Chai chứa khí - chai chứa khí bằng thép không hàn - kiểm tra và thử định kỳ - phần 5
Hình B.5 - Các lỗ ăn mòn lỗ chỗ tách biệt
Phụ lục C
(Tham khảo)
Danh mục các khí ăn mòn vật liệu chai
Danh mục các khí ăn mòn vật liệu chai được cho trong Bảng C.1.
Bảng C.1 - Các khí ăn mòn vật liệu chai
Tên khí |
Công thức hóa học |
Cấp hoặc phân chia của UN |
Rủi ro phụ |
Botriclorua |
BCl3 |
2,3 |
8 |
Botriflorua |
BF3 |
2,3 |
8 |
Clo |
Cl2 |
2,3 |
8 |
Điclosilan |
SiH2Cl2 |
2,3 |
2,1; 8 |
Flo |
F2 |
2,3 |
5,1; 8 |
Hyđro bromua |
HBr |
2,3 |
8 |
Hyđro clorua |
HCl |
2,3 |
8 |
Hyđro xyanua |
HCN |
6,1 |
3 |
Hyđro flonua |
HF |
8 |
6,1 |
Hyđro iođua |
HI |
2,3 |
8 |
Metyl bromua |
CH3Br (R40B1) |
2,3 |
|
Nitơ oxit |
NO |
2,3 |
5,1; 8 |
Nitơ đioxit |
N2O4 |
2,3 |
5,1; 8 |
Photgen |
COCl2 |
2,3 |
8 |
Silic tetraclorua |
SiCl4 |
8 |
|
Silic tetraflorua |
SiF4 |
2,3 |
8 |
Sunfua tetraflorua |
SF4 |
2,3 |
8 |
Triclosilan |
SiHCl3 |
4,3 |
3,8 |
Vonfram hexaflorua |
WF6 |
2,3 |
8 |
Vinyl bromua |
C2H3Br (R1140B1) |
2,1 |
|
Vinyl clorua |
C2H3Cl (R1140) |
2,1 |
|
Vinyl florua |
C2H3F (R1141) |
2,1 |
|
CHÚ THÍCH 1: Các khí này ở dạng tinh khiết được xác định có tiềm năng ăn mòn các thép hợp kim thấp. Xem các Bảng 4, 6, 8, 9, 10 và 11 của TCVN 6874-1:2001(ISO 11114-1:1997) CHÚ THÍCH 2: Các hỗn hợp chứa các khí này có thể không có tính ăn mòn. |
Phụ lục D
(Quy định)
Quy trình được chấp nhận khi tháo van và/hoặc khi có nghi ngờ rằng van bị tắc
D.1. Kiểm tra van bị tắc
Các quy trình sau được thực hiện bởi các nhân viên đã được đào tạo. Xét về các mối nguy hiểm có tiềm năng trong các chai, nguyên công này có thể dẫn đến thương tích do sự giải phóng năng lượng còn tích giữ trong chai, các mối nguy hiểm cháy và độc hại, vì vậy các nhân viên phải có sự đề phòng cần thiết khi thực hiện công việc. Khi khí, nếu có, đã được giải phóng và áp suất trong chai giảm xuống tới áp suất khí quyển và trong trường hợp các khí hóa lỏng, khí không có sự đóng băng hoặc sương trên bề mặt ngoài của chai, van có thể được tháo ra sau khi đã thực hiện kiểm tra bổ sung để xác minh rằng có đường dẫn khí tự do qua van.
Như đã chỉ dẫn trong Điều 6, phải thực hiện việc kiểm tra có hệ thống để xác minh rằng đường dẫn khí qua van không bị tắc. Phương pháp được chấp nhận phải là một quy trình được xác nhận là một trong các quy trình an toàn sau hoặc một quy trình có các biện pháp bảo đảm an toàn tương đương:
- Dẫn một khí không phản ứng với khí còn tồn lại trong chai ở áp suất tới 5 bar và kiểm tra sự xả ra của khí này;
- Sử dụng một dụng cụ được chỉ ra trên Hình D.1 để bơm không khí vào chai bằng tay;
- Đối với chai chứa khí hóa lỏng, trước tiên cần kiểm tra để xác minh rằng tổng khối lượng của chai giống như khối lượng bì được ghi nhãn trên chai. Nếu có độ chênh lệch dương, chai có thể chứa khí hóa lỏng có áp hoặc chất nhiễm bẩn. Không có độ chênh lệch dương sẽ loại trừ được sự hiện diện của khí có áp;
- Đối với một van kết hợp với thiết bị áp suất dư [ví dụ xem TCVN 9314 (ISO 15996)], người vận hành phải sử dụng một đầu nối riêng để giải phóng áp suất dư và kiểm tra việc áp suất đã được giải phóng bằng một trong các phương pháp được mô tả trước đây.
D.2. Van không bị tắc
Chỉ khi có thể xác minh được rằng dòng khí không bị tắc trong van chai thì mới có thể tháo van ra. Phải đánh giá sự bảo vệ cá nhân trong quá trình tháo van.
D.3. Van bị tắc
Phải áp dụng các phương pháp sau cho các chai chứa các khí không độc hại, không dễ cháy và không có cloflocácbon (CFC). Nên có sự đề phòng bảo đảm an toàn thích hợp để bảo đảm rằng không có nguy hiểm do sự xả ra không được kiểm soát của bất cứ khí còn dư nào. Khi chai được xem là có đường dẫn khí trong van bị tắc thì chai phải được để sang một bên và được xử lý bởi các nhân viên đã được đào tạo cho nhiệm vụ này như sau:
- Cưa hoặc khoan thân van tới khi gặp đường dẫn khí giữa thân van và mặt tựa của đế van. Nguyên công này phải được làm nguội tốt đặc biệt là khi xử lý các khí oxy hóa; hoặc
- Nới lỏng hoặc chọc thủng cơ cấu an toàn áp suất bằng phương pháp có kiểm soát;
Các phương pháp sau áp dụng cho các chai chứa các khí độc hại, dễ cháy, có phản ứng với không khí, nước, oxy hóa và CFC. Sau khi xả khí, phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn và sau đó là loại bỏ khí một cách an toàn và không tác động đến môi trường;
- Tháo ra một phần van trong phạm vi nắp có vòng bít được kẹp chặt và nối vào chai và được thông hơi ra một điểm xả an toàn. Các nguyên lý hoạt thích hợp của thiết bị được minh họa trên Hình D.2. Phải thực hiện quy trình này bằng phương pháp có kiểm soát sao cho tránh được thương tích cho người; hoặc
- Tháo van bằng cơ khí trong không gian kín, cơ cấu tự động sẽ chứa khí thải ra và năng lượng thải ra; hoặc
- Đặt chai trong thùng chứa thích hợp cho chứa khí thải ra và năng lượng thải ra, và ép bẹp hoặc chọc thủng chai để giải phóng vật chất và áp suất.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN:
1 Ống cao su (đường kính trong 8 mm, đường kính ngoài 13 mm) được mài tới hình dạng quả oliu và được nối ghép (vào bầu cao su).
2 Ống (đường kính trong 3 mm, đường kính ngoài 8 mm).
3 Bầu cao su.
a Nối ghép liên kết.
b Bóp (ép) bằng tay.
Hình D.1 - Dụng cụ điển hình để phát hiện van chai bị tắc
CHÚ DẪN:
1 Dẫn động cho máy tháo van.
2 Vòng bít kín khí.
3 Mặt tựa kín khí.
4 Khung chai và cơ cấu kẹp chặt.
5 Áp kế.
6 Van thông hơi.
a Chiều quay.
b Tới hệ thống loại bỏ khí.
CHÚ THÍCH: Vận hành từ xa khi sử dụng máy tháo van.
Hình D.2 - Cơ cấu điển hình để tháo van chai chứa khí bị hư hỏng
Phụ lục E
(Tham khảo)
Thử giãn nở thể tích của chai chứa khí
E.1. Quy định chung
Phụ lục này đưa ra nội dung chi tiết của ba phương pháp để xác định độ nở thể tích của các chai chứa khí bằng thép.
- Hai phương pháp áo nước (phương pháp ưu tiên);
- Phương pháp không có áo nước.
Phải thực hiện thử nghiệm giãn nở thể tích bằng áo nước trên thiết bị có buret đo độ cao, với một buret cố định có thang đo cân chứa nước.
E.2. Thiết bị thử
Phải áp dụng các yêu cầu chung sau cho tất cả ba phương pháp thử:
- Các đường ống có áp suất thử thủy lực phải có khả năng chịu được áp suất x 1,5 áp suất thử lớn nhất của bất cứ chai nào có thể được thử;
- Buret thủy tinh ở áp suất ghi được lớn nhất phải có đủ chiều dài để chứa được toàn bộ độ giãn nở thể tích của chai và phải có các lỗ có đường kính đồng đều sao cho độ giãn nở này có thể đọc được tới độ chính xác 1 % hoặc 0,1 ml, lấy giá trị lớn hơn;
- Các thang đo cân phải có khả năng cung cấp các giá trị đo tổng độ giãn nở tốc độ chính xác ± 1 % hoặc 0,1 g, lấy giá trị lớn hơn;
- Các áp kế phải là các áp kế công nghiệp cấp 1 có thang đo thích hợp với áp suất thử; chúng phải được hiệu chuẩn ở các khoảng thời gian cách đều nhau và ít nhất là một tháng một lần;
- Phải sử dụng một bộ phận kiểm soát hệ thống thích hợp để bảo đảm rằng không có chai nào chịu áp suất vượt quá áp suất thử của chai hoặc 10 bar, lấy giá trị nhỏ hơn;
- Đường ống nên sử dụng các khuỷu nối ống dài hơn là các phụ tùng kiểu khuỷu và các ống chịu áp lực nên càng ngắn càng tốt; đường ống mềm phải có khả năng chịu được 1,5 x áp suất thử lớn nhất trong thiết bị;
- Tất cả các mối nối phải kín, không rò rỉ;
- Khi lắp đặt thiết bị phải chú ý tránh sự đọng không khí trong hệ thống.
E.3. Thử giãn nở thể tích bằng áo nước
E.3.1. Quy định chung
Phương pháp thử này đòi hỏi chai chứa đầy nước cũng được bao bọc trong một áo cũng được chứa nước. Tổng độ giãn nở thể tích và bất cứ độ giãn nở thể tích dư nào của chai được đo là lượng nước được dịch chuyển bởi giãn nở của chai khi chịu tác dụng của áp lực và sau khi áp suất được giải phóng. Độ giãn nở dư được tính toán theo tỷ lệ phần trăm của tổng độ giãn nở. Áo nước phải được trang bị một bộ phận an toàn có khả năng giải phóng năng lượng từ bất cứ chai nào có thể bị nổ ở áp suất thử.
Nên lắp một van xả khí vào điểm cao nhất của áo nước.
Hai phương pháp để thực hiện phép thử này được mô tả trong E.3.2 và E.3.3 chấp nhận các phương pháp tương đương khác với điều kiện là chúng có khả năng đo được tổng độ giãn nở thể tích và, nếu có, độ giãn nở thể tích dư của chai.
E.3.3. Thử độ giãn nở thể tích bằng áo nước - Phương pháp buret đo độ cao
Nên lắp đặt thiết bị như chỉ dẫn trên Hình E.1.
Xem lại: Chai chứa khí - chai chứa khí bằng thép không hàn - kiểm tra và thử định kỳ - phần 4
Xem tiếp: Chai chứa khí - chai chứa khí bằng thép không hàn - kiểm tra và thử định kỳ - phần 6
Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn