiệt sau hàn.

  1. Kiểm tra

9.1. Trình độ của nhân viên thử không phá hủy

Nhân viên thử không phá hủy phải có chứng chỉ tương ứng tối thiểu là đến trình độ của công việc họ được yêu cầu thực hiện. Chứng chỉ này do cơ quan có thẩm quyền cấp cho kiểm định         viên về thử không phá hủy phù hợp với TCVN 5868 (ISO 9712).

CHÚ THÍCH: Các tiêu chuẩn/quy chuẩn EN 473; ASNT SNT-TC-1A, CP189, hoặc ACCP cũng có thể được sử dụng.

9.2. Các quy trình kiểm tra

Việc kiểm tra thử không phá hủy phải do bộ phận độc lập với bộ phận sản xuất thực hiện.

Các quy trình kiểm tra và thử phải được chuẩn bị trước. Mỗi quy trình tối thiểu phải đưa ra các vấn đề sau:

- Phạm vi áp dụng của các quy trình;

- Các điều kiện hoạt động:

1) Loại thiết bị được sử dụng;

2) Loại và đặc tính của các sản phẩm;

3) Các thông số thử (thời gian, nhiệt độ,...);

4) Các điều kiện đọc kết quả (ánh sáng,...).

9.3. Loại kiểm tra

9.3.1. Kiểm tra vật liệu

Nhà thầu phải đảm bảo rằng hệ thống nhãn/dấu nhận biết của vật liệu phải rõ ràng. Hệ thống nhãn hiệu này phải đảm bảo vật liệu có thể được nhận biết bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình thi công.

9.3.2. Quy mô kiểm tra mối hàn

9.3.2.1. Bồn chứa chất lỏng chính và phụ của bể chứa đơn, kép và tổ hợp

Quá trình kiểm tra phải phù hợp với Bảng 14.

Bảng 14 - Kiểm tra hàn cho bồn chứa chất lỏng chính và phụ

Bộ phận của bể

Các dạng hàn

Phương pháp kiểm tra

Mắt thường

%

Thử thẩm thấu chất màu

%

Hạt từ

%

Hộp chân không

%

Bọt xà phòng

%

Tia bức xạ hoặc siêu âm

%

Tấm đáy bể

Hàn giáp mép

100 a

 

 

100 a

 

 

Hàn góc

100 a

 

 

100 a

 

 

Tấm hình khuyên ở đáy

Hàn giáp mép hướng tâm

100

 

 

100

 

100

Đáy-vỏ bể

Hàn góc

100 b

 

 

 

100 b

 

Vỏ bể

Hàn giáp mép

100 b

 

 

 

 

xem Bảng 16

Ống nối trên thành hoặc đáy bể

Hàn dọc

100 c

100 hoặc 100

 

 

100

Hàn cổ bích vào ống

dn ≥ 100 mm

100c

100 hoặc 100

 

 

10

Hàn cổ bích vào ống

dn < 100 mm

100 cd

100 hoặc 100

 

 

 

Hàn góc mặt bích trượt vào ống

100c

100 hoặc 100

 

 

 

Ống nối và vỏ bể (ống lồng và ống nối với tấm gia cường)

Hàn ống nối vào thành hoặc đệm

100c

100 hoặc 100

 

 

 

Hàn ống nối vào tấm gia cố

100c

100 hoặc 100

 

 

 

Hàn tấm gia cố vào vỏ bể

100c

 

 

 

100

 

Tấm đệm vào vỏ bể

100

 

 

 

 

100

Giá đỡ và tấm lót cố định

Hàn góc

100

100 hoặc 100

 

 

 

Vòng tăng cứng

Các mối hàn giáp mép chính trên vòng tăng cứng

100

 

 

 

 

100

Hàn góc vào vỏ bể

100

100 hoặc 100

 

 

 

a) Trước và sau thử thủy lực.

b) Cả hai cạnh mặt.

c)Sau khi xử lý nhiệt sau hàn, nếu yêu cầu.

e) Một mặt.

Bảng 15- Kiểm tra bằng tia bức xạ/siêu âm cho các mối hàn trên thành bồn chứa chất lỏng chính và phụ

Kiểu kiểm tra

Mối hàn

Dọc

%

ChữT

% a

Ngang

% b

Tia bức xạ hoặc siêu âm

100

100

5

a) Tấm phim 400 mm đặt nằm ngang.

b) Bổ sung cho hàn chữ T.

Xem lại: TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 16

Xem tiếp: TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 18

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 18

TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 18

Bài viết tiếp theo

Van bướm là gì

Van bướm là gì
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call