TCVN 9733:2013 - Phần 11
9.3.7. Bôi trơn
Các ống lót trong bơm trục đứng thường được bôi trơn bằng chất lỏng được bơm. Phương pháp thay thế để bôi trơn khác phải được đề xuất nếu chất lỏng được bơm không phù hợp.
CHÚ DẪN:
X Đường kính trục, tính bằng milimet (inch);
Y Khoảng cách lớn nhất giữa các ống lót, tính bằng milimet (inch);
A Đường cong thể hiện các tốc độ quay khác nhau, tính bằng số vòng trên phút.
Hình 37 - Khoảng cách lớn nhất giữa các ống lót dẫn trục
9.3.8. Thiết bị phụ trợ
9.3.8.1. Bộ dẫn động
9.3.8.1.1. Các bơm và động cơ lắp đặt có thể bị hư hỏng khi quay ngược phải được cấp chốt không quay ngược hoặc thiết bị khác được khách hàng chấp thuận để ngăn chặn việc quay ngược.
9.3.8.1.2. Trừ trường hợp được quy định, động cơ của bơm trục đứng phải dùng trục cứng. Nếu ổ chặn là trong động cơ, động cơ phải đáp ứng dung sai của trục và đế được cho trong Hình 36.
9.3.8.2. Khớp nối và bảo vệ
9.3.8.2.1. Các mặt khớp nối phải vuông góc với trục khớp nối trong phạm vi 0,1 mm/mm (0,000 1 in/in) của đường kính bề mặt hoặc 13 mm (0,000 5 in) tổng độ lệch tâm được quy định, tùy vào giá trị nào lớn hơn.
9.3.8.2.2. Các bơm trục đứng không nguyên khối với ổ chặn, yêu cầu phải dùng khớp nối loại cứng có thể điều chỉnh được.
9.3.8.2.3. Các bơm trục đứng được trang bị các khớp nối cứng và cụm làm kín cơ khí, các khớp nối phải là loại đệm. Khớp nối phải có chiều dài đủ để cho phép thay thế việc lắp đặt cụm làm kín, bao gồm tay cần mà không phải loại bỏ bộ dẫn động.
9.3.8.3. Mặt lắp ghép
9.3.8.3.1. Nếu được quy định, mặt lắp ghép cho các bơm vỏ đôi phải tách riêng khỏi mặt bích thân chính và nằm dưới bơm, cho phép sử dụng bu lông trên mặt bích thân bơm (xem Hình 38). Kết quả là tính toàn vẹn điểm nối cao, nên xem xét về các công việc làm lạnh và tới hạn.
9.3.8.3.2. Các vít cho bốn vị trí thẳng hàng nhỏ nhất phải được trang bị cho mỗi bộ dẫn động có khối lượng lớn hơn 250kg (500 Ib) để điều chỉnh theo chiều ngang được dễ dàng.
9.3.8.3.3. Nếu được quy định, các bơm phải được trang bị tấm đế rời cho bu lông và trám vữa trên nền (xem Hình 38). Tấm này phải được gia công trên bề mặt đỉnh để cố định đầu xả, hộp hoặc cột đỡ động cơ.
9.3.8.3.4. Góc ngoài của tấm đế hoặc tấm đế cố định trong vữa xi măng có ít nhất 50 mm (2 in) raddi theo hình chiếu từ trên (xem Hình D.1).
9.3.8.4. Đường ống và phụ tùng
Nếu các cụm làm kín cơ khí và bộ dẫn động không được lắp đặt trước khi vận chuyển, hệ thống đường ống làm kín phải không được lắp ráp đầy đủ.
9.3.9. Thử nghiệm
9.3.9.1. Các bơm phải được thử nghiệm khi hoàn thành lắp ráp. Không khuyến nghị tiến hành thử nghiệm chỉ sử dụng bát và bánh công tác. Trong các trường hợp việc thử nghiệm cụm được lắp ráp không thực tế, nhà cung cấp phải đệ trình quy thử nghiệm thay thế cùng đề xuất. Các bình thông hơi, nếu được cung cấp không được yêu cầu cho thử nghiệm tính năng.
9.3.9.2. Nếu được quy định, thực hiện thử nghiệm tiếng ồn với các bơm chưa lắp đặt đường ống trên khung kết cấu/bộ dẫn động bơm. Thử nghiệm phải được thực hiện như sau:
. Tiến hành lắp ráp bằng cách tác động lực lên khung bộ dẫn động theo hướng của mặt bích xả.
. Xác định tần số tự nhiên bằng đáp ứng.
. Thực hiện lắp ráp bằng cách tác động lực lên khung bộ dẫn động tại 90 °theo hướng của mặt bích xả.
. Xác định tần số tự nhiên bằng đáp ứng.
Các tần số tự nhiên được xác định phải ít nhất 10 % dưới tốc độ vận hành liên tục nhỏ nhất và phải ít hơn 10 % trên tốc độ vận hành liên tục lớn nhất.
9.3.10. Bơm vỏ đơn ống loe (VS1) và các bơm xoắn ốc (VS2)
9.3.10.1. Các bộ phận cấu tạo nên vỏ chịu áp là vỏ, cột và đầu xả.
CHÚ THÍCH: Không cần thiết vỏ của các bơm VS1 và các vật liệu S-6 phải là 12 % crôm; chúng có thể là thép các bon.
9.3.10.2. Các trục truyền động chính có thể mở hoặc bọc kín. Đối với các trục được bọc kín, khách hàng phải lựa chọn hình thức bôi trơn.
Trục truyền động chính mở được bôi trơn bằng chất lỏng được bơm. Nếu chất lỏng được bơm không phù hợp với chất bôi trơn, trục được bọc kín phải được cung cấp để đảm bảo bôi trơn sạch cho ổ trục trục chính.
9.3.10.3. Bề mặt lắp ráp của đầu xả phải phù hợp với vữa lót và lắp ráp trên tấm đế gia công.
9.3.10.4. Yêu cầu khống chế áp lực đối với bơm nếu điểm nối giãn nở được lắp đặt trên vòi xả. Nhà cung cấp nên xem lại thiết kế việc lắp đặt và bố trí đường ống đề xuất.
9.3.10.5. Nếu được quy định, phải trang bị cho trục truyền động chính tay cầm chắc dưới mỗi ống lót.
9.3.10.6. Trừ trường hợp được quy định, các ống kẹp của ống lót dao động và các phụ tùng soi rãnh phải là kim loại.
CHÚ DẪN
1. Mép bích hút; 2. Mép bích thân chính; 3. Mép bích lắp; 4. Tấm đệm; 5. Đầu bơm; 6. Mép bích xả; |
7. Mép bích thân chính xuyên qua bu lông (điển hình); 8. Các bu lông chiều xuống dưới (điển hình); 9. Các bu lông treo (điển hình); 10. Vữa lót; 11. Hộp (vỏ ngoài). |
Hình 38 - Lắp đặt điển hình cho bơm treo đứng, vỏ đôi (VS6 và VS7) có tấm đệm
9.3.11. Bơm trục vỏ đơn (VS3)
9.3.11.1. Các bộ phận cấu tạo nên vỏ chịu áp là lớp vỏ (phễu), cột và đầu xả.
9.3.11.2. Trừ trường hợp được quy định, các ống kẹp của ống lót dao động và các phụ tùng soi rãnh phải là kim loại.
9.3.11.3. Các phễu bơm là soi rãnh kim loại.
9.3.12. Trục truyền động vỏ đơn (VS4) và các bơm công xôn (VS5)
9.3.12.1. Đối với các bơm VS4, các ống lót phải được trang bị để đỡ trục và bánh công tác.
9.3.12.2. Các bơm VS5 phải tuân theo các yêu cầu từ a) đến d) như sau.
a) Rô to là loại cánh dầm khi lắp ráp ống lót. Các ống lót chìm không được sử dụng để dẫn trục.
b) Độ cứng của trục phải hạn chế tổng độ lệch, không sử dụng ống lót vỏ sẽ khiến cho bánh công tác không tiếp xúc với ống lót của bơm ở điều kiện động lực học qua đường cong cột áp dòng chảy với đường kính bánh công tác lớn nhất, tốc độ và khối lượng riêng chất lỏng lớn nhất.
c) Bơm loại công xôn phải có tốc độ tới hạn chạy khô đầu tiên bằng 30 % tốc độ liên tục cho phép lớn nhất.
d) Các bơm công xôn loại VS6, tổng độ lệch trục được quy định phải không vượt quá 50 mm (0,002 in) khi được đo trên trục trực tiếp trên hộp làm kín cơ khí hoặc hộp nắp kín.
9.3.12.4. Đối với các bơm VS4, ổ chặn được thiết kế hoặc bôi trơn bằng mỡ hoặc bằng sương dầu. Các ổ trục có thể được bôi trơn với nước, dầu hoặc tự bôi trơn. Các ổ trục của bơm loại VS5 phải được bôi trơn bằng dầu. Nhiệt độ thân ổ trục ổn định phải không vượt quá 82 °C (180 °F) khi vận hành tại nhiệt độ môi trường 43 °C (110°F). Mỡ bôi trên đề xuất phải phù hợp với vận hành ở nhiệt độ này.
9.3.12.5. Cụm làm kín cơ khí là điển hình không chỉ được cung cấp trên các bơm VS4 và VS5 trừ khi được yêu cầu trong hệ thống kín.
9.3.12.6. Giá nâng phải được trang bị trong nắp đậy để nâng hệ thống bơm, bao gồm cả bộ dẫn động.
9.3.12.7. Vòi xả và nắp đậy phải được thiết kế theo yêu cầu trong 6.3.3.
Nếu bơm không đặt trên bình chứa, vòi phun lắp trên bơm của bình chứa phải được thiết kế để chịu được tải vòi phun cho phép. Xem Hình 6.5 về tải vòi phun cho phép.
9.3.12.8. Các khớp nối của nắp đậy phải chặt không thể bay hơi trong hệ thống kín. Công tác thiết kế nắp đậy và lắp ráp do khách hàng và nhà cung cấp thỏa thuận.
9.3.12.9. Cụm làm kín cơ khí, nếu được cung cấp, phải nằm trên nắp đậy để làm kín chất bay hơi trong bể chứa hoặc bình. Thông thường cụm làm kín cơ khí phải làm kín chất bay hơi, tuy nhiên, chất này được thiết kế để vận hành được trong chất lỏng trong trường hợp bể hoặc bình chứa đổ đầy. Buồng làm kín phải có các yêu cầu thông gió ở vị trí cao.
9.3.12.10. Các cánh xả khí có thể sử dụng trong các vòng chịu mòn để giảm rò rỉ sang bể.
9.3.12.11. Điển hình, các khớp nối đệm không được sử dụng cho các bơm VS4 và VS5. Các ống bọc khớp phải được cung cấp với đường trượt khớp với trục. Các ống bọc khớp này và then phải được siết chặt với trục bằng vít hãm để điều chỉnh khớp cuối dễ dàng.
9.3.13. Bộ vỏ đôi ống loe (VS6) và các bơm xoắn ốc (VS7)
9.3.13.1. Các bộ phận cấu tạo nên vỏ chịu áp của bơm kiểu VS6 là đầu xả và bình hút. Các bộ phận cấu tạo nên vỏ chịu áp bơm kiểu VS7 là vỏ ngoài (đồng bộ với vòi xả), tấm đầu cột và ống hút.
9.3.13.2. Nếu được quy định, các ống lót và ống cột phải được thử thủy tĩnh với chất lỏng với tốc độ gấp 1,5 lần độ chênh áp lớn nhất khi lắp đặt bạc lót. Thực hiện thử nghiệm thủy tĩnh theo các yêu cầu của 8.3.2.
9.3.13.3. Thông gió cho vỏ ngoài phải được đảm bảo thực hiện bằng các đấu nối thông gió ở điểm cao.
9.3.13.4. Thực hiện dự phòng thiết bị để đảm bảo thông gió hệ thống bên trong trong buồng làm kín hoặc đường ống phụ trợ.
9.3.13.5. Nếu được quy định, đầu hút có thể phải được cung cấp với đường ống xả đến bề mặt.
9.3.13.6. Các bộ phận cột phải kết hợp cùng ống lót nguyên khối và phụ tùng nối bằng đường soi cho tất cả kích cỡ các cột.
Dữ liệu của nhà cung cấp
10.1. Quy định chung
10.1.1. Nhà cung cấp phải cung cấp các thông tin theo quy định trong 10.2 và 10.3.
10.1.2. Dữ liệu của nhà cung cấp phải được chuyển qua thư điện tử hoặc thư bảo đảm, các tiêu đề trang và tiêu đề trên khối hoặc các vị trí nổi bật khác trên các bản vẽ, và phải bao gồm các thông tin sau:
a) tên công ty của khách hàng/chủ sở hữu;
b) mã dự án/công việc;
c) mã hàng hóa thiết bị và tên dịch vụ;
d) yêu cầu hoặc số đơn đặt hàng của khách hàng;
e) bất kỳ các nhận biết quy định khác trong yêu cầu hoặc số thứ tự khách hàng;
f) số đề xuất nhận biết của nhà cung cấp, số thứ tự xưởng, mã hàng hóa, hoặc các tài liệu liên quan khác yêu cầu nhận biết hoàn thành sản phẩm.
10.1.3. Nếu được quy định, một cuộc họp phải được tổ chức, ưu tiên tổ chức tại nhà máy của nhà cung cấp, trong vòng từ bốn đến sáu tuần sau khi cam kết mua hàng. Trừ trường hợp được quy định thì nhà cung cấp phải chuẩn bị và phân phát trước chương trình của cuộc họp, các điều khoản nhỏ nhất phải được xem xét trong cuộc họp đó gồm:
a) số hóa đơn mua hàng, phạm vi hợp đồng, đơn vị chịu trách nhiệm, và các hạng mục hàng hóa cung cấp;
b) tờ dữ liệu;
c) các đặc tính kỹ thuật và các thỏa thuận ngoại lệ;
d) lịch trình chuyển dữ liệu, sản xuất và thử nghiệm;
e) các quy trình và chương trình đảm bảo chất lượng;
f) kiểm tra, vận hành và thử nghiệm;
g) các sơ đồ và các danh mục của vật liệu cho các hệ thống phụ trợ;
h) định hướng vật lý của thiết bị, đường ống và hệ thống phụ trợ;
i) định mức và lựa chọn khớp nối;
j) kích cỡ của ổ trục và lực đẩy, cổ trục, tải định mức và các cấu hình cụ thể;
k) các phân tích động lực học rô to (mặt bên, xoắn và xoắn tức thời theo yêu cầu; thông thường không có săn trong vòng 10 tuần đến 12 tuần);
I) tính năng thiết bị, điều kiện vận hành thay thế, khởi động, dừng hoạt động và bất kỳ hạn chế vận hành nào;
m) phạm vi và chi tiết của bất kỳ sự phân tích dao động và rung động nào;
n) dụng cụ đo và điều khiển;
o) nhận biết thiết bị để phân tích ứng suất hoặc xem xét thiết kế khác;
p) các thiết bị kỹ thuật khác.
10.2. Các đề xuất
10.2.1. Quy định chung
10.2.1.1 Nhà cung cấp phải gửi đề nghị ban đầu và số lượng các bản sao các tài liệu yêu cầu được quy định đến các địa chỉ quy định. Nhỏ nhất nhất, các đề xuất phải bao gồm các tài liệu được mô tả trong 10.2.2 đến 10.2.5, cũng như một báo cáo tốt nhất đưa ra rằng hệ thống này và các thành phần đi kèm phù hợp tiêu chuẩn này. Nếu hệ thống này và các thành phần của hệ thống không phù hợp thì nhà cung cấp phải có một danh sách chi tiết và thông tin giải thích cho mỗi sự khác biệt. Nhà cung cấp có trách nhiệm cung cấp chi tiết để khách hàng có thể đánh giá bất kỳ phương án thiết kế được đề xuất. Tất cả các vấn đề phải được nhận biết rõ ràng phù hợp với 10.1.2.
10.2.1.2. Các khe hở nhỏ hơn được yêu cầu trong Bảng 6, phải được quy định như là một ngoại lệ đối với tiêu chuẩn này.
10.2.2. Các bản vẽ
10.2.2.1. Các bản vẽ được chỉ ra trên mẫu các yêu cầu về dữ liệu và bản vẽ của nhà cung cấp (VDDR) (Xem ví dụ trong Phụ lục L) phải bao gồm trong đề xuất. Ít nhất phải cung cấp các dữ liệu sau:
a) Bố trí chung hoặc bản vẽ phác thảo của mỗi giá trượt hoặc hệ thống chính, cho thấy hướng quay, kích cỡ và vị trí đấu nối của nhà cung cấp chính; kích thước tổng thể; kích thước khe hở bảo dưỡng; khối lượng tổng; khối lượng lắp đặt; khối lượng bảo dưỡng lớn nhất (được chỉ định cho mỗi phần), điểm nâng và các phương pháp nâng máy đã lắp ráp và nếu có thể, số tấm đế tiêu chuẩn (xem Phụ lục D);
b) Các bản vẽ mặt cắt thể hiện chi tiết của các thiết bị được đề xuất;
c) Sơ đồ của tất cả các hệ thống phụ trợ, bao gồm dòng chức năng cụm làm kín, dầu bôi trơn, hệ thống điện và hệ thống điều khiển, danh mục vật liệu.
10.2.2.2. Nếu các bản vẽ điển hình, biểu đồ và danh mục vật liệu được sử dụng, chúng phải được đánh dấu để chỉ rõ khối lượng chính xác và dữ liệu kích thước chính xác và để phản ánh thiết bị thực tế và phạm vi được đề xuất.
10.2.3. Dữ liệu kỹ thuật
Các dữ liệu sau đây phải bao gồm trong bản đề xuất:
a) tờ dữ liệu của khách hàng, với thông tin đầy đủ của nhà cung cấp đã được ký và thông tin mô tả đầy đủ chi tiết chào hàng;
b) dữ liệu ồn dự tính (6.1.16);
c) bản vẽ của nhà cung cấp và các mẫu yêu cầu dữ liệu (xem ví dụ trong Phụ lục L), bao gồm kế hoạch mà theo đó nhà cung cấp đồng ý chuyển tất cả dữ liệu cụ thể như là một phần của đơn đặt hàng của khách hàng;
d) kế hoạch vận chuyển thiết bị, tính theo tuần sau khi nhận đơn hàng;
e) danh sách các bộ phận ăn mòn chính, chỉ ra phần có thể thay đổi các hạng mục khác trên dự án hoặc các máy móc hiện tại của bên sở hữu;
f) danh sách phụ tùng được đề xuất cho mục đích bảo dưỡng thông thường và khởi động (xem Bảng 20);
g) danh sách các dụng cụ chuyên dùng được trang bị để bảo dưỡng (xem 7.6.1);
h) mô tả bất kỳ việc bảo vệ trong điều kiện thời tiết đặc biệt và điều kiện mùa đông được yêu cầu cho khởi động, vận hành và các giai đoạn không vận hành, theo các điều kiện tại công trường được chỉ rõ trong tờ dữ liệu; sự mô tả này phải chỉ rõ việc bảo vệ các trang thiết bị trong phạm vi của khách hàng cũng như trong phạm vi cung cấp của nhà cung cấp;
i) bảng yêu cầu sử dụng hoàn thành, ví dụ hơi nước, nước, điện, không khí, khí gas, dầu bôi trơn (bao gồm số lượng và áp suất cung cấp dầu được yêu cầu, và tải nhiệt được di dời bằng dầu), và yêu cầu tấm nhãn định mức công suất và công suất vận hành của bộ dẫn động phụ trợ; dữ liệu xấp xỉ phải được chỉ rõ như trên;
j) mô tả bất kỳ thử nghiệm bổ sung hay thử nghiệm tùy chọn, và quy trình kiểm tra vật liệu theo yêu cầu của 8.3.4 hoặc 8.2.2;
k) mô tả bất kỳ yêu cầu đặc biệt được chỉ rõ cụ thể trong yêu cầu khách hàng hoặc được chỉ ra trong 6.1.12, 6.1.13, 6.1.14, 6.3.4, 6.3.4.10, 6.3.4.13, 6.9.3.1, 6.12.1.2, 6.12.1.3, 7.1.4, 7.1.8, 9.2.1.1,2.3.2, 9.2.7.4, 9.3.4.2, 9.3.9.1,10.2.1.2,10.2.2.1 và 10.3.4.2;
I) nếu được quy định, một danh sách các máy tương tự được lắp đặt và vận hành dưới các điều kiện tương tự;
m) bất kỳ sự khởi động, tắt máy, hoặc giới hạn vận hành được yêu cầu để bảo vệ tính nguyên vẹn của thiết bị;
n) tốc độ cụ thể được tính toán;
o) bất kỳ các giới hạn thiết bị thử nghiệm có thể yêu cầu nhà cung cấp lắp ráp và vận hành một tầng, bơm hút đôi từ đầu đối diện để thử nghiệm (xem 9.2.7.4);
p) danh sách bất kỳ các bộ phận có thể được sử dụng làm thiết kế thay thế, do đó phải có sự chấp thuận của khách hàng (6.2).
10.2.4. Đường cong
Nhà cung cấp phải cung cấp các đường cong hoàn thiện, bao gồm độ chênh áp, hiệu suất, nước NPSH3, và công suất, được thể hiện như chức năng tốc độ dòng chảy. Ngoại trừ các thiết kế tốc độ cụ thể thấp là không khả thi, các đường cong này phải được mở rộng lên ít nhất 120 % tốc độ dòng chảy ở hiệu suất đỉnh, và điểm vận hành định mức phải được định rõ. Các đường cột áp phải bao gồm cho đường kính bánh công tác nhỏ nhất và lớn nhất. Số nhận biết bánh công tác, tốc độ cụ thể và tốc độ hút cụ thể phải được chỉ rõ trên đường cong. Nếu được áp dụng, đường cong phải chỉ rõ hiệu chỉnh độ nhớt. Dòng nhỏ nhất (cả nhiệt độ và ổn định), các khu vực vận hành cho phép và ưu tiên, và bất kỳ các giới hạn vận hành phải được chỉ rõ.
Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn