Chai chứa khí - chai chứa khí bằng thép hàn nạp lại được - áp suất thử 6 mpa và thấp hơn - phần 2
Trong đó:
a1 là trị số của a được tính theo 7.1.1 sử dụng J = 1,0.
C là hệ số hình dạng có giá trị phụ thuộc vào tỷ số HID.
Giá trị của C có thể xác định trên đồ thị nêu trong Hình 2 hoặc Hình 3, khi có thể sử dụng.
CHÚ THÍCH: a) Đối với đáy dạng chỏm cầu:
b) Đối với dạng bán elip với
Chú dẫn
1 Đáy dạng chỏm cầu
2 Đáy dạng bán elip
Hình 1 - Minh họa đáy chai lõm chịu áp lực
Chú dẫn
H/D xem 3.2
Hệ số hình dạng, C
Hình 2 - Giá trị của hệ số hình dạng C đối với H/D trong phạm vi 0,2 và 0,25
Chú dẫn
H/D xem 3.2
Hệ số hình dạng, C
Hình 3 - Giá trị của hệ số hình dạng C đối với H/D trong phạm vi 0,25 và 0,5
7.2.3. Các chỏm không chứa nhãn có thể có chiều dày bằng 90% chiều dày thành bên như đã nêu trong 7.1.1 và 7.2.2.
Đáy được tạo hình khác so với những dạng đã quy định trong 7.2 có thể được sử dụng với điều kiện là chứng minh được sự tương xứng của kiểu dáng đó bằng một phép thử mỏi phù hợp với yêu cầu nêu trong 9.6.
Đối với các chỏm lồi chịu áp lực, chiều dày chỏm phải có giá trị nhỏ nhất bằng hai lần chiều dày quy định trong 7.2.2.
7.3. Chiều dày nhỏ nhất của thành chai
7.3.1. Chiều dày thành chai a và chiều dày của đáy b không được nhỏ hơn so với trị số tính được từ bất cứ công thức (3), (4) và (5).
Đối với D < 100 mm:
amin = bmin = 1,1 mm (3)
Đối với 100 ≤ D ≤ 150 mm:
amin = bmin = 1,1 + 0,008 (D-100) mm (4)
Đối với D > 150 mm:
amin = bmin = (D/250) + 0,7 mm (với một giá trị tuyệt đối nhỏ nhất 2,0 mm) (5)
Đối với chai chứa axetylen có D > 300 mm chiều dày thành chai nhỏ nhất phải là 3,0 mm.
7.3.2. Không áp dụng công thức 1 (xem 7.1.1) cho trường hợp khi chiều dài phần hình trụ được đo trong phạm vi bắt đầu của các phần hình vòm ở hai đầu của chai chứa không lớn hơn so với . Trong trường hợp này, chiều dày thành chai không được nhỏ hơn so với chiều dày của phần hình vòm (xem 7.2.2).
8. Kết cấu và yêu cầu chế tạo
8.1. Hệ thống tương thích với chất lượng
Mỗi phương tiện chế tạo chai phải có một hệ thống chất lượng được viết thành văn bản đáp ứng các yêu cầu của ISO/TR 14600.
8.2. Trình độ chuyên môn về hàn
8.2.1. Yêu cầu chung
a) Trước khi tiến hành sản xuất chai có thiết kế cho trước, tất cả thợ hạn và quy trình hàn phải được phê chuẩn do đáp ứng được các yêu cầu của 8.2.2 đến 8.2.9, TCVN 6700-1 (ISO 9606-1), ISO 15613 hoặc ISO 15614-1.
b) Các ghi chép về cả hai chứng chỉ phải được nhà sản xuất lưu giữ trong hồ sơ.
c) Các phép thử để chấp thuận việc hàn phải được tiến hành theo nguyên tắc là các mối hàn phải là đại diện cho các mối hàn trong sản xuất.
d) Các thợ hàn phải trải qua các kỳ thi đối với loại hình công việc đặc biệt và công nghệ đặc biệt liên quan.
8.2.2. Vật liệu cơ bản (chịu áp lực và không chịu áp lực)
Vật liệu cơ bản được định rõ trong tính chất công nghệ phải giống hệt như đã nêu trong thiết kế và chúng phải được các thợ hàn thử nghiệm.
8.2.3. Vị trí của mối hàn
Vị trí của nơi để hàn, tùy theo trình độ chuyên môn của thợ hàn, phải theo quy định trong 8.2.1 c).
8.2.4. Vật liệu hàn
Vật liệu hàn (xem 5.5) phải giống như vật liệu đã nêu trong chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ, vật liệu phải được thợ hàn thử nghiệm và được sử dụng cho sản xuất.
8.2.5. Thử lại
Khi một thợ có mối hàn không đáp ứng các yêu cầu của phép thử hàn:
a) Có thể tiến hành lại ngay với hai mối hàn thử với cùng dạng đã bị hỏng, cả hai mối hàn phải đáp ứng các yêu cầu thử hoặc
b) Có thể tiến hành thử lại ngay với điều kiện rõ ràng là nhân viên thao tác đã và sẽ được tiếp tục đào tạo và thực hành về thiết kế và đặc điểm kỹ thuật quá trình công nghệ.
8.2.6. Thời gian về tín hiệu quả
a) Một thợ hàn phải được đào tạo lại nếu trong thời gian 3 tháng hoặc nhiều hơn, thợ hàn đó không hàn theo thiết kế này.
b) Nhà sản xuất phải lưu lại các nhận xét về tính hiệu quả của thợ hàn.
8.2.7. Các biến cơ bản của quá trình hàn
Đặc điểm kỹ thuật quá trình công nghệ và trình độ chuyên môn của thợ hàn phải được đưa ra và phải được thử nghiệm khi có:
a) Thay đổi đối với vật liệu cơ bản sử dụng;
b) Thay đổi đối với vật liệu hàn sử dụng;
c) Thay đổi đối với phương pháp hàn;
d) Thay đổi đối với vị trí hàn;
e) Giảm đi 30oC hoặc nhiều hơn so với nhiệt độ nhỏ nhất quy định được tạo ra do việc nung nóng trước;
f) Thay đổi từ quá trình nhiệt luyện này sang một quá trình nhiệt luyện khác (xem 3.1.2, 3.1.3 và 3.1.4);
g) Bỏ sót hoặc bổ sung một lớp hàn đắp hỗ trợ vào những lớp hàn đơn;
h) Thay đổi từ hàn nhiều lớp thành hàn lớp đơn trên một phía;
i) Thay đổi từ đơn hồ quang sang đa hồ quang hoặc ngược lại;
j) Thay đổi đối với khí bảo vệ hàn hoặc đối với thành phần của khí bảo vệ hàn (nếu có sự thay đổi lớn hơn 15% trong hỗn hợp).
8.2.8. Thử trình độ chuyên môn thợ hàn
Khi được yêu cầu, trước khi kiểm tra bằng tia bức xạ, sản phẩm hàn phải đạt:
a) Đối với mối hàn dọc:
1) Một phép thử uốn chân mối hàn;
2) Một phép thử bền kéo mối hàn.
b) Đối với mối hàn chu vi:
1) Một phép thử uốn chân mối hàn;
2) Một phép thử bền kéo mối hàn.
c) Đối với đường nối có ren vào đầu hoặc vào đáy: các phép thử tổ chức thô đại, về một phía 180o;
d) Đối với các phụ tùng được hàn, vòng chân đế, vòng đai hoặc giá đỡ: một phép thử tổ chức thô đại;
e) Đối với mối hàn đắp dùng cho các phụ tùng ở đầu đáy (xem Hình 4b): các phép thử tổ chức thô đại, về một phía 180o;
8.2.9. Kết quả
a) Đối với việc kiểm tra bằng tia bức xạ
Như được quy định trong 9.4.1.
b) Đối với thử uốn
Khi kết thúc thử uốn, mẫu thử (kim loại hàn và kim loại chính) phải còn nguyên không rạn nứt.
c) Đối với thử bền kéo
Giá trị giới hạn bền kéo (Rm) thu được không được nhỏ hơn so với giá trị được đảm bảo bởi nhà sản xuất chai (Rg), bất kể vị trí rạn nứt nào.
d) Đối với thử tổ chức thô đại
Mẫu ăn mòn phải được xem xét bằng mắt thường để xác định đầy đủ độ ngấu chân mối hàn ở cả hai mép như đối với thiết kế đã lập.
8.3. Tấm và các bộ phận chịu áp lực
Trước khi lắp ráp, các phần chịu áp lực của chai chứa phải được kiểm tra kỹ bằng mắt thường để phát hiện vết nứt, vết nối, sự dát mỏng, sự xây xát và không có một khuyết tật nào có thể làm hại đến tính toàn vẹn cuối cùng của chai chứa.
8.4. Các mối hàn
8.4.1. Việc hàn các mối theo chu vi chai hai mảnh hoặc mối hàn chu vi và dọc trục chai ba mảnh (bộ phận chịu áp lực) phải sử dụng phương pháp hàn được cơ khí hóa hoàn toàn, bán tự động hoặc tự động để tạo ra chất lượng hàn bền vững và lặp lại.
8.4.2. Mối hàn dọc phải là mối hàn mép và không được nhiều hơn một mối.
8.4.3. Số lượng mối hàn chu vi không được lớn hơn hai, phải là mối hàn giáp mép hoặc được hàn giáp mép có một mép nhô hẳn ra tạo thành một dải đệm toàn bộ [gờ nối (xem Hình 4a), hoặc được hàn đắp (xem Hình 4b), hoặc được hàn chồng (xem Hình 4c)].
Các mối hàn chồng phải có độ chồng nhỏ nhất gấp bốn lần chiều dày thiết kế nhỏ nhất.
8.4.5. Sự nóng chảy của kim loại hàn với kim loại chính (mối hàn chịu áp lực) đối với các đường hàn dọc, đường hàn theo chu vi và các đỉnh phải nhẵn trơn, đều đặn, không được gián đoạn. Không có vết nứt, rãnh khía hoặc miếng vá xốp trên bề mặt hàn và/hoặc trên bề mặt bên cạnh mối hàn. Bề mặt hàn phải đều đặn và trơn tru, không có vết lõm.
8.4.6. Các mối hàn ghép mép phải được hàn ngấu. Chiều dày quá mức phải làm sao để toàn bộ mối hàn không bị ảnh hưởng xấu.
8.4.7. Các mối hàn giáp mép có gờ nối phải có độ ngấu thỏa đáng và được kiểm tra bằng thử uốn và thử giới hạn bền kéo. Nếu không sẵn vật liệu thích hợp vì hình dạng của chai, mối hàn phải được kiểm tra tổ chức thô đại bằng tẩm thực.
Xem lại: Chai chứa khí - chai chứa khí bằng thép hàn nạp lại được - áp suất thử 6 mpa và thấp hơn - phần 1
Xem tiếp: Chai chứa khí - chai chứa khí bằng thép hàn nạp lại được - áp suất thử 6 mpa và thấp hơn - phần 3