Ông Nguyễn Đăng Quang rời vị trí Chủ tịch Masan Consumer

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 6 phút đọc

27/06/2017

Phiên họp Đại hội đồng cổ đông bất thường của Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan - Masan Consumer (mã CK: MCH) vừa tổ chức ngày 23/6 đã thông qua nhiều quyết định về nhân sự. Theo đó, số lượng thành viên Hội đồng quản trị của công ty nhiệm kỳ 2014 - 2019 đã tăng lên 6 người, với sự xuất hiện của ông Trương Công Thắng.

Ông Thắng sau đó, cũng được bầu vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty thay thế cho ông Nguyễn Đăng Quang rút xuống vị trí thành viên. 

Quyết định thay đổi nhân sự bất thường của Masan Consumer trong bối cảnh hoạt động chính của công ty đang có xu hướng chững lại. Trong 3 tháng đầu năm, doanh thu của Masan Consumer giảm gần 17%, còn lợi nhuận chỉ ghi nhận một phần ba so với cùng kỳ. Năm 2016 mặc dù doanh thu của công ty vẫn tăng gần 4,4% so với cùng kỳ 2015, nhưng lợi nhuận trước thuế giảm gần 8%. Đà giảm kéo dài từ năm 2014 đến nay.

ong-nguyen-dang-quang-roi-vi-tri-chu-tich-masan-consumer-500x312_0

Hoạt động kinh doanh của Masan Consumer có xu hướng chững lại, bất chấp sự tăng trưởng chung của thị trường hàng tiêu dùng nhanh.

Ngoài chức danh tại Masan Consumer, ông Nguyễn Đăng Quang hiện đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan - Masan Group (mã CK: MSN), thành viên Hội đồng quản trị của Techcombank và Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo. Là người giữ vị trí quan trọng trong việc chuyên nghiệp hóa Masan Group ngay từ giai đoạn phát triển ban đầu, ông Quang còn giữ vai trò chủ đạo trong việc thành lập và phát triển nhiều doanh nghiệp và công ty con của tập đoàn. Theo báo cáo quản trị năm 2016 của Masan Group, ông Quang mặc dù chỉ sở hữu 10 cổ phiếu nhưng Công ty cổ phần Masan do ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị đang sở hữu gần 248 triệu cổ phiếu, tương đương 32,28% vốn điều lệ của Masan Group.

Ông Trương Công Thắng gia nhập Masan từ năm 2002, sau thời gian dài làm việc tại P&G. Đến cuối năm 2007, ông được bổ nhiệm giữ vị trí Tổng giám đốc của Masan Consumer. 

Trong suốt quá trình lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) của Masan kể từ 2008 đến năm 2014, ông Thắng đã đưa Masan Consumer trở thành một trong những "đế chế" chi phối thị trường này với ba dòng sản phẩm chính là gia vị (thương hiệu Chinsu, Tam Thái Tử), mỳ ăn liền (thương hiệu Kokomi và Omachi) và đồ uống.

Trong hơn 6 năm dưới sự điều hành của vị lãnh đạo này, doanh thu thuần của Masan Consumer tăng từ 660 tỷ năm 2007 lên gần 12.000 tỷ đồng năm 2013. Lợi nhuận trước thuế tăng từ 115 tỷ lên gần 4.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau khi ông Thắng từ nhiệm vào đầu năm 2014 vì lý do cá nhân, hoạt động của Masan Consumer đã có xu hướng chững lại ở hầu hết các lĩnh vực chính.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành hàng gia vị trong 3 năm gần đây chỉ còn duy trì 2-5%, trong khi đó theo báo cáo của Nielsen thị trường của ngành hàng này đạt tốc độ tăng trưởng 25-32%. Các thương hiệu chính của Masan như Chinsu, Tam Thái Tử gặp phải sự cạnh tranh đến từ Knorr (Unilever), Maggi (Nestlé), Aji-ngon (Ajinomoto) hay Miwon.

Ngành hàng mỳ ăn liền cũng gặp tình cảnh tương tự khi doanh thu sau khi đạt đỉnh năm 2014 đã sụt giảm liên tục 2 năm sau đó. Thị phần của Masan Consumer giảm từ 25,7% năm 2013 xuống còn 24% vào năm 2016.

Nguồn: HONTO sưu tầm từ internet./.

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước Nơi 14 công nhân làm ra 500.000 tấn thép

Nơi 14 công nhân làm ra 500.000 tấn thép

Bài viết tiếp theo

Van bướm tín hiệu

Van bướm tín hiệu
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call