TCVN 7388-2:2013 - phần 5

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 30 phút đọc

10.5.3. Giải thích phép thử

10.5.3.1. Giải thích phép thử nổ phải bao gồm:

a) Kiểm tra đường cong áp suất/thời gian hoặc đường cong áp suất/thể tích nước sử dụng, để cho phép xác định áp suất tại đó bắt đầu có biến dạng dẻo của chai cùng với áp suất nổ;

b) Kiểm tra vết rách (nứt) do nổ và hình dạng của các mép vết rách.

10.5.3.2. Đối với các kết quả của thử nổ được coi là đạt thì các yêu cầu sau phải được đáp ứng:

a) Áp suất chảy quan sát được, py, phải bằng hoặc lớn hơn 1/F x áp suất thử, nghĩa là phương trình (5):

b) Áp suất nổ thực, pb, phải bằng hoặc lớn hơn 1,6 lần áp suất thử, nghĩa là p ≥ 1,6 ph.

10.5.3.3. Chai phải được giữ nguyên vẹn là một khối và không vỡ thành mảnh.

10.5.3.4. Vết nứt, rách chính phải ở trên phần hình trụ tròn của chai và không được giòn, nghĩa là các mép của vết nứt, rách phải dốc nghiêng so với thành chai. Vết rách không được bộc lộ khuyết tật lớn trong kim loại và trong mọi trường hợp vết rách không được vươn tới cổ chai. Đối với đáy lõm, vết rách không được chạy xa hơn phần thân hình trụ phía đỉnh đáy và đối với đáy lồi, vết rách không được vươn tới tâm đáy.

10.5.3.5. Đối với các chai có chiều dày thành nhỏ hơn 7,5 mm, vết nứt, rách chỉ được chấp nhận nếu nó tuân theo một trong các yêu cầu sau:

a) Theo chiều dọc, không có sự rẽ nhánh (xem Hình 12);

b) Theo chiều dọc, có sự rẽ nhánh sang một bên tại mỗi đầu mút của vết rách nhưng không kéo dài tới quá mặt phẳng dọc vuông góc với mặt phẳng gãy đứt (xem Hình 13).

10.5.3.6. Tiêu chí chấp nhận

Hình 12 và Hình 13 minh họa các prôfin thử nổ đạt yêu cầu và các lô chai có mẫu thử đại diện đạt được kết quả này phải được chấp nhận.

Nếu cấu hình của vết nứt, rách không tuân theo Hình 12 hoặc Hình 13 nhưng tất cả các thử nghiệm vật liệu và cơ tính khác đều đạt yêu cầu thì phải điều tra nguyên nhân của sự không tuân thủ này trước khi có quyết định chấp nhận hoặc loại lô chai.

no-image

Hình 12 – Prôfin thử nổ chấp nhận được – Không rẽ nhánh theo chiều dọc

no-image

Hình 13 – Prôfin thử nổ chấp nhận được – Có rẽ nhánh theo chiều dọc

11. Thử nghiệm trên từng chai

11.1. Yêu cầu chung

Trong sản xuất, các phép thử quy định trong 8.2 và 8.4 phải được thực hiện cho tất cả các chai.

Sau nhiệt luyện, tất cả các chai, trừ các chai được chọn để thử theo Điều 10, phải chịu các thử nghiệm sau:

- Thử áp suất thử thủy lực phù hợp với 11.2.1 hoặc thư giãn nở thể tích thủy lực phù hợp với 11.2.2. Các yêu cầu phương pháp thử được cho dưới đây. Có thể tìm thấy hướng dẫn bổ sung cho phương pháp thử này và thiết bị kiểm tra (hiệu chuẩn và bảo dưỡng) trong ISO 6406. Khách hàng và nhà sản xuất phải thỏa thuận về việc lựa chọn để thực hiện phép thử nào trong các phép thử này;

- Thử độ cứng phù hợp với 11.3;

- Thử rò rỉ phù hợp với 11.4;

- Kiểm tra dung tích nước phù hợp với 11.5.

11.2. Thử thủy lực

11.2.1. Thử áp suất thử

Áp suất nước trong chai phải được tăng lên theo mức có thể kiểm soát được để đạt tới áp suất thử ph lấy bất cứ giá trị nào thấp hơn trong phạm vi dung sai đo là 0/+3% hoặc +10 bar.

Chai phải được giữ ở áp suất ph ít nhất là 30s để cho phép rằng áp suất không tụt xuống và không có sự rò rỉ. Trong quá trình chai chịu áp suất thử, nó phải rõ nét (kể cả đáy) và luôn khô ráo. Sau khi thử, không có một biến dạng dư nào nhìn thấy được và không có vết hơi ẩm do rò rỉ.

11.2.2. Thử giãn nở thể tích

Áp suất nước trong chai phải được tăng lên theo mức có thể kiểm soát được để đạt tới áp suất thử ph­, lấy bất cứ giá trị nào thấp hơn trong phạm vi dung sai đo là 0/+3% hoặc +10bar.

Chai phải được giữ ở áp suất ph ít nhất là 30s và đo giãn thể tích. Sau đó xả áp suất và đo lại sự giãn nở thể tích.

Chai phải bị loại bỏ nếu có độ giãn nở dư (nghĩa là có giãn nở thể tích sau khi đã xả áp suất) vượt quá 10% giãn nở thể tích tổng đo được ở áp suất thử ph.

Số chỉ thị độ giãn nở tổng và độ giãn nở dư phải được ghi lại cùng với số loạt sản xuất tương ứng của mỗi chai được thử, sao cho có thể xác định được giãn nở đàn hồi (nghĩa là giãn nở tổng nhỏ hơn giãn nở dư) ở áp suất thử đối với mỗi chai.

11.3. Thử độ cứng

Nhà chế tạo phải tiến hành thử độ cứng phù hợp với TCVN 256-1 (ISO 6506-1) (Brinell), TCVN 257-1 (ISO 6508-1) (Rockwell) hoặc các phương pháp tương đương khác tại mỗi đầu mút của mỗi chai sau nhiệt luyện lần cuối và ghi lại các giá trị đo được. Các giá trị độ cứng đo được phải nằm trong giới hạn đã được xác lập trong quá trình thử mẫu đầu tiên (xem 9.2.3).

CHÚ THÍCH: Theo sự thỏa thuận giữa các bên có liên quan, có thể sử dụng các phương pháp đo các vết lõm trên bề mặt khác với phương pháp cho trong TCVN 256-1 (ISO 6506-1); TCVN 257-1 (ISO 6508-1).

11.4. Thử rò rỉ

Nhà sản xuất phải sử dụng kỹ thuật và công nghệ sản xuất và áp dụng các thử nghiệm để chứng minh với cơ quan kiểm tra bằng các chai không bị rò rỉ.

Đối với chai có đỉnh đáy được tạo hình bằng sự tán xoay, dưới đây đưa ra ba ví dụ về quá trình thử điển hình:

- Thử nghiệm rò rỉ bằng khí nén khi đáy phải sạch và không có hơi ẩm trên bề mặt chịu áp suất thử. Vùng phía trong của đáy chai xung quanh chỗ làm kín của chai phải chịu một áp suất ít nhất bằng hai phần ba áp suất thử của chai trong khoảng thời gian tối thiểu 1 min; vùng này phải có đường kính lớn hơn 20 mm quanh chỗ làm kín và ít nhất bằng 6% tổng diện tích đáy. Phía mặt đối diện phải nhúng ngập với nước hoặc một môi trường phù hợp khác và kiểm tra kỹ để phát hiện sự rò rỉ, phải loại bỏ những chai bị rò rỉ.

- Thử bằng khí nén áp suất thấp.

- Thử rò rỉ bằng khí heli.

11.5. Kiểm tra dung tích

Nhà sản xuất phải kiểm tra xác nhận dung tích chứa nước phù hợp với bản vẽ thiết kế.

12. Cấp chứng chỉ

Mỗi lô chai phải có chứng chỉ do đại diện của cơ quan kiểm tra có thẩm quyền ký để xác nhận rằng các chai đáp ứng được tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Ví dụ về mẫu giấy chứng nhận được giới thiệu trong Phụ lục D. Đồng thời cũng chấp nhận các dạng giấy chứng nhận khác có cùng nội dung.

Các bản sao của giấy chứng nhận được giao cho nhà sản xuất. Bản gốc của giấy chứng nhận phải do cơ quan kiểm tra lưu giữ và các bản sao do nhà sản xuất lưu giữ phù hợp với các quy định của nhà nước.

CHÚ THÍCH: Cần chú ý đến các quy định của nhà nước có thể có các yêu cầu bổ sung hoặc quan trọng liên quan đến việc cấp và lưu giữ chứng chỉ.

13. Ghi nhãn

Từng chai phải được đóng nhãn trên vai chai hoặc trên bộ phận gia cường của chai, hoặc vành đai cố định, hoặc vòng cổ chai phù hợp với ISO 13769 hoặc các yêu cầu ghi nhãn của nước sử dụng.

CHÚ THÍCH: Cần chú ý đến các yêu cầu ghi nhãn trong quy định liên quan mà có thể vượt quá các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn này.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Mô tả và đánh giá các khuyết tật chế tạo và các điều kiện để nhà chế tạo loại bỏ các chai chứa khí bằng thép không hàn tại thời điểm kiểm tra cuối cùng

A.1. Quy định chung

Nhiều loại khuyết tật có thể xảy ra trong quá trình chế tạo chai chứa khí bằng thép không hàn.

Các khuyết tật này có thể là khuyết tật về cơ khí hoặc vật liệu. Các khuyết tật có thể được phát sinh bởi vật liệu cơ bản được sử dụng, quá trình chế tạo, xử lý nhiệt, sự thao tác, nguyên công làm cổ, gia công cơ hoặc đóng nhãn và các nguyên nhân khác trong quá trình chế tạo.

Mục tiêu của phụ lục này là nhận ra các khuyết tật chế tạo thường hay gặp nhất và cung cấp hướng dẫn cho những người kiểm tra để thực hiện kiểm tra bằng mắt. Tuy nhiên kinh nghiệm phong phú, sự suy xét tốt và độc lập rút ra từ sản xuất là rất cần thiết đối với những người kiểm tra để có thể phát hiện, đánh giá và có quyết định về khuyết tật khi kiểm tra bằng mắt.

A.2. Điều kiện kiểm tra chung

A.2.1. Điều thiết yếu là phải thực hiện kiểm tra bằng mắt bên ngoài và bên trong chai trong điều kiện tốt, như sau đây:

- Bề mặt của kim loại và đặc biệt là mặt trong của thành chai phải hoàn toàn sạch, khô, không có các vảy oxit, vết gỉ, cặn bẩn v.v… vì chúng có thể che lấp đi các khuyết tật nghiêm trọng khác. Nếu cần, bề mặt chai có thể được làm sạch trong điều kiện được giám sát chặt chẽ bằng các phương pháp thích hợp trước khi thực hiện các bước kiểm tra tiếp sau.

- Cần sử dụng các nguồn chiếu sáng thích hợp có đủ cường độ.

- Sau khi chai đã được chế tạo xong và đã được tạo ren, cần kiểm tra khu vực bên trong cổ chai bằng khí cụ introscope, gương soi răng hoặc các dụng cụ thích hợp khác.

A.2.2. Các khuyết tật nhỏ có thể được khắc phục bằng cách sửa chữa cục bộ, mài, cắt gọt hoặc bằng các phương pháp thích hợp khác.

Phải rất chú ý để tránh tạo ra các khuyết tật có hại mới.

Sau sửa chữa này cần xem xét lại các chai, nếu chiều dày thành của phần hình trụ giảm đi, nó cần phải được kiểm tra lại.

A.3. Các khuyết tật trong chế tạo

Hầu hết các khuyết tật thường gặp trong chế tạo và các định nghĩa của chúng được nêu trong Bảng A.1.

Các giới hạn của sự loại bỏ để sửa chữa hoặc loại bỏ hẳn cũng được đưa vào Bảng A.1. Các giới hạn của sự loại bỏ này được xác lập theo kinh nghiệm. Chúng áp dụng cho tất cả các cỡ kích thước và kiểu loại chai và các điều kiện sử dụng chai. Tuy nhiên, theo yêu cầu của khách hàng đối với một số kiểu loại chai hoặc một số điều kiện sử dụng đặc biệt có thể cần đến các điều kiện nghiêm ngặt hơn.

A.4. Chai bị loại bỏ

a) Tất cả các chai bị loại bỏ không được đưa vào sử dụng cho mục đích ban đầu của chúng.

b) Có thể tạo ra các chai cho các điều kiện sử dụng khác từ các chai bị loại bỏ.

Bảng A.1 – Các khuyết tật trong chế tạo

Khuyết tật

Mô tả

Điều kiện loại bỏ và/hoặc hành động

Sửa chữa/ loại bỏ

Phồng rộp, gợn sóng

Sự phồng ra hoặc gợn sóng nhìn thấy được của thành chai

Tất cả các chai có khuyết tật này

Loại bỏ

Vết lõm

Vết lõm trong thành chai không phải do kim loại bị ép hoặc bị lấy đi với chiều sâu lớn hơn 1% đường kính ngoài của chai (xem Hình A.1) (xem mài hoặc cắt gọt quá kích thước)

- Khi chiều sâu vết lõm vượt quá 2% a đường kính ngoài của chai.

- Loại bỏ

- Khi chiều sâu vết lõm lớn hơn 1 mm và đường kính vết lõm nhỏ hơn 30 lần chiều sâu vết lõm a

- Cho phép sửa chữa

Vết cắt hoặc đục, vết kim loại hoặc cặn

Vết cắt ở thành chai, ở đó kim loại được lấy đi hoặc được phân bố lại (do có vật lạ trên chày, cối, hoặc khuôn trong nguyên công ép đun hoặc kéo)

- Khuyết tật bên trong: Nếu rãnh sắc lớn hơn 5% chiều dày thành b

- Loại bỏ

- Khuyết tật bên ngoài: khi chiều sâu vượt quá 5% chiều dày thành chai

- Có thể sửa chữa (xem A.2.2)

Vết lõm có chứa vết vạch hoặc đục

Vết lõm ở thành có chứa vết vạch hoặc đục (xem Hình A.2)

Tất cả các chai có chứa khuyết tật này

- Loại bỏ

Mài hoặc cắt gọt quá kích thước

Có sự giảm cục bộ của chiều dày thành chai do mài hoặc cắt gọt

- Khi chiều dày thành bị giảm nhỏ hơn chiều dày thành nhỏ nhất theo thiết kế

- Loại bỏ

- Khi tạo ra vết lõm

- Xem vết lõm

Đường giờ

Một dải dọc nhô lên khỏi bề mặt thành có prôfin là góc nhọn (xem Hình A.3)

- Khuyết tật bên trong: nếu chiều cao vượt quá 5% chiều dày thành hoặc nếu chiều dài vượt quá 10% chiều dài của chai

 

- Khuyết tật bên ngoài: nếu chiều cao vượt quá 5% chiều dày thành chai hoặc nếu chiều dài vượt quá 5 lần chiều dày thành chai

Sửa chữa nếu có thể hoặc loại bỏ (xem A.2.2)

Đường rãnh

Một đường khía dọc có chiều sâu 3% hoặc lớn hơn chiều dày thành chai (xem Hình A.4)

- Khuyết tật bên trong: Nếu chiều sâu vượt quá 5% chiều dày thành hoặc khi chiều dài vượt quá 10% chiều dài chai.

 

- Khuyết tật bên ngoài: Nếu chiều sâu vượt quá 5% chiều dày thành hoặc khi chiều dài vượt quá 5 lần chiều dày thành chai

Sửa chữa nếu có thể hoặc loại bỏ (xem A.2.2)

Tách lớp

Sự phân lớp vật liệu trong thành chai và đôi khi xuất hiện như là sự gián đoạn, sự chồng lên nhau của các lớp, vết nứt, vết phồng trên bề mặt (xem hình A.5)

- Khuyết tật bên trong: tất cả các chai có khuyết tật này

- Khuyết tật bên ngoài: tất cả các chai có khuyết tật này

- Sửa chữa nếu có thể hoặc loại bỏ

- Sửa chữa nếu có thể hoặc loại bỏ (xem A.2.2)

Vết nứt

Sự tách ra của vật liệu

- Khi không loại bỏ được trong phạm vi dung sai chiều dày

- Loại bỏ

- Khi loại bỏ được trong phạm vi dung sai chiều dày

- Sửa chữa

Vết nứt ở cổ

Các đường chạy thẳng từ trên xuống đoạn có ren và chạy qua các mặt ren (chúng không được lẫn với vết ta rô có nghĩa là vết gia cấy ren) xem Hình A.6).

Tất cả các chai có khuyết tật này

Loại bỏ

Nếp gấp và/hoặc vết nứt ở vai

Sự tạo thành các nếp gấp ở khu vực bên trong vai chai, chúng có thể lan sang khu vực có ren của vai (xem Hình A.7). Các vết nứt có thể bắt đầu từ các vết gấp bên trong vai chai và lan vào vùng hình trụ được gia công cơ hoặc cắt ren của vai, (Hình A.8 chỉ rõ sự bắt đầu và phát triển của vết nứt ở vai chai)

- Nếu gấp hoặc vết nứt nhìn thấy là vết oxit trong phần có ren cần được loại bỏ bằng gia công cơ tới khi không nhìn thấy vết oxit nữa (xem Hình A.7). Sau gia công cơ cần kiểm tra lại toàn bộ khu vực vai chai và chiều dày thành.

- Sửa chữa nếu có thể

- Nếu các nếp gấp hoặc vết oxit không loại bỏ được bằng gia công cơ hoặc nếu vẫn nhìn thấy các vết nứt hoặc nếu chiều dày thành không đạt yêu cầu.

- Loại bỏ

- Các nếp gấp kéo dài ra ngoài khu vực được gia công và nhìn thấy rõ là các vết lún ở đó không có các oxit tích tụ trong kim loại thì có thể chấp nhận được với điều kiện là đỉnh vết phải nhẵn và chân vết được lượn tròn.

- Chấp nhận được

Vết nứt bên trong đáy

Các vết nứt trong kim loại ở đáy chai có dạng vệt sáng

- Khi không loại bỏ được trong phạm vi dung sai chiều dày

- Loại bỏ

- Khi loại bỏ được trong phạm vi dung sai chiều dày

- Sửa chữa

Bề mặt có “vảy da cam”

Sự xuất hiện vảy da cam là do sự chảy không liên tục của kim loại

Nếu nhìn thấy vết nứt sắc trên bề mặt vảy da cam

Loại bỏ

Ren bên trong cổ chai hư hỏng vượt ra ngoài dung sai

Ren bên trong cổ chai hư hỏng với các vết lõm, vết cắt, vết cháy hoặc vượt ra ngoài dung sai

- Khi thiết kế cho phép có hư hỏng thì có thể cắt lại ren và kiểm tra lại bằng dưỡng đo ren thích hợp và kiểm tra lại cẩn thận bằng mắt. Phải cho phép có đủ số vòng ren làm việc thích hợp

- Sửa chữa

- Nếu không sửa chữa được

- Loại bỏ

Rỗ do bị ăn mòn

Sự ăn mòn bề mặt nghiêm trọng

Tất cả các chai có khuyết tật nhìn thấy được này sau khi phun bi

Loại bỏ

Không phù hợp với bản vẽ thiết kế

 

Tất cả các chai có khuyết tật này

Sửa chữa nếu có thể hoặc loại bỏ

Vòng cổ không được kẹp chắc chắn

Vòng cổ xoay được chịu tác động của momen xoắn nhỏ hoặc bị kéo ra dưới tác động của lựa dọc nhỏ. Xem hướng dẫn TCVN 6872 (ISO 11117)

Tất cả các chai có khuyết tật này

Có thể sửa chữa theo phương pháp đã được phê duyệt

Vết cháy hồ quang hoặc đo đèn hàn

Đốt cháy một phần kim loại của chai, sự bổ sung kim loại hàn hoặc lấy đi kim loại tạo thành các vết rách hoặc phồng rộp

Tất cả các chai có khuyết tật này

Loại bỏ

a Trên các chai có đường kính nhỏ, các giới hạn này có thể được điều chỉnh. Sự xem xét dạng bên ngoài của vết lõm cũng góp phần vào việc đánh giá các vết lõm, đặc biệt là đối với các chai nhỏ.

b Cần quan tâm xem xét dạng bên ngoài và vị trí của vết rạch (ở các bộ phận dày hơn có ứng suất nhỏ hơn).

Xem lại: TCVN 7388-2:2013 - phần 4

Xem tiếp: TCVN 7388-2:2013 - phần 6

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước TCVN 7388-2:2013 - phần 6

TCVN 7388-2:2013 - phần 6

Bài viết tiếp theo

Van thông hơi

Van thông hơi
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call