TCVN 9733:2013 - Phần 10

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 45 phút đọc

8.4.4. Các điểm nối nâng và giá chìa nâng phải được nhận biết một cách rõ ràng.

8.4.5. Thiết bị phải được nhận biết với các chi tiết và số lượng. Vật liệu vận chuyển riêng biệt phải được nhận biết với các đầu bịt kín kim loại chống ăn mòn được dán vào một cách an toàn chỉ báo chi tiết đó và số lượng mà thiết bị dự định. Thiết bị đóng thùng phải được vận chuyển với bản sao phiếu đóng gói, một bên trong và một ở bên ngoài của con ten nơ vận chuyển.

8.4.6. Một bản sao của việc lắp đặt tiêu chuẩn của nhà sản xuất bằng tay phải được đóng gói và vận chuyển cùng với thiết bị.

8.4.7. Nhà cung cấp phải cung cấp cho khách hàng với các hướng dẫn phù hợp API RP 686 cho sự bảo vệ về sự nguyên vẹn cho chuẩn bị xếp vào kho ở xưởng và trước khi khởi động.

8.4.8. Các bơm trục ngang và các bộ dẫn động được trang bị và các bộ phận phụ trợ, phải được vận chuyển được lắp ráp đầy đủ trên tấm đế của chúng, ngoại trừ tấm đế bên dưới. Các miếng đệm khớp nối với các bu lông và các chi tiết khác, như là lỗ tiết lưu dòng chảy nhỏ nhất mà không là bộ phận của cụm bơm được lắp ráp, phải được đóng hộp riêng biệt, được dán nhãn, và gắn một cách an toàn với tấm đế.

8.4.9. Các bộ dẫn động cho bơm trục đứng và bộ dẫn động trục ngang với khối lượng trên 200 kg (450 Ib) có thể bị tháo bỏ sau khi lắp đặt ở nhà máy và cân chỉnh và được vận chuyển riêng trừ bơm dựa dọc theo. Các bơm trục ngang có thùng hút phải được vận chuyển với các thùng hút bị tháo bỏ.

8.4.10. Nếu cần thiết phải vận chuyển bộ phận chính khác một cách riêng biệt, yêu cầu có sự chấp thuận của khách hàng trước.

8.4.11. Các bộ phận bộ lọc kim loại và các tấm lưới chắn phải được làm sạch và lắp đặt lại trước khi vận chuyển hàng. Các bộ phận bộ lọc phi kim loại phải được vận chuyển và lắp đặt trong điều kiện chưa được sử dụng.

8.4.12. Các chất ngăn ngừa bị gỉ phù hợp phải hòa tan trong dầu và phù hợp với tất cả chất lỏng được bơm.

Loại bơm cụ thể

9.1. Bơm côngxôn một tầng

9.1.1. Loại bơm trục ngang (OH2)

9.1.1.2. Khoảng cách giữa bơm và cuối trục bộ dẫn động (khoảng cách giữa cuối trục hoặc DBSE) phải cho phép loại bỏ các thanh giằng của bộ khớp nối và hệ thống kéo ngược mà không ảnh hưởng đến ổ trục, các ống bọc hoặc vỏ của khớp nối.

9.1.1.3. Nếu được quy định, chỉ số về độ linh hoạt của trục phải do nhà cung cấp tính toán theo K.1 và trình bày trong tờ dữ liệu.

Các yêu cầu thiết kế và vận hành của động cơ bơm côngxôn phải được nêu chi tiết trong một số phạm vi của tiêu chuẩn này. Danh mục K.1 nêu ra các yêu cầu này và thiết lập quy trình chuẩn hóa để tính toán chỉ số linh hoạt của trục, là chỉ số có thể sử dụng để đánh giá các thông số sau này và để thiết lập đường cơ sở trong khi so sánh độ linh hoạt của trục.

9.1.2. Bơm trục đứng (loại OH3)

9.1.2.1. Phía dưới vỏ máy sử dụng bề mặt tiếp xúc phẳng để giúp bơm ổn định nếu đứng tự do trên chân bạc đỡ hoặc nền. Tỷ số độ lớn giữa tâm chiều cao trọng lực của cụm thiết bị so với chiều rộng bề mặt tiếp xúc phải không lớn hơn 3:1. Độ ổn định này phải đạt được trong toàn bộ quá trình thiết kế vỏ hoặc bằng bệ đỡ cố định bên ngoài.

9.1.2.2. Bơm phải được thiết kế sao cho chúng có thể nổi đường ống hút và đường ống xả, hoặc được bắt bu lông với đệm lót hoặc nền móng.

Tải trọng mặt bích trên bơm có thể tăng nếu khách hàng lựa chọn kiểu bu lông vít xuống. Việc này nên đề cập trong khi thiết kế đường ống.

9.1.2.3. Phải trang bị mối nối xả nước nhỏ nhất là DN 15 (NPS ½) để không có chất lỏng đọng trên lớp vỏ ngoài hoặc trụ đỡ bộ điều khiển.

9.1.2.4. Bơm và buồng làm kín phải liên tục được thông khí bằng cách đấu nối với điểm cao hoặc trong buồng làm kín hoặc trong đường ống dòng chức năng làm kín. Phải có sự chấp thuận của khách hàng về hệ thống yêu cầu thông khí thủ công.

Nếu khách hàng không chấp nhận thông khí ra không khí, đầu nối lỗ thông khí đến đường ống xử lý khi thông khí trên buồng làm kín.

9.1.2.5. Khoảng cách giữa cuối bơm và cuối trục bộ dẫn động (khoảng cách giữa cuối trục hoặc DBSE) phải cho phép loại bỏ các thanh giằng của bộ khớp nối và hệ thống kéo ngược mà không ảnh hưởng đến ổ trục, các ống bọc hoặc vỏ của khớp nối.

9.1.2.6. Nếu được quy định, phải trang bị thiết bị cho phép buộc hoặc nâng hệ thống kéo ngược từ trụ đỡ động cơ bên ngoài với bộ dẫn động tại chỗ.

9.1.2.7. Nếu khách hàng chấp thuận, có thể bố trí thân ổ trục để bôi trơn mỡ (6.11.4). Nhiệt độ thân ổ trục không vượt quá 82 °C (180 °F) khi vận hành ở nhiệt độ môi trường 43 °C (110 °F). Mỡ bôi trơn được đề xuất phải phù hợp cho vận hành tại nhiệt độ này.

9.1.2.8. Bộ dẫn động phải sắp thẳng hàng trong xưởng của nhà cung cấp trước khi vận chuyển.

9.1.3. Bơm bánh răng (Loại OH6)

9.1.3.1. Bánh công tác phải được khóa hoặc chốt trục vào trục bên ngoài bộ dẫn động.

9.1.3.2. Bơm bánh răng có thể yêu cầu bỏ các bộ dẫn động để cho phép tháo rời rô to và hệ thống làm kín.

9.1.3.3. Loại bánh công tác phải được lựa chọn theo ứng dụng và có thể mở, nửa mở hoặc đóng kín hoàn toàn.

9.1.3.4. Sự cần thiết trong việc phân tích mặt bên của rô to phải được xác định theo mô tả trong 9.2.4.1. Việc phân tích này chỉ nên được cụ thể đối với các bơm mới và bơm tới hạn.

CHÚ THÍCH: Các vận tốc bên tới hạn có thể liên quan đến các bơm loại OH6. Thông thường, các kiểu bơm này được điều tra kỹ càng trong khi phát triển, và các động lực học của rô to điển hình luôn tồn tại và dễ áp dụng.

9.1.3.5. Các ổ trục bán kính thủy động học có thể được sử dụng.

9.1.3.6. Các thiết bị đo nhiệt độ và áp suất gắn trực tiếp trên hộp truyền động phù hợp ISO 10438 (tất cả các phần) mà đường kính của các thiết bị đo là 50 mm (2,0 in). Nếu được quy định, các hộp đo nhiệt loại thanh rắn có ren riêng biệt phải được trang bị để đo nhiệt độ.

9.1.3.7. Thiết bị cảm ứng, bánh công tác và các bộ phận quay chính tương tự phải được cân bằng động lực học theo ISO 1940-1, cấp G2.5 hoặc theo mất cân bằng dư 7g. mm (01 oz.in), tùy vào cái nào lớn hơn. Nếu có thể, khối lượng của trục chính được sử dụng để cân bằng không vượt quá khối lượng thành phần thiết bị được cân bằng. Kết quả độ rung đo được trong khi thử nghiệm tính năng phải không vượt quá các mức cho trong Bảng 8.

9.2. Bơm gối trục (Loại BB1, BB2, BB3 và BB5)

9.2.1. Vỏ chịu áp

9.2.1.1. Lớp vỏ tách rời có thể có lớp đệm miếng hoặc thanh nối kim loại; Đơn dự thầu của nhà cung cấp phải trình bày trong đơn đặt hàng.

9.2.1.2. Bơm cho làm việc ở nhiệt độ dưới 150°C (300°F) có thể được lắp chân đế.

9.2.1.3. Đối với các bơm có lớp vỏ tách rời phải cung cấp lớp đệm miếng, nâng các chốt hoặc lỗ bắt vít của bu lông vòng để nâng nửa trên của vỏ và phải gắn nhãn. Các phương pháp nâng máy đã được lắp phải được nhà cung cấp quy định [xem 10.2.2.1 .a) và Phụ lục L].

9.2.1.4. Nếu được quy định, các thiết kế đầu nối được đề xuất phải được đệ trình cho khách hàng để phê duyệt trước khi chế tạo. Các bản vẽ phải hiển thị các thiết kế hàn, kích cỡ, vật liệu và xử lý nhiệt trước và sau khi hàn.

9.2.1.5. Bơm sử dụng động cơ, có vít cấy và vòi hút và các vòi xả, nhà cung cấp phải đưa chiều dài nhỏ nhất có thể chấp nhận được đối với các mẫu ống cuộn bị vỡ để công việc bảo dưỡng dễ dàng. Các mẩu ống phải do khách hàng cung cấp.

CHÚ THÍCH: Phải loại bỏ các mẩu ống cuộn bị vỡ để loại bỏ phần rộng của đường ống để lấy vỏ bơm ra ngoài trong khi đại tu các bộ phận chính.

9.2.2. Rô to

9.2.2.1. Bánh công tác của bơm nhiều tầng phải nằm riêng lẻ dọc theo trục bằng gờ hoặc vòng tách cố định theo hướng của lực đẩy thủy lực thông thường.

9.2.2.2. Các rô to với các bánh công tác khít phải có ý nghĩa cơ học trong việc giới hạn chuyển động của bánh theo hướng ngược với hướng của lực đẩy thủy lực thông thường đến 0,75 mm (0,030 in) hoặc nhỏ hơn.

9.2.2.3. Nếu được quy định, các rô to với các cánh lắp ghép nóng phải có ý nghĩa cơ học trong việc giới hạn sự chuyển động của cánh theo hướng ngược với hướng của lực đẩy thủy lực thông thường đến 0,75 mm (0,030 in) hoặc nhỏ hơn.

9.2.2.4. Các rô to lệch trục hoặc đã được lắp đo được cùng với trục hoặc rô to đỡ trên khối chữ V hoặc thanh cuộn trên bàn nằm gần với ổ trục của rô to và trong giới hạn cho trong Bảng 17.

9.2.3. Ổ trượt

9.2.3.1. Ống lót vỏ có thể làm hồi phục lại và các cánh liên tầng hoặc tương đương phải được cung cấp ở tất cả các điểm liên tầng.

9.2.3.2. Các ổ trượt kết hợp với các bộ phận được sử dụng để cân bằng lực đẩy trục hoặc để giữ các ổ trục bên trong được bôi trơn phải theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất trừ khi các ổ này được xem là trường hợp ngoại lệ theo tiêu chuẩn này (xem 6.7.4) trong đề xuất và phải được sự chấp thuận của khách hàng. Nếu các ổ tiêu chuẩn của nhà sản xuất dựa vào vào sự kết hợp vật liệu cho thấy các đặc tính mài mòn cao, dữ liệu hỗ trợ phải có trong đề xuất.

Bảng 17 - Các yêu cầu lệch trục và rô to

Hệ số độ mềm mm2

Ffa,b

mm2 (in2)

Lệch tâm trc cho phép
TIR

mm (in)

Bộ phận khớp trục

Lệch tâm bán kính rô to cho phép TIRc

mm (in)

> 1,9 . 109 (3,0 .106)

40 (0,001 5)

Chỗ lõm

90 (0,003 5)

Chỗ xếp chồng

60 (0,002 5)

≤ 1,9 .109(3,0 . 106)

25 (0,001 0)

Chỗ lõm

75 (0,003 0)

Chỗ xếp chồng

50 (0,002 0)

a) Ff = L4ID2

Trong đó:

L là nhịp gối đỡ;

D là đường kính trục (lớn nhất) tại cánh.

b) Hệ số độ mềm trục Ff liên quan trực tiếp đến độ võng tĩnh của trục đỡ đơn giản và do đó, là chỉ số khe hở vận hành hướng tâm chính xác có thể đạt được trong sản xuất và duy trì chất lượng cân bằng.

c) Khe hở vận hành hướng tâm của trục cánh bơm, trống và ống lót cân bằng.

9.2.4. Động lực học

9.2.4.1. Phân tích bên

9.2.4.1.1. Tùy thuộc vào thiết kế bơm, tốc độ tới hạn ướt bên thứ nhất hoặc thứ hai của các bơm nhiều tầng và bơm tốc độ cao có thể trùng với tốc độ vận hành, đặc biệt là khi khe hở bên trong tăng do mòn. Phân tích bên có thể dự đoán liệu sự trùng khớp có thực sự đúng không và độ rung có chấp nhận được không.

9.2.4.1.2. Trừ trường hợp được quy định, sự cần thiết phân tích bên của rô to của bơm phải được xác định khi sử dụng quy trình chỉnh đặt cho trong Bảng 18.

Bảng 18 - Lô gic quyết định việc phân tích bên của rô to

 

Hoạt động

1

Thiết kế bơm

2

Có tồn tại một bơm tương tự (3.51) hoặc một bơm giống hoàn toàn (3.18) không?

Nếu “có", thực hiện tiếp bước 5

Nếu “không”, thực hiện tiếp bước 3

3

Rô to có chắc chắn là kiểu cổ điển không (3.8)?

Nếu “có", thực hiện tiếp bước 5

Nếu “không", thực hiện tiếp bước 4

4

Yêu cầu phân tích

5

Không yêu cầu phân tích

9.2.4.1.3. Nếu phân tích bên được yêu cầu bằng quy trình trong 9.2.4.1.2., hoặc nếu khách hàng quy định, phải thực hiện phân tích và đánh giá kết quả phù hợp với l.1.

9.2.4.2. Cân bằng rô to

9.2.4.2.1. Các rô to được phân loại như dưới đây là loại cân bằng động lực học hai mặt phẳng ở tốc độ thấp đối với cấp độ cân bằng trong Bảng 19.

Các bơm nhiều tầng (ba hoặc nhiều tầng hơn);

Các bơm một hoặc hai tầng mà tốc độ liên tục lớn nhất của bơm lớn hơn 3 800 r/min.

9.2.4.2.2. Kết quả của việc lắp ráp rô to và hiệu chỉnh cân bằng phải theo ISO 11342. Để cân bằng, rô to không bao gồm ống lót nửa khớp nối của bơm hoặc các phần thiết bị quay của cụm làm kín cơ khí.

Bảng 19 chỉ ra ISO 1940-1, cấp G2.5 đối với tất cả giao thoa phù hợp với các rô to lên đến tốc độ 3800 r/min. Điều này dựa trên hai yếu tố.

Tại tốc độ 3.800 r/min, giới hạn trên của cấp độ cân bằng G2.5 tạo ra lực do sự mất cân bằng 10% của trọng lượng rô to, điều này là không có bất kỳ vật liệu nào ảnh hưởng đến hình dạng vận hành của rô to.

Đối với các rô to có độ linh hoạt cao (xem Bảng 17), khó để đạt được và duy trì độ thẳng của rô to khi cần thiết đối với cấp cân bằng G1.

9.2.4.2.3. Độ lệch tâm khối liên quan đến cấp cân bằng G1 rất nhỏ, ví dụ lớn nhất là 2,5 mm (0,000 10 in) khi vận hành ở tốc độ 3800 r/min. Điều này có hai kết quả.

Khó để cân bằng các bộ phận tốt hơn G2.5 (xem 6.9.4.1) bởi vì lực thay đổi lớn khi các bộ phận được gắn chặt.

Chất lượng cân bằng không thể kiểm tra xác nhận được nếu rô to bị tác động lên vị trí khi đứng cân bằng hoặc tháo ra và lắp lại. Thông thường, việc này có thể thực hiện được, tuy nhiên phải thực hiện kiểm tra mất cân bằng dư để xác minh tính chính xác khi đứng cân bằng.

Bảng 19 - Yêu cầu đối với cân bằng rô to

Bộ phận khớp trục

Tốc độ liên tục lớn nhất

r/min

Hệ số độ mềm

L4/D2

mm2(in2)

Quy trình cân bng rô to b

Cấp cân bằng rô to

Chỗ lõm

≤ 3 800 a

Không giới hạn

C

c

Chỗ xếp chồng

≤ 3 800

Không giới hạn

C + B hoặc D

G2.5 (8 W/n)d

> 3 800

≤ 1,9.109

(3,0. 106)

C + B hoặc D

G1 (4 W/n)d,e

CHÚ THÍCH: Xem Bảng 17 Các yêu cầu lệch trục và rô to.

a Cho phép tăng 5 % tốc độ

b Xem ISO 11342

c Đấu nối cân bằng trong khi lắp ráp có thể không thực hiện được do việc lắp ghép có độ hở không duy trì cân bằng chính xác

d Xấp xỉ bằng với điểm giữa của cấp cân bằng ISO tương ứng

e Nếu các rô to với hệ số mềm dẻo cao được sử dụng ở tốc độ lớn hơn 3 800 r/min, mức cân bằng này đạt và duy trì được cần phải tập trung đặc biệt vào thiết kế, chế tạo và bảo dưỡng.

9.2.4.2.4. Đối với cân bằng rô to, các đầu rô to phải được chốt bằng các khóa bán nguyệt.

9.2.4.2.5. Nếu rô to được cân bằng như một hệ lắp ráp, phải thực hiện thử nghiệm không cân bằng dư. Tiến hành kiểm tra sau khi cân bằng rô to lần cuối, tuân theo quy trình cho trong Phụ lục J. Khối lượng và vị trí của các khóa bán nguyệt được sử dụng trong khi cân bằng lần cuối của rô to đã lắp ráp phải được ghi lại ở bảng tính mất cân bằng dư một phần của “bản vẽ phác thảo rô to” hoặc phác thảo riêng và được ghi lại trên phần đính kèm và bảng tính cho trong Phụ lục J.

9.2.5. Ổ trục và vỏ ổ trục

9.2.5.1. Nếu được cung cấp, các ổ trục bán kính động lực học phải theo 9.2.5.1.1 đến 9.2.5.1.4.

9.2.5.1.1. Các ổ đỡ phải tách riêng để dễ dàng lắp ráp, lỗ chính xác và là loại đệm hoặc ống lót, ống lót được hớt lung, có thể thay thế bằng babit, lót đệm hoặc vỏ. Các ổ trục được trang bị các chốt chống quay và có thể đảm bảo an toàn theo hướng trục.

9.2.5.1.2. Các ống lót, tấm đệm hoặc vỏ phải có vỏ tách theo thân trục và có thể thay thế mà không phải tháo dỡ bất kỳ phần vỏ nào hoặc loại bỏ các thanh giằng khớp nối.

9.2.5.1.3. Các ổ trục phải được thiết kế để ngăn chặn việc lắp đặt ngược hoặc hướng lên trên hoặc cả hai.

9.2.5.1.4. Nếu trục chứa hơn 1,0 % crôm và tốc độ bề mặt cổ trục lớn hơn 20 m/s (65 ft/s), cổ trục phải được mạ crôm cứng, mạ cứng hoặc lắp ống thép các bon.

CHÚ THÍCH: Mục đích của việc xây dựng này là để tránh hư hỏng ổ trục khỏi bị "bong tróc".

9.2.5.2. Các ổ chặn động lực học phải phù hợp 9.2.5.2.1 đến 9.2.5.2.5 dưới đây.

9.2.5.2.1. Các ổ chặn là loại nhiều đoạn phủ hợp kim babit, được thiết kế theo khả năng của bạc đỡ ở cả hai hướng để bôi trơn tăng áp, liên tục đối với mỗi bên. Cả hai bên đều là loại đệm có nắp, phù hợp với tính năng tự cân bằng để đảm bảo rằng mỗi đệm chịu tải cân bằng nhau với mỗi độ thay đổi nhỏ chiều dày đệm.

9.2.5.2.2. Các ổ chặn có thể thay thế được và nằm lắp trên trục với lắp ghép chặt phù hợp để ngăn chặn sự ăn mòn và phải khóa lại để chặn sự chuyển vị dọc trục.

9.2.5.2.3. Cả hai mặt của các ổ chặn có độ nhám bề mặt không lớn hơn Ra 0,4 mm (16 min), và sau khi lắp, toàn bộ trục được chỉ định phải không nằm ngoài 13 mm (0,0005 in).

9.2.5.2.4. Các ổ chặn phải được định kích cỡ cho tải áp dụng liên tục và lớn nhất (xem 6.10.1.2). Tại tải này và tốc độ quay tương ứng, các thông số sau đây phải được đáp ứng:

a) độ dày màng dầu nhỏ nhất 8 mm (0,003 in);

b) áp suất đơn vị lớn nhất (tải chia bởi các vùng) với 3.500 kPa (35 bar; 500 psi);

c) nhiệt độ bề mặt hợp kim babít được tính toán lớn nhất là 130 °C (265 °F).

Nếu được quy định, kích cỡ của ổ chặn phải được xem lại và được sự chấp thuận của khách hàng.

Giới hạn nêu trên đây tương ứng với hệ số thiết kế của hai hoặc hơn, dựa vào khả năng lớn nhất của ổ trục. Nhiệt độ bề mặt hợp kim babít được tính toán là giá trị thiết kế và không đại diện của các nhiệt độ hợp kim babít theo các điều kiện này. Ổ trục được định kích cỡ để đáp ứng tiêu chí trên đây phải có nhiệt độ kim loại cho phép như trong khi thử nghiệm tại xưởng và trên hiện trường (xem 6.10.2.4):

Thử nghiệm tại xưởng đối với nước và việc vận hành thông thường trên hiện trường (xem 8.3.3.5 c)]:93 °C (200 °F);

Ngắt hoặc cảnh báo tại hiện trường: 115 °C (240 °F);

9.2.5.2.5. Ổ trục phải được bố trí cho phép định vị trục của mỗi rô to tương ứng với vỏ và cách chỉnh đặt của khe rỗng hoặc tải trước của ổ trục.

9.2.5.3. Nếu nhiệt độ đầu vào của dầu vượt quá 50 °C (120 °F), phải xem xét đặc biệt đối với thiết kế ổ trục, lưu lượng dầu và mức tăng nhiệt độ cho phép. Đầu ra của dầu từ ổ chặn phải do nhà sản xuất ổ trục đề xuất đối với tốc độ vòng đai và phương pháp bôi trơn liên quan. Mối nối dầu trên thân ổ trục phải phù hợp với 7.5.

9.2.5.4. Các thân ổ trục tách theo trục phải điểm tách bằng kim loại mà các khớp nối được định vị bởi chốt định vị hình trụ.

9.2.6. Bôi trơn

9.2.6.1. Nếu được quy định, hoặc nếu nhà cung cấp đề xuất và khách hàng chấp thuận, hệ thống bôi trơn cưỡng bức phải được trang bị để cung cấp dầu ở áp suất phù hợp cho các ổ trục bơm, bộ dẫn động, các thiết bị dẫn động khác, bao gồm các bánh răng.

9.2.6.2. Các hệ thống bôi trơn cưỡng bức bên ngoài tuân theo các yêu cầu của ISO 10438-3. Hình B.8 và Bảng B.1 chỉ ra chi tiết của hệ thống nhỏ nhất có thể chấp nhận được đối với thiết bị được cung cấp theo tiêu chuẩn này.

9.2.6.3. Nếu dầu được cung cấp từ một hệ thống chung đến một máy hoặc nhiều máy hơn (như là bơm, bánh răng và động cơ), các đặc tính của dầu phải phù hợp với thiết bị được cung cấp. Nhà cung cấp có đơn vị chịu trách nhiệm phải đạt được sự chấp thuận của khách hàng và các nhà cung cấp thiết bị khác cho việc lựa chọn dầu.

CHÚ THÍCH: Chất bôi trơn điển hình sử dụng trong các hệ thống dầu chung là dầu khoáng (hyđrô cacbon) tương ứng với ISO Cấp 32 đến Cấp 68, như quy định trong ISO 3448.

9.2.6.4. Nếu được quy định, hệ thống bôi trơn cưỡng bức phải tuân theo các yêu cầu ISO 10438-2. Đối với hệ thống dầu bôi trơn, phải cung cấp các tờ dữ liệu.

9.2.7. Thử nghiệm

9.2.7.1. Đối với các ổ trục bôi trơn cưỡng bức, dầu thử nghiệm trên giá và các bộ phận của hệ thống dầu ở cuối của các bộ lọc phải đáp ứng các yêu cầu làm sạch được quy định trong ISO 10438-3.

9.2.7.2. Trong khi thử nghiệm các bơm tại xưởng với các ổ trục bôi trơn cưỡng bức, tỷ lệ lưu lượng dầu chảy xuống thân ổ trục phải được đo và ghi lại.

9.2.7.3. Tất cả đầu dò độ rung, thiết bị cảm biến và các bộ điều dao động phải được sử dụng trong khi thử nghiệm. Nếu khách hàng không có các đầu dò độ rung hoặc nếu các đầu dò này không phù hợp với các bộ hiển thị tại xưởng, phải sử dụng các đầu dò độ rung và bộ hiển thị tại xưởng để đảm bảo độ chính xác các yêu cầu của ANSI/API Std 670. Độ rung được đo bằng thiết bị phù hợp là cơ sở để chấp nhận hoặc loại bỏ các bơm (xem 6.9.3.6).

9.2.7.4. Nếu khách hàng chấp thuận, các bơm đơn tầng, bơm đôi ống hút có thể được lắp ráp để thử nghiệm bằng cách dẫn động từ điểm cuối đối nghịch của bơm khi so sánh với cách bố trí thông thường của bơm và bộ dẫn động. Sau khi lắp đặt lần cuối, không cần phải thử nghiệm lại. Nếu được yêu cầu bố trí như vậy, phải được trình bày trong đề xuất.

CHÚ THÍCH: Thỉnh thoảng yêu cầu thực hiện thử nghiệm trên giá các ống đo áp.

9.2.7.5. Nếu được quy định, các ổ trục thủy động lực phải được khách hàng hoặc đại diện của khách hàng tháo ra, kiểm tra và lắp lại sau khi hoàn thành thử nghiệm tính năng.

9.2.8. Chuẩn bị cho vận chuyển

9.2.8.1. Nếu rô to dự phòng hoặc một phần thiết bị được mua, thiết bị này phải được chuẩn bị để có thể dự trữ không bị đốt nóng trong ba năm. Công tác chuẩn bị dự trữ bao gồm xử lý bụi và bọc kín trong một lớp vỏ ngăn bay hơi với chất ức chế quá trình bay hơi. Rô to hoặc bộ phận thiết bị phải được đóng gói theo yêu cầu về vận chuyển. Rô to có chứa vật liệu đàn hồi (không phải là chì, TFE hoặc TPFE) có độ dày ít nhất là 3 mm (0,12 in) giữa rô to và bệ đỡ cột chống. Cột chống phải không nằm ở cổ trục rô to. Bộ phận thiết bị phải có rô to đảm bảo an toàn để ngăn sự chuyển động với stato.

9.2.8.2. Nếu được quy định, các rô to dự phòng và các bộ phận thiết bị kiểu hộp phải được chuẩn bị để dự trữ theo thẳng đứng. Rô to phải được đỡ bằng một đầu khớp nối với dụng cụ kẹp được thiết kế để có thể đỡ gấp 1,5 lần khối lượng của rô to mà không hư hỏng trục. Thiết bị loại kiểu hộp phải được đỡ từ vỏ (với rô to treo từ ổ chặn).

9.2.8.3. Nếu được quy định, phải trang bị một công ten nơ lưu trữ và vận chuyển các rô to dự phòng và các bộ phận dạng hộp đứng.

9.2.8.4. Nếu được quy định, phải thiết kế công ten nơ lưu trữ và vận chuyển để cho phép hạn chế khí trơ trong quá trình lưu giữ.

9.3. Bơm trục đứng (loại VS1 đến VS7)

9.3.1. Quy định chung

9.3.1.1. Phải quy định áp suất xả tại mối nối xả. Tác động của chất lỏng thủy lực phải được hiệu chỉnh theo tổn thất cột áp suất tĩnh và tổn thất do ma sát. Các đường cong theo hình tròn hoặc đường đặc tính của vỏ bơm phải được trang bị với hiệu chỉnh chỉ định.

9.3.1.2. Không cần phải bố trí thân ổ trục và các bơm treo đứng theo cách để ổ trục có thể được thay thế mà không ảnh hưởng đến bộ dẫn động bơm hoặc lắp ráp.

9.3.2. Vỏ chịu áp

9.3.2.1. Các vít và đinh chốt thẳng hàng với vỏ không yêu cầu trong khi lắp lắp bằng đường soi.

9.3.2.2. Bơm phải được trang bị mối nối thông gió cho các bơm đối với thùng hút và các buồng làm kín.

9.3.2.3. Cụm lắp ráp được thiết kế cho các cụm làm kín vòng O không chỉ yêu cầu các mặt bích và các bu lông được thiết kế để làm đế tựa cho vòng đệm xoắn ốc (xem Hình 6.3.10).

9.3.3. Rô to

9.3.3.1. Tất cả các trục bơm phải được gia công, mài và hoàn thiện xuyên suốt chiều của nó. Tổng độ lệch tâm được quy định không được vượt quá 40 mm/m (0,0005 in/ft) chiều dài. Tổng độ lệch tâm không được vượt quá 80 mm /m (0,003) tổng chiều dài trục.

Đối với các bơm có chiều dài trục lớn hơn 4500 mm (177 in), nhà cung cấp có thể đề xuất giới hạn độ lệch thay thế [lớn hơn 80 mm/m (0,003)] theo sự chấp thuận của khách hàng.

9.3.3.2. Trục bơm phải là liền khối trừ khi có sự chấp thuận của khách hàng (do các hạn chế đối với tổng chiều dài trục hoặc việc vận chuyển).

9.3.4. Bộ phận bị mòn và khe hở vận hành

9.3.4.1. Các ống lót vỏ có thể thay mới phải được trang bị ở các vị trí liên tầng hoặc các vị trí của ống lót khác. Tuy nhiên độ chênh áp liên tầng và đặc tính của chất lỏng vận hành (ví dụ, như chất bẩn hoặc chất không bôi trơn) nên xác định theo nhu cầu ống lót trục tương ứng.

9.3.5. Động lực học

Nếu được quy định, nhà cung cấp phải thực hiện phân tích động lực học của bơm và kết cấu đỡ để khẳng định việc chấp nhận thiết kế. Khách hàng và nhà cung cấp phải thỏa thuận về nội dung, phương pháp và tiêu chí nghiệm thu của phân tích này.

Các bơm treo đứng thường có kết cấu linh hoạt với tốc độ vận hành theo tần suất tự nhiên. Do vậy, các bơm này rất nhạy cảm với độ rung vang dội nếu các giới hạn riêng biệt của bơm không được xác định trong quá trình thiết kế. Các yếu tố kết cấu cơ bản điển hình bao gồm nền móng, các kết cấu bơm và khung động cơ. Điển hình, độ võng của nền móng phải nhỏ hơn 5% tổng độ võng của các bộ phận kết cấu. Nếu dữ liệu của nền móng không sẵn có khi thực hiện phân tích, nên sử dụng giá trị đã được đồng thuận. Thông thường, nên duy trì 20 % giới hạn tách biệt giữa tần số tự nhiên của kết cấu cột chống động cơ và tốc độ vận hành.

9.3.6. Ống lót và ổ trục

9.3.6.1. Ống lót phải có khả năng chống ăn mòn và mài mòn phù hợp với các yêu cầu sản phẩm và nhiệt độ. Không gian lớn nhất giữa các ống lót trục phải phù hợp với Hình 37 để duy trì tốc độ tới hạn đầu tiên trên tốc độ liên tục lớn nhất cho phép.

9.3.6.2. Các ổ chặn là nguyên khối với bộ dẫn động bơm phải đáp ứng các yêu cầu của 7.1.8. Ổ chặn và thân ổ chặn phải nguyên khối với bơm phải đáp ứng các yêu cầu của 6.10. Để điều chỉnh rô to trục và dầu bôi trơn, các ổ chặn phải được lắp khít với con trượt, các cần dẫn động chính.

9.3.6.3. Trừ các bơm hút loại VS4, bánh công tác tầng đầu tiên phải định vị giữa các ống lót.

CHÚ THÍCH: Mặc dù giữa ống lót và bánh công tác đầu tiên có thể là kết quả của cột đỡ rô to tối ưu, một số ứng dụng như bộ phận gom dầu, yêu cầu hiệu suất hút tối ưu và có thể mang lại lợi ích từ việc bố trí bánh công tác bơm công xôn một tầng.

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước TCVN 9733:2013 - Phần 11

TCVN 9733:2013 - Phần 11

Bài viết tiếp theo

Van thông hơi

Van thông hơi
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call