TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 3
4.1.4. Bể vách
Bể vách phải gồm bồn chứa chính bằng thép mỏng (vách) kết hợp với bộ phận cách nhiệt và bể bê tông để tạo ra một kết cấu composite phức hợp. Kết cấu này là bồn chứa chất lỏng.
Tất cả các áp lực (tải trọng) thủy tĩnh và các tải trọng khác tác động lên vách phải được truyền qua lớp cách nhiệt có khả năng chịu lực lên bể bê tông.
Hơi sản phẩm được chứa bởi nắp bể. Nắp bể này có thể là một kết cấu composite tương tự bể hoặc dạng nắp vòm kín hơi với lớp cách nhiệt ở trên nắp treo.
CHÚ THÍCH: Ví dụ về bể vách, xem Hình 4.
Trong trường hợp vách bị rò rỉ, bể chứa bê tông kết hợp với hệ thống cách nhiệt được thiết kế để có thể chứa được chất lỏng.
CHÚ DẪN:
1 | Bồn chứa chính (bằng thép) | 8 | Nắp (bằng thép) |
3 | Lớp cách nhiệt dưới đáy | 9 | Vỏ cách nhiệt ngoài |
4 | Móng | 10 | Tấm chắn hai nước ngoài |
5 | Hệ thống sưởi móng | 11 | Lớp cách nhiệt |
6 | Đệm chèn khe hở, dẻo và cách nhiệt | 12 | Vỏ thép ngoài (không trực tiếp chứa chất lỏng) |
7 | Nắp treo | 13 | Đê bao chống tràn |
Hình 1 - Ví dụ về bể chứa đơn
CHÚ DẪN:
1 | Bồn chứa chính (bằng thép) | 8 | Nắp (bằng thép) |
2 | Bồn chứa phụ (bằng thép hoặc bê tông) | 9 | Lớp cách nhiệt vỏ ngoài |
3 | Lớp cách nhiệt dưới đáy | 10 | Tấm chắn hơi nước ngoài |
4 | Móng | 11 | Lớp cách nhiệt |
5 | Hệ thống sưởi móng | 12 | Vỏ thép ngoài (không trực tiếp chứa chất lỏng) |
6 | Đệm chèn khe hở, dẻo và cách nhiệt | 13 | Mái che (mái che mưa) |
7 | Nắp treo |
|
|
Hình 2 - Ví dụ về bể chứa kép
CHÚ DẪN:
1 | Bồn chứa chính (bằng thép) | 8 | Nắp (bằng thép) |
2 | Bồn chứa phụ (bằng thép) | 9 | Lớp cách nhiệt |
3 | Lớp cách nhiệt dưới đáy | 10 | Nắp bê tông |
4 | Móng | 11 | Bể chứa ngoài bằng bê tông dự ứng lực (bồn chứa phụ) |
5 | Hệ thống sưởi móng | 12 | Cách nhiệt mặt trong của bể chứa ngoài bằng bê tông dự ứng lực |
6 | Đệm chèn khe hở, dẻo và cách nhiệt |
|
|
7 | Nắp treo |
|
|
Hình 3 - Ví dụ về bể chứa tổ hợp
CHÚ DẪN:
1. Bồn chứa chính (thành thép) | 6. Đệm chèn khe hở, dẻo và cách nhiệt |
2. Bồn chứa phụ (thành bê tông) | 7. Nắp treo |
3. Cách nhiệt đáy | 8. Nắp bê tông |
4. Móng | 9. Cách nhiệt mặt trong của bể chứa ngoài bằng bê tông dự ứng lực |
5. Hệ thống sưởi móng |
|
Hình 4 - Ví dụ về bể vách
4.2. Đánh giá rủi ro
4.2.1. Quy định chung
Các loại bể được lựa chọn trên cơ sở đánh giá rủi ro.
Chủ đầu tư phải có trách nhiệm với việc đánh giá rủi ro này (mô tả/xác nhận các chỉ tiêu rủi ro).
CHÚ THÍCH: Chuyên gia tư vấn có thể thực hiện việc đánh giá này. Cũng có thể cần sự trợ giúp từ phía nhà thầu.
4.2.2. Lựa chọn địa điểm
Trước khi lựa chọn địa điểm phải nhận diện các mối nguy. Về cơ bản, bể chứa phải được đặt ở vị trí sao cho độ dài ống nối đến nguồn cấp và đến bộ phận tiếp nhận là ngắn nhất có thể. Tuy nhiên cũng phải xem xét tới các yêu cầu khác như quy định nội bộ, khoảng cách an toàn (các kết cấu liền kề, hàng rào nhà máy), điều kiện đất nền, khả năng có động đất, đường ống dẫn, v.v...
4.2.3. Lựa chọn trước kiểu bể chứa
Phải lựa chọn trước kiểu bể chứa. Việc này phải phụ thuộc chính vào môi trường của bể chứa.
CHÚ THÍCH: Ở những khu vực tách biệt, giới hạn về dân số hay số lượng công trình thiết bị, bể chứa đơn thường phù hợp hơn cả. Với các khu vực khác, bể chứa kép, bể chứa tổ hợp hay bể vách đều có thể được sử dụng.
Vật liệu của các bộ phận chính (thép hay bê tông), các chi tiết thiết kế (ví dụ đường vào/ra, mức độ cao thấp của bệ đỡ) và hệ thống bảo vệ đều phải được lựa chọn để đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho việc đánh giá rủi ro.
Việc đánh giá rủi ro phải chứng minh được rằng các rủi ro về người và tài sản ở mức chấp nhận được cả ở phía trong và ngoài phạm vi nhà máy.
Quá trình đánh giá rủi ro phải được bắt đầu cùng với việc nghiên cứu nhận diện các mối nguy.
Xem lại: TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 2
Xem tiếp: TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 4
Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn