TCVN 8639:2011 - Phần 1
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 8639:2011
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – MÁY BƠM NƯỚC – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM CÁC THÔNG SỐ MÁY BƠM
Hydraulic structures – Water pumps – Technical requirements and testing method of pump parameters
Lời nói đầu
TCVN 8639 : 2011 Công trình thủy lợi – Máy bơm nước – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp khảo nghiệm các thông số máy bơm, được chuyển đổi từ 14TCN 169 : 2006, theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a, khoản 1 điều 7 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 8639 : 2011 do Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi thuộc trường Đại học thủy lợi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – MÁY BƠM NƯỚC – YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM CÁC THÔNG SỐ MÁY BƠM
Hydraulic structures – Water pumps – Technical requirements and testing method of pump parameters
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và phương pháp khảo nghiệm các thông số kỹ thuật cơ bản của các loại máy bơm ly tâm, máy bơm hướng chéo, máy bơm hướng trục ở trong phòng thí nghiệm và ở hiện trường lắp đặt.
1.2. Tiêu chuẩn này cũng quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật của một số thiết bị dùng để khảo nghiệm, xác định các thông số kỹ thuật máy bơm.
1.3. Tiêu chuẩn này không dùng để khảo nghiệm độ rung, độ ồn, độ bền chi tiết, tính chất cơ, lý, hóa của vật liệu chế tạo bơm và các sai số do chế tạo.
2. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1. Hệ thống đo lường (Measurement system)
Hệ thống bao gồm một hoặc nhiều thiết bị đo với một máy thu nhận thông tin vật lý và một hoặc nhiều bộ phận truyền, chuyển đổi tín hiệu.
2.2. Thiết bị đo (Measurement instruments)
Một bộ phận của hệ thống đo lường chuyển các đại lượng vật lý thành tín hiệu quan sát trực tiếp.
2.3. Đại lượng thống kê bậc nhất (Propotional statistical value)
Giá trị trung bình được tính toán trong khoảng thời gian T. Để tính toán giá trị trung bình của một đại lượng vật lý, khoảng thời gian T được chọn phải dài hơn nhiều so với thời gian truyền tín hiệu của hệ thống đo tương ứng.
2.4. Khoảng thời gian được chọn, T (Selected period, T)
Thời gian truyền tín hiệu dài nhất của một đại lượng nào đo trong hệ thống đo.
2.5. Điều kiện làm việc ổn định (Stable working conditions)
Điều kiện làm việc khi các đại lượng vật lý có các giá trị thống kê bậc nhất không phụ thuộc vào thời gian quan trắc bắt đầu và khoảng thời gian quan trắc T.
2.6. Điều kiện làm việc không ổn định (Unstable working conditions)
Điều kiện làm việc khi các đại lượng vật lý khác nhau có được các giá trị thống kê bậc nhất từ hệ thống đo phụ thuộc vào thời gian quan trắc bắt đầu và khoảng thời gian quan trắc T.
2.7. Điều kiện làm việc có dao động (Fluctuation working condition)
Quá trình có chu kỳ của hàm thời gian biến đổi xung quanh một giá trị trung bình. Các quá trình có chu kỳ bé hơn hai lần khoảng thời gian T được chọn để tính toán giá trị trung bình thì được xem là dao động.
2.8. Đọc kết quả (Output readings)
Tín hiệu được ghi nhận bằng mắt hay bằng các thiết bị biểu thị bằng số, bằng biểu hay đồ thị …. Tín hiệu được đọc càng nhanh càng tốt nhưng không ngắn hơn thời gian truyền, tín hiệu của hệ thống đo.
2.9. Đọc giá trị trung bình của tín hiệu đo (Average output values)
Kết quả được đọc khi kết thúc hoặc cuối khoảng thời gian T của đại lượng cần đo, tùy thuộc vào hệ thống đo.
2.10. Bảng kết quả đo (Output values table)
Tập hợp các kết quả đo của một hoặc nhiều lần đo, được ghi trong các bảng biểu quy định.
2.11. Lưu lượng (Discharge)
Lượng chất lỏng đi qua máy bơm trong một đơn vị thời gian, có thể tính bằng thể tích, Qy, m3 hoặc trọng lượng, QG, N/s:
QG = g.QY (1)
Trong đó:
g = r.g
g là trọng lượng riêng của chất lỏng, N/m3;
r là Khối lượng riêng của chất lỏng, kg/m3;
g là gia tốc trọng trường, m/s2.
2.12. Cột áp (Water head)
Năng lượng của một đơn vị trọng lượng chất lỏng đi qua máy bơm hoặc năng lượng của một đơn vị khối lượng chất lỏng đi qua máy bơm chia cho gia tốc trọng trường, ký hiệu là H, đơn vị là m. Cột áp của máy bơm được xác định theo các công thức sau:
a) Công thức tổng quát:
Trong đó:
Z1 là cao trình tâm tiết diện lối vào của bơm, m;
Z2 là cao trình tâm tiết diện lối ra của bơm, m;
p1 là trị số áp suất tuyệt đối ở tiết diện lối vào của bơm, đơn vị là Pa. Nếu p1 < pa thì được đo bằng chân không kế với trị số áp suất chân không pc:
p1 = pa – pc (4)
pa là áp suất khí quyển tại tiết diện đo, Pa;
p2 là trị số áp suất tuyệt đối ở tiết diện lối ra của bơm, Pa. Vì p2 > pa nên được đo bằng áp kế với trị số áp suất dư pm:
p2 = pm + pa (5)
a1a2 là hệ số hiệu chỉnh động năng tại tiết diện lối vào và lối ra của bơm;
v1, v2 là vận tốc trung bình tại tiết diện lối vào và lối ra của bơm, m/s;
d1 là đường kính tiết diện lối vào của bơm, m;
d2 là đường kính tiết diện lối ra của bơm, m;
b) Trường hợp miệng ra của máy bơm nằm dưới mực nước bể tháo:
H = Zbt – Zbh + Shms
Trong đó:
Zbt là mực nước bể tháo của trạm bơm, m;
Zbh là mực nước bể hút của trạm bơm, m;
Shms là tổng cột nước tổn thất do ma sát trong đường ống tính từ cửa vào ống hút đến miệng ra của ống đẩy, bao gồm các tổn thất dọc đường và tổn thất cục bộ, m.
2.13. Công suất thủy lực (Hydraulic capacity)
Năng lượng của dòng chất lỏng nhận được từ máy bơm khi chuyển động qua máy bơm trong một đơn vị thời gian, ký hiệu là NII, đơn vị là W.
NII = QGH = gQvH
Trong đó:
QG là lưu lượng trọng lượng và Qv là lưu lượng thể tích chất lỏng đi qua máy bơm, g là trọng lượng riêng của chất lỏng, xem 2.11;
H là cột áp, xem 2.12.
2.14. Công suất trên trục (Drive shaft power)
Công suất dẫn động trục bơm, ký hiệu N1, đơn vị W. Do có tổn thất năng lượng khi bơm làm việc nên công suất trên trục lớn hơn công suất thủy lực
Trong đó:
M là mô men trên trục bơm, N.m;
w là vận tốc góc của trục bơm, rad/s.
DN”j là tổn thất công suất trong quá trình bơm, W.
2.15. Công suất điện (Electric capacity)
Năng lượng điện tiêu thụ của động cơ kéo bơm trong một đơn vị thời gian, ký hiệu là Nđ, đơn vị là W.
Do có tổn thất năng lượng trong máy bơm và động cơ khi làm việc nên Nđ > Nt > Nll
Trong đó:
U là hiệu điện thế, V;
I là cường độ dòng điện, A;
Cosj là hệ số sử dụng tải của động cơ điện;
SDNj là tổn thất công suất trong máy bơm và động cơ khi làm việc;
DN’j là tổn thất công suất trong máy bơm;
DN”j là tổn thất công suất trong động cơ điện.
2.16. Hiệu suất (Efficiency)
Tỷ lệ giữa phần năng lượng sử dụng hiệu quả so với năng lượng phát ra, ký hiệu chung là h, đơn vị tính bằng %:
a) Hiệu suất máy bơm, ký hiệu là hb:
b) Hiệu suất tổ máy (bơm + động cơ), ký hiệu là hm:
Trong đó:
NII là công suất thủy lực, xem 2.13;
Nt là công suất trên trục, xem 2.14;
Nđ là cơ sở điện, xem 2.15.
2.17. Cột áp hút hiệu dụng (Net positive suction head)
Thông số đặc trưng cho khả năng hút và chống xâm thực của máy bơm, ký hiệu là NPSH, đơn vị là m.
Để máy bơm không bị xâm thực trong quá trình làm việc, NPSH xác định theo (15) và (16) không được nhỏ hơn giá trị cho phép [NPSH]:
Trong đó:
[NPSH] là giá trị cột áp hút hiệu dụng cho phép máy bơm làm việc an toàn và không bị xâm thực, m, xác định theo công thức (15):
pbh là áp suất bão hòa của chất lỏng, ứng với nhiệt độ chất lỏng mà bơm làm việc, Pa;
pa là áp suất khí quyển tại tiết diện đo, Pa;
p’1 là trị số áp suất tuyết đối tại tiết diện lối vào của bơm, từ giá trị đó trở xuống máy bơm bị xâm thực, Pa;
hs là khoảng cách từ mực nước trong buồng hút đến trung tâm của cánh quạt (còn gọi là chiều cao đặt máy), m;
Dhj là tổn thất cột áp của ống hút, m.
2.18. Đường đặc tính máy bơm (Pump performance curves)
Các quan hệ H = f(Qv), N1 = f(Qv), h = f(Qv) được biểu thị bằng các đồ thị gọi là đường đặc tính năng lượng của máy bơm. Quan hệ NPSH = f(Qv) được biểu thị bằng đồ thị gọi là đường đặc tính xâm thực của máy bơm.
2.19. Nơi khảo nghiệm (Testing place)
Nơi máy bơm được khảo nghiệm có thể là phòng thí nghiệm chuyên dụng, tại nhà máy chế tạo bơm hoặc tại hiện trường phục vụ sản xuất. Khảo nghiệm tiến hành tại phòng thí nghiệm gọi là khảo nghiệm chính xác. Khảo nghiệm xuất xưởng tại các nhà máy sản xuất hoặc lắp đặt tại hiện trường gọi là khảo nghiệm kỹ thuật.
2.20. Độ tin cậy (Reliability)
Mức độ chính xác của bộ số liệu có được trong quá trình đo tại nơi khảo nghiệm. Độ tin cậy của một bộ số liệu về một đại lượng đo phụ thuộc vào mức độ chính xác của bộ số liệu này. Mức độ chính xác càng cao thì giá trị tuyệt đối của độ tin cậy càng cao và xác xuất đo đạc nằm trong khoảng không chính xác càng nhỏ.
2.22. Sai số của phép đo (Error of measurement)
Các sai số phát sinh trong quá trình đo tại nơi khảo nghiệm. Sai số của phép đo phụ thuộc vào sai số hệ thống và các sai số ngẫu nhiên khác sinh ra do đo đạc. Những sai sốt này có thể phát sinh từ các đặc trưng của hệ thống đo hoặc từ sự biến đổi của đại lượng đo hoặc do cả hai.
2.23. Dụng cụ đo (Measuring tools)
Loại công cụ trên đó có chia đơn vị đo, dùng để kiểm tra một loại thông số kỹ thuật nhất định của thiết bị (như kích thước, nhiệt độ, lưu lượng, áp lực …) trong quá trình lắp ráp.
3. Yêu cầu kỹ thuật khảo nghiệm
3.1. Yêu cầu chung
3.1.1. Đường đặc tính thủy lực đã có của một máy bơm không được sử dụng hoặc tính toán cho một khảo nghiệm khác của máy bơm khác cùng loại.
3.1.2. Hiệu suất máy bơm và các đường đặc tính khác của máy bơm chỉ được xác định thông qua các số liệu thực đo trong quá trình khảo nghiệm.
3.2. Số lượng máy bơm cần khảo nghiệm
3.2.1. Các loại máy bơm là sản phẩm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mới phải được khảo nghiệm các thông số kỹ thuật trước khi đưa vào sản xuất. Số lượng máy bơm cần khảo nghiệm quy định như sau:
a) Các lô máy bơm sản xuất không lớn hơn 10 tổ máy thì số máy bơm chọn để khảo nghiệm tại nhà máy tổi thiểu là 01 máy.
b) Các lô có số lượng lớn hơn 10 tổ máy thì số máy chọn để khảo nghiệm được tính theo công thức:
Trong đó:
Tm là số tổ máy chọn để khảo nghiệm được làm tròn thành số nguyên. Việc quy tròn các con số quy định như sau: làm tròn 01 chữ số có nghĩa sau dấu phẩy; nếu số dư nhỏ hơn 0,5 thì bỏ đi (lấy số nguyên nhỏ), số dư từ 0,5 trở lên thì chọn thêm một tổ máy (lấy số nguyên lớn). Ví dụ: nếu tính ra kết quả 2,46 làm tròn thành 2,5 và số máy chọn là 3. Nếu tính ra kết quả 2,44 làm tròn là 2,4 và số máy chọn là 2;
n là số lượng tổ máy của lô sản phẩm.
3.2.2. Các máy bơm nhập khẩu thì mỗi lô nhập khẩu phải chọn mỗi loại ít nhất một máy để khảo nghiệm. Các lô có số lượng lớn hơn 10 tổ máy thì số máy chọn để khảo nghiệm thực hiện theo quy định tại khoản b của 3.2.1.
3.3.3. Đối với các máy bơm sửa chữa, nâng cấp thì số lượng máy bơm khảo nghiệm cho một trạm quy định như sau:
a) Đối với trạm bơm có cùng chủng loại: tính theo quy định tại khoản b của 3.2.1;
c) Đối với trạm bơm có nhiều chủng loại máy bơm thì với mỗi chủng loại, số lượng máy bơm phải khảo nghiệm cũng được tính theo quy định tại khoản b của 3.2.1.
3.3. Chuẩn bị khảo nghiệm
3.3.1. Trước khi tiến hành khảo nghiệm máy bơm phải nghiên cứu kỹ đề cương khảo nghiệm đã được phê duyệt và chuẩn bị các nội dung sau:
a) Xác định loại khảo nghiệm;
b) Sai số cho phép của loại khảo nghiệm;
c) Chọn thiết bị đo phù hợp;
d) Kiểm định thiết bị đo;
e) Kiểm tra nguồn điện. Sai số điện áp cho phép khi khảo nghiệm như sau:
- Điện áp đối với động cơ kéo bơm: ± 5 %;
- Điện áp đối với các thiết bị đo: ± 1 %;
f) Kiểm tra các thiết bị điện, thiết bị đóng ngắt và an toàn;
g) Lắp đặt các bộ phận chuyển tiếp, các thiết bị đo.
3.3.2. Đối với khảo nghiệm phải sử dụng mặt cắt thủy lực, chọn mặt cắt đo phải thỏa mãn yêu cầu sau:
a) Phân bố vận tốc, áp suất đều;
b) Không có xoáy cục bộ do lắp đặt gây ra.
3.3.3. Đối với khảo nghiệm có dòng chảy từ hồ chứa hoặc từ bể có mặt thoáng qua một ống dẫn kín thì chiều dài L của đoạn ống thẳng ở lối vào lấy theo công thức (20):
L > (1,5.K + 5,5). D
Trong đó:
L là chiều dài đoạn ống thẳng ở tiết diện lối vào;
D là đường kính trong của đường ống;
K là hệ số hình dạng của ống. Với các loại ống thép: 1,0 ≤ K ≤ 2,0
3.3.4. Khi xác định đường đặc tính năng lượng của máy bơm phải đo ít nhất 13 điểm xung quanh giá trị thiết kế trong đó có 7 điểm trong phạm vi từ (70% đến 100%)hmax. Chia đều số điểm nhánh trên và nhánh dưới để vẽ đường đặc tính đầy đủ nhất.
3.3.5. Nếu phải thực hiện khảo nghiệm ở các tốc độ quay khác với tốc độ quay danh nghĩa thì các tốc độ quay đó không được nhỏ hơn 50% tốc độ quay danh nghĩa, xem công thức (21)
ndn là tốc độ quay danh nghĩa;Trong đó:
ntt là tốc độ quay thực tế
Các thông số được xác định từ tốc độ quay thực tế phải chuyển đổi sang tốc độ quay danh nghĩa theo quy luật tương tự.
3.4. Quan trắc trực tiếp các đại lượng đo
3.4.1. Biên độ dao động lớn nhất cho phép các đại lượng đo bằng phương pháp quan trắc trực tiếp quy định trong bảng A.2 phụ lục A.
3.4.2. Tại các điều kiện làm việc của máy bơm có các đại lượng đo dao động với biên độ lớn, khi đo đạc phải sử dụng thiết bị lọc hoặc thiết bị giảm chấn đối xứng để làm giảm biên độ dao động sao cho các biên độ dao động đó nằm trong giới hạn cho phép, được quy định tại phụ lục A.
3.5. Đọc kết quả tự động
Khi các kết quả đo được ghi tự động và tập hơp nhờ thiết bị chuyên dùng thì biên độ dao động cho phép của các đại lượng này lấy theo phụ lục A và được tăng thêm 10% trong trường hợp như sau:
a) Hệ thống đo bao gồm thiết bị đo có độ chính xác cao hơn quy định của tiêu chuẩn này;
b) Các điểm làm việc được chọn để đo và ghi số liệu tự động phải được kiểm tra để đảm bảo điều kiện làm việc ổn định và các chỉ tiêu theo quy định của tiêu chuẩn này.
3.6. Số liệu
3.6.1. Chỉ được ghi số liệu khi chế độ làm việc của hệ thống đã ổn định. Khi đại lượng đo là hằng số thì đối với một điểm làm việc chỉ cần xác định bởi 01 bộ số liệu hoặc 01 giá trị trung bình. Khi đại lượng đo dao động nhưng ở chế độ ổn định phải đo ít nhất 03 bộ số liệu hoặc 03 giá trị trung bình.
3.6.2. Trường hợp điều kiện khảo nghiệm không ổn định thì đối với mỗi điểm làm việc phải tiến hành lấy lặp đi lặp lại 05 bộ số liệu.
3.6.3. Một điểm làm việc tối thiểu phải có 03 bộ số liệu được đo tại các khoảng thời gian khác nhau. Giá trị trung bình của mỗi đại lượng được tính từ một bộ số liệu đó. Tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của mỗi đại lượng không được vượt quá các giá trị quy định ở bảng A.3 phụ lục A.
3.6.4. Cho phép khoảng dung sai quy định ở bảng A.3 phụ lục A được tăng thêm 10% nếu số bộ số liệu đo tăng lên tới mức 9 bộ. Những sai số này được tính toán để đảm bảo các sai số đo tổng cộng không được vượt quá giá trị quy định trong các bảng A.4 và A.6 phụ lục A.
3.6.5. Những giá trị nằm ngoài giới hạn cho ở bảng A.3 phụ lục A thì phải xác định nguyên nhân, điều chỉnh lại điều kiện làm việc và tiến hành đo đạc lại, các số liệu cũ bị loại bỏ.
3.6.6. Khi sự biến đổi vượt quá giới hạn cho phép không phải do nguyên nhân của các bước thực hiện thì các số liệu đã đo không bị loại bỏ. Ttrường hợp này phải đo thêm 03 bộ số liệu, tính toán lại sai số, phân tích và báo cáo rõ để thông qua hội đồng chuyên ngành. Quyết định của hội đồng chuyên ngành sẽ là cơ sở cho việc công nhận hay loại bỏ phép đo trên.
3.7. Điều chỉnh chế độ làm việc
Các chế độ làm việc của máy bơm được điều chỉnh việc điều tiết lưu lượng tại lối ra, tuyệt đối không được điều chỉnh chế độ làm việc bằng cách điều tiết lưu lượng tại lối vào.
3.8. Độ tin cậy
Trong tiêu chuẩn này, độ tin cậy được quy định 95%, nghĩa là chỉ cho phép có một giá trị trong 20 giá trị nằm ngoài khoảng dung sai cho phép.
3.9. Giới hạn sai số
3.9.1. Giới hạn lớn nhất cho phép của sai số đối với khảo nghiệm chính xác được quy định trong bảng A.4 phụ lục A.
3.9.2. Giới hạn lớn nhất cho phép của sai số đối với khảo nghiệm kỹ thuật được quy định trong bảng A.6 phụ lục A.
3.10. Phân tích kết quả khảo nghiệm
3.10.1. Để đảm bảo cơ sở phân tích kết quả khảo nghiệm, cơ quan khảo nghiệm và người phụ trách khảo nghiệm yêu cầu người sản xuất cung cấp những đặc tính bơm của nhà chế tạo.
3.10.2. Phải phân tích sự biến đổi kết quả khảo nghiệm ứng với tốc độ quay xác định. Chỉ sử dụng các số liệu đo được tại tốc độ quay khác với tốc độ quay danh nghĩa không vượt quá giới hạn cho phép quy định tại điều 3.6. Nếu không có sự khác biệt giữa chất lỏng khảo nghiệm và chất lỏng thực thi số liệu đo đạc về lưu lượng Q, cột áp H, công suất N và hiệu suất h, được biến đổi theo công thức sau:
Trong đó:
Ntt là số vòng quay thực tế;
ndn là số vòng quay danh nghĩa;
Giá trị của số mũ x nằm trong khoảng từ 1 đến 3.
3.11. Trình bày kết quả khảo nghiệm
Kết quả khảo nghiệm được trình bày theo sai số tính toán từ khảo nghiệm đã chọn. Tính tổng sai số của từng đại lượng và từng điểm làm việc được biểu thị bởi một hình elip. Các giá trị tuyệt đối của sai số quy định như sau:
- Đối với lưu lượng bơm ± eQQ;
- Đối với cột nước bơm ± eHH;
- Đối với công suất ± eNN;
- Đối với hiệu suất ± ehh;
Trong đó: e là biểu thị sai số tương đối của đại lượng đang xét.
Sau khi xác định được sai số, vẽ được các hình elíp cho từng điểm đo, kết quả khảo nghiệm là một dải số liệu đo được giới hạn bởi hai đường bao các hình elíp đó.
3.12. Tổ chức khảo nghiệm
3.12.1. Công tác khảo nghiệm phải thực hiện theo đúng đề cương được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3.12.2. Cán bộ thực hiện khảo nghiệm máy bơm phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Người phụ trách khảo nghiệm phải có đủ kiến thức và kinh nghiệm vận hành thiết bị khảo nghiệm. Khi khảo nghiệm tại phòng thí nghiệm, trong nhà máy hoặc ở hiện trường, người phụ trách khảo nghiệm phải là kỹ sư máy thủy lực có ít nhất 03 năm làm công tác chuyên môn;
b) Người trực tiếp khảo nghiệm, đo đạc các thông số kỹ thuật phải sử dụng thành thạo thiết bị dùng để khảo nghiệm, được đào tạo chuyên môn, có văn bằng chứng chỉ tốt nghiệp chuyên môn phù hợp với nội dung khảo nghiệm.
3.12.3. Các thiết bị dùng để khảo nghiệm phải được kiểm định 6 tháng một lần do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ kiểm định, được lựa chọn phù hợp với quy trình đo, có sai số cho phép của các phép đo riêng và sai số tổng cộng tính toán hiệu suất phù hợp giới hạn cho phép quy định trong các bảng của phụ lục A.
3.12.4. Kết quả khảo nghiệm được tổng hợp trong báo cáo, bao gồm các nội dung sau:
a) Ngày và nơi tiến hành khảo nghiệm;
b) Tên cơ sở sản xuất, loại máy bơm, ký hiệu, năm sản xuất;
c) Các thông số kỹ thuật chính của máy bơm như: lưu lượng, cột áp tổng, công suất, tốc độ quay, độ rung, độ ồn …;
d) Các đặc điểm của máy bơm, điều kiện làm việc của máy bơm trong lúc tiến hành khảo nghiệm;
e) Quy trình khảo nghiệm
f) Quy trình vận hành máy bơm trong quá trình khảo nghiệm;
g) Mô tả các bước khảo nghiệm;
h) Tên, ký hiệu, giới hạn đo, độ chính xác của các thiết bị đo được sử dụng;
i) Các chứng chỉ kiểm định các thiết bị đo;
k) Các bảng số liệu đo đạc có chữ ký của người phụ trách khảo nghiệm và các thành viên tham gia. Mẫu bảng số liệu được quy định trong phụ lục B;
l) Đánh giá và phân tích kết quả khảo nghiệm;
m) Kết luận.
3.12.5. Kết quả khảo nghiệm phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm tra đánh giá kịp thời và kết thúc trước khi tháo dỡ trang thiết bị khảo nghiệm để có điều kiện đo kiểm tra lại những số liệu đo nếu cần.
4. Đo lưu lượng
4.1. Yêu cầu chung
4.1.1. Chọn phương pháp đo lưu lượng phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
a) Khoảng giá trị lưu lượng đo;
b) Loại khảo nghiệm: Lọai khảo nghiệm chính xác trong phòng thí nghiệm, khảo nghiệm kỹ thuật ở hiện trường hoặc khảo nghiệm tại các nhà máy sản xuất;
c) Các điều kiện thực tế lắp đặt và bố trí thiết bị đo;
d) Độ chính xác yêu cầu;
e) Kinh phí để thực hiện khảo nghiệm và thời gian khảo nghiệm.
4.1.2. Các phương pháp đo lưu lượng và sai số cho phép của các phương pháp đo quy định trong bảng A.5, phụ lục A với mức tin cậy 95%. Các giá trị sai số trong bảng này tương ứng với trường hợp dòng chảy ổn định.
4.1.3. Cho phép sử dụng các phương pháp khác không quy định trong bảng A.5 phụ lục A trong các trường hợp sau:
a) Mức sai số của chúng đã được xác định và kiểm định phù hợp với quy định của tiêu chuẩn này;
b) Sai số kết quả khảo nghiệm nằm trong giới hạn quy định trong các bảng A.4 và A.6 phụ lục A.
4.2. Phương pháp đo trọng lượng
4.2.1. Phương pháp đo trọng lượng cho giá trị lưu lượng trung bình trong khoảng thời gian làm đầy bể, có độ chính xác cao nhất trong số các phương pháp đo lưu lượng. Có thể áp dụng một trong hai phương pháp đo trọng lượng sau đây:
a) Đo trọng lượng tĩnh: chuyển dòng chảy vào và ra khỏi thùng cân trọng lượng;
b) Đo trọng lượng động: dòng chảy chuyển qua thùng đo liên tục, trọng lượng của nước chảy qua được cân rất nhanh.
4.2.2. Các sai số đo sau đây ảnh hưởng tới kết quả khảo nghiệm theo phương pháp đo trọng lượng:
a) Sai số đo thời gian nước chảy đầy bể;
b) Nhiệt độ của chất lỏng;
c) Sai số liên quan tới việc dịch chuyển dòng chảy vào và ra khỏi thùng đo (phương pháp đo tĩnh) hay do hiện tượng động lực trong thời gian cân (phương pháp đo động);
d) Sai số đối với các số đọc trên máy;
e) Sai số do ảnh hưởng của áp suất không khí khác nhau đối với chất lỏng được cân;
f) Với mức độ tin cậy 95%, sai số đo bằng phương pháp đo trọng lượng từ 60,1 % đến 60,2 %;
4.2.3. Phương pháp đo trọng lượng chỉ sử dụng đối với các khảo nghiệm trong phòng thí nghiệm và đối với lưu lượng dòng chảy có lưu lượng thể tích Qv không lớn hơn 1,5 m3/s.
4.3. Phương pháp đo thể tích
4.3.1. Phương pháp đo thể tích cho biết giá trị lưu lượng trung bình trong khoảng thời gian nước chảy vào làm đầy thể tích đo nhưng bị ảnh hưởng bởi sai số liên quan tới kiểm định thể tích đo, đo mực nước, đo thời gian và dịch chuyển dòng chảy và sai số do tính thấm nước của thể tích đo.
4.3.2. Thể tích đo nhận được bằng cách đo mực nước sau khi đã xác định thể tích bằng ống nhỏ có khắc độ đo. Với mức độ tin cậy 95%, sai số đo thể tích trong phòng thí nghiệm từ 60,1% đến 60,3%.
4.3.3. Phương pháp đo thể tích cho phép đo được dòng chảy có lưu lượng lớn ngoài thực địa, dung tích các hồ chứa lớn được xác định dựa trên các phương pháp hình học. Do ảnh hưởng bởi kết quả tính toán xác định dung tích hồ chứa, mức thấm của hồ hay dòng chảy vào hồ, khó xác định mực nước và các nhiễu do các điều kiện khí tượng nên độ chính xác của phương pháp đo thể tích ngoài thực địa thấp hơn nhiều so với phương pháp đo thể tích trong phòng thí nghiệm. Với mức độ tin cậy 95%, sai số đo ngoài thực địa theo phương pháp này khoảng 61% đến 62%.
4.4. Phương pháp đo bằng thiết bị đo độ chênh áp suất
4.4.1. Phương pháp đo này được sử dụng cho các khảo nghiệm kỹ thuật. Việc xây dựng, lắp đặt và sử dụng màng, ống Venturi và các loại thiết bị đo độ chênh áp suất khác phải tuân theo các yêu cầu kỹ thuật của thiết bị.
4.4.2. Với mức độ tin cậy 95%, sai số về lưu lượng đo bằng thiết bị đo độ chênh áp suất từ 61% đến 61,5% đối với màng, từ 61% đến 62% đối với ống Venturi.
4.4.3. Khi lựa chọn các loại thiết bị đo độ chênh áp khác nhau, phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
a) Độ chính xác của các thiết bị được kiểm định theo các tiêu chuẩn có liên quan;
b) Tổn thất cột áp đối với ống Venturi nhỏ hơn khoảng 5 lần so với tổn thất qua màng;
c) Yêu cầu về chiều dài các đoạn ống thẳng đối với các ống Venturi cổ điển nhỏ hơn nhiều so với màng đo và các ống Venturi;
d) Đối với màng đo việc lắp đặt và định vị đơn giá hơn so với ống Venturi;
e) Nếu màng đo bị vênh thì kết quả đo sẽ có sai số khá lớn.
4.5. Phương pháp đo bằng đập tràn
4.5.1. Áp dụng cho cả loại khảo nghiệm chính xác và khảo nghiệm kỹ thuật. Đo độ nhạy lớn đối với phân bổ vận tốc trong các lòng dẫn, phải kiểm định đập tràn ở các điều kiện sử dụng và phải kiểm tra định kỳ việc kiểm định này bằng một trong số phương pháp đo đã được quy định ở trên.
Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn