TCVN 7704 : 2007 - phần 5

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 27 phút đọc

10.2.2. Áp suất thử thủy lực đối với nồi hơi sau khi chế tạo xong trọn bộ theo quy định trong Bảng 8.

Bảng 8 - Áp xuất thử thủy lực nồi hơi

Áp suất thiết kế, MPa

Áp suất thử thủy lực, MPa

p ≤ 0,5

2p nhưng không nhỏ hơn 0,2 MPa

p > 0,5

1,5 p nhưng không nhỏ hơn 1 MPa

10.2.3. Khi thử riêng bộ hâm nước và bộ quá nhiệt thì áp suất thử thủy lực quy định trong Bảng 9.

Bảng 9 - Áp suất thử thủy lực bộ hâm nước và bộ quá nhiệt

Tên bộ phận

Áp suất thiết kế, MPa

Áp suất thử thủy lực, MPa

Bộ hâm nước ngắt được

p

1,5p

Bộ hâm nước không ngắt được

p

2,0p

Bộ quá nhiệt

p

1,5p

10.3. Trình tự thử thủy lực sau chế tạo

10.3.1. Thử bằng nước đã được lắng trong có nhiệt độ dưới 50 oC và không thấp hơn nhiệt độ môi trường chung quanh quá 5 oC.

10.3.2. Thời gian duy trì áp suất thử thủy lực là 30 min.

10.3.3. Việc tăng hoặc giảm áp suất phải làm từ từ để các bộ phận co giãn đều, đặc biệt khi nâng từ áp suất thiết kế đến áp suất thử.

10.3.4. Mọi việc kiểm tra, gõ búa lên thành các bộ phận hoặc mối nối chỉ được thực hiện khi đã hạ áp suất thử xuống bằng áp suất thiết kế.

10.3.5. Cấm dùng môi chất khí để thử thủy lực các nồi hơi.

10.4. Xác định kết quả thử thủy lực sau chế tạo

10.4.1. Thử thủy lực được coi là đạt chất lượng khi:

a) Không có hiện tượng nứt, rạn;

b) Không có các bụi nước, hạt nước chảy qua các mối núc, mối nối ren, bích, van;

c) Không có hiện tượng rịn mồ hôi, đọng sương trên các mối hàn;

d) Không có hiện tượng biến dạng;

Nếu có hiện tượng rịn nước qua các van, bích nối, ren nối với phụ kiện mà áp suất thử không bị giảm quá 3% trong thời gian duy trì áp suất thử (30 phút) thì cũng coi như đạt yêu cầu.

10.4.2. Kết quả kiểm tra thử thủy lực phải được lập thành biên bản có đầy đủ chữ ký của các thành viên trong hội đồng kỹ thuật. Biên bản đó phải được coi là tài liệu kỹ thuật bắt buộc đính kèm vào hồ sơ xuất xưởng và là cơ sở để cấp giấy chứng chỉ xuất xưởng.

11. Kiểm định sau khi lắp đặt và trong quá trình sử dụng

11.1. Những quy định chung

11.1.1. Tất cả các nồi hơi, bộ quá nhiệt, bộ hâm nước và các bộ phận chịu áp lực khác của nồi hơi đều phải được kiểm định sau khi lắp đặt, định kỳ trong quá trình sử dụng và kiểm định bất thường theo đúng quy định của tiêu chuẩn này.

Những bộ quá nhiệt, bộ hâm nước lắp riêng cũng phải được kiểm định theo thời hạn như đối với nồi hơi.

11.1.2. Khi kiểm định các thiết bị nồi hơi sau khi lắp đặt (kiểm định lần đầu để đăng ký đưa vào sử dụng) phải kiểm tra toàn bộ công trình xây dựng nồi hơi như nhà nồi hơi, cầu thang, sàn thao tác, hệ thống cấp nhiên liệu, thải tro xỉ, cấp nước… và việc tổ chức quản lý vận hành của đơn vị sử dụng.

11.1.3. Kiểm định các thiết bị nồi hơi sau khi lắp đặt phải được tiến hành trước khi xây tường và bọc cách nhiệt.

Đối với nồi hơi được chế tạo theo kiểu trọn gói (lắp nhanh) được phép bọc cách nhiệt ngay tại nơi chế tạo sau khi thử thủy lực đạt kết quả tốt thì tại nơi lắp đặt chỉ cần tiến hành khám xét toàn bộ (không thử thủy lực). Trong trường hợp này phải kèm theo các tài liệu thử thủy lực trong hồ sơ xuất xưởng.

11.2. Những quy định về kiểm định sau khi lắp đặt và trong quá trình sử dụng

11.2.1. Kiểm định bao gồm khám xét bên ngoài, bên trong và thử thủy lực

11.2.2. Khám xét bên ngoài và bên trong nhằm mục đích

11.2.2.1. Đối với nồi hơi mới lắp đặt: xác định việc lắp đặt và trang bị phù hợp với thiết kế và với tiêu chuẩn này: xác định chất lượng lắp đặt để đảm bảo đưa vào vận hành an toàn.

11.2.2.2. Việc kiểm định định kỳ hoặc bất thường nhằm xác định tình trạng kỹ thuật của nồi hơi và đánh giá khả năng làm việc tiếp tục của nồi hơi.

11.2.3. Thử thủy lực nhằm mục đích kiểm tra độ bền và độ kín của các bộ phận nồi hơi.

Nồi hơi được thử thủy lực đồng thời với các phụ kiện gắn trên thân nồi.

11.2.4. Thời hạn kiểm định định kỳ các nồi hơi:

11.2.4.1. Khám xét bên ngoài và bên trong: hai năm một lần;

11.2.4.2. Khám xét bên ngoài, bên trong, thử thủy lực: sáu năm một lần.

11.2.4.3. Kiểm tra vận hành nồi hơi: một năm một lần.

Việc thử thủy lực chỉ được tiến hành sau khi khám xét bên trong và bên ngoài đạt yêu cầu;

11.2.5. Những trường hợp phải được kiểm định bất thường:

11.2.5.1. Khi sử dụng lại các nồi hơi đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên;

11.2.5.2. Khi nồi hơi được cải tạo hoặc đổi chủ sở hữu, hoặc chuyển đến lắp đặt ở vị trí mới;

11.2.5.3. Khi nắn lại các chỗ phồng, móp hoặc sửa chữa có sử dụng phương pháp hàn tại các bộ phận chủ yếu của nồi hơi như: bao hơi, ống góp, ống lò, mặt sàng, hộp lửa…;

11.2.5.4. Khi thay quá 15% đinh giằng hoặc thanh néo của một thành phẳng bất kỳ;

11.2.5.5. Sau khi thay bao hơi, ống góp, bộ quá nhiệt, bộ giảm ôn, bộ hâm nước…;

11.2.5.6. Cùng một lúc thay quá 25 % tổng số các ống sinh hơi, ống lửa hoặc thay quá 50% tổng số các ống của bộ quá nhiệt, bộ hâm nước…;

11.2.5.7. Khi tán lại 10 đinh tán liền nhau trở lên hoặc tán lại quá 20% tổng số đinh tán của mối nối;

11.2.5.8. Khi có nghi ngờ về tình trạng kỹ thuật của nồi hơi.

Những nguyên nhân dẫn đến việc kiểm định bất thường đều phải ghi rõ vào lý lịch của nồi hơi.

11.2.6. Chuẩn bị hồ sơ để kiểm định các nồi hơi

11.2.6.1. Đới với các nồi mới lắp đặt:

a) Lý lịch nồi hơi theo quy định của cơ quan có trách nhiệm đăng ký.

b) Hồ sơ xuất xưởng của nồi hơi.

c) Biên bản lắp đặt gồm các điểm chính sau:

- Tên cơ sở lắp đặt và cơ sở sử dụng;

- Đặc tính của những vật liệu bổ sung khi lắp đặt;

- Những số liệu về hàn như: công nghệ hàn, mã hiệu que hàn, tên thợ hàn và kết quả thử nghiệm các mối hàn;

- Các biên bản kiểm định từng bộ phận nồi hơi, nếu có;

- Các tài liệu về kiểm tra hệ thống ống bằng cách thông bi hoặc bằng các phương pháp khác để đảm bảo hệ thống ống thông suốt, nếu có;

- Các tài liệu về kiểm tra quang phổ đối với các bộ phận nồi hơi, bộ quá nhiệt làm việc với nhiệt độ thành lớn hơn 450 oC, nếu có;

- Tài liệu xác nhận chất lượng nồi hơi sau khi vận chuyển đến nơi lắp đặt.

11.2.6.2. Đối với các nồi hơi đang sử dụng khi kiểm định định kỳ hoặc bất thường: nếu sửa chữa có thay thế, hàn… các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi phải lập hồ sơ sửa chữa.

11.2.7. Trước khi tiến hành khám xét bên trong, bên ngoài nồi hơi cần phải được làm nguội, vệ sinh sạch tro, bụi, xỉ, cáu cặn. Các thiết bị lắp bên trong bao hơi phải được tháo gỡ đưa ra ngoài nếu như ảnh hưởng tới việc khám xét.

11.2.7.1. Đối với những thiết bị nồi hơi có chiều cao từ 2 mét trở lên phải làm các công trình (dàn giáo) để có thể xem xét được tất cả các bộ phận của nồi hơi.

11.2.7.2. Khi nghi ngờ tình trạng kỹ thuật các bộ phận chịu áp lực của nồi hơi, người sử dụng nồi hơi cần tháo gỡ một phần hoặc toàn bộ lớp cách nhiệt, tháo gỡ một số ống lửa hoặc cắt một số đoạn ống nước để kiểm tra.

11.2.8. Khi khám xét bên ngoài và bên trong nồi hơi, cần chú ý phát hiện những thiếu sót sau:

11.2.8.1. Các vết nứt, rạn, vết móp, chỗ phồng phía trong và phía ngoài thành nồi hơi; dấu vết rò rỉ hơi, rò rỉ nước lại các mối hàn, mối tán đinh, mối núc ống.

11.2.8.2. Tình trạng cáu cặn, hạn gỉ, ăn mòn thành kim loại các bộ phận.

11.2.8.3. Tình trạng kỹ thuật của phụ kiện, dụng cụ đo kiểm và an toàn.

11.2.8.4. Tình trạng kỹ thuật của lớp cách nhiệt và nhà đặt nồi hơi.

11.2.8.5. Đối với những vị trí không thể tiến hành khám xét bên trong khi kiểm định thì việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật phải được thực hiện theo tài liệu kỹ thuật của nhà máy chế tạo. Trong tài liệu phải nêu rõ: khối lượng cần kiểm tra, phương pháp và trình tự kiểm tra.

11.2.9. Khi kiểm định, nếu phát hiện thấy vết nứt bề mặt hoặc không kín khít tại các mối núc, mối tán đinh nhờ dấu hiệu rò rỉ nước, hơi, đọng muối… cơ sở sử dụng phải tìm nguyên nhân và phải có hình thức xử lý triệt để.

11.2.10. Khi phát hiện có những khuyết tật làm giảm độ bền thành chịu áp lực (thành bị mỏng, các mối nối mòn…) cần phải giảm thông số làm việc của nồi hơi. Việc giảm thông số phải dựa trên cơ sở tính sức bền theo các số liệu thực tế.

11.2.11. Trường hợp gặp khó khăn trong việc xác định nguyên nhân gây ra các khuyết tật đã phát hiện được, người sử dụng phải chịu trách nhiệm tiến hành các khảo nghiệm cần thiết.

Trong quá trình xác định nguyên nhân và đánh giá khả năng cho phép nồi hơi được tiếp tục hoạt động, người sử dụng phải ngừng vận hành thiết bị nồi hơi này.

11.2.12. Không được cho nồi hơi tiếp tục hoạt động khi kết quả thử cơ tính kim loại của bao hơi, bao nước hoặc các bộ phận chủ yếu khác của nồi như sau:

11.2.12.1. Đối với các bộ phận chế tạo từ thép cácbon, nếu:

- Độ bền kép thấp hơn 3,2 mPa;

- Tỷ số giữa giới hạn chảy quy ước (khi biến dạng dư 0,2%) với độ bền kéo lớn hơn 0,75;

- Độ giãn dài tương đối nhỏ hơn 16%;

- Độ dài va đập trên mẫu thử có đầu vát nhọn nhỏ hơn 0,25 Nm/cm2

11.2.12.2. Đối với các bộ phận chế tạo bằng thép hợp kim: theo tài liệu kỹ thuật của nhà máy chế tạo quy định.

11.2.13. Ngoài thời hạn phải tổ chức kiểm định định kỳ như 11.2.4 người sử dụng nồi hơi phải tiến hành tự khám xét bên trong và bên ngoài nồi hơi sau mỗi lần ngừng nồi hơi để vệ sinh hoặc sửa chữa, nhưng không ít hơn một năm một lần.

Sau mỗi lần mở bao hơi, thân nồi hơi hoặc ống góp đơn vị sử dụng phải thử thủy lực đến áp suất làm việc nếu như việc sửa chữa đó không bắt buộc phải tiến hành kiểm định bất thường theo quy định.

11.3. Xác định áp suất thử thủy lực sau khi lắp đặt và trong quá trình sử dụng

11.3.1. Sau khi có kết quả tốt về khám xét kỹ thuật, các nồi hơi phải được thử thủy lực.

11.3.2. Áp suất thử thủy lực các nồi hơi sau khi lắp đặt cũng giống như áp suất thử thủy lực các nồi hơi sau khi chế tạo, theo Bảng 10

Bảng 10 - Áp suất thử thủy lực

Áp suất thiết kế, MPa

Áp suất thử thủy lực, MPa

p ≤ 0,5

2 p nhưng không nhỏ hơn 0,2 MPa

p > 0,5

1,5 p nhưng không nhỏ hơn 1 MPa

11.3.3. Nồi hơi được chế tạo theo kiểu trọn gói nếu khi vận chuyển đến nơi lắp đặt không bị hư hỏng ở các bộ phận chịu áp lực thì được miễn thử thủy lực.

11.3.4. Áp suất thử thủy lực các nồi hơi khi kiểm định định kỳ hoặc bất thường phụ thuộc áp suất làm việc định mức của nồi hơi theo Bảng 11.

Bảng 11

Áp suất làm việc định mức của nồi hơi, MPa

Áp suất thử thủy lực, MPa

plv

1,5 plv khi plv ≤ 0,5 MPa nhưng không nhỏ hơn 0,2 MPa

plv

1,25 plv khi plv > 0,5 MPa nhưng không nhỏ hơn plv + 0,3 MPa

CHÚ THÍCH

plv là áp suất của hơi ra khỏi nồi hơi đối với nồi hơi chỉ sản xuất hơi bão hòa;

plv là áp suất của hơi ra khỏi bộ quá nhiệt đối với nồi hơi sản xuất hơi quá nhiệt.

Khi nhà chế tạo quy định áp suất thử thủy lực cao hơn Bảng 11 thì theo quy định của nhà chế tạo.

11.4. Trình tự thử thủy lực

Thời gian duy trì áp suất thử thủy lực sau lắp đặt là 20 min, định kỳ là 5 min. Trình tự thử thủy lực đối với thiết bị nồi hơi sau khi lắp đặt, định kỳ hoặc bất thường theo quy định trong 10.3.1, 10.3.3, 10.3.4 và 10.3.5.

11.5. Xác định kết quả thử thủy lực

11.5.1. Xác định kết quả thử thủy lực theo đúng 10.4.1.

11.5.2. Kết quả kiểm định nồi hơi phải được ghi vào lý lịch nồi hơi cùng với áp suất làm việc cho phép và thời hạn khám nghiệm lần tiếp theo.

11.6. Điều tra sự cố và tai nạn lao động có liên quan đến thiết bị nồi hơi

11.6.1. Các sự cố nồi hơi dẫn tới phải kiểm định bất thường phải được tiến hành điều tra để xác định nguyên nhân và biện pháp xử lý.

11.6.2. Nếu sự cố gây tai nạn cho người thì việc khai báo và điều tra tai nạn lao động phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

 

Phụ lục A

(quy định)

Nhiệt độ tính toán của thành các bộ phận nồi hơi

A.1. Nhiệt độ tính toán của thành các bộ phận của nồi hơi ống nước

A.1.1. Yêu cầu chung

Nhiệt độ tính toán của thành được dùng để thiết kế tính toán độ bền các bộ phận nồi hơi và trong mọi trường hợp không được lấy thấp hơn 250 °C.

A.1.2. Bao hơi, bao nước, thân nồi hơi, ống góp và các chi tiết chịu áp lực tương tự được chọn như sau:

a) Các bộ phận không bị đốt nóng bởi khói nóng và các bộ phận được bảo vệ đầy đủ đối với khói nóng thì nhiệt độ T phải bằng nhiệt độ lớn nhất của nước nóng hay hơi nước nằm bên trong;

CHÚ THÍCH: Việc đặt bên ngoài một lớp vật liệu chịu lửa hay cách nhiệt có khả năng bị bong tróc ra khỏi bề mặt cần bảo vệ không được coi là bảo vệ đầy đủ.

b) Các bộ phận bị đốt nóng bởi khói nóng thì T là nhiệt độ trung bình của thành do nhà chế tạo tính toán xác định, nhưng phải lấy lớn hơn nhiệt độ lớn nhất của nước hoặc hơi nước bên trong đó ít nhất là 25 0

Bao hơi và ống góp có chiều dày lớn hơn 22 mm không được tiếp xúc trực tiếp với khói nóng có nhiệt độ cao hơn 650 °C, trừ khi có các biện pháp làm mát thích hợp.

c) Khi xác định nhiệt độ lớn nhất của hơi quá nhiệt cần tính đến các yếu tố sau đây:

- Lượng nhiệt lượng của khói dẫn vào các dàn ống của bộ quá nhiệt, sự chênh lệch nhiệt độ của hơi ở các dàn ống phía trước đưa vào và sự sai lệch so với điều kiện chạy lý tưởng;

- Sự không đồng đều về nhiệt độ và lưu lượng của khói nóng trong mặt cắt ngang bất kỳ nào của đường dẫn khói.

Khi nhiệt độ của hơi nước không quá 425 °C thì sự chênh lệch từ 15 °C trở xuống cần phải được bổ sung vào trị số nhiệt độ này, khi nhiệt độ của hơi nước cao hơn 425 °C thì chỉ trong các trường hợp đặc biệt sự chênh lệch nhiệt độ dưới 15 °C mới được bổ sung vào trị số nhiệt độ này.

A.1.3. Các ống nồi hơi

Đối với các ống nồi hơi nhiệt độ thành ống T phải được lấy:

a) Đối với các ống chủ yếu chịu tác dụng của nhiệt đối lưu, lớn hơn nhiệt độ hơi bão hòa ở áp suất tính toán một trị số nhỏ nhất là 25 °C;

b) Đối với các ống chủ yếu chịu tác dụng của nhiệt bức xạ, lớn hơn nhiệt độ hơi bão hòa ở áp suất tính toán một trị số nhỏ nhất là 50 °C.

A.1.4. Các ống của bộ quá nhiệt và tái quá nhiệt hơi thì nhiệt độ thành ống T phải được lấy

a) Đối với các ống chủ yếu chịu tác dụng của nhiệt đối lưu, lớn hơn nhiệt độ của hơi ra khỏi bộ phận khảo sát một trị số ít nhất là 35 °C;

b) Đối với các ống chủ yếu chịu tác dụng của nhiệt bức xạ, lớn hơn nhiệt độ hơi ra khỏi bộ phận khảo sát một trị số ít nhất là 50 °C;

Xem tiếp: TCVN 7704 : 2007 - phần 6

Xem lại: TCVN 7704 : 2007 - phần 4

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

5.0
846 Đánh giá
Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước TCVN 7704 : 2007 - phần 6

TCVN 7704 : 2007 - phần 6

Bài viết tiếp theo

Cùm ống 90

Cùm ống 90
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call