TCVN 8531:2010 - Phần 2

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 47 phút đọc

4.1.3.5. Việc kiểm soát mức âm thanh của toàn bộ thiết bị được cung cấp phải có sự cố gắng chung của khách hàng và nhà sản xuất/nhà cung cấp. Trừ khi có quy định khác, thiết bị do nhà sản xuất/nhà cung cấp phải phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia và mức âm thanh lớn nhất cho phép do khách hàng quy định.

CHÚ THÍCH: Phạm vi của tiêu chuẩn này không bao gồm bộ dẫn động nhưng nên tính đến sự đóng góp của bộ dẫn động vào mức âm thanh (tiếng ồn).

4.1.4. Lắp đặt ngoài trời

Khách hàng phải quy định việc lắp đặt được thực hiện ở trong nhà (có sưởi hoặc không sưởi) hoặc ở ngoài trời (có hoặc không có mái che) và điều kiện môi trường xung quanh tại nơi thiết bị phải vận hành (bao gồm nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất, độ ẩm không bình thường, các vấn đề ăn mòn hoặc bụi bẩn). Một bơm và các thiết bị phụ của nó phải thích hợp cho vận hành trong các điều kiện quy định này. Đối với các hướng dẫn của khách hàng, nhà sản xuất/nhà cung cấp phải có đề nghị về bất cứ sự bảo vệ đặc biệt nào mà khách hàng cần cung cấp.

4.2. Bộ dẫn động

4.2.1. Yêu cầu chung

4.2.1.1. Yêu cầu để xác định đặc tính định mc ca truyền động

Phải xem xét các yêu cầu sau khi xác định đặc tính định mức của truyền động:

a) Ứng dụng và phương pháp vận hành của bơm. Trong trường hợp vận hành song song, phải xem xét đến phạm vi đặc tính có thể có với chỉ một bơm vận hành, có tính đến các đặc tính của hệ thống;

b) Vị trí của điểm vận hành trên đường đặc tính của bơm;

c) Tổn thất do ma sát của vòng bít trục;

d) Dòng tuần hoàn đối với vòng bít cơ khí (đặc biệt là đối với các bơm có lưu tốc thấp);

e) Tính chất của môi chất được bơm (độ nhớt, hàm lượng chất rắn, tỷ trọng);

f) Tổn thất công suất và sự trượt trong truyền động;

g) Điều kiện khí quyển tại địa điểm đặt bơm.

Bộ dẫn động của bất cứ bơm nào thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này phải có công suất định mức đầu ra tối thiểu là bằng tỷ lệ phần trăm của công suất định mức đầu vào của bơm được cho trên Hình 1 nhưng không nhỏ hơn 1 kW. Khi yêu cầu này sẽ dẫn đến sự quá cỡ kích thước không cần thiết của bộ dẫn động thì phải có đề nghị khác được kiến nghị với khách hàng.

4.2.1.2. Tải trọng trục

Khi ổ trục chặn không phải là bộ phận của bơm và trừ khi có sự chấp nhận khác đi của khách hàng, phải thiết kế động cơ tuabin hoặc trục có cơ cấu truyền động cho các bơm trục đứng, bao gồm cả các bơm trục đứng theo trục để chịu được tải trọng trục lớn nhất mà bơm có thể tạo ra khi khởi động, dừng hoặc vận hành ở bất cứ lưu tốc nào. Phải xác định tải trọng trục lớn nhất ở hai lần khe hở ban đầu bên trong. Nếu bộ dẫn động không do nhà sản xuất/nhà cung cấp cung cấp thì họ phải lưu ý khách hàng về các yêu cầu này.

no-image

Hình 1 - Công suất bộ dẫn động tính theo phần trăm của công suất định mức yêu cầu của bơm trong phạm vi từ 1 kW đến 100 kW

4.2.2. Bơm được dn động bằng tuabin

4.2.2.1. Tuabin hơi

Các tuabin hơi được lựa chọn phải có khả năng mang đến cho bơm công suất định mức đầu vào yêu cầu đối với các điều kiện định mức dựa trên hiệu suất được bảo đảm của bơm hoặc mang đến cho bơm công suất lớn nhất đầu vào yêu cầu cho toàn bộ phạm vi vận hành của bơm. Công suất định mức của tuabin hơi phải dựa trên các điều kiện quy định về hơi vào nhỏ nhất và hơi thải lớn nhất.

4.2.2.2. Tốc độ của bơm được dẫn động bằng tuabin

Bơm được dẫn động bằng tuabin phải được thiết kế để vận hành liên tục ở 105 % tốc độ định mức và vận hành trong thời gian ngắn trong điều kiện khẩn cấp ở tốc độ tới 110 % tốc độ định mức (chỉnh đặt cơ cấu nhả vượt tốc của tuabin).

Đối với tuabin hơi và động cơ kiểu pittông, tốc độ khi nhả vượt tốc tối thiểu phải bằng 110 % tốc độ liên tục lớn nhất cho phép. Đối với các tuabin khí, tốc độ khi nhả vượt tốc tối thiểu phải bằng 105 % tốc độ liên tục lớn nhất cho phép.

4.3. Tốc độ tới hạn, sự cân bằng và rung

4.3.1. Tốc độ tới hạn

4.3.1.1. Tốc độ tới hạn tương tự như tần số cộng hưởng của hệ thống đỡ rôto-ổ trục. Các tốc độ tới hạn được nhận biết từ tần số riêng của hệ thống và của hiện tượng tăng áp. Nếu tần số của một thành phần điều hòa nào đó của hiện tượng tăng áp có chu kỳ bằng hoặc gần bằng tần số của bất cứ chế độ dao động nào của rô to thì trạng thái cộng hưởng có thể xảy ra. Nếu tồn tại sự cộng hưởng ở một tốc độ có giới hạn thì tốc độ này được gọi là tốc độ tới hạn. Đặc điểm này có liên quan đến các tốc độ tới hạn thực tế hơn là các giá trị tính toán khác nhau trong cả dao động ngang và dao động xoắn.

4.3.1.2. Hiện tượng tăng áp hoặc tần số kích thích có thể nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tần số đồng bộ của rôto. Các tần số tăng áp này có thể bao gồm nhưng không được hạn chế đối với các hiện tượng sau:

a) Sự mất cân bằng trong hệ thống rôto;

b) Các ảnh hưởng của màng dầu;

c) Các tần số cọ xát bên trong;

d) Các tần số của cánh, cánh của bánh công tác, phun hoặc tần số đi qua của ống khuyếch tán;

e) Các tần số ăn khớp của bánh răng và các tần số của dải biên;

f) Các tần số của độ không đồng trục (thẳng hàng) của khớp nối trục;

g) Các tần số thành phần của hệ thống rôto bị hỏng;

h) Các tần số trễ và tần số quay tít có ma sát của hệ thống rô to;

i) Lớp biên (sự bong ra theo gió xoáy);

j) Các hiệu ứng của âm thanh hoặc khí động lực học;

k) Các trạng thái khởi động, ví dụ như sự chặn tốc độ lại (do trở kháng quán tính) hoặc độ võng xoắn góp phần vào cộng hưởng xoắn;

I) Số xy lanh, góc giữa các dãy xylanh và hai kỳ hoặc bốn kỳ trong trường hợp các động cơ đốt

4.3.1.3. Các tốc độ tới hạn thực tế không được xâm lấn vào các phạm vi tốc độ quy định.

Tốc độ tới hạn thứ nhất (ở trạng thái uốn) ít nhất phải vượt quá tốc độ vận hành lớn nhất 20 % trừ khi không thể thiết kế được bơm có trục cứng vững, và phải có sự thỏa thuận của khách hàng.

Đối với các bơm có trục thẳng đứng, yêu cầu này áp dụng đặc biệt có hiệu quả khi chất lỏng được vận hành có chứa một tỷ lệ đáng kể các hạt cứng.

Khi không thể thiết kế được bơm có trục cứng vững với sự thỏa thuận của khách hàng thì:

- Tốc độ tới hạn thứ nhất Nc1 không được vượt quá 0,37 (=1/2,7) lần tốc độ vận hành nhỏ nhất Nmin;

- Tốc độ tới hạn thứ hai Nc2 không được nhỏ hơn 1,2 lần tốc độ liên tục lớn nhất Nmax.

Có thể minh họa yêu cầu này như trên Hình 2.

no-image

Hình 2 - Các điều kiện của tốc độ tới hạn (xem 4.3.1.3)

4.3.1.4. Giới hạn an toàn của sự xâm lấn từ tất cả các dạng dao động theo phương ngang (bao gồm cả trục cứng vững và trục uốn cong) ít nhất phải:

a) Vượt quá tốc độ liên tục lớn nhất 20 % đối với các hệ rôto cứng vững, hoặc;

b) Thấp hơn bất cứ tốc độ vận hành nào 15 % và vượt quá tốc độ liên tục lớn nhất 20 % đối với các hệ rôto có trục mềm dẻo.

Các dạng dao động xoắn của toàn bộ một bơm ít nhất phải thấp hơn bất cứ tốc độ vận hành nào 10 % hoặc ít nhất phải vượt quá tốc độ ngắt 10 %.

Các giới hạn an toàn quy định được dùng để ngăn ngừa sự phủ chờm của đường bao đáp ứng tới hạn vào phạm vi tốc độ vận hành.

4.3.1.5. Sự quay chậm, sự khởi động và ngắt thiết bị quay không được gây ra bất cứ hư hỏng nào khi qua các tốc độ tới hạn.

4.3.1.6. Sự cộng hưởng của giá đỡ và thân ổ trục của bộ dẫn động và thiết bị được dẫn động không được xảy ra trong phạm vi tốc độ vận hành quy định hoặc giới hạn an toàn quy định.

4.3.1.7. Khi có quy định của khách hàng, các tốc độ tới hạn phải được chứng thực bi các dữ liệu ca băng thử hoặc nếu vượt quá các tốc độ thử thì chúng phải là:

a) Các giá trị tính toán tắt dần, hoặc

b) Các giá trị được xác định bằng các kích thước từ bên ngoài vào rôto.

4.3.1.8 .Khi có quy định của khách hàng, nhà sn xuất/nhà cung cấp phải cung cấp các tính toán được chi tiết hóa trong các mục a) và b) dưới đây. Nếu khách hàng cung cấp thiết bị dẫn động thì họ phải có trách nhiệm cung cấp các dữ liệu cho các tính toán này:

a) Phân tích tốc độ tới hạn ngang để xác định rằng các tốc độ tới hạn của bộ dẫn động tương thích với các tốc độ tới hạn của bơm và sự kết hợp là phù hợp với phạm vi tốc độ vận hành quy định;

b) Phân tích dao động xoắn của hệ bơm-bộ dẫn động và phân tích dao động xoắn chuyển tiếp đối với các hệ thống được dẫn động bằng động cơ đồng bộ. Nhà sản xuất/nhà cung cấp phải chịu trách nhiệm về chất lượng vận hành tốt của hệ thống.

Trong trường hợp dẫn động bằng động cơ đốt trong, nhà sản xuất/nhà cung cấp động cơ đốt trong phải chịu trách nhiệm về sự phân tích.

4.3.2. Sự cân bằng và rung

4.3.2.1. Yêu cầu chung

4.3.2.1.1. Tất cả các bộ phận quay chính phải được cân bằng. Khi có quy định của khách hàng, các rôto đã đưc lp ráp phải được cân bằng.

4.3.2.1.2. Khi có quy định của khách hàng, nhà sản xuất/nhà cung cấp phải chứng minh rằng bơm có thể vận hành lưu lượng liên tục ổn định nh nhất được quy định mà không vưt quá các giới hạn rung cho trong 4.3.2.2.

4.3.2.1.3. Bơm phải vận hành êm trong suốt phạm vi tốc độ của nó để đạt tới tốc độ định mức và tới giới hạn vượt tốc trong trường hợp được dẫn động bằng tuabin.

4.3.2.1.4. Sự vận hành êm của bơm (và bộ dẫn động của nó) sau khi lắp đặt phải là trách nhiệm chung của nhà sản xuất/nhà cung cấp và khách hàng. Một bơm phải hoạt động tốt. khi được lắp đặt trên nền móng cố định cũng như trên băng thử của nhà sản xuất/nhà cung cấp.

4.3.2.2. Bơm trục ngang

Rung chưa được lọc không được vượt quá các giới hạn rung khốc liệt được cho trong Bảng 1 khi được đo trên thiết bị thử của nhà sản xuất/nhà cung cấp. Các giá trị này được đo theo phương hướng kính tại thân ổ trục trên một điểm vận hành duy nhất ở tốc độ định mức (± 5 %) và lưu lượng định mức (± 5 %) khi vận hành không có khí xâm thực. Yêu cầu này thường có thể đạt được bằng sự cân bằng phù hợp với cấp G 6.3 của ISO 1940-1; để có thêm thông tin, xem ISO 5343 và ISO 8821.

Bơm có bánh công tác đặc biệt, ví dụ như bánh công tác có một rãnh, có thể vượt quá các giới hạn cho trong Bảng 1. Trong trường hợp này nhà sản xuất/nhà cung cấp bơm nên chỉ ra đặc điểm này trong tài liệu chào hàng của mình.

Bảng 1 - Các giới hạn rung khốc liệt đối với các bơm trục ngang với bánh công tác có nhiều rãnh (dựa trên ISO 2372)

Tốc độ quay, N

min-1

Các giá trị quân phương (rms) lớn nhất, tính bằng mm/s của tốc độ rung đối với chiều cao đường tâm trục h11)

h1 ≤ 225 mm

h1 > 225 mm

N ≤ 1800

2,8

4,5

1800 < N ≤ 4500

4,5

7,1

1) Đối với các bơm trục ngang được lắp trên đế, h1 là khoảng cách giữa bề mặt đế tiếp xúc với chân bơm (bao gồm cả giá đỡ) và đường tâm của trục bơm.

4.3.2.3. Bơm trục đứng

4.3.2.3.1. Các số đọc về rung phải được lấy trên mặt bích trên đỉnh của bộ dẫn động được lắp trên các bơm trục đứng có khớp nối trục cứng và gần với ổ trục trên đỉnh bơm trên các bơm trục đứng có khớp nối trục mềm.

4.3.2.3.2. Các giới hạn rung đối với các bơm có lắp ổ lăn và ổ trượt không được vượt quá tốc độ 7,1 mm/s trong quá trình thử tại phân xưởng ở tốc độ định mức (± 5 %) và lưu lượng định mức (± 5 %) khi vận hành không có hiện tượng khí xâm thực.

4.4. Bộ phận chịu áp lực (xem 5.1)

4.4.1. Áp suất-nhiệt độ định mức

Nhà sản xuất/nhà cung cấp phải định rõ áp suất làm việc lớn nhất cho phép ở các điều kiện vận hành khốc liệt nhất. Không có trường hợp nào áp suất làm việc lớn nhất cho phép của bơm (vỏ và nắp bơm, bao gồm cả bộ phận vòng bít kín trục và cụm nắp bít) vượt quá áp suất của các mặt bích của bơm.

4.4.2. Vỏ bơm

4.4.2.1. Sử dụng bơm có vỏ bơm tháo được theo phương hướng kính nếu quy định bất cứ điều kiện vận hành nào trong các điều kiện vận hành sau:

a) Nhiệt độ bơm 200 °C hoặc cao hơn (nên xem xét đến giới hạn nhiệt độ thấp hơn khi có khả năng xảy ra sự thay đổi nhiệt độ đột ngột);

b) Chất lỏng được bơm độc hại hoặc chất lỏng dễ bốc cháy có tỷ trọng nhỏ hơn 0,7 kg/dm3 ở nhiệt độ bơm quy định;

c) Chất lỏng được bơm dễ bốc cháy ở áp suất xả theo áp kế vượt quá 70 bar.

CHÚ THÍCH: Có thể cung cấp các bơm có vỏ tháo được theo phương dọc trục cho các điều kiện được quy định ở trên khi có sự chấp nhận riêng của khách hàng. (Khách hàng nên xem xét đến các nội dung chi tiết của thiết kế và kinh nghiệm vận hành trước đây của nhà sản xuất/nhà cung cấp trước khi chấp nhận các bơm có vỏ tháo được theo phương dọc trục cho các điều kiện này. Phép thử thủy tĩnh lớn nhất, kỹ thuật bít kín mối nối nằm ngang, vị trí của bơm và kỹ năng của nhân viên bảo dưỡng tại hiện trường nên là các yếu tố để đi đến quyết định).

4.4.2.2. Chiều dày của Vỏ bơm chịu áp lực phải thích hợp với áp suất làm việc lớn nhất tại đầu ra cộng với các dung sai của cột áp và độ tăng tốc độ tại nhiệt độ bơm và của áp suất thử thủy tĩnh ở nhiệt độ môi trường xung quanh.

Áp suất làm việc lớn nhất cho phép của vỏ bơm phải bằng hoặc lớn hơn áp suất lớn nhất tại đầu ra.

Các bề mặt của bơm có vỏ kép, nhiều cấp, nằm ngang (ba hoặc nhiều cấp) và của các bơm có vỏ tháo được theo phương dọc trục thường chịu tác dụng của áp suất đầu vào không cần được thiết kế đối với áp suất xả. (Khách hàng nên quan tâm lắp đặt các van an toàn trên phía hút của các thiết bị này).

Khách hàng phải quy định liệu đầu vào của bơm lắp thẳng đứng có thích hợp đối với áp suất xả lớn nhất hay không: (Nên thực hiện yêu cầu này khi có hai hoặc nhiều bơm được nối với một hệ thống xả chung). Ứng suất được sử dụng trong thiết kế đối với bất cứ vật liệu đã cho nào không được vượt quá các giá trị được nêu trong các tiêu chuẩn vật liệu quy định. Các phương pháp tính toán đối với các bộ phận chịu áp lực và các hệ số an toàn đối với các vật liệu được lựa chọn phải phù hợp với các quy tắc có liên quan của quốc gia.

Các bộ phận chịu áp lực phải có lượng dư ăn mòn cho phép là 3 mm trừ khi một lượng dư ăn mòn cho phép thấp hơn có thể được chấp nhận (ví dụ, đối với titan).

4.4.2.3. Áp suất xả lớn nhất phải áp dụng cho tất cả các chi tiết có liên quan đến định nghĩa của vỏ bơm chịu áp lực (xem 3.3.1), trừ trường hợp các bơm có vỏ kép, nhiều bậc, nằm ngang (ba hoặc nhiều bậc) và các bơm có vỏ tháo được theo phương dọc trục.

4.4.2.4. Vỏ bên trong của các bơm có vỏ kép phải được thiết kế để chịu được áp suất chênh lớn nhất bên trong hoặc 3,5 bar, lấy giá trị nào lớn hơn.

4.4.2.5. Nếu có rủi ro dẫn đến sự không đồng trục (thẳng hàng) giữa bơm và bộ dẫn động do các chênh lệch về nhiệt độ hoặc bất cứ nguyên nhân nào khác thì phải có biện pháp đề phòng để giảm rủi ro này tới mức tối thiểu, ví dụ như gối đỡ đường tâm, ổ trục đỡ được làm mát, chỉnh sơ bộ đồng trục (thẳng hàng).

4.4.3. Vật liệu

Vật liệu để chế tạo các bộ phận, chi tiết chịu áp lực phải tùy thuộc vào chất lỏng được bơm, kết cấu của bơm và ứng dụng của bơm (xem Điều 5).

4.4.4. Đặc điểm cơ khí

4.4.4.1. Sự tháo lắp

Trừ các bơm trục đứng có trục truyền động nhiều ổ và các bơm nhiều bậc kiểu có tiết diện hình vòng, bơm phải được thiết kế để cho phép tháo được bánh công tác, trục, vòng bít kín trục và cụm ổ trục mà không phá vỡ các mối nối mặt bích tại đầu vào và đầu ra.

Đối với các bơm tháo được theo phương dọc trục phải trang bị các tai móc hoặc bulông vòng để nâng nửa trên của vỏ bơm lên. Nhà sản xuất/nhà cung cấp phải quy định các phương pháp để nâng bơm đã được lắp ráp lên.

4.4.4.2. Kích vít và các then hoặc chốt định vị độ thng hàng của v bơm

Phải trang bị kích vít và các then hoặc chốt định vị sự thẳng hàng của vỏ bơm để          dễ dàng cho việc tháo dỡ và lắp ráp lại. Khi sử dụng kích vít làm phương tiện để tách các mặt đối tiếp của vỏ bơm thì một trong các mặt đối tiếp phải có gờ nổi (được khỏa mặt hoặc xoi rãnh) để ngăn ngừa mối nối bị rò gỉ hoặc lắp ghép không đúng các kề mặt đối tiếp.

4.4.4.3. Áo bọc

Áo bọc để sưởi nóng hoặc làm mát vỏ bơm hoặc cụm vòng bít là tùy chọn. Áo bọc phải được thiết kế cho áp suất vận hành ở nhiệt độ 170oC ít nhất phải là 6 bar.

Hệ thống áo bọc làm mát phải được thiết kế để ngăn ngừa có hiệu quả sự rò gỉ chất lỏng được bơm vào môi chất làm mát. Đường dẫn môi chất làm mát không được dẫn tới các mối nối của vỏ bơm.

4.4.4.4. Đệm kín của v bơm

Đệm kín của vỏ bơm phải được thiết kế thích hợp với điều kiện vận hành và điều kiện thử thủy tĩnh ở nhiệt độ môi trường xung quanh. Đối với các vỏ bơm tháo được theo phương hướng kính, các đệm kín của nắp vỏ bơm phải được hạn chế với phía khí quyển bên ngoài để ngăn ngừa sự bung ra.

Các vỏ bơm tháo được theo phương hướng kính (bao gồm cả các đệm kín cơ khí mặt mút phẳng) phải có các lắp ghép kim loại với kim loại với các đệm kín chịu nén được điều chỉnh hạn chế.

4.4.4.5. Mối ghép bulông bên ngoài

4.4.4.5.1. Các bulông hoặc vít cấy nối ghép các phần của vỏ bơm chịu áp lực, bao gồm cả bộ phận lắp vòng bít kín trục phải có đường kính tối thiểu là 12 mm (ren hệ mét theo ISO).

Việc sử dụng các bulông hoặc vít cấy có đường kính nhỏ hơn 12 mm, nếu cần thiết do sự hạn chế về không gian, phải có sự thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất/nhà cung cấp. Trong trường hợp này nhà sản xuất/nhà cung cấp nên quy định momen vặn chặt của mối ghép bulông.

4.4.4.5.2. Mối ghép bulông được lựa chọn (cấp đặc tính bền theo thông tin trong Phụ lục L) phải thích hợp với áp suất và nhiệt độ làm việc lớn nhất cho phép và quy trình xiết chặt thông thường. Nếu tại một số điểm cần thiết phải sử dụng chi tiết kẹp chặt có chất lượng đặc biệt thì các chi tiết kẹp chặt dễ đổi lẫn cho các mối nối khác phải có cùng một cấp chất lượng đặc biệt nêu trên.

4.4.4.5.3. Các lỗ ren trong các chi tiết chịu áp lực phải được giữ ở mức tối thiểu. Ngoài dư lượng kim loại cho ăn mòn phải để lại đủ kim loại ở xung quanh và bên dưới đáy các lỗ khoan và được tarô ren trong các phần chịu áp lực của vỏ bơm để ngăn ngừa sự rò gỉ.

4.4.4.5.4. Để dễ dàng cho việc tháo dỡ, mối ghép bulông bên trong của các bơm trục đứng phải được làm bằng vật liệu hoàn toàn chịu được tác dụng ăn mòn của chất lỏng được bơm.

4.4.4.5.5. Các mối nối ghép vít cấy phải được cung cấp với các vít cấy đã được lắp. Các lỗ tịt để lắp vít cấy chỉ nên được khoan đến chiều sâu đủ để cho phép đoạn có ren bằng 1,5 lần đường kính ngoài của vít cấy.

4.4.4.5.6. Vít cấy được ưu tiên sử dụng hơn các vít có mũ.

4.4.4.5.7. Phải có khoảng hở tại các vị trí có mối ghép bulông để cho phép sử dụng các loại chìa vặn mặt mút. Nhà sản xuất/nhà cung cấp phải cung cấp bất cứ dụng cụ và đồ gá chuyên dùng nào theo yêu cầu.

4.5. Ống nối (vòi phun) và ống nối khác

4.5.1. Yêu cầu chung

Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ ống nối và vòi phun là đồng nghĩa. Điều này có liên quan đến tất cả các chi tiết nối dẫn chất lỏng tới bơm dùng cho vận hành và bảo dưỡng.

4.5.2. Các đầu nối cho thông hơi, lắp áp kế và xả

4.5.2.1. Tất cả các bơm phải được trang bị đầu nối cho thông hơi trừ khi bơm được thiết kế tự thông hơi bằng cách bố trí các ống nối (vòi phun).

4.5.2.2. Tốt hơn là không được làm các lỗ ren trên đường hút hoặc đường xả hoặc trong            vùng có tốc độ cao khác của bơm trừ khi chúng nhất thiết phải có cho vận hành của bơm. Nếu cần có các đầu nối cho xả, thông hơi hoặc lắp áp kế thì chúng phải do khách hàng quy định trong thư hi cho đặt hàng hoặc đơn đặt hàng.

4.5.3. Cửa chắn

Vật liệu chế tạo các cửa chắn (dạng nút, mặt bích đặc...) phải thích hợp với chất lỏng được bơm. Phải chú ý đến sự thích hợp của phối hợp vật liệu để chống lại ăn mòn và giảm tới mức tối thiểu rủi ro của sự kẹt hoặc mài mòn ren vít.

Tất cả các lỗ tiếp xúc với chất lỏng được bơm có áp, bao gồm cả các lỗ của vòng bít kín trục phải được lắp với các cửa chắn tháo được thích hợp với áp suất của chất lỏng.

4.5.4. Mối nối ống phụ

4.5.4.1. Tất cả các mối nối của ống phụ phải được làm bằng vật liệu thích hợp, có kích thước và chiều dày thích hợp cho chế độ sử dụng (xem 4.14).

4.5.4.2. Các mối nối phải có kích thước (đường kính ngoài) tối thiểu là 15 mm đối với các bơm có cửa xả 50 mm và nhỏ hơn. Các mối nối phải có kích thước (đường kính ngoài) tối thiểu là 20 mm đối với các bơm có cửa xả 80 mm và lớn hơn, ngoại trừ các mối nối cho đường ống rửa bằng tia nước đối với vòng vít và vòng văng dầu có thể có kích thước (đường kính ngoài) bằng 15 mm mà không để ý đến cỡ kích thước của bơm. Khi bị giới hạn về không gian mà phải sử dụng các mối nối nhỏ hơn thì phải có mọi biện pháp đề phòng để bảo vệ cho các mối nối này không bị hư hỏng và bảo đảm độ tin cậy của chúng.

4.5.5. Nhận dạng mối nối

Tất cả các mối nối phải được nhận dạng trên bản vẽ lắp đặt phù hợp với nhiệm vụ và chức năng của chúng. Nếu có thể thì sự nhận dạng này cũng nên được áp dụng trên bơm, đặc biệt là đối với các vòng bít cơ khí và đối với việc bôi trơn và làm mát ổ trục (xem Phụ lục H).

4.6. Ngoại lực và mômen trên ống nối (đầu vào và đầu ra)

Phải sử dụng phương pháp cho trong Phụ lục B đối với các bơm khớp nối trục đàn hồi (mềm) trừ khi đã có sự thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sn xuất/nhà cung cấp về một phương pháp khác.

Khách hàng phải tính toán các lực và các mômen do đường ống tác dụng lên bơm.

Nhà sản xuất/nhà cung cấp phải kiểm tra xác minh rằng các tải trọng này cho phép đối với bơm được xem xét. Nếu các tải trọng lớn hơn các tải trọng cho trong Phụ lục B thì cách giải quyết vấn đề phải được thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất/nhà cung cấp.

4.7. Các mặt bích đầu vào và đầu ra và sự gia công bề mặt bích

4.7.1. Các mặt bích phải phù hợp với ISO 7005 ngoại trừ các quy định trong các mục a) đến c) dưới đây:

a) Các mặt bích bằng gang phải có mặt mút được gia công phẳng;

b) Các mặt bích có mặt mút được gia công phẳng trên các vỏ bơm không làm bằng gang chỉ được chấp nhận với chiều dày toàn bộ gờ nổi;

c) Các mặt bích dày hơn hoặc có đường kính ngoài lớn hơn so với yêu cầu của tiêu chuẩn có thể được chấp nhận nhưng mặt mút phải được gia công và khoan lỗ theo quy định.

Các lỗ lắp bulông phải được bố trí đối xứng nhau qua đường tâm của mặt bích.

4.8. Bánh công tác

4.8.1. Thiết kế bánh công tác

4.8.1.1. Có thể lựa chọn bánh công tác có kết cấu kín, nửa hở và hở theo ứng dụng của bơm.

4.8.1.2. Bánh công tác (bánh cánh), trừ các vòng bù mòn, phải được chế tạo liền một khối (như là sản phẩm đúc hoặc hàn).

Cho phép chế tạo các bánh công tác bằng các công nghệ khác trong trường hợp đặc biệt, nghĩa là đối với các chiều rộng cửa ra của bánh công tác nhỏ hoặc nếu bánh công tác được làm từ vật liệu đặc biệt. Tuy nhiên yêu cầu này cần có sự thỏa thuận với khách hàng.

4.8.1.3. Bánh công tác thường phải có mayơ cứng chắc.

4.8.1.4. Nếu trục bơm bị ẩm ướt bởi chất lỏng được bơm đến mức có thể xảy ra nguy hiểm hoặc bánh công tác có thể bị nhiễm bẩn, nếu chất lỏng bị kẹt trong không gian hạn hẹp thì việc thiết kế kết cấu và kẹp chặt bánh công tác phải sao cho khi đã được lắp ráp trên trục, bất cứ không gian kín nào cũng phải có khả năng thoát chất lỏng một cách tự do bằng các đường thoát có diện tích mặt cắt ngang không nhỏ hơn 10 mm2.

4.8.2. Kẹp chặt bánh công tác

4.8.2.1. Bánh công tác phải được kẹp chặt chống xoay và dịch chuyển theo chiều trục khi quay theo chiều đã quy định. Không cho phép kẹp chặt bánh công tác bằng chốt.

4.8.2.2. Các bánh công tác được lắp công xôn phải được kẹp chặt với trục bằng vít có mũ hoặc đai ốc mũ để không làm cho các chỗ cắt ren trên trục bị phơi ra. Cơ cấu kẹp chặt phải được cắt ren để xiết chặt bằng lực cản của chất lỏng trên bánh công tác trong quá trình quay bình thường, và cần có phương pháp khóa hãm cơ khí có hiệu quả (ví dụ, một vít giữ không có mũ và chịu ăn mòn hoặc một vòng đệm có tai. Các vít có mũ phải có các góc lượn và thân có đường kính giảm nhỏ để giảm sự tập trung ứng suất.

4.8.3. Điều chnh chiều trục

Nếu có yêu cầu điều chỉnh tại hiện trường đối với khe hở chiều trục của bánh công tác thì phải cung cấp các phương tiện điều chỉnh từ bên ngoài. Nếu việc điều chỉnh được thực hiện bằng cách dịch chuyển rôto theo chiều trục thì phải chú ý đến ảnh hưởng nguy hiểm có thể có đối với các vòng bít cơ khí (cũng xem 4.11.6).

4.9. Vòng bù độ mòn

4.9.1. Nên lắp các vòng bù độ mòn khi thích hợp. Khi đã được lắp, các vòng bù độ mòn phải có khả năng phục hồi hoặc thay mới và được khóa hãm chắc chắn để ngăn ngừa chuyển động quay.

4.9.2. Các bề mặt đối tiếp mài mòn bằng vật liệu tôi cứng phải có chênh lệch về trị số độ cứng Brinell tối thiểu là 50 trừ khi cả hai bề mặt mài mòn tĩnh tại và quay có trị số độ cứng Brinell tối thiểu là 400 hoặc nếu không thể đạt được sự chênh lệch về độ cứng này với vật liệu quy định.

4.9.3. Các vòng bù độ mòn phục hồi được hoặc thay mới được phải được giữ tại vị trí bằng lắp ghép ép có các chốt hãm hoặc chốt có ren (chiều trục hoặc hướng kính) hoặc bằng các phương pháp dùng vai (gờ) và vặn vít. Các phương pháp khác, bao gồm cả hàn đính tại ba hoặc nhiều điểm cần có sự chấp nhận của khách hàng.

4.10. Khe h vận hành

Sưu tầm và biên soạn bởi: http

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước TCVN 8531:2010 - Phần 3

TCVN 8531:2010 - Phần 3

Bài viết tiếp theo

Stainless Steel One Way Valve

Stainless Steel One Way Valve
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call