Chai chứa khí – ống thép chứa khí không hàn, nạp lại được có dung tích nước từ 150 l đến 3000 l – thiết kế, cấu tạo và thử nghiệm - phần 3
Để phát hiện vết nứt, phải sử dụng hệ thống xung dội. Để đo chiều dày phải sử dụng phương pháp cộng hưởng hoặc hệ thống xung dội. Phải sử dụng các kỹ thuật thử nghiệm tiếp xúc hoặc nhúng chìm.
Phải sử dụng phương pháp ghép nối để bảo đảm truyền đủ năng lượng siêu âm giữa đầu dò thử và ống.
B.3. Phát hiệu vết nứt của phần hình trụ
B.3.1. Phương pháp
Các ống được kiểm tra và thiết bị dò phải có chuyển động quay và tịnh tiến tương đối với nhau sao cho sẽ vẽ ra vết quét xoắn ốc của phần hình trụ. Tốc độ quay và tịnh tiến phải được giữ không đổi trong phạm vi ± 10 %. Bước của đường xoắn ốc phải nhỏ hơn chiều rộng được che bởi đầu dò (phải bảo đảm được độ phủ chờm ít nhất là 10 %) và có liên quan với chiều rộng hiệu dụng của chùm tia sao cho bảo đảm được vùng quét 100 % ở tốc độ quay và tịnh tiến được sử dụng trong quy trình hiệu chuẩn.
Có thể sử dụng một phương pháp quét khác để phát hiện khuyết tật ngang trong đó quá trình quét hoặc chuyển động tương đối của các đầu dò và chi tiết được kiểm theo chiều dọc, chuyển động quét cần bảo đảm vùng quét trên bề mặt đạt 100 % với độ phủ chờm của các lần quét 10 %.
Thành ống phải được kiểm các khuyết tật dọc bằng năng lượng siêu âm được truyền theo cả hai chiều chu vi, và đối với các khuyết tật ngang năng lượng siêu âm được truyền theo cả hai chiều dọc.
Khi thực hiện phép thử tùy chọn trên các vùng chuyển tiếp giữa thành và cổ và/hoặc giữa thành và đế, phép thử này có thể được tiến hành bằng tay nếu không thực hiện được thử tự động.
Hiệu quả của thiết bị phải được kiểm tra định kỳ bằng cách đưa vào thử một mẫu chuẩn. Phải thực hiện kiểm tra này ít nhất là tại lúc bắt đầu và kết thúc của mỗi ca. Nếu trong quá trình kiểm tra này không phát hiện ra sự hiện diện của rãnh chuẩn thì tất cả các ống được thử sau kiểm tra chấp nhận cuối cùng phải được thử lại một khi thiết bị đã được điều chỉnh đúng.
B.3.2. Mẫu chuẩn
Phải chuẩn bị một mẫu chuẩn có chiều dài thuận tiện từ ống có cùng một đường kính và phạm vi chiều dày thành bằng vật liệu có cùng đặc tính âm thanh và sự gia công tinh bề mặt như ống được kiểm tra. Mẫu chuẩn không được có các điểm gián đoạn có thể cản trở sự phát hiện các rãnh chuẩn.
Các rãnh chuẩn dọc và ngang phải được gia công cơ trên bề mặt ngoài và bề mặt trong của mẫu chuẩn. Các rãnh phải được tách ly nhau sao cho có thể nhận dạng mỗi rãnh một cách rõ ràng.
Các kích thước và hình dạng của rãnh có tầm quan trọng quyết định tới việc điều chỉnh thiết bị (xem các Hình B.1 và B.2).
Chiều dài của các rãnh (E) không được lớn hơn 50 mm.
Chiều rộng (W) không được lớn hơn hai lần chiều sâu danh nghĩa (T). Tuy nhiên khi không đáp ứng được điều kiện này thì chiều rộng lớn nhất được chấp nhận là 1 mm.
Chiều sâu của các rãnh (T) phải bằng tới 5 % ± 0,75 % chiều dày danh nghĩa của thành (S), với trị số nhỏ nhất là 0,3 mm và trị số lớn nhất là 1,0 mm trên toàn bộ chiều dài của rãnh. Cho phép có độ đảo tại mỗi đầu.
Rãnh phải có cạnh sắc tại giao tuyến của nó với bề mặt của thành phần hình trụ. Mặt cắt ngang của rãnh phải có hình chữ nhật trừ khi sử dụng các phương pháp gia công bằng sói mòn với tia lửa; sau đó đáy rãnh sẽ được làm tròn.
Phải kiểm tra các kích thước và hình dạng của rãnh bằng phương pháp thích hợp.
CHÚ THÍCH: T ≤ (5 % ± 0,75 %) S nhưng ≤ 1 mm và ≥ 0,3 mm;
W ≤ 2T, nhưng nếu không thể thực hiện được thì ≤ 1 mm;
F ≤ 50 mm.
CHÚ DẪN:
1 Rãnh chuẩn bên ngoài
2 Rãnh chuẩn bên trong
Hình B.1 – Các chi tiết về kết cấu và kích thước của các rãnh chuẩn dùng cho các khuyết tật dọc
CHÚ THÍCH: T ≤ (5 % ± 0,75 %), S nhưng ≤ 1 mm và ≥ 0,3 mm
W ≤ 2T, nhưng nếu không thể thực hiện được thì ≤ 1mm
F ≤ 50 mm
Hình B.2 – Sơ đồ các rãnh chuẩn dùng cho các khuyết tật theo chu vi
B.3.3. Hiệu chuẩn thiết bị
Khi sử dụng mẫu chuẩn được mô tả trong B.3.2, phải điều chỉnh thiết bị để có các số chỉ nhận dạng rõ ràng của các rãnh trên bề mặt bên trong và bên ngoài. Biên độ của các chỉ thị phải gần như bằng nhau tới mức có thể đạt được. Phải sử dụng số chỉ có biên độ nhỏ nhất làm mức loại bỏ cho các cơ cấu chỉnh đặt nghe, nhìn, ghi hoặc phân loại. Thiết bị phải được hiệu chuẩn với mẫu chuẩn hoặc đầu dò, hoặc cả hai khi di chuyển theo cùng một cách, cùng một chiều và cùng một tốc độ như sẽ được sử dụng trong quá trình kiểm tra ống. Tất cả các cơ cấu nghe, nhìn, ghi hoặc phân loại phải được vận hành tốt ở tốc độ thử.
B.4. Đo chiều dày thành
Nếu không thực hiện phép đo chiều dày thành ở một giai đoạn sản xuất khác thì phần hình trụ phải được kiểm tra 100 % để bảo đảm rằng chiều dày không nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất được bảo đảm.
B.5. Giải thích kết quả
Các ống có số chỉ bằng hoặc lớn hơn số chỉ thấp nhất so với các rãnh chuẩn phải được loại bỏ. Phải thực hiện việc so sánh này giữa các số chỉ từ ống và các số chỉ từ rãnh chuẩn trong cùng một định hướng và trên cùng một mặt, ví dụ một khuyết tật ngang bên trong phải được so sánh với một rãnh chuẩn ngang bên trong. Nguyên nhân của số chỉ phải được nhận biết và nếu có thể phải được loại bỏ. Sau khi tháo, các phần hình trụ phải được kiểm tra lại bằng dò vết nứt với siêu âm và đo chiều dày được tiến hành tự động hoặc bằng tay.
Khi tiến hành thử lại bằng tay, thiết bị quét bằng tay phải được hiệu chuẩn bằng mẫu chuẩn dùng cho hiệu chuẩn đã mô tả trong B.3.2. Các bề mặt ống phải được kiểm tra các khuyết tật dọc với năng lượng siêu âm được truyền theo cả hai chiều của chu vi và đối với các khuyết tật ngang, năng lượng siêu âm được truyền theo cả hai chiều dọc. Để bảo đảm phủ toàn bộ bề mặt được xử lý lại, vết quét bằng tay phải có độ phủ chờm ít nhất là 15 % và tốc độ quét không được vượt quá tốc độ 150 mms-1.
Bất cứ ống nào có chiều dày thành nhỏ hơn chiều dày thành nhỏ nhất theo thiết kế phải được loại bỏ.
B.6. Chứng chỉ
Nhà sản xuất phải cấp chứng chỉ cho kiểm tra bằng siêu âm.
Mỗi ống đã vượt qua được thử kiểm tra bằng siêu âm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật này phải được ghi nhãn với ký hiệu “UT”.
PHỤ LỤC C
(Tham khảo)
Mô tả, đánh giá các khuyết tật chế tạo và điều kiện loại bỏ các ống bằng thép không hàn khi kiểm tra bằng mắt
C.1. Lời giới thiệu
Nhiều loại khuyết tật có thể xẩy ra trong quá trình chế tạo các ống bằng thép không hàn.
Các khuyết tật này có thể là khuyết tật cơ học hoặc khuyết tật của vật liệu. Chúng có thể là do vật liệu cơ bản được sử dụng, quá trình chế tạo,nhiệt luyện, thao tác bằng tay, làm cổ, gia công cơ hoặc ghi nhãn và các sự cố khác trong quá trình sản xuất.
Mục đích của phụ lục này là nhận dạng các khuyết tật chế tạo thường gặp nhất và đưa ra các hướng dẫn chung cho các kiểm tra viên thực hiện kiểm tra bằng mắt.
Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế rộng lớn, sự phán đoán, đánh giá tốt và tính độc lập đối với sản xuất là cần thiết cho kiểm tra viên để phát hiện và đánh giá, suy xét một khuyết tật khi kiểm tra bằng mắt.
C.2. Quy định chung
C.2.1. Cần thực hiện kiểm tra bên trong và bên ngoài bằng mắt trong các điều kiện tốt.
Bề mặt của kim loại và đặc biệt là thành của lớp lót nên hoàn toàn sạch, khô và không có các sản phẩm oxy hóa, ăn mòn, vẩy, gỉ v.v..., bởi vì tình trạng này có thể dẫn đến các khuyết tật khác nghiêm trọng hơn. Khi cần thiết, bề mặt phải được làm sạch trong các điều kiện có kiểm soát chặt chẽ bằng các phương pháp thích hợp trước khi kiểm tra thêm nữa.
Nên sử dụng các nguồn chiếu sáng thích hợp có đủ cường độ.
Sau khi các phần hình trụ đã được khép kín và cắt ren, nên kiểm tra bề mặt bên trong của cổ bằng khí cụ quan sát bên trong, gương cho chữa răng hoặc dụng cụ thích hợp khác.
C.2.2. Các khuyết tật nhỏ có thể được loại bỏ bằng sửa cục bộ, mài, gia công cơ hoặc phương pháp thích hợp khác.
Phải rất chú ý để tránh tạo ra các khuyết tật mới có thể gây thương tích.
Sau sửa chữa này nên kiểm tra lại các phần hình trụ (chai) và nếu cần thiết, kiểm tra lại chiều dày thành.
C.3. Khuyết tật chế tạo
Các khuyết tật chế tạo thường gặp nhất và các định nghĩa của chúng được liệt kê trong Bảng C.1.
Các giới hạn loại bỏ cho sửa chữa hoặc loại bỏ cũng được bao gồm trong Bảng C.1.
Các giới hạn loại bỏ này được xác lập theo kinh nghiệm rộng lớn trong hoạt động thực tế. Chúng áp dụng cho tất cả các cỡ và kiểu ống và các điều kiện sử dụng. Tuy nhiên, một số điều kiện kỹ thuật của khách hàng, một số kiểu ống hoặc một số điều kiện sử dụng chuyên dùng có thể yêu cầu các tiêu chí nghiêm ngặt hơn.
C.4. Ống (chai) bị loại bỏ
Tất cả các ống bị loại bỏ khỏi ứng dụng ban đầu của chúng nên được đưa vào diện không sử dụng được.
Có thể chế tạo ra các ống cho các điều kiện sử dụng khác từ các ống (chai) bị loại bỏ.
Bảng C.1 – Các khuyết tật chế tạo
Khuyết tật |
Mô tả |
Điều kiện và/hoặc hành động |
Sửa chữa hoặc loại bỏ |
Vết lồi |
Sự phình lên nhìn thấy được của thành ống |
Tất cả các ống (chai) có cùng khuyết tật này |
Loại bỏ |
Vết lõm |
Vết lún xuống của thành khi không có sự điền đầy kim loại hoặc không có sự lấy đi kim loại (xem Hình C.1) (cũng xem mài hoặc gia công cơ quá mức) |
Khi độ sâu của vết lõm vượt quá 2 % đường kính ngoài của ống Khi độ sâu của vết lõm lớn hơn 1 mm và đường kính vết lõm nhỏ hơn 30 nhân với độ sâu của vết. CHÚ THÍCH: Trên các ống có đường kính nhỏ, các giới hạn chung này có thể được điều chỉnh. Xem xét dạng bên ngoài cũng góp phần đánh giá vết lõm, đặc biệt là trong trường hợp các ống nhỏ. |
Loại bỏ Có thể sửa chữa |
Vết cắt, vết đục, vết hàn kim loại hoặc vết vẩy bong |
Vết trên thành ở đó kim loại đã được lấy đi hoặc phân bố lại (chủ yếu là do có sự lẫn vào của các vật lạ trên trục Sống hoặc khuôn trong các nguyên công ép đùm hoặc kéo) |
Khuyết tật bên trong: Nếu không có các rãnh sắc trên bề mặt lớn hơn 5 % chiều dày thành CHÚ THÍCH: Có thể tính đến việc xem xét dạng bên ngoài và sự định vị của khuyết tật (ở các chi tiết dày hơn có các ứng suất nhỏ hơn). Khuyết tật bên ngoài: Khi độ sâu vượt quá 5 % chiều dày thành hoặc khi chiều dài vượt quá 5 nhân với chiều dày thành |
Loại bỏ Có thể sửa chữa (xem C.2.2) |
Vết lõm có chứa vết cắt hoặc vết đục |
Vết lõm xuống của thành có chứa vết cắt hoặc vết đục (xem Hình C.2) |
Tất cả các ống (chai) có khuyết tật này |
Loại bỏ |
Mài hoặc gia công cơ quá mức |
Sự giảm cục bộ của chiều dày thành do mài hoặc gia công cơ |
Khi chiều dày thành bị giảm xuống dưới chiều dày nhỏ nhất theo thiết kế Khi dẫn đến sự hình thành một vết lõm |
Loại bỏ Xem “vết lõm” ở trên |
Gờ |
Một bề mặt nhô lên theo chiều dọc có các góc sắc nhọn (xem Hình C.3) |
Khuyết tật bên trong: Nếu chiều cao vượt quá 5 % chiều dày thành và nếu chiều dài vượt quá 10 % chiều dài của ống. Khuyết tật bên ngoài: Khi chiều cao 5 % chiều dày thành hoặc khi chiều dài vượt quá 5 lần với chiều dày của ống |
Sửa chữa nếu có thể hoặc loại bỏ Sửa chữa nếu có thể hoặc loại bỏ (xem C.2.2) |
Rãnh |
Một rãnh V theo chiều dọc (xem Hình C.4) |
Khuyết tật bên trong: Nếu độ sâu vượt quá 5 % chiều dày thành và nếu chiều dài vượt quá 10 % chiều dài của ống. Khuyết tật bên ngoài: Khi độ sâu vượt quá 5 % chiều dày thành hoặc khi chiều dài vượt quá 5 lần với chiều dày của ống |
Sửa chữa nếu có thể hoặc loại bỏ Sửa chữa nếu có thể hoặc loại bỏ (xem C.2.2) |
Sự tách lớp |
Sự phân lớp của kim loại trong thành ống và đôi khi xuất hiện như một điểm không liên tục vết nứt, vết nhăn hoặc vết lồi ở bề mặt (xem Hình C.5) |
Khuyết tật bên trong: Tất cả các ống có khuyết tật này Khuyết tật bên ngoài: Tất cả các ống có khuyết tật này |
Sửa chữa nếu có thể Sửa chữa nếu có thể hoặc loại bỏ (xem C.2.2) |
Vết nứt |
Vết chia tách, sự tách ra của kim loại |
Khi không thể loại bỏ được với dung sai chiều dày Khi loại bỏ được trong phạm vi dung sai chiều dày |
Loại bỏ Sửa chữa |
Vết nứt ở cổ |
Xuất hiện như một đường chạy thẳng đứng xuống ren và ngang qua các mặt ren (không nên nhầm lẫn chúng với các vết tarô ren hoặc vết gia công ren) (xem Hình C.6) |
Tất cả các ống có khuyết tật này |
Loại bỏ |
Vết nhăn ở vai và/hoặc các vết nứt ở vai |
Sự tạo thành nếp gấp có các đỉnh và chân ở mặt bên trong của vai có thể lan truyền vào mặt ren của vai (xem Hình C.7) Các vết nứt có thể bắt đầu từ các vết nhăn ở mặt bên trong của vai và lan truyền vào mặt trụ được được gia công cơ hoặc có ren của vai (Hình C.8 chỉ ra một cách chính xác nơi các vết nứt của vai bắt đầu và sự lan truyền của chúng) |
Các vết nhăn hoặc vết nứt nhìn thấy được như một đường oxit chạy vào phần ren nên được loại bỏ bằng gia công cơ tới khi không còn nhìn thấy các đường oxit nữa (xem Hình C.7). Sau khi gia công cơ nên kiểm tra lại toàn bộ bề mặt một cách cẩn thận và kiểm tra chiều dày thành |
Sửa chữa |
Nếu sự tạo thành vết nhăn hoặc các đường oxit không loại bỏ được bằng gia công cơ, nếu các vết nứt luôn luôn nhìn thấy được hoặc nếu chiều dày thành không đáp ứng yêu cầu |
Loại bỏ |
||
Các vết nhăn kéo dài ra ngoài mặt được gia công cơ và nhìn thấy rõ như các vết lún hở ở đó không có các oxit tích tụ lại trong kim loại nên được chấp nhận với điều kiện là các đỉnh của vết nhăn trơn nhẵn và chân của vết lún lượn tròn |
Chấp nhận |
||
Bề mặt “vỏ cam” |
Dạng bên ngoài vỏ cam do dòng kim loại không liên tục, thường là ở đáy |
Nếu các vết vứt sắc cạnh nhìn thấy được ở bề mặt vỏ cam |
Loại bỏ |
Ren trong bị hư hỏng hoặc vượt ra ngoài dung sai |
Ren cổ bị hư hỏng với các vết lõm, vết cắt, ba via hoặc vượt ra ngoài dung sai |
Khi thiết kế cho phép, ren có thể được ta rô lại và kiểm tra lại bằng calip ren thích hợp và kiểm tra lại cẩn thận bằng mắt. Nên đạt được số vòng ren hiệu chuẩn thích hợp. Nếu không sửa chữa được. |
Sửa chữa Loại bỏ |
Rỗ lỗ chỗ |
Sự ăn mòn nghiêm trọng của bề mặt |
Tất cả các ống có các khuyết tật nhìn thấy được này sau khi phun bi |
Loại bỏ |
Không phù hợp với bản vẽ thiết kế |
|
Tất cả các ống có khuyết tật này |
Sửa chữa nếu có thể hoặc loại bỏ |
Vòng cổ không được kẹp chặt |
Vòng cổ xoay được dưới tác dụng của momen xoắn nhỏ hoặc kéo ra được dưới tác dụng của lực chiều trục nhỏ [xem TCVN 6872 (ISO 11117) về hướng dẫn] |
Tất cả các ống có khuyết tật này |
Sửa chữa nếu có thể hoặc loại bỏ |
Vết cháy do hồ quang hoặc đèn hàn |
Sự đốt cháy một phần kim loại ống, sự bổ sung kim loại mối hàn hoặc lấy đi kim loại bằng làm sạch với đèn xì hoặc tạo thành hố |
Tất cả các ống có khuyết tật này |
Loại bỏ |
Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn