Categories

TCVN 8636: 2011 - phần 3

b) Các đai tăng cường hàn cách đường hàn ngang theo chu vi ống một khoảng không được nhỏ hơn 100 mm;

c) Các đường hàn dọc của các đoạn ống lắp nối nhất thiết phải nằm trong các vùng quy định I, II, III và IV, xem hình H2 phụ lục H;

d) Các đường hàn cốt ống phải vát cạnh, góc vát 600, phần nhô lên mặt trong cột ống không quá 3 mm;

e) Các vành đai phải đặt cách đường hàn ngang của cột ống một đoạn là c, xem hình H.2 phụ lục H và thoả mãn điều kiện c .

8 Thử nghiệm đường ống áp lực

8.1 Thử nghiệm đường ống áp lực còn gọi là thí nghiệm áp lực nước trong đường ống hay thử nghiệm thủy lực đường ống. Quy trình và sơ đồ thử nghiệm thủy lực đường ống được lập đồng thời với đồ án thiết kế.

8.2 Sơ đồ thí nghiệm thủy lực đường ống gồm 2 loại do thiết kế quy định gồm:

- Sơ đồ thử phân đoạn;

- Sơ đồ thử tổng thể.

Việc lựa chọn sơ đồ thử cần căn cứ vào đặc điểm bố trí chung, sự phân bố nội áp của toàn tuyến đối với những tuyến đường ống dài, nội áp trong các đoạn thay đổi lớn cần chọn loại sơ đồ thử phân đoạn.

8.3 Trị số áp lực thử nghiệm tối thiểu thực hiện theo quy định tại phụ lục I.

8.4 Trị số áp suất tĩnh P0 của đường ống, at, được xác định theo công thức (13):

trong đó:

g = 9,81 t/m3;

H0max là cột nước tĩnh lớn nhất của đường ống, m, được xác định từ cao trình mực nước tĩnh lớn nhất đầu đường ống (ÑTlmax) và cao trình đường ống vào tuabin (Ñtô):

H0max = ÑTlmax - Ñ

8.5 Công tác chuẩn bị thử nghiệm, hồ sơ tài liệu và qui trình thử nghiệm được lập phải phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành về thử nghiệm đường ống áp lực bằng thép.

8.6 Các đoạn ống rẽ nhánh cần được thử nghiệm thủy lực tại cơ sở chế tạo. Trường hợp những đoạn ống rẽ nhánh lớn, chịu áp lực cao, cần tiến hành thử nghiệm trên mô hình. Số liệu thực đo về hệ số an toàn áp lực khi phá hủy (nổ vỡ) không được nhỏ hơn 3.

9 Sơn bảo vệ đường ống áp lực

9.1 Toàn bộ bề mặt kim loại của đường ống áp lực và các cấu kiện ở chế độ làm việc tĩnh đều phải được sơn bảo vệ để chống lại sự ăn mòn và han rỉ trong quá trình đường ống vận hành.

9.2 Bề mặt các cấu kiện ở chế độ làm việc động như phần trượt của đoạn co giãn, con lăn, mặt trượt của mố đỡ trung gian v.v… phải được phủ lớp mỡ chịu mưa nắng để chống han rỉ và kết hợp bôi trơn.

9.3 Sơn phủ mặt trong của đường ống phải đảm bảo độ bền va đập, độ cứng, độ bóng trong điều kiện dòng chảy có vận tốc lớn hơn 10 m/s với các thành phần hạt, thành phần hóa học của nước do cơ quan thiết kế cung cấp.

9.4 Sơn phủ mặt ngoài của đường ống và các cấu kiện của đường ống phải chịu được nhiệt độ đến 80oC và sự thay đổi nhiệt độ ± 50 oC không xuất hiện các vết rạn, nứt,… hoặc bong rộp.

9.5 Vật liệu sử dụng để sơn phủ bảo vệ bề mặt phải có đủ nhãn mác, đúng chủng loại và chỉ tiêu kỹ thuật theo yêu cầu thiết kế. Trước khi sơn phủ, bề mặt đường ống phải được làm sạch theo đúng quy trình. Phải thực hiện theo đúng quy trình sơn phủ và quy trình bảo dưỡng sơn do thiết kế quy định.

10 Hệ thống quan trắc đường ống áp lực

10.1 Tất cả những tuyến đường ống áp lực của các công trình thủy điện từ cấp III đến cấp đặc biệt đều phải có hệ thống quan trắc để đo độ dịch chuyển theo các phương của mố néo, mố đỡ trung gian và chuyển vị của đường ống.

10.2 Hệ thống mốc quan trắc bao gồm các thiết bị quan trắc và các mốc quan trắc. Đối với thiết bị quan trắc đặt cố định phải được che chắn bảo vệ tránh sự tác động của mưa nắng và môi trường xung quanh. Mốc quan trắc phải được chế tạo bằng vật liệu không han rỉ và phải được định vị chắc chắn ở các vị trí thuận tiện cho việc đo đạc, kiểm tra định kỳ.

10.3 Số lượng các mốc quan trắc của tuyến đường ống áp lực quy định như sau:

a) Đường ống áp lực có đường kính trong D0 dưới 2 m; mỗi mố néo và mố đỡ trung gian phải đặt một mốc quan trắc. Mỗi khớp bù co giãn đặt 1 thước chỉ báo độ co giãn của đường ống. Trường hợp đường ống không cắt đoạn giữa 2 mố néo liên tiếp đặt một mốc quan trắc gắn vào đường ống;

b) Đường ống áp lực có đường kính trong D0 lớn hơn 2 m; mỗi mố néo, mố đỡ trung gian đặt 2 mốc quan trắc theo phương ngang ở 2 phía của đường ống. Mỗi khớp bù co giãn đặt 2 thước chỉ báo độ co giãn của đường ống không cắt đoạn. Giữa 2 mố néo liên tiếp đặt một mốc gắn vào đường ống.

10.4 Tất cả các mốc quan trắc của hệ thống quan trắc phải đưa vào mạng khống chế chung của công trình.


PHỤ LỤC A
(Quy định)

XÁC ĐỊNH CÁC LỰC TÁC ĐỘNG LÊN ĐƯỜNG ỐNG VÀ CÁC MỐ CỦA NÓ (CÁC GIÁ TRỊ Ai)

Bảng A.1

Tên của lực tác dụng

Công thức tính toán

Dấu của lực tác dụng

Bộ phận được kể đến khi tính toán

Đoạn trên

Đoạn dưới

Ống cắt đoạn

Ống liên tục

Trạng thái nhiệt độ

Vỏ của đường ống

Mố néo mố đỡ trung gian

Vỏ của đường ống

Mố néo mố đỡ trung gian

Tăng

Giảm

Tăng

Giảm

a) Hướng tác dụng theo phương dọc ống:

1. Trọng lượng kết cấu thép của đường ống

+

+

+

+

*

*

*

*

2. Áp lực của nước tác dụng lên mặt bích thử

±

±

±

±

*

*

*

*

3. Áp lực của nước tác dụng lên đoạn ống có đường kính thay đổi

±

±

±

±

*

*

*

*

4. Áp lực của nước tác dụng lên đoạn ống cong.

+

+

-

-

*

*

*

*

5. Áp lực của nước tác dụng lên mặt mút mối bù co giãn

+

+

-

-

*

*

 

 

6. Lực ma sát của nước lên thành ống

+

+

+

+

*

*

*

*

7. Lực ma sát trong mối bù co giãn

+

-

-

+

*

*

 

 

8. Lực ma sát ở mố đỡ trung gian khi nhiệt độ thay đổi

+

-

-

+

*

*

*

*

9. Lực ly tâm khi nước chảy ở đoạn ống cong

+

+

-

-

*

*

*

*

10. Lực do biến dạng ngang

-

-

+

+

 

 

*

*

11. Lực do biến dạng ngang khi độ dày thành ống thay đổi

-

-

+

+

 

 

*

*

12. Lực do nhiệt độ thay đổi

+

-

-

+

 

 

*

*

13. Lực do nhiệt độ thay đổi khi độ dày thành ống thay đổi

+

-

-

+

 

 

*

*

b) Hướng tác dụng theo phương pháp tuyến:

1. Thành phần kết cấu thép đường ống

+

+

+

+

*

 

*

 

2. Thành phần trọng lượng nước đường ống

+

+

+

+

*

 

*

 

c) Hướng tác dụng theo phương bán kính:

Áp lực nước bên trong

+

+

+

+

*

*

*

*

d) Hướng tác dụng theo phương đứng:

1.Trọng lượng kết cấu thép đường ống

GTP = gst.Li

+

+

+

+

 

*

 

*

2. Trọng lượng nước trong ống

Gw = gwFTP.Li

+

+

+

+

 

*

 

*

3. Trọng lượng mố đỡ trung gian

GÕP = VÕgon

+

+

+

+

Tính mố đỡ trung gian

4. Trọng lượng mố néo

GaP = Vagon

+

+

+

+

 

*

 

*

e) Hướng tác dụng theo phương ngang:

1. Thành phần nằm ngang của trọng lượng nước trong ống

-

-

-

-

 

*

 

*

2. Áp lực chủ động của đât

R (theo tiêu chuẩn)

 

 

 

 

 

*

 

 

CHÚ THÍCH 1: Các đại lượng trong các công thức ghi trong bảng như sau:

gst là trọng lượng kết cấu thép 1 m đường ống, t/m;

gw là trọng lượng nước trong 1 m đường ống, t/m;

D0, D01, D02 là đường kính trong của các đoạn ống, m;

D1, D2 là đường kính trong, đường kính ngoài của mặt mút mối bù, m;

j là góc nghiêng trục đường ống, độ;

gw là khối lượng riêng của nước, t/m3;

hw là cột nước tổn thất ma sát giữa nước với thành ống, m;

bk là chiều dài vòng chèn làm kín của mối bù co giãn, m;

Mk là hệ số ma sát trong mối bù: MK = 0,3;

Lk là khoảng cách giữa các mố đỡ trung gian, m;

F là hệ số ma sát của mố đỡ trung gian;

V là vận tốc nước trong ống, m/s;

m là hệ số Poat xông m = 0,3;

sz là ứng suât vòng do áp lực bên trong gây ra đối với đường ống, MPa ;

F0dl là diện tích tiết diện ngang của đường ống thép, m2;

E là mô đuyn đàn hồi của thép : E = 0,21x106 MPa ;

Dt là trị số thay đổi nhiệt độ, oC; a là hệ số nở dài của thép : a = 0,12.10-4 , l/độ;

Li là chiều dài các đoạn ống, m;

g là gia tốc trọng trường : g = 9,81 m/s2;

CHÚ THÍCH 2:

a) Đối với các lực dọc trục và lực nằm ngang mang dấu (+) khi tác dụng về đoạn ống phía sau theo chiều dòng chảy và dấu (-) khi tác dụng về lực phía trước, xem hình B.1;

b) Với vận tốc bình thường, lực A6 không tính đến;

c) Khi đường kính nhỏ A4 được tính theo đường kính và cột áp tại trung tâm khuỷu nối ống.

Hình A.1 – Sơ đồ xác định dấu của lực tác dụng

PHỤ LỤC B
(Quy định)

HỆ SỐ DÙNG TRONG TÍNH TOÁN THIẾT KẾ

Bảng B.1 - Hệ số C chuyển đổi từ cường độ chính sang cường độ tiêu chuẩn

Loại vật liệu

Trạng thái ứng suất

Hệ số C

Thép các bon và thép hợp kim thấp

- Kéo, nén, uốn

- Cắt

- Ép mặt đầu

- Ép tiếp xúc điểm

- Ép tiếp xúc đường

- Ép tiếp xúc khít mặt

1,0

0,6

1,5

3,3

2,2

1,0

Kim loại ở các mối hàn đối đầu

- Kéo, nén, uốn

- Cắt

1,0

0,6

Kim loại ở các mối hàn góc

- Kéo, nén, uốn

- Cắt

0,7

0,7

 Bảng B.2 - Hệ số K kể đến tính đồng chất của vật liệu

Vật liệu

Hệ số K đối với sch

Hệ số K đối với sB

Thép các bon:

- Khi sch £ 240 MPa

- Khi sch > 240 MPa

 

0,90

0,85

 

0,68

0,64

Thép cán hợp kim thấp

0,85

0,64

Thép cán nhiệt luyện

0,80

0,60

Đường hàn loại I

Giống như thép cơ bản

Đường hàn loại II

0,75

0,57

Đường hàn loại III

0,65

0,50

Xem lại: TCVN 8636: 2011 - phần 2

Xem tiếp: TCVN 8636: 2011 - phần 4

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn


  Tin chuyên gia

error: Chức năng đã bị vô hiệu hóa.