TCVN 9736:2013 - Phần 7

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 42 phút đọc

Bảng 4 - Các yêu cầu nhỏ nhất đối với các vật liệu đường ống phụ trợ

Thành phần

Chất lỏng

Chất lỏng công tác phụ trợ

Hơi nước

Nước làm mát

Loại

Áp suất kế

Kích cỡ danh định

Không dễ cháy/không nguy hiểm

Dễ cháy/nguy hiểm

≤ 0,5 Mpa (5 bar) (75 psi)

> 0,5 Mpa (5 bar) (75 psi)

Theo tiêu chuẩn

≤ DN 25 (NPS 1)

Lựa chọn

≥ DN 40 (NPS 11/2)

Đường ống

Không ghép nối a

Không ghép nối a

Không ghép nối a

Không ghép nối a

Thép các bon (ASTMA 120)

Ống b

Thép không gỉ (ASTMA 269 không nối ống loại 316)

Thép không gỉ (ASTMA 269 không nối ống loại 316)

Thép không gỉ (ASTMA 269 không nối ống loại 316)

Thép không gỉ (ASTMA 269 không nối ống loại 316)

Thép không gỉ (ASTMA 269 không nối ống loại 316)

Tất cả các van

Loại 800

Loại 800

Loại 800

Loại 800

Loại bằng đồng 200

Loại bằng đồng 200

Cửa van và van hình cầu

Nắp đậy bulông và tấm nắp đệm

Nắp đậy bulông và tấm nắp đệm

Nắp đậy bu lông và tấm nắp đệm

Nắp đậy bulông và tấm nắp đệm

Mối nối và chạc ống

Loại được rèn 3000

Loại được rèn 3000

Loại được rèn 3000

Loại được rèn 3000

Sắt cán mỏng được (ASMTA 338 và A197 loại 150) được mạ kẽm cho ASMA 153

Sắt cán mỏng được (ASMTA 338 và A197 loại 150) được mạ kẽm cho ASMA 153

Phụ tùng lắp ráp đường ống

Tiêu chuẩn của nhà sản xuất

Tiêu chuẩn của nhà sản xuất

Tiêu chuẩn của nhà sản xuất

Tiêu chuẩn của nhà sản xuất

Tiêu chuẩn của nhà sản xuất

Mối nối được chế tạo ≤ DN 25 (NPS 1)

Được nối ren

Được nối bằng hàn

Đựợc nối bằng ren

Được nối bằng hàn

Được nối bằng ren

Mối nối được gia công áp lực ≥  DN 40 (NPS11/2)

Khách hàng quy định

Miếng đệm

Loại 304 hoặc 316 thép không gỉ xoắn ốc

Loại 304 hoặc 316 thép không gỉ xoắn ốc

Bulông vít bích

Thép hợp kim thấp (ASTMA 193 loại B7, ASTMA194 loại 2H)

Thép hợp kim thấp (ASTMA 193 loại B7, ASTMA 194 loại 2H)

Tiêu chuẩn được liệt kê là các ví dụ về vật liệu có thể chấp nhận cho mỗi loại. Loại vật liệu thay thế có thể được sử dụng nếu được chấp thuận bởi khách hàng (Phụ lục B có thể được sử dụng cho việc chỉ dẫn).

Ví dụ về vật liệu có thể chấp nhận là:

Ống thép các bon: ASTM A53, loại B; ASTMA loại 106; ASTM A 524; hoặc APIb spec 5L, loại A hoặc B.

Mối nối bằng thép các bon, van và bộ phận ghép bích: ASTM A 105 và ASTM A181.

Hệ thống đường ống thép không gỉ: ASTM A 312, loại 316L

Các phụ tùng thép không gỉ, van, bộ phận ghép bích: ASTM A 162,loại 316L.

a Bảng thống kê 80 phải được sử dụng cho những đường kính từ DN 15 tới DN 40(NPS  tới NPS 11/2); bảng thống kê 40 phải được sử dụng cho đường kính DN 50 (NPS 2) và lớn hơn.

b Các kích cỡ đường ống có thể chấp nhận là (xem ISO 4200): 12,7 mm đường kính X 0,065 thành, 19 mm đường kính X 2,6 mm thành (3/4 in đường kính 0,095 in thành), 25 mm đường kính x 2,9 in thành (1 in đường kính X 0,019 in thành).

8.1.8. Hệ thống đường ống phải được gia công bằng cách uốn và hàn để giảm nhỏ nhất việc sử dụng các mặt bích và các mối nối trong thực tế. Các mặt bích hàn được cho phép chỉ ở duy nhất các chỗ nối cho thiết bị ở cuối các nền móng, và tạo điều kiện cho việc bảo dưỡng. Việc sử dụng các mặt bích tại các mối nối khác được cho phép chỉ khi được sự chấp thuận của khách hàng. Ngoài chạc ba và các ống nối chuyển tiếp, các mối nối hàn được chỉ được cho phép trong trường hợp nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc sắp đặt hệ thống đường ống trong các khu vực bố trí có mật độ dày đặc. Các mối nối bằng ren phải được giữ ở mức nhỏ nhất. Không được sử dụng các ống lót hệ thống đường ống

8.1.9. Đường ống có các nối ren côn phù hợp với ISO 7 hoặc ASME B1.20.1, do khách hàng quy định. Các mặt bích phải phù hợp với ISO 7005-1.

CHÚ THÍCH: Vì mục đích của điều mục này, ASME B 16.5 tương đương với ISO 7005-1.

Các mặt bích trượt có thể được sử dụng chỉ khi có sự chấp thuận của khách hàng. Đối với cấu trúc được hàn lồng ống, khoảng trống 1,5 mm (1/6 in) phải được để giữa cuối của ống và phần dưới cùng của ống nối.

8.1.10. Các kích cỡ danh định sau của các mối nối, đường ống, van, đầu nối ống không được sử dụng: DN 30 (NPS 11/4) DN 65 mm (NPS 21/2), DN 990 (NPS 31/2), DN 175 (NPS 7) hoặc DN 225 (NPS 9).

8.1.11. Đường ống, bộ phận và phụ tùng phụ trong Nhóm I phải có nhiệt độ áp suất danh định ít nhất bằng với áp suất làm việc lớn nhất và nhiệt độ vỏ bơm mà hệ thống được gắn vào, tuy nhiên trong bất cứ trường hợp nào cũng phải có giá trị áp suất tuyệt đối nhỏ hơn.

a) Loại 1:2,2 MPa (22 bar) (315 psia) ở nhiệt độ môi trường.

b) Loại 2 và Loại 3: 4,2 Mpa (42 bar) (615 psia) ở nhiệt độ môi trường.

8.1.12. Tất cả các bộ phận tiếp xúc với chất lỏng công tác trong suốt điều kiện vận hành bình thường phải được chế tạo bằng vật liệu có tính chống ăn mòn tương tự hoặc tốt hơn vật liệu vỏ bơm đối với chất lỏng công tác.

8.1.13. Các yêu cầu đặc biệt cho đường ống, mặt bích, miếng đệm và vòng O, van và phụ tùng phụ trợ khác trong điều kiện làm việc đặc biệt và/hoặc có tính nguy hiểm được khách hàng quy định bởi.

8.1.14. Khách hàng phải quy định nếu mật độ clo hóa tập trung trên 10 mg/kg (ppm wt). Sau đó vật liệu thép không gỉ phải được cảnh báo nên sử dụng vì khả năng về đứt gẫy do ứng suất ăn mòn clo hóa.

8.1.15. Kích cỡ danh định nhỏ nhất của bất kỳ mối nối hoặc đường ống phải là DN 15 (NPS 1/2). Mối nối tấm nắp đệm phải phù hợp với 6.1.2.17.

8.1.16. Các hệ thống đường ống do nhà sản xuất trang bị phải được gia công, lắp đặt trong xưởng, và được gá đỡ phù hợp. Các lỗ lắp bulông cho các mối nối mặt bích phải là những đường đối xứng song song với đường tâm ngang hoặc đứng của thiết bị.

8.1.17. Các lỗ mở có ren trong, không được nối với đường ống phải được bít phù hợp 6.1.2.18.

8.1.18. Đối với áp suất danh định trên ASME loại 900, van khóa phải có kết cấu nắp đậy bằng hàn hoặc không nắp đậy với nắp đệm bắt bằng bulông; các van này phải có khả năng tự đóng lại dưới áp lực.

8.1.19. Áp suất kế phải có những van khóa xả khí.

8.2. Hệ thống làm mát/hệ thống dòng chức năng cụm làm kín cơ khí (Nhóm 1)

8.2.1. Khách hàng và nhà sản xuất cụm làm kín phải đồng ý cùng nhau cho phương án sơ đồ hoặc các sơ đồ bố trí dòng chức năng làm kín phụ trợ (tham khảo Phụ lục G, Hình G.1 đến Hình G.6) phải được trang bị để đáp ứng những yêu cầu về áp suất và nhiệt độ buồng làm kín theo 6.1.2.14.

8.2.2. Chỉ có hệ thống chất lỏng đệm/ngăn và dòng chức năng cho cụm làm kín được gia lực cơ khí phải được cung cấp. Hệ thống dựa vào nguyên lý xiphông nhiệt để duy trì sự lưu thông trong quá trình vận hành bình thường phải không được sử dụng (xem 8.6).

8.2.3. Hệ thống cụm làm kín mà sử dụng những thiết bị lưu thông bên trong, như là vòng bơm, và phụ thuộc vào sự quay của cụm làm kín cơ khí để duy trì sự tuần hoàn phải được thiết kế với đầu vào ở cuối của cụm làm kín và đầu ra ở đỉnh của cụm làm kín nếu như có không gian cho phép.

CHÚ THÍCH: Yêu cầu này tăng cường sự thông hơi, và hiện tượng xiphông nhiệt khi trục bơm không quay.

8.2.3.1. Để cho phép loại bỏ khí tồn đọng, hệ thống này phải được thiết kế một lỗ thông hơi ở đỉnh cao nhất.

8.2.3.2. Một nhãn hiệu bằng thép không gỉ austenite phải được gắn chặt một cách an toàn với thiết bị làm lạnh được cung cấp với Sơ đồ 23 về làm kín bằng dòng chức năng. Các chữ số cao 6 mm (1/4 in), nhãn này phải có nội dung: “CHÚ Ý QUAN TRỌNG: TẤT CẢ KHÍ TỒN ĐỌNG PHẢI ĐƯỢC THÔNG KHÍ KHỎI HỆ THỐNG TRƯỚC KHI VẬN HÀNH ĐỂ NGĂN NGỪA THIỆT HẠI CHO CỤM LÀM KÍN CƠ KHÍ".

8.3. Hệ thống làm mát (Nhóm II)

Nếu được quy định, hoặc được yêu cầu bởi nhà sản xuất cụm làm kín, việc làm mát bên ngoài (xem Hình G.19 và Hình G.20) phải được cung cấp cho tấm nắp đệm cụm làm kín phù hợp theo sau:

a) Việc thiết kế phải trực tiếp việc làm nguội cho bề mặt cụm làm kín và cụm làm kín thứ cấp.

b) Các cụm làm kín được trang bị hệ thống làm nguội bằng nước phải được thiết kế để cho phép việc nước làm mát có thể thoát ra qua ống thoát nước; và

CHÚ THÍCH 1: Việc làm nguội liên quan đến môi trường, thường là nước, nitơ hoặc hơi nước hoặc bằng bề mặt liếp xúc với khí quyển của cụm làm kín cơ khí. Việc làm nguội thường được áp dụng nếu vật liệu được làm kín là độc hại, dễ cháy, oxi hóa, polyme, hoặc kết dính khi bị khô. Gia nhiệt có thể được sử dụng để nung nóng và làm lạnh. Tấm nắp đệm được thiết kế có ống lót tiết lưu để ngăn ngừa độ ẩm và ngăn ngừa sự rò rỉ nước từ cụm làm kín được làm mát vào thân ổ trục và làm bẩn dầu bôi trơn, và để tăng lớn nhất dung tích chất lỏng làm mát.

c) Nếu việc làm mát bằng nước được quy định và nếu có không gian cho phép, tấm nắp đệm cụm làm kín phải được thiết kế có tấm chắn than cốc.

CHÚ THÍCH 2: Tấm chắn này dẫn trực tiếp hơi nước tới vùng mà ở đó than cốc sẽ có xu hướng tích tụ, và truyền hơi nước để mang vật liệu đi khỏi cụm làm kín và bề mặt cụm làm kín. Bằng việc làm mát chất lỏng rò rỉ bề mặt tiếp xúc khí quyển của bề mặt cụm làm kín, một sự làm mát bằng hơi nước ngăn ngừa sự tạo thành than cốc và sự dừng đột ngột của cụm làm kín xảy ra sau trong điều kiện nhiệt độ cao (trên 150 °C (300 °F). Nó cũng giữ sự tích trữ nhớt mỏng khi bơm không vận hành. Nếu việc tích trữ dày hơn ở các bề mặt, các cụm làm kín có thể bị hư hỏng ngay khi khởi động. Việc tập hợp các chất ngưng tụ ở bề mặt cụm làm kín có thể làm bay hơi và làm hư hỏng bề mặt cụm làm kín.

8.4. Hệ thống ống nước làm mát (Nhóm III)

8.4.1. Hệ thống ống nước làm mát phải được thiết kế cho những điều kiện được quy định trong Bảng 5. Những quy định phải đầy đủ cho vấn đề thông khí và việc tháo nước của hệ thống.

8.4.2. Nếu được quy định, phải sử dụng đường ống được mạ kẽm.

8.4.3. Nếu được quy định, chỉ thị ký hiệu dòng chảy (hở hoặc kín theo quy định) phải được chỉ ra trên mỗi đường ra.

8.4.4. Nếu được quy định, mỗi chi tiết được sử dụng, ví dụ, việc cung cấp không khí và khí trơ, đường ống cung cấp nước làm mát và đường hồi, và đường ống khác như đã quy định, phải có đường ống góp chung, ống góp phải có kích thước đầy đủ để cho phép lưu lượng dòng chảy lớn nhất thông qua tất cả các bộ phận mà có thể sử dụng đồng thời.

Bảng 5 - Các điều kiện ảnh hưởng đến thiết kế hệ thống ống nước làm mát

Điều kiện

Giá trị

Vận tốc trên bề mặt trao đổi nhiệt

1 ,5 m/s đến 2,5 m/s (5 ft/s đến 8 ft/s)

Áp suất làm việc cho phép lớn nhất, theo áp kế

0,5 MPa (6,2 bar) (75 psi)

Áp lực thử, theo áp kế

0,8 MPa (8 bar) (115 psi)

Tổn thất áp suất lớn nhất

0,1 MPa (1 bar) (15 psi)

Nhiệt độ lớn nhất ở đầu vào

32 °C (90 °F)

Nhiệt độ lớn nhất ở đầu ra

49 °C (120 °F)

Sự tăng nhiệt độ lớn nhất

17 °C (30 °F)

Yếu tố nhiễm bẩn trên bề mặt nước

0,35 m2 K/kW (0,002 hr-ft2-oF/Btu)

Độ cho phép ăn mòn vỏ a

3 mm (0,125 in)

a Không áp dụng cho hệ thống ống.

8.5. Các bộ phận phụ và hệ thống phụ trợ

8.5.1. Bộ tách kiểu xoáy

8.5.1.1. Trừ trường hợp được quy định, hệ thống dòng chức năng của cụm làm kín phải được thiết kế sao cho bộ tách kiểu xoáy là cơ cấu giới hạn dòng chảy.

8.5.1.2. Các bộ tách kiểu xoáy phải được lựa chọn để tối ưu hóa việc loại bỏ các chất rắn cho sự chênh lệch giữa các tầng bơm. Nếu áp lực chênh vượt quá độ chênh thiết kế của bộ tách kiểu xoáy, lỗ dòng chảy có thể được sử dụng. Các bộ tách kiểu xoáy không được sử dụng áp lực chênh nhỏ hơn 0,17 Mpa (1,7 bar) (25 psi).

CHÚ THÍCH 1: Để khử bỏ các chất rắn một cách hiệu quả khỏi dòng chức năng, các chất rắn cần phải có tỉ trọng ít nhất gấp hai lần tỉ trọng chất lỏng. Một số vật liệu thông thường thường xuyên được tìm thấy trong các dòng xử lý tinh của các nhà máy lọc và tỉ trọng (mật độ) xấp xỉ của chúng được liệt kê ở Bảng 6. Do vậy, đối với hầu hết các môi trường làm việc là chất lỏng Hydrocacbon, ngoại trừ sự khởi động ban đầu, hầu hết chất rắn lắng đọng ở đó là than cốc, bộ tách kiểu xoáy có thể là không hiệu quả. Tuy nhiên, đối với các bơm có nước vào hút từ sông, vịnh hay giếng, bộ tách kiểu xoáy có thể làm việc nếu được lắp đúng. Tuy nhiên, rất nhiều người sử dụng, quy định sử dụng các bộ tách kiểu xoáy cho tất cả các bơm dựa vào giả định là trong quá trình xây dựng và đại tu bộ phận chính, những mảnh vụn như vảy hàn, cát và đá, có thể xâm nhập vào hệ thống đường ống và có thể gây ra hư hỏng cụm làm kín trong quá trình khởi động.

CHÚ THÍCH 2: Hiệu suất tách (phần trăm các chất rắn được mang theo) của bộ tách kiểu xoáy cũng phụ thuộc vào chênh lệch áp suất và kích cỡ hạt. KN chênh lệch áp suất qua bộ tách kiểu xoáy thay đổi (tăng hoặc giảm) từ độ chênh theo thiết kế, hiệu suất tách thường bị giảm. Khi kích cỡ hạt giảm, hiệu suất tách cũng giảm.

8.5.1.3. Đối với các bơm giữa hai ổ trục, bộ tách kiểu xoáy phải được cấp cho mỗi cụm làm kín cơ khí.

8.5.1.4. Trừ trường hợp được quy định, hoặc như được yêu cầu trong 8.1.12, các bộ tách kiểu xoáy phải được chế tạo bằng thép không gỉ austenic.

Bảng 6 - Mật độ xấp xỉ của các vật liệu được thấy trong các dòng chất lỏng công tác

Chất

Mật độ

kg/m3(lb/ft3)

Xi măng, cát và đá

2 307 (144)

Đất sét

1 762 (110)

Than cốc

513(32)

Đất (bùn)

1 538 (96)

Xăng (mật độ tương đối 0,7)

721 (45)

Thủy tinh

2 595 (162)

Dầu hỏa

801 (50)

Đá vôi

2 355 (147)

Nhựa parafin

897 (56)

Cát

2018(126)

Thép

7 801 (487)

Lưu huỳnh

2 002 (125)

Nhựa đường

1 201 (75)

Nước

993 (62)

Gỗ (thông)

432 (27)

8.5.2. Vòi điều khiển lưu lượng

8.5.2.1. Số lượng và vị trí các vòi điều khiển lưu lượng cần thiết phải được xác định bởi nhà cung cấp được định rõ để thiết kế cho hệ thống đường ống phụ trợ, như quy định trong 8.1.3.

Vòi điều khiển có thể chỉ cần có trong hệ thống dòng chức năng của cụm làm kín hoặc cùng với ống lót tiết lưu và/hoặc bộ tách kiểu xoáy để

a) giới hạn tốc độ tuần hoàn dòng chức năng của cụm làm kín,

b) điều chỉnh áp suất buồng làm kín.

8.5.2.2. Trừ trường hợp được quy định, nếu hệ thống ống được cấp, đầu nối dạng bịt/thông phải được cấp. Nếu hệ thống ống đã được quy định, một ở tấm chứa đầu nối hoặc nhiều đầu nối phải được cấp và được lắp trong hệ thống ống phụ trợ giữa hai mặt bích. Các mối nối với vòi phải không được sử dụng.

Các yêu cầu sau đây phải được áp dụng.

a) Tất cả các vòi điều khiển phải có lỗ khoan nhỏ nhất là 3 mm (1/8 in).

CHÚ THÍCH: Các lỗ khoan ở cửa nhỏ hơn 3 mm (1/8 in) dễ bị tắc hơn và có thể làm hỏng cụm làm kín.

b) Trừ trường hợp được quy định, hoặc như được yêu cầu trong 8.1.12, các tấm chứa vòi điều khiển phải được chế tạo bằng thép không gỉ austenic có đuôi kéo dài đến đường kính ngoài của bích. Phần đuôi kéo dài phải được dập nổi với thông số đường kính lỗ khoan, kích cỡ lỗ và vật liệu làm tấm.

8.5.2.3. Nhiều vòi điều khiển được lắp nối tiếp có thể được sử dụng nếu tổn thất áp suất có thể xảy ra trong một cửa có đường kính 3 mm (1/8 in). Tiếng ồn qua vòi điều khiển có thể tăng lên rất cao nhất là khi tốc độ dòng chảy lớn. Khách hàng và nhà cung cấp phải đảm bảo định kích cỡ đúng cho vòi điều khiển để giảm nhỏ nhất độ ồn do không khí.

8.5.2.4. Nếu được quy định, một đầu nối vòi điều khiển (không phải là bộ góp của vòi điều khiển) phải được cấp tại vòi xả và/hoặc vòi hút của bơm để hạn chế sự rò rỉ trong trường hợp các tổ hợp ống hoặc hệ thống đường ống phụ trợ hư hỏng.

8.5.3. Các bộ làm mát dòng chức năng của cụm làm kín

8.5.3.1. Các bộ làm mát dòng chức năng của cụm làm kín ngoài được lắp trong hệ thống ống dòng chức năng của cụm làm kín có thể được coi là phương pháp thay thế tạo ra giới hạn nhiệt độ của sản phẩm được yêu cầu (xem 6.1.2.14). Khi được trang bị các bộ làm mát dòng chức năng của cụm làm kín ngoài phải phù hợp với 8.5.3.1.1 đến 8.5.3.1.7. Các yêu cầu cho bộ làm mát được lắp trong hoặc lắp hoàn chỉnh với bình chứa chất lỏng đệm/ngăn được cho trong 8.5.4.5.

8.5.3.1.1. Các bộ làm mát dòng chức năng của cụm làm kín phải được định kích cỡ cho tốc độ dòng chức năng của cụm làm kín được đề xuất bởi nhà sản xuất cụm làm kín, nhưng không được định kích cỡ cho tốc độ dòng thấp hơn 8 l/min (2U.S gal/min) cho mỗi cụm làm kín.

8.5.3.1.2. Trừ trường hợp được quy định, các bộ làm mát dòng chức năng của cụm làm kín phải được bố trí với chất lỏng dòng chức năng ở phía ống và nước làm mát ở phía vỏ.

Người sử dụng nên thiết kế hệ thống bộ làm mát để tránh sự quá áp ở vỏ do tắc nghẽn ở phía nước trong khi chất lỏng công tác ở nhiệt độ cao đang chảy qua ống. Yêu cầu này có thể được thực hiện tốt nhờ áp suất danh định thích hợp của vỏ, ngoài sự bảo vệ giảm áp suất hoặc quy trình vận hành.

8.5.3.1.3. Đường nước làm mát nên được theo dõi nhiệt độ trong khí hậu lạnh.

8.5.3.1.4. Nếu đã được khách hàng quy định hoặc nếu được yêu cầu bởi các quy định địa phương, các bộ làm mát dòng chức năng của cụm làm kín phải được thiết kế, chế tạo và kiểm tra phù hợp với tổ hợp đường ống quy định trong ISO 15649.

CHÚ THÍCH: Với mục đích của điều mục này, ASME B31.3 tương đương với ISO 15649,

8.5.3.1.5. Trừ trường hợp được quy định, đối với đường kính trục trên 60 mm (2,5 in), đường kính ngoài của ống phải là 19 mm (3/4 in) với độ dày thành nhỏ nhất là 2,4 mm (0,095 in). Đối với đường kính trục là 60 mm (2,5 in), đường kính ngoài của ống phải là 12,7 mm (1/2 in) với độ dày thành nhỏ nhất là 1,6 mm (0,065 in). Như một sự nhỏ nhất, đối với tất cả các kích cỡ, trừ trường hợp được quy định trong 8.1.12, các ống phải là thép không gỉ austenic và vỏ phải là thép cacbon.

8.5.3.1.6. Bộ làm mát dòng chức năng của cụm làm kín phải được bố trí để có quá trình xả và thông hơi hoàn chỉnh cho cả nước và phía chất lỏng công tác. Một van xả (không chỉ là nút) phải được lắp tại điểm thấp nhất trên phía vỏ.

8.5.3.1.7. Đối với tất cả các bơm ở giữa hai ổ trục, một bộ làm mát dòng chức năng của cụm làm kín ngoài tách biệt phải được cấp cho mỗi cụm làm mát cơ khí.

8.5.4. Bình chứa chất lỏng ngăn/đệm

8.5.4.1. Nếu bình chứa chất lỏng ngăn/đệm được quy định, khách hàng và nhà sản xuất cụm làm kín cơ khí phải thỏa thuận với nhau về yêu cầu kích cỡ, dụng cụ, lựa chọn chất lỏng và bố trí chung.

8.5.4.2. Trừ trường hợp được quy định, bình chứa chất lỏng ngăn/đệm phải được bố trí như sau (xem Hình G.27 và Hình G.28).

a) Một bình chứa tách biệt phải được trang bị cho mỗi cụm làm kín cơ khí.

b) Bình chứa chất lỏng ngăn/đệm phải được lắp trên giá đỡ chắc chắn được cấp bởi nhà sản xuất đã được quy định trên tờ dữ liệu và không bị ảnh hưởng bởi sự rung lắc của bơm (xem 8.1.3).

c) Độ cao mức chất lỏng thông thường (NLL) trong bình chứa chất lỏng ngăn/đệm trên tấm nắp đệm của bơm phải được thiết lập bởi nhà sản xuất cụm làm kín. Nó phải không được quá 1 m (3ft). Chiều cao này phụ thuộc vào tốc độ dòng chảy yêu cầu, điều kiện xung quanh của chất lỏng ngăn/đệm, vị trí bình chứa, sự cản thủy lực của hệ thống, sự tương quan của cột áp cơ cấu tuần hoàn dương với đặc điểm tính năng dòng chảy và yêu cầu cột áp hút thực.

d) Để giảm tổn thất áp suất trong hệ thống, chiều dài đường ống và việc sử dụng phụ tùng giữa bình chứa và tấm nắp đệm của cụm làm kín phải được giảm nhỏ nhất. Toàn bộ các đường phải dốc lên từ đệm kín bơm đến bình chứa nhỏ nhất là 10 mm cho mỗi 240 mm (1/2 in cho mỗi ft), sử dụng các đoạn ống cong được uốn mềm mại.

e) Bình chứa chất lỏng ngăn/đệm phải được đặt càng gần bơm càng tốt nhằm mục đích tạo đủ không gian cho vận hành và bảo dưỡng. Các bình chứa không được đặt trực tiếp phía trên bơm và không được để nó bị ảnh hưởng do sự rung lắc của bơm. Các đường nóng phải được cách ly cần thiết cho sự an toàn.

f) Trừ trường hợp được quy định, bình chứa phải được cấp lỗ thông hơi ở điểm cao có van và một miệng cấp dầu. Phương pháp làm đầy bình chứa phải được xem xét trong giai đoạn thiết kế của dự án lắp bình chứa chất lỏng ngăn/đệm. Cung cấp phương pháp làm đầy bình chứa của cụm làm kín chịu áp (để ngăn cản sự đảo ngược áp suất cho những ứng dụng chất lỏng ngăn). Một hệ thống làm đầy kín, một hệ thống mà có thể tạo cho người vận hành có thể làm đầy bình chứa mà không để phơi ra chất lỏng ngăn/đệm cũng phải được chú ý. Không được làm đầy bằng tay. Có thể làm đầy bình chứa từ mức an toàn và từ mức có thể vận hành. Một hệ thống mà cần việc dùng thang hay đi bộ không được chấp nhận. Cho dù hệ thống có tổ hợp như thế nào, dụng cụ phù hợp và thiết bị bảo vệ giảm áp phải được cấp để ngăn chặn sự quá áp của bình chứa hay hệ thống.

Các hệ thống này thông thường có trong phạm vi cung cấp của người sử dụng, nhưng có thể thường được cấp bởi nhà cung cấp cụm làm kín hoặc nhà cung cấp bơm khi được yêu cầu.

Một số ví dụ bao gồm:

1) Một thùng được đặt chính giữa được nối cố định với các bình chứa khác nhau bằng đường ống và/hoặc các bể sử dụng trong ngày bằng hệ thống ống lực rót trọng trường, bơm chuyển, hoặc áp suất khí trơ để truyền chất lỏng ngăn/đệm.

2) Một bơm bằng tay mà có thể được nối với thùng hằng ngày hay thùng phuy có ống mềm hoặc lõi cuốn có thể tháo được, hoặc

3) Một thùng chứa nhỏ được đặt sát cạnh bình chứa mà có thể được nén bằng khí trơ để đẩy chất lỏng ngăn/đệm vào trong bình chứa.

Khi thiết kế hệ thống ống thông gió cho hệ thống thu hồi hơi nước, khách hàng phải tính toán đến khả năng ngưng tụ hơi hydrocacbon từ các nguồn khác được nối với hệ thống. Các bình chứa gom hơi ngưng tụ và/hoặc thiết bị theo dõi nhiệt độ đường thông hơi có thể phải được trang bị để tránh tạo ra cột áp chất lỏng tĩnh trong hệ thống ống thông hơi tránh sự ngưng tụ có thể xảy ra của chất lỏng ngăn/đệm.

Việc loại bỏ chất lỏng lắng đọng phải được xem xét trong thiết kế lắp đặt bình chứa chất lỏng ngăn/đệm. Bất cứ phần cứng nào cần để thực hiện tốt yêu cầu này cần phải liệt kê trong thiết kế hệ thống.

g) Trừ trường hợp được quy định, các vòi điều khiển dòng chảy phải được cung cấp phù hợp với 8.5.2.

CHÚ THÍCH: Thông thường, các bình chứa chất lỏng đệm được thông hơi liên tục đến hệ thống thu hồi hơi. Vòi điều khiển điều chỉnh dòng chảy được định cỡ riêng cho hệ thống thường được lắp trong đường thông hơi để hạn chế dòng chảy từ bình chứa và để tạo ra áp suất ngược trên đó.

h) Trừ trường hợp được quy định, bình chứa phải được trang bị một bộ chuyển mạch có áp và áp suất kế để theo dõi khoảng trống bay hơi phía trên mức chất lỏng cao (HLL) trong bình chứa.

Khách hàng phải quy định xem rơ le có báo động không khí áp suất tăng (cao) hoặc áp suất giảm (thấp) hay.

Sưu tầm và biên soạn bởi: 

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước TCVN 9736:2013 - Phần 8

TCVN 9736:2013 - Phần 8

Bài viết tiếp theo

Van xả đáy

Van xả đáy
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call