Chai chứa khí - chai chứa khí bằng thép không hàn - kiểm tra và thử định kỳ - phần 3

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 23 phút đọc

11.4.4.2.3. Quy trình hiệu chuẩn

Trong quy trình hiệu chuẩn, thiết bị kiểm tra bằng siêu âm phải được điều chỉnh sao cho biên độ của các tiếng dội từ các rãnh chuẩn bằng mức báo động (ví dụ, Hình 9). Mức báo động này phải được chỉnh đặt tới ít nhất là 50 % chiều cao của màn hình. Trên các hệ thống tự động, bước này phải được thực hiện bằng động lực học. Độ nhạy này là độ nhạy chuẩn.

no-image

CHÚ DẪN:

1 Mức báo động.

2 Tín hiệu của rãnh chuẩn.

Hình 9 - Biên độ của rãnh chuẩn

Đối với các chai chứa khí được kiểm tra bằng màn hình mà trước đây chưa được kiểm tra bằng siêu âm và chứa khí gây giòn [xem TCVN 6874-1 (ISO 11114-1)], độ nhạy của siêu âm có thể được lên 6 dB với điều kiện là hệ thống được hiệu chuẩn lần đầu tiên dựa vào đặc điểm chuẩn được sử dụng cho chuẩn nghiệm thu để xác lập độ nhạy cơ bản (ví dụ: Hình 10). Các chai không đáp ứng yêu cầu của kiểm tra bằng màn hình cần phải được khảo sát thêm hoặc được đưa vào diện không sử dụng được.

no-image

CHÚ DẪN:

1 Mức báo động.

2 Tín hiệu của rãnh chuẩn được điều chỉnh.

Hình 10 - Biên độ thử trên màn hình

11.4.4.3. Chiều dày thành

Để hiệu chuẩn phép đo chiều dày thành bằng tay và tự động, phải sử dụng một bề mặt cục bộ mỏng (LTA) có đường kính tối thiểu phải bằng x 2 chiều rộng hiệu dụng của chùm tia tại điểm đi vào trên mẫu thử hiệu chuẩn, và đã biết chiều dày chính xác của thành.

Chiều dày thành nhỏ nhất được bảo đảm của chai chứa khí đã biết từ phê duyệt kiểu được chỉnh đặt làm mức báo động trong thiết bị đánh giá của dụng cụ đo chiều dày thành bằng siêu âm.

11.4.4.4. Tần suất hiệu chuẩn

Thiết bị kiểm tra bằng siêu âm (UE) phải được hiệu chuẩn ít nhất là tại lúc bắt đầu và kết thúc mỗi ca của người vận hành, bất kể độ dài của thời gian và khi thay đổi bất cứ thiết bị đo thời gian nào (ví dụ: thay đổi biến tử). Cũng phải thực hiện sự hiệu chuẩn tại lúc các hoạt động có thời gian ít hơn khoảng thời gian của một ca bình thường. Nếu trong quá trình hiệu chuẩn không phát hiện được sự hiện diện của rãnh chuẩn tương ứng thì tất cả các chai được kiểm tra tiếp sau sự hiệu chuẩn cuối cùng được chấp nhận phải được kiểm tra lại sau khi hiệu chuẩn lại thiết bị.

11.4.5. Thực hiện kiểm tra

11.4.5.1. Phát hiện khuyết tật trong phần hình trụ bằng thiết bị tự động

Phần hình trụ của chai và các phần chuyển tiếp với vai và đáy chai phải được kiểm tra các khuyết tật dọc và ngang bằng thiết bị kiểm tra tự động. Tốc độ lặp lại của xung trong các biến tử, tốc độ quay của chai và tốc độ chiều trục của đầu quét phải được điều chỉnh so với nhau sao cho hệ thống có khả năng định vị tất cả các vết nứt hiệu chuẩn. Tại bất cứ thời điểm nào, các tốc độ được sử dụng trong kiểm tra cũng không được vượt quá các tốc độ được sử dụng trong hiệu chuẩn. Phải bảo đảm cho hệ thống phải được 100 % bề mặt được kiểm tra. Khi có thể áp dụng được, ví dụ như, một hệ thống phát hiện dựa trên đường xoắn ốc, phải bảo đảm có độ phủ chờm ít nhất là 10 %. Hình 7 giới thiệu sự bố trí rãnh cho kiểm tra của một vùng chuyển tiếp thành bên đáy, (SBT).

11.4.5.2. Phát hiện khuyết tật ở các đầu mút chai đối với các chai có các vành chân

Trong trường hợp các chai có vành chân chai, phải kiểm tra bề mặt giới hạn trong vùng chuyển tiếp, có tính đến khả năng tiếp cận bề mặt thử và độ nhám của bề mặt ngoài (xem Hình 2).

11.4.5.3. Đo chiều dày thành bằng thiết bị tự động

Phải kiểm tra 100 % thành mỏng của phần hình trụ.

11.4.5.4. Đo chiều dày đáy bằng thử nghiệm bằng tay

Chỉ đối với các chai có đáy lồi (xem Hình 11) phải đo chiều dày của đáy ở tâm bằng tay với biến tử siêu âm bình thường nếu không thực hiện được kiểm tra bằng siêu âm (UE) bằng thiết bị tự động. Giá trị đo này phải lớn hơn hoặc bằng chiều dày nhỏ nhất được bảo đảm của thành bên cho các dạng A và B Hình 11 và lớn hơn hoặc bằng x 1,5 chiều dày nhỏ nhất được bảo đảm của thành bên cho các dạng C và D.

Chiều dày, b, ở tâm của đầu mút lồi không được nhỏ hơn chiều dày được yêu cầu bởi các chuẩn (tiêu chí) sau khi bán kính góc lượn chuyển tiếp bên trong, r, không nhỏ hơn 0,075 D.

b ≥1,5 tc đối với 0,40 > H/D ≥ 0,20

b ≥ tc đối với H/D ≥ 0,40

11.4.6. Giải thích kết quả

Các chai chứa khí được kiểm tra theo độ nhạy kiểm tra phù hợp với 11.4.4.2 và 11.4.4.3 được xem là vượt qua được kiểm tra khi không ghi được tín hiệu khuyết tật nào vượt quá mức báo động. Khi ghi được một tín hiệu khuyết tật vượt qua mức báo động (khuyết tật hoặc chiều dày thành dưới chiều dày thành nhỏ nhất được bảo đảm) (ví dụ: Hình 12), chai phải được đánh giá lại phù hợp với Phụ lục B hoặc bị loại bỏ.

11.4.7. Hồ sơ

Ngoài hồ sơ yêu cầu như đã quy định trong 15.7, phải ghi lại các thông tin sau:

a) Nhận dạng thiết bị siêu âm sử dụng;

b) Số loạt hoặc nhận dạng duy nhất của chai hiệu chuẩn được sử dụng;

c) Ký hiệu (biểu tượng) của kiểm tra bằng siêu âm;

d) Các kết quả kiểm tra. Nếu sự đánh giá tiếp sau phù hợp với 11.4.6 và Phụ lục B về đánh giá lại chai, phải ghi lại cơ sở của việc đánh giá lại.

12. Kiểm tra van và các phụ tùng khác

Nếu đưa lại vào sử dụng một van hoặc bất cứ phụ tùng nào khác thì chúng phải được kiểm tra và bảo dưỡng để bảo đảm rằng sẽ được sử dụng tốt và đáp ứng các yêu cầu về độ kín khí so với tiêu chuẩn chế tạo van, xem TCVN 7163 (ISO 10297). Ví dụ về một phương pháp thích hợp được cho trong Phụ lục F.

13. Thay thế các chi tiết của chai

Có thể thực hiện việc thay thế các vành chân chai và vành cổ chai hoặc mài các rãnh cắt và các khuyết tật khác. Tất cả các nguyên công đòi hỏi phải sử dụng nhiệt tuân theo các giới hạn và nhiệt được cho trong 15.1. Tất cả các sản phẩm ăn mòn phải được loại bỏ trước khi sửa chữa.

CHÚ THÍCH: Khi vành cổ và/hoặc vành chân chai được thay thế, khối lượng rỗng của chai có thể thay đổi.

14. Sửa chữa chai

Bất cứ nguyên công nào có thể dẫn đến suy giảm chiều dày thành xuống dưới chiều dày thành nhỏ nhất được bảo đảm phải được thực hiện trước khi kiểm tra và thử nghiệm (xem Phụ lục B).

no-image

CHÚ DẪN:

1 Phần hình trụ.

Hình 11 - Các đầu mút của đáy lồi

no-image

 

CHÚ DẪN:

T2 Biến tử ngang.

1 Màn hình.

2 Thành chai.

3 Tín hiệu UE từ thành chai.

4 Vết nứt trên bề mặt trong.

5 Tín hiệu UE từ vết nứt.

6 Vùng có các tín hiệu từ các vết nứt trên bề mặt trong.

7 Vùng có các tín hiệu từ các vết nứt trên bề mặt ngoài.

8 Mức báo động.

Hình 12 - Ví dụ về phát hiện vết nứt theo chiều ngang

15. Nguyên công cuối cùng

15.1. Sấy khô, làm sạch và sơn

15.1.1. Sấy khô và làm sạch

TCVN 10363:2014

Phía bên trong của mỗi chai phải được sấy khô hoàn toàn bằng phương pháp thích hợp, ở nhiệt độ không vượt quá 300oC, ngay sau khi thử áp suất thủy lực sao cho không còn vết nước tự do. Phải kiểm tra phía bên trong của chai để bảo đảm rằng chai đã khô và không có các chất nhiễm bẩn khác.

15.1.2. Sơn và phủ

Đôi khi các chai được sơn khi sử dụng các loại sơn có yêu cầu phải sấy. Cũng có thể phủ lại các lớp phủ chất dẻo. Việc sơn và phủ phải được thực hiện sao cho vẫn có thể đọc được các nhãn cố định trên chai.

Trong bất cứ trường hợp nào nhiệt độ của chai cũng không được vượt quá 300oC vì sự quá nhiệt có thể làm thay đổi cơ tính của chai.

15.2. Lắp lại van chai

Trước khi lắp lại van chai phải nhận dạng loại ren. Van thích hợp phải được lắp phù hợp với TCVN 7389 (ISO 13341).

15.3. Kiểm tra khối lượng bì của chai

Yêu cầu này chỉ áp dụng cho các chai chứa khí hóa lỏng. Tuy nhiên có thể áp dụng yêu cầu này cho bất cứ chai nào nếu có nghi ngờ. Phải thu được khối lượng bì của chai bằng cách cân theo cân có thang đo được hiệu chuẩn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Thang đo của cân phải được kiểm tra độ chính xác hàng ngày. Khả năng của thang đo của cân phải thích hợp với khối lượng bì của các chai thích hợp.

Khối lượng bì là của khối lượng rỗng cộng với khối lượng của bất cứ lớp phủ (ví dụ: như sơn) được sử dụng trong dịch vụ, khối lượng của van, bao gồm cả ống nhúng khi được lắp, bất cứ bộ phận bảo vệ van cố định nào và khối lượng của tất cả các chi tiết khác được lắp cố định (ví dụ: như lắp bằng đồ kẹp hoặc bu lông) với chai khi được đưa vào nạp. Nếu khối lượng bì của chai khác với khối lượng được ghi nhãn lớn hơn giá trị được cho trong Bảng 1 và sự khác biệt này không phải là do hư hỏng thì khối lượng ban đầu phải được loại bỏ. Khối lượng bì mới, chính xác phải được ghi nhãn bền vững và dễ đọc [(xem TCVN 10367 (ISO 13769)]. Khối lượng rỗng của vỏ không được thay đổi.

Bảng 1 - Sai lệch cho phép của khối lượng bì

Dung tích nước của chai, V

(l)

Sai lệch lớn nhất cho phép của khối lượng bì

(g)

0,5 ≤ V < 5,0

± 50

5,0 ≤ V ≤ 20

± 200

V > 20

± 400

15.4. Ghi nhãn thử lại

15.4.1. Quy định chung

Sau khi hoàn thành tốt kiểm tra và thử định kỳ, mỗi chai phải được ghi nhãn cố định theo tiêu chuẩn hoặc quy định có liên quan, ví dụ TCVN 10367 (ISO 13769) với

a) Nhãn hoặc nhận dạng của cơ quan kiểm tra có thẩm quyền hoặc trạm thử nghiệm, và

b) Ngày tháng năm thử.

15.4.2. Ký hiệu của người thử lại và ngày thử lại

Ký hiệu (hoặc biểu tượng) của người thử lại là ký hiệu của cơ quan kiểm tra hoặc trạm thử nghiệm. Ngày thử lại là ngày thử hiện thời được chỉ thị bằng năm và tháng.

15.4.3. Ghi nhãn cố định

Các nhãn này phải phù hợp với tiêu chuẩn hoặc quy định có liên quan, ví dụ TCVN 10367 (ISO 13769).

15.5. Tham khảo cho kiểm tra và ngày thử tiếp sau

Theo các quy định có liên quan của cơ quan có thẩm quyền và khi các quy định yêu cầu, kiểm tra và ngày thử tiếp sau có thể được chỉ dẫn bằng một phương pháp thích hợp như bằng một đĩa được lắp giữa van và chai trên có chỉ ra ngày (năm và tháng) kiểm tra và/hoặc thử định kỳ tiếp sau.

Phụ lục G đưa ra một ví dụ của một hệ thống hiện có để chỉ báo ngày thử lại, các hệ thống khác đang được sử dụng và các hệ thống tương tự được sử dụng với các màu sắc khác nhau cho cùng một năm.

15.6. Nhận biết dung lượng

Trước khi chai được lại vào sử dụng, phải nhận biết được các dung lượng được dự định sử dụng. Đây không phải là một phần của quy trình kiểm tra và thử định kỳ. Để ví dụ: dùng TCVN 6296 (ISO 7225) về dán nhãn và TCVN 6293 (ISO 32) về mã hóa màu sắc. Nếu có yêu cầu phải sơn, phải thực hiện phù hợp với 15.1.2. Nếu có đòi hỏi của thay đổi dịch vụ cung cấp, phải chú ý tuân theo các yêu cầu của TCVN 10359 (ISO 11621).

15.7. Hồ sơ

Kiểm tra và thử định kỳ đối với chai phải được nhân viên của trạm thử nghiệm ghi lại, và các thông tin sau phải sẵn có cho kiểm tra:

a) Tên của chủ sở hữu;

b) Số loại của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu;

c) Khối lượng chai (khối lượng rỗng) hoặc khối lượng bì, khi áp dụng được;

d) Loại kiểm tra và thử nghiệm được thực hiện;

e) Áp suất thử (nếu áp dụng)

f) Kết quả kiểm tra và thử (đạt hoặc không đạt); trong trường hợp không đạt cần ghi lại các lý do;

g) Ngày thử lại hiện hành - ngày/tháng/năm;

h) Ký hiệu nhận dạng cơ quan thử lại hoặc trạm thử nghiệm;

i) Nhận dạng người thử lại;

j) Chi tiết về bất cứ các sửa chữa nào đối với chai được thực hiện cho các khuyết tật như đã mô tả trong Phụ lục B;

Ngoài ra, phải có khả năng thu được các thông tin sau từ hồ sơ, các thông tin này không cần thiết phải lưu giữ trên một tệp tin (file) riêng, nhưng sẽ có thể giúp cho truy tìm nguồn gốc của một chai cụ thể. Các thông tin này bao gồm:

k) Tên của nhà sản xuất chai;

l) Số loạt của nhà sản xuất;

m) Đặc tính kỹ thuật của thiết kế chế tạo;

n) Dung tích/cỡ nước;

o) Ngày thử trong sản xuất.

16. Loại bỏ và đưa chai vào diện không sử dụng được

Quyết định loại bỏ một chai có thể được đưa ra ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình kiểm tra và thử định kỳ. Nếu không thể phục hồi được một chai bị loại bỏ, sau khi thông báo cho chủ sở hữu, trạm thử nghiệm phải đưa chai vào diện không sử dụng được để kiểm soát khi có áp sao cho không thể đưa bất cứ chi tiết nào của chai, đặc biệt là vai chai, vào sử dụng lại. Trong trường hợp có bất cứ sự không phù hợp nào phải bảo đảm có sự hiểu biết đầy đủ sự liên quan đến pháp luật của các hoạt động dự định thực hiện.

Trước khi có bất cứ hoạt động nào như sau phải bảo đảm cho chai ở trạng thái rỗng (xem Điều 6). Có thể sử dụng các phương pháp sau:

a) Ép bẹp chai bằng các biện pháp cơ học;

Xem lại: Chai chứa khí - chai chứa khí bằng thép không hàn - kiểm tra và thử định kỳ - phần 2

Xem tiếp: Chai chứa khí - chai chứa khí bằng thép không hàn - kiểm tra và thử định kỳ - phần 4

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước Chai chứa khí - chai chứa khí bằng thép không hàn - kiểm tra và thử định kỳ - phần 4

Chai chứa khí - chai chứa khí bằng thép không hàn - kiểm tra và thử định kỳ - phần 4

Bài viết tiếp theo

Củ hút bùn

Củ hút bùn
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call