TCVN 7704 : 2007 - phần 3

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 30 phút đọc

6.2.2.3. Khi không có các nhãn hiệu của thép dùng để chế tạo các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi tương ứng ở phụ lục thì ứng suất cho phép cũng được xác định tương tự như trong 6.2.2.2 khi ấy các trị số giới hạn bền σB20, giới hạn chảy σC20 được xác định từ thí nghiệm mẫu thép mới trước khi chế tạo.

Việc thí nghiệm xác định giới hạn bền σB20 và giới hạn chảy σC20 được thực hiện cho tất cả các loại thép khi đặc tính của thép có những sai lệch so với đặc tính của các nhãn hiệu thép đã cho. (Xem các Bảng B.1 đến B.15, tại Phụ lục B) cũng như các loại thép không rõ hoặc nghi ngờ về nguồn gốc và nhãn hiệu.

6.2.4.4. Cho phép nội suy trị số ứng suất cho phép khi nhiệt độ tính toán nằm trong phạm vi hai trị số nhiệt độ cho trong các bảng đặc tính thép. Trị số làm tròn lấy về phía giảm.

6.3. Tính độ bền thân hình trụ, bao hơi, bao nước, ống góp, thân nồi hơi

6.3.1. Chiều dày tối thiểu của thân hình trụ chịu áp suất trong được xác định theo công thức sau: hoặc

- Áp suất cho phép của môi chất trong thân hình trụ:

Trong mọi trường hợp, chiều dày thân hình trụ của bao hơi, bao nước, thân nồi hơi có đường kính trong trên 600 mm không nhỏ hơn 6 mm, khi đường kính trong dưới 600 mm - không nhỏ hơn 5 mm; của ống góp - không nhỏ hơn 4 mm.

6.3.2. Hệ số làm yếu do hàn được xác định tùy theo phương pháp hàn

- Khi hàn bằng tay một phía, lấy j = 0,7;

- Khi hàn bằng tay hai phía, lấy j = 0,95;

- Khi hàn bằng tay một phía có miếng lót, lấy j = 0,9;

- Khi hàn tự động một phía, lấy j = 0,8;

- Khi hàn tự động hai phía, lấy j = 1,0.

6.3.3. Hệ số làm yếu do khoét lỗ

6.3.3.1. Khi các dày lỗ đặt song song:

- Theo phương dọc trục: lấy jd =

- Theo phương ngang trục: jn =

6.3.3.2. Khi dẫy lỗ đặt so le, cần tính thêm hệ số làm yếu theo phương chéo:

6.3.3.3. Khi các lỗ có đường kính khác nhau, hệ số làm yếu bởi khoét lỗ có thể xác định theo các chỉ dẫn sau:

a) Nếu các lỗ trong cùng một dãy có đường kính khác nhau nhưng là xen kẽ khác nhau đều đặn thì xác định kích thước khoảng cách của một nhóm lỗ xen kẽ khác nhau đều đặn, được coi là bước t, còn đường kính lỗ là tổng các đường kính lỗ trong nhóm.

b) Giữa 2 dẫy lỗ có đường kính khác nhau, do đó các lỗ không thể đặt song song mà là so le nên cần tính hệ số làm yếu theo phương chéo theo cả 2 kích thước đường chéo nếu các kích thước này là khác nhau;

c) Trên đây chỉ là những quy định tổng quát, trong thực tế các lỗ khoét có vị trí, kích thước có thể rất khác nhau tùy theo mỗi nồi hơi, người thiết kế cần có những tính toán hệ số làm yếu cho từng trường hợp cụ thể.

Hình 6 giới thiệu về một số dạng bố trí lỗ trên thân hình trụ của bao hơi, bao nước, ống góp…

6.3.3.4. Hệ số làm yếu do khoét lỗ được chọn là trị số nhỏ nhất trong các trị số được xác định từ j, 2j1, kcjc.

với kc - hệ số hiệu chỉnh cho phương chéo, được xác định như sau: (các kích thước b, a được chỉ trên Hình 6.3.3.3 (b))

6.3.4. Các hệ số làm yếu do hàn, do khoét lỗ được kể đến như là một số hiệu chỉnh về độ giảm ứng suất cho phép của kim loại. Hệ số làm yếu tính toán là trị số nhỏ nhất trong hai trị số của hệ số làm yếu do hàn và trị số nhỏ nhất của hệ số làm yếu do khoét lỗ (xác định theo 6.3.3.4).

6.3.5. Hệ số hiệu chỉnh C

C = 1 mm khi thép tấm dùng để chế tạo có chiều dày < 20 mm.

C = 0 khi thép tấm chế tạo có chiều dày ≥ 20 mm.

6.3.6. Chiều dày của thân hình trụ chịu áp suất ngoài, trừ ống lò của lò hơi ống lò, lấy tăng thêm 1,4 lần so với chiều dày tính được khi chịu áp suất trong.

no-image

Hình 6 - Một số dạng khoét lỗ

6.4. Tính độ bền đáy

6.4.1. Tính đáy elíp

6.4.1.1. Xác định chiều dày tối thiểu khi chịu áp suất trong:

trong đó

K là hệ số hiệu chỉnh về hình dạng đáy và có hay không có khoét lỗ xác định theo 6.4.1.2.

6.4.1.2. Xác định hệ số hiệu chỉnh K

Hệ số hiệu chỉnh K được xác định theo đồ thị chỉ trên Hình 7.

no-image

Hình 7 - Xác định hệ số hiệu chỉnh K về hình dạng đáy

6.4.1.3. Tính đáy elíp chịu áp suất ngoài

Chiều dày tối thiểu của đáy elíp chịu áp suất ngoài lấy bằng 1,7 lần trị số tính được theo 6.4.1.1 khi chịu áp suất trong.

6.4.2. Tính đáy cầu

6.4.2.1. Chiều dày tối thiểu của đáy cầu khi chịu áp suất trong

6.4.2.2. Chiều dày tối thiểu của đáy cầu khi chịu áp suất ngoài lấy bằng 1,5 lần trị số tính được theo 6.4.2.1. Khi chịu áp suất trong

6.4.3. Tính độ bền đáy phẳng

Độ bền của đáy phẳng phụ thuộc vào dạng nối đáy phẳng với thân hình trụ (các dạng nối trên Hình 2). Chiều dày nhỏ nhất của đáy phẳng được xác định như sau:

6.4.3.1. Khi đáy không khoét lỗ:

6.4.3.2. Khi đáy có khoét lỗ ở tâm:

Với y - hệ số kể đến ảnh hưởng bởi việc khoét lỗ trên đáy, được xác định theo đồ thị trên Hình 8 tùy thuộc vào tỷ lệ đường kính lỗ khoét với đường kính đáy.

no-image

Hình 8 - Xác định hệ số hiệu chỉnh y

6.4.3.3. Khi khoét lỗ không ở chính tâm:

6.4.3.4. Trong mọi trường hợp, chiều dày tính được của đáy phẳng phải lớn hơn hoặc bằng chiều dày phần hình trụ.

6.5. Tính độ bền các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi ống lò ống lửa như hợp lửa, ống lò, buồng quạt, thanh giằng…

Theo các quy định trong TCVN 6413:1998.

6.6. Tính độ bền của ống

6.6.1. Ống dùng cho nồi hơi là ống của các bề mặt trao đổi nhiệt như dàn ống sinh hơi, bộ quá nhiệt, bộ hâm nước, ống dẫn hơi, nước.

6.6.2. Tính độ bền của ống cũng tương tự như tính độ bền thân hình trụ của bao hơi, bao nước, ống góp.

6.6.3. Trong mọi trường hợp, chiều dày tính được của ống không được nhỏ hơn chiều dày tối thiểu theo Bảng 6.6.3.

Bảng 1 - Chiều dày tối thiểu của ống, mm

Đường kính định mức của ống F, mm

Khi chịu áp suất trong

Khi chịu áp suất ngoài

≤ 38

1,75

2,28

38 < F ≤ 51

2,16

2,81

51 < F ≤ 70

2,40

3,12

70 < F ≤ 76,1

2,60

3,38

76,1 < F ≤ 88,9

3,05

3,96

88,9 < F ≤ 101,6

3,28

4,26

101,6 < F ≤ 127,6

3,50

-

6.7. Tính tăng cứng lỗ khoét trên thân hình trụ, đáy

6.7.1. Xác định đường kính lỗ lớn nhất cho phép không cần tăng cứng

6.7.1.1. Đối với thân hình trụ

kưu

6.7.1.2. Đối với đáy

6.7.2. Tính độ bền tăng cứng lỗ nhờ hàn thêm ống nối

Khi lỗ khoét có đường kính lớn hơn các trị số dmax xác định được trong 6.7.1.1 và 6.7.1.2 thì cần được tăng cứng.

6.7.2.1. Khi tăng cứng nhờ hàn thêm đầu ống nối [Hình 4c1]

6.7.2.2. Khi tăng cứng nhờ hàn thêm ống nối có miếng đệm một phía ở mặt trong hay ngoài [Hình 4c2]

6.7.2.3. Khi tăng cứng nhờ hàn thêm ống nối có miếng đệm hai phía [Hình 4c3]

7. Các yêu cầu về chế tạo nồi hơi

7.1. Người chế tạo phải căn cứ vào bản thiết kế lập ra quy trình công nghệ chế tạo. Trong trường hợp cần thiết, quy trình này phải được thỏa thuận với người sử dụng hoặc người chịu trách nhiệm kiểm tra chế tạo. Khi có thay đổi so với thiết kế và quy trình công nghệ thì phải được thỏa thuận giữa các bên bằng văn bản và phải lưu văn bản đó vào trong hồ sơ xuất xưởng.

7.2. Quy trình công nghệ chế tạo được lập phải có các nội dung sau đây

7.2.1. Kiểm tra xác nhận các vật liệu được sử dụng để chế tạo các bộ phận

Cần sắp xếp có trật tự các vật liệu ở trong kho để tránh nhầm lẫn, đặc biệt khi sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau.

7.2.2. Việc tạo hình nguội đối với các tấm vật liệu

Quá trình tạo hình phải đảm bảo tránh làm chai bề mặt, cũng như gây ra các khuyết tật như rạn, nứt, tách lớp…

7.2.3. Khi tạo hình thân bao hơi, bao nước và các thân hình trụ cũng như các bộ phận hình trụ khác có thể dùng phương pháp rèn, cán, dập. Độ chênh lệch giữa đường kính lớn nhất và nhỏ nhất trong bất kỳ mặt cắt ngang nào cũng không được vượt quá 1 %.

7.2.4. Khi gia công các thành phẳng như hộp lửa, mặt sàng cần tính đến bán kính cong chuyển tiếp, các phương pháp tăng cứng, các mối hàn nối, các lỗ khoan và yêu cầu chất lượng lỗ cũng như chất lượng của bề mặt công các tấm.

7.2.5. Ống góp và các bộ phận chịu áp lực tương tự

Cần kiểm tra bề mặt ngoài và đặc biệt bên trong ống góp. Trường hợp cần thiết phải dùng các phương pháp kiểm tra không phá hủy để kiểm tra chất lượng kim loại trước khi gia công các lỗ hay uốn ống.

Khi uốn ống cần đảm bảo trị số dung sai cho phép về độ méo đường kính và độ làm mỏng chiều dày thành ống.

7.2.6. Quá trình gia công chế tạo các ống bằng thép hay sử dụng các loại ống đã cán sẵn cần chú ý như sau:

7.2.6.1. Đối với công tác hàn

a) Gia công vát mép, chất lượng gia công mép vát và yêu cầu về lắp ghép để hàn;

b) Yêu cầu về tay nghề của thợ hàn;

c) Các nhãn hiệu que hàn, dây hàn, phương pháp hàn và thử đặc tính công nghệ hàn;

d) Trình tự hàn các đường hàn, cũng như bố trí các lớp hàn, đường hàn trong một tiết diện;

e) Các yêu cầu về chất lượng mối hàn.

7.2.6.2. Vấn đề nhiệt luyện các mối hàn, các chi tiết sau khi gia công xong; việc đốt nóng khi gia công cũng như đánh giá chất lượng sau khi nhiệt luyện.

7.2.6.3. Vấn đề nghiệm thu, thử nghiệm và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thiết bị, bộ phận sau khi gia công và chế tạo xong.

8. Các yêu cầu về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa

8.1. Yêu cầu về nhà đặt nồi hơi

8.1.1. Nhà đặt nồi hơi phải cách xa nhà ở và nhà hội họp đông người ít nhất 10m. Khi nhà đặt nồi hơi nằm sát xưởng máy thì phải có tường gạch ngăn cách. Nếu tường ngăn có cửa thì cửa phải mở về phía nhà đặt nồi hơi.

8.1.2. Nhà đặt nồi hơi phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, phòng cháy chữa cháy, các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan và các quy định trong tiêu chuẩn này.

8.1.3. Nồi hơi cố định phải đặt trong nhà riêng.

Được phép đặt nồi hơi ngoài trời nếu nồi hơi được thiết kế, chế tạo phù hợp với điều kiện thực tế đó.

8.1.4. Không được làm trần và bố trí các phòng làm việc ở phía trên công trình nồi hơi, trừ những nồi hơi được quy định trong 8.1.7 của tiêu chuẩn này.

8.1.5. Trên máy nhà đặt nồi hơi phải mở các cửa thông hơi với diện tích không nhỏ hơn 10% tổng diện tích nền nhà đặt nồi hơi và các cửa thoát hơi nước khi sự cố. Trường hợp không có điều kiện trổ cửa thì phải bố trí các quạt thông gió bảo đảm nhiệt độ ở chỗ công nhân đốt lò không quá 40 oC.

8.1.6. Được đặt bên trong xưởng máy những nồi hơi có thông số sau:

8.1.6.1. Nồi hơi trực lưu có công suất hơi định mức dưới 2 tấn/h;

8.1.6.2. Các nồi hơi thỏa mãn chỉ số: (t-100) V < 100.

trong đó:

t là nhiệt độ hơi bão hòa ứng với áp suất làm việc, oC

V là thể tích toàn bộ nồi, m3

Các nồi hơi nói trong điều này phải được ngăn với các bộ phận khác bằng tường cao ít nhất 2 m và dày 45 cm.

8.1.7. Được phép lắp đặt trên tầng, dưới tầng hầm nhà ở và các nhà có tính chất công cộng khác những nồi hơi có công suất hơi không quá 100 kg/h, áp suất làm việc lớn nhất không quá 0,4 MPa với điều kiện phải có tường ngăn cách an toàn.

8.1.8. Không làm việc và đặt những máy móc, thiết bị khác trong nhà nồi hơi nếu việc đó không quan hệ trực tiếp đến vận hành và sửa chữa nồi hơi.

Cho phép đặt trong nhà nồi hơi những động cơ hơi nước, máy bơm, máy nổ hoặc máy diesel dự phòng với điều kiện không gây trở ngại cho việc vận hành nồi hơi.

8.1.9. Cho phép bố trí các buồng phục vụ, sinh hoạt cho những người phục vụ nồi hơi, bộ phận cơ khí sửa chữa nồi hơi ở trong nhà đặt nồi hơi với điều kiện phải có tường ngăn bảo đảm điều kiện làm việc bình thường cho công nhân.

8.1.10. Nền nhà đặt nồi hơi ở chỗ công nhân làm việc không được thấp hơn mặt nền xung quanh.

Không được tạo hố trong nhà đặt nồi hơi. Trong các trường hợp đặc biệt do yêu cầu cần đặt các thiết bị nghiền, cụm chi tiết của mạng tải nhiệt… có thể cho phép tạo hố nhưng phải theo thiết kế để được duyệt.

8.1.11. Số lượng cửa ra vào nhà đặt nồi hơi quy định như sau:

- Khi diện tích nền nhà trên 200 m2 phải có ít nhất 2 cửa với kích thước tối thiểu 2 m x 2m cho mỗi tầng;

- Khi diện tích nền nhà đến 200 m2 phải có 1 cửa kích thước 2m x 2m và 1 cửa hẹp hơn cho mỗi tầng.

Các cửa phải bố trí theo phương hướng khác nhau và phải mở ra phía ngoài. Những cửa thông với buồng phục vụ và xưởng máy phải có lò xo tự đóng và cửa phải mở vào phía trong nhà đặt nồi hơi.

Trong lúc nồi hơi đang hoạt động không được khóa hoặc cài then cửa.

8.2. Yêu cầu về chiếu sáng

8.2.1. Nhà đặt nồi hơi phải đủ ánh sáng về ban ngày cũng như ban đêm

Những chỗ do điều kiện kỹ thuật không thể thực hiện chiếu sáng tự nhiên thì thực hiện chiếu sáng nhân tạo.

Tiêu chuẩn về chiếu sáng không được thấp hơn tiêu chuẩn hiện hành về chiếu sáng nơi làm việc và các công trình công nghiệp.

8.2.2. Phải bố trí hệ thống chiếu sáng dự phòng cho những vị trí sau

8.2.2.1. Tủ hoặc trung tâm điều khiển

8.2.2.2. Mặt trước và lối đi giữa các nồi hơi, phía sau và phía trên nồi hơi

8.2.2.3. Đặt thiết bị đo lường, đo mức nước

8.2.2.4. Buồng thải tro xỉ

8.2.2.5. Buồng đặt quạt gió, quạt khói

8.2.2.6. Buồng đặt các bể chứa nhiên liệu lỏng và thiết bị khử khí

8.2.2.7. Đặt thiết bị xử lý nước, cấp nước

8.2.2.8. Các sàn và cầu thang

8.2.2.9. Buồng đặt bơm

8.2.3. Thiết bị chiếu sáng chính và dự phòng, thiết bị điện phải đảm bảo an toàn theo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn về điện hiện hành.

8.3. Vị trí nồi hơi

8.3.1. Độ cao từ sàn làm việc đến mép dưới của cửa cho than các nồi hơi đốt thủ công không được quá 0,7 m.

Khoảng cách từ mặt trước nồi hơi đến phần nhô ra của buồng đốt nồi hơi đặt đối diện không được nhỏ hơn trị số sau đây:

a) 1 m đối với các nồi hơi dùng nhiên liệu lỏng và khí;

b) 2 m đối với các nồi hơi có buồng đốt than cơ khí hóa;

c) Đối với các nồi hơi có công suất hơi không lớn hơn 2 t/h, khoảng cách này có thể cho phép dưới 2 m trong các trường hợp cụ thể sau:

- Đối với nồi hơi đốt nhiên liệu rắn bằng phương pháp thủ công có chiều dài thao tác không quá 1 m;

- Đối với nồi hơi không cần phải thao tác buồng đốt từ mặt trước.

d) Các trường hợp khác khoảng cách này không được nhỏ hơn 3 m.

8.3.2. Ở mặt trước của nồi hơi được phép lắp đặt các thiết bị phụ trợ và bảng điều khiển với điều kiện chiều rộng lối đi lại giữa chúng không nhỏ hơn 1,5 m và không cản trở cho việc thao tác, vận hành nồi hơi.

8.3.3. Đối với các nồi hơi cần thao tác ở hai bên sườn (trang than, thổi bụi, vệ sinh mương khói, bao hơi, ống góp…) thì khoảng cách này phải đủ rộng, không gây trở ngại cho việc thao tác và không cho phép nhỏ hơn:

a) 1,5 m đối với nồi hơi có công suất hơi đến 4 tấn/h;

b) 2,0 m đối với nồi hơi có công suất hơi trên 4 tấn/h.

8.3.4. Đối với các nồi hơi không cần phải thao tác ở hai bên sườn thì chiều rộng các lối qua lại giữa các nồi hơi với nhau hay giữa nồi hơi với tường của nhà đặt nồi hơi phải không nhỏ hơn 1m.

Chiều rộng lối qua lại giữa các phần nhô ra riêng biệt của bộ phận được bảo ôn, hoặc giữa các phần nhô này với phần nhô của nhà đặt nồi hơi (giá đỡ, cột chống, thang, sàn…) phải không nhỏ hơn 0,7 m.

Trường hợp không bố trí lối đi lại đến bao hơi, bộ hâm nước, thì chiều cao từ chúng tới bộ phận thấp nhất của mái phía trên không được nhỏ hơn 0,7 m.

8.4. Yêu cầu về sàn thao tác và cầu thang

8.4.1. Trong nhà đặt nồi hơi phải làm những cầu thang và sàn thao tác cố định có tay vịn và lan can vững chắc bằng vật liệu không cháy. Lan can cao không dưới 0,8 m, phía dưới lan can là thành kín cao ít nhất 100 mm.

Các sàn và cầu thang qua lại phải có lan can ở cả hai bên. Sàn có chiều dài lớn hơn 5 m phải có ít nhất hai cầu thang đặt ở hai đầu sàn.

8.4.2. Cấm làm sàn và bậc cầu thang bằng một thanh kim loại tròn nhẵn hoặc tấm kim loại mặt nhẵn.

8.4.3. Các kích thước cơ bản của thang như sau:

8.4.3.1. Chiều rộng của cầu thang không nhỏ hơn 600 mm;

8.4.3.2. Chiều cao giữa hai bậc không lớn hơn 200 mm;

8.4.3.3. Chiều rộng của mỗi bậc không nhỏ hơn 80 mm.

Cầu thang có chiều cao lớn phải làm sàn nghỉ. Khoảng cách giữa các sàn nghỉ không lớn hơn 4 m. Cầu thang cao hơn 1,5 m phải có độ dốc không quá 50 oC.

8.4.4. Chiều rộng của sàn thao tác các thiết bị phụ trợ, đo kiểm không được nhỏ hơn 800 mm; chiều rộng của các sàn ở các chỗ khác không được nhỏ hơn 600 mm.

Trên mặt sàn hoặc các bậc thang phải có khoảng trống cao ít nhất 2 m.

8.4.5. Khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ sàn thao tác đến mức trung bình của thiết bị đo mức nước không được nhỏ hơn 1 m và không lớn hơn 1,5 m.

Xem tiếp: TCVN 7704 : 2007 - phần 4

Xem lại: TCVN 7704 : 2007 - phần 2

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

5.0
848 Đánh giá
Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước TCVN 7704 : 2007 - phần 4

TCVN 7704 : 2007 - phần 4

Bài viết tiếp theo

Cùm ống 90

Cùm ống 90
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call