TCVN 7388-2:2013 - phần 4
- Giám sát thử nghiệm quy định trong 9.2.4 (thử nổ chai có khuyết tật) đối với các chai có chiều dày thành < 3 mm khi không cần thử va đập. Phép thử này được thực hiện trên một chai cho mỗi mẻ đúc hoặc, nếu mẻ đúc vượt quá 1000 chai thì thử một chai cho 1000 chai hoặc một phần của 1000 chai đó;
- Kiểm tra để xác minh rằng các thông tin do nhà chế tạo cung cấp được nêu trong 10.1.1 là đúng; phải thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên;
- Đánh giá các kết quả thử độ cứng được nêu trong 11.3.
CHÚ THÍCH: Cần quan tâm đến việc lựa chọn các chai đại diện cho các giá trị giới hạn dưới và trên của phạm vi độ cứng trong lô.
Phải thực hiện các thử nghiệm sau cho mỗi lô chai:
a) Trên một chai, một phép thử nổ thủy lực (xem 10.5).
b) Trên một chai nữa:
- Một phép thử kéo theo hướng dọc (xem 10.2);
- Hai phép thử uốn (xem 10.3.1) theo hướng chu vi hoặc một thử nghiệm nén bẹp (xem 10.3.2) hoặc một thử nghiệm nén bẹp vòng (xem 10.3.3);
- Ba phép thử va đập theo hướng ngang hoặc hướng dọc như quy định trong 10.4 khi chiều dày của chai bảo đảm gia công mẫu thử có chiều dày tối thiểu là 3 mm;
- Đối với chai được chế tạo từ phôi thép đúc liên tục, thử đáy chai theo 9.2.6.
CHÚ THÍCH: Đối với vị trí các mẫu thử, xem Hình 6.
c) Nếu có thể, trên các chai thêm nữa:
- Một hoặc hai phép thử nổ chai có khuyết tật tùy thuộc vào các giá trị va đập Charpy thu được trong thử theo lô.
10.2. Thử kéo
10.2.1. Phải thực hiện thử kéo trên vật liệu được lấy từ phần hình trụ tròn của chai theo một trong các trình tự sau:
a) Các mẫu thử hình chữ nhật phải được chuẩn bị phù hợp với Hình 7 và có chiều dài chuẩn. Hai mặt của mẫu thử đại diện cho bề mặt trong và bề mặt ngoài của chai không được gia công. Độ giãn dài đo được A không được nhỏ hơn 12%.
b) Các mẫu thử gia công tròn phải được chuẩn bị với đường kính lớn nhất có thể đạt được. Độ giãn dài đo được A trên chiều dài bằng 5 lần đường kính mẫu thử không được nhỏ hơn 14%. Không nên sử dụng các mẫu thử tròn đối với các chiều dày thành chai nhỏ hơn 3 mm.
10.2.2. Thử kéo phải được thực hiện phù hợp với TCVN 197 (ISO 6892)
CHÚ THÍCH: Cần chú ý tới phương pháp đo độ giãn dài quy định trong TCVN 197 (ISO 6892), đặc biệt là trong trường hợp khi mẫu thử kéo có độ côn dẫn đến điểm đứt gãy cách xa trung điểm của chiều dài chuẩn.
Chú dẫn:
1 Thử nghiệm tương quan độ cứng/giới hạn bền kéo (chỉ đối với thử nghiệm mẫu đầu tiên)
CHÚ THÍCH: Các đường nét đứt chỉ ra rằng các thử nghiệm này không yêu cầu đối với mỗi lô chai nhưng chỉ dùng cho thử nghiệm mẫu đầu tiên.
2 Các mẫu thử uốn hoặc thử nén bẹp vòng
3 Các mẫu thử va đập (ngang và dọc)
4 Các mẫu thử kéo
Hình 6 – Vị trí điển hình của các mẫu thử
w ≤ 4t
w < D/8
Hình 7 – Mẫu thử kéo
10.3. Thử uốn và thử nén bẹp
10.3.1. Thử uốn
Hình 8 – Minh họa phép thử uốn
10.3.1.1. Phải tiến hành thử nghiệm uốn phù hợp với TCVN 198 (ISO 7438) trên hai mẫu thử đạt được bằng cách cắt một hoặc hai vòng có chiều rộng 25 mm hoặc 4 t, chọn giá trị nào lớn hơn, thành các mẫu thử bằng nhau. Mỗi mẫu thử có đủ chiều dài để có thể thực hiện thử uốn. Chỉ gia công các mép (cạnh) của mẫu thử.
10.3.1.2. Mẫu thử không được có vết nứt khi được uốn ở phía trong con lăn uốn tới khi bề mặt trong của mẫu thử tiếp xúc khít với đường kính con lăn uốn (xem Hình 8).
10.3.1.3 .Đường kính con lăn uốn Df, không được lớn hơn tám lần chiều dày thực của thành chai đối với mẫu thử t.
10.3.2. Thử nén bẹp
10.3.2.1. Thử nén bẹp phải được thực hiện trên một chai được lựa chọn từ mỗi lô chai sau khi nhiệt luyện.
10.3.2.2. Chai thử phải được nén bẹp giữa các mép dao hình nêm với góc nêm 60o và các mép được vê tròn tới bán kính danh nghĩa 13 mm. Chiều dài của nêm không được nhỏ hơn chiều rộng của chai được nén bẹp. Đường trục dọc của chai phải tạo thành góc xấp xỉ 90o với các mép dao.
10.3.2.3. Chai thử phải được nén bẹp tới khi khoảng cách giữa các mép dao bằng 10 tm, trong đó tm, là chiều dày trung bình của thành chai tại vị trí thử. Không được có vết nứt trên chai được nén bẹp khi kiểm tra bằng mắt.
10.3.3. Thử ép phẳng vòng
Thử ép phẳng vòng phải được thực hiện trên một vòng có chiều rộng 25 mm hoặc 4t, chọn giá trị nào lớn hơn, được lấy từ thân chai. Chỉ gia công các mép của vòng. Vòng phải được ép phẳng giữa các dụng cụ ép tới khi khoảng cách giữa các dụng cụ ép bằng 10 lần chiều dày trung bình của vòng thử. Không được có vết nứt trên vòng được ép, khi kiểm tra bằng mắt.
10.4. Thử va đập
10.4.1. Thử va đập phải được tiến hành phù hợp với TCVN 312-1 (ISO 148-1) và theo các yêu cầu dưới đây:
Các mẫu thử va đập phải được lấy theo hướng quy định trong Bảng 3 từ thành chai. Rãnh khắc phải vuông góc với mặt thành chai (xem Hình 9). Đối với các thử nghiệm theo chiều dọc, mẫu thử phải được gia công trên tất cả các mặt (trên 6 mặt). Nếu chiều dày thành không bảo đảm đạt được chiều rộng cuối cùng của mẫu thử là 10 mm thì chiều rộng của mẫu thử phải càng gần với chiều dày danh nghĩa của thành chai càng tốt. Các mẫu thử được lấy theo chiều ngang phải được gia công trên 4 mặt, mặt ngoài của thành chai không qua gia công và mặt trong của thành chai được gia công tùy ý như đã Chú dẫn trên Hình 10.
Chú dẫn
1 Mẫu thử ngang
2 Đường trục dọc của chai
3 Rãnh chữ V Charpy vuông góc với thành chai
4 Mẫu thử dọc
Hình 9 – Mô tả các mẫu thử va đập ngang và dọc
Chú dẫn:
1 Gia công tùy ý
2 Đầu đập
3 Mẫu thử
4 Đường tâm đập
a) Hướng đập
Hình 10 – Mô tả thử va đập ngang
10.4.2. Các giá trị nhỏ nhất để chấp nhận được cho trong Bảng 3.
Bảng 3 – Các giá trị chấp nhận thử va đập
Đường kính chai D, mm |
> 140 |
≤ 140 |
||||
Hướng thử |
|
Ngang |
Dọc |
|||
Chiều dày thành nhỏ nhất, mm |
|
3 đến 5 |
> 5 đến 7,5 |
> 7,5 đến 12 |
3 đến 6 |
|
Nhiệt độ thử, 0Ca |
|
- 50 |
- 50 |
|||
Độ dai va đập c, J/cm2 |
Trung bình của ba mẫu b |
A b B b |
30 40 |
35 50 |
40 60 |
60 60 |
a Đối với các sử dụng ở nhiệt độ thấp hơn, phép thử phải được thực hiện ở nhiệt độ thấp nhất được quy định. b Không có giá trị riêng nào nhỏ hơn 70% giá trị trung bình. Các giá trị A: Các giá trị tuyệt đối nhỏ nhất cho chấp nhận (trung bình của 3 mẫu). Các giá trị B: Các giá trị trung bình cao hơn mà không yêu cầu phải thử nổ chai khuyết tật khi thử theo lô (xem 10.1.2). c Tính toán độ dai va đập (J/cm2) bằng cách chia năng lượng va đập cho diện tích tiết diện thực phía dưới rãnh cắt (cm2) của mẫu thử Charpy. |
||||||
10.5. Thử nổ thủy lực
10.5.1. Thiết bị thử
Thiết bị thử phải có khả năng vận hành phù hợp với các điều kiện quy định trong 10.5.2 và cung cấp được các thông tin yêu cầu trong 10.5.3.
Thiết bị thử nổ thủy lực điển hình được minh họa trên Hình 11.
10.5.2. Điều kiện thử
Vì chai và thiết bị thử được đổ đầy nước nên phải chú ý để đảm bảo cho không khí không tích tụ lại trong mạch bằng cách vận hành bơm tới khi nước được thải ra từ lỗ thoát nước hoặc van xả không khí. Trong quá trình thử phải thực hiện nén tăng áp trong hai giai đoạn liên tiếp.
a) Trong giai đoạn thứ nhất, áp suất phải được tăng lên ở mức không lớn hơn 5 bar/s tới giá trị áp suất tương ứng với sự bắt đầu của biến dạng dẻo.
b) Trong giai đoạn thứ hai, tốc độ tăng áp của bơm phải được duy trì không đổi tới khi chai bị phá hủy.
Chú dẫn:
1 Bình chứa chất lỏng thử
2 Thùng đo chất lỏng thử (thùng tiếp liệu cũng có thể được sử dụng như thùng đo)
3 Bơm
4 Áp kế
5 Khí cụ ghi đường cong áp suất/thời gian
6 Lỗ thoát nước hoặc van xả không khí
7 Giếng thử
8 Chai
Hình 11 – Thiết bị thử nổ thủy lực điển hình
Xem lại: TCVN 7388-2:2013 - phần 3
Xem tiếp: TCVN 7388-2:2013 - phần 5
Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn