Chai chứa khí - thuật ngữ - phần 4
7. Đặc tính, tính chất và áp suất
Số thứ tự |
Thuật ngữ |
Tiếng Anh |
Minh họa |
700 |
Bản chất của khí |
nature of gas |
|
701 |
Khí oxi hóa |
oxidizing gas |
|
702 |
Khí nén |
compressed gas |
|
703 |
Khí ăn mòn |
corrosive gas |
|
704 |
Khí hòa tan |
dissolved gas |
|
705 |
Khí hiếm |
rare gas |
|
706 |
Khí trơ |
lnert gas |
|
707 |
Khí tự cháy (Khí có thể tạo ngọn lửa) |
pyrophoric (spontaneously flammable) gas |
|
708 |
Khí không bền |
unstable gas |
|
709 |
Khí cháy được |
flammable gas |
|
710 |
Khí không cháy |
non-flammable gas |
|
711 |
Khí hóa lỏng |
liquefied gas |
|
712 |
Khí độc |
toxic gas |
|
713 |
Khí làm lạnh sâu |
cryogenic gas |
|
714 |
Khí làm lạnh |
refrigerant gas |
|
715 |
- |
- |
|
716 |
Hỗn hợp khí |
gas mixture |
|
717 |
- |
- |
|
718 |
Áp suất |
pressure |
|
719 |
Áp suất thử |
test pressure |
|
720 |
Áp suất nổ |
burst pressure |
|
721 |
Áp suất chảy (dẻo) |
yield pressure |
|
722 |
Áp suất thử thủy lực |
hydrostatic test pressure |
|
723 |
Áp suất vận hành cho phép lớn nhất |
maximum permissible operating pressure |
|
724 |
Áp suất gia tăng |
developed pressure |
|
725 |
Áp suất nạp |
filling pressure |
|
726 |
Áp suất vận hành |
operating pressure |
|
727 |
Áp suất làm việc |
working pressure |
|
728 |
Áp suất thiết kế |
design pressure |
|
729 |
Áp suất định mức |
nominal pressure |
|
730 |
- |
- |
|
731 |
Khối lượng (đơn vị kg) |
weight (mass, unit kg) |
|
732 |
Khối lượng nạp lớn nhất, kg (khí hóa lỏng) |
maximum filling weight (mass, kg) (liquefied gas) |
|
733 |
Dung tích chứa nước |
water capacity |
|
734 |
Khối lượng bì |
tare |
|
735 |
- |
- |
|
736 |
Tỷ số nạp |
filling ratio |
|
737 |
Chất xốp |
porous material |
|
738 |
Nguyên khối |
monolithic |
Phụ lục A
(qui định)
Định nghĩa hệ thống áp suất đối với chai chứa khí
A.1 Qui định chung
Các thuật ngữ được định nghĩa trong Phụ lục này được minh họa trong Hình A.1. Các số cho trong ngoặc là các số thứ tự tương ứng trong Điều 7.
Hình A.1 - Áp suất đối với chai chứa khí
A.2 Định nghĩa
A.2.1
Áp suất nổ (burst pressure)
Áp suất cao nhất đạt được trong chai trong quá trình thử nổ.
A.2.2
Áp suất chảy (dẻo) (yield pressure)
Áp suất tại đó đạt tới giới hạn chảy thực của chai.
CHÚ THÍCH: Vượt quá áp suất chảy sẽ gây ra sự tăng thể tích vĩnh cửu của chai.
A.2.3
Áp suất thử (test pressure)
Áp suất qui định phải áp dụng khi thử thủy lực để đánh giá chất lượng hoặc đánh giá chất lượng lại.
A.2.4
Áp suất vận hành cho phép lớn nhất (maximum permissible operating pressure)
Áp suất lớn nhất cho phép đạt tới trong quá trình sử dụng.
A.2.5
Áp suất gia tăng tại Tmax(developed pressure at Tmax)
Áp suất gia tăng bởi thành phần khí trong chai tại nhiệt độ không đổi Tmax.
CHÚ THÍCH: Tmax là nhiệt độ đồng đều lớn nhất mong chờ trong điều kiện sử dụng bình thường được quy định trong các văn bản pháp quy về nạp khí vào chai.
A.2.6
Áp suất nạp (filling pressure)
Áp suất dùng để nạp khí vào chai tại thời điểm nạp.
CHÚ THÍCH: Áp suất này thay đổi theo nhiệt độ khí trong chai mà nhiệt độ này phụ thuộc vào các thông số nạp và các điều kiện môi trường xung quanh.
A.2.7
Áp suất vận hành (operating pressure)
Áp suất thay đổi trong chai trong quá trình sử dụng
A.2.8
Áp suất làm việc (working pressure)
Áp suất đặt (qui định) (xem A.2.11) của khí nén ở nhiệt độ chuẩn 15o C trong chai chứa đầy khí.
A.2.9
Áp suất thiết kế (design pressure)
Áp suất dùng trong công thức để tính chiều dày thành nhỏ nhất.
CHÚ THÍCH: Trong hầu hết các quy định về thiết kế chai, áp suất này là áp suất thử thủy lực (xem A.2.3).
2.10
Áp suất định mức (nominal pressure)
Áp suất làm việc (xem A.2.8) theo cách hiểu quốc tế thông thường.
A.2.11
Áp suất đặt (settled pressure)
Áp suất của các khí chứa trong chai trong trạng thái cân bằng hóa học, nhiệt và khuyếch tán.
Phụ lục B
(qui định)
Các định nghĩa liên quan đến các khí
B.1 Qui định chung
Tất cả các áp suất trong Phụ lục này là áp suất tuyệt đối. Một số thuật ngữ được định nghĩa trong Phụ lục này cũng được tìm thấy trong Điều 7.
B.2 Định nghĩa
B.2.1
Khí (gas)
Chất ở trạng thái khí hoàn toàn tại áp suất 1,013 bar [1]) và nhiệt độ 20o C hoặc có áp suất hóa hơi trên 3 bar ở 50o C.
CHÚ THÍCH: Từ chất bao gồm nguyên chất và hỗn hợp.
B.2.2
Khí nén (compressed gas)
Khí chứa trong bình kín dưới áp suất để vận chuyển ở trạng thái khí hoàn toàn tại tất cả các nhiệt độ trên - 50o C.
CHÚ THÍCH: Loại khí này bao gồm tất cả các khí có nhiệt độ tới hạn nhỏ hơn hoặc bằng - 50o C.
B.2.3
Tỷ lệ nạp (filling ratio)
Tỷ lệ giữa khối lượng khí được nạp vào chai và khối lượng nước ở 15o C được nạp vào cùng chai đó để sử dụng.
B.2.4
Nhiệt độ tới hạn (critical temperature)
Nhiệt độ mà trên nhiệt độ đó chất không tồn tại ở trạng thái lỏng.
B.2.5
Khí hóa lỏng (liquefied gas)
Khí được chứa trong bình kín để vận chuyển mà một phần lớn ở trạng thái lỏng (hoặc chất rắn) ở nhiệt độ trên - 50o C.
B.2.6
Khí hóa lỏng ở áp suất cao (high-pressure liquefied gas)
Khí hóa lỏng (xem B.2.5) có áp suất tới hạn trong khoảng - 50o C và + 65o C.
B.2.7
Khí hóa lỏng ở áp suất thấp (low-pressure liquefied gas)
Khí hóa lỏng (xem B.2.5) có nhiệt độ tới hạn trên + 65o C.
B.2.8
Khí hóa lỏng làm lạnh (refrigerated liquefied gas)
Khí khi được chứa trong bình kín để vận chuyển là chất lỏng cục bộ vì nhiệt độ thấp của nó.
B.2.9
Khí gây mê (anaesthetic gas)
Khí có đặc tính gây mê dùng trong y tế.
VÍ DỤ: Cyclopropane
B.2.10
Khí làm giảm đau (analgesic gas)
Khí có đặc tính làm giảm đau dùng trong y tế.
VÍ DỤ: Nitơ oxit
B.2.11
Khí thiếu oxi (asphyxiant gas)
Khí có thể gây nên ngạt thở khi người hoặc động vật hít phải.
CHÚ THÍCH: Mặc dù phần lớn các khí trừ không khí, oxi và một vài khí khác là khí thiếu oxi, thuật ngữ này phần lớn được sử dụng đối với các khí không liên quan đến các mối nguy hiểm khác, tính cháy, tính độc v.v.
B.2.12
Khí thở (breathing gas)
Khí dùng trong các thiết bị thở để trợ giúp cho sự thở.
VÍ DỤ: Không khí, hỗn hợp nitơ/oxi.
B.2.13
Khí hòa tan (dissolved gas)
Khí được chứa trong bình kín có áp suất để vận chuyển được hòa tan vào dung môi ở pha lỏng.
B.2.14
Khí đầy (propellant gas)
Khí có áp suất dùng trong máy hoặc thiết bị để tạo ra lực cơ học.
B.2.15
Khí công nghiệp (industrial gas)
Khí được sử dụng trong quá trình công nghệ trong sản xuất công nghiệp hoặc các hoạt động tương tự.
B.2.16
Khí trơ (inert gas)
Khí không bao giờ phản ứng hóa học với các chất khác.
VÍ DỤ: Argon, helium, neon, krypton, xeton.
B.2.17
Khí dùng trong y tế (medical gas)
Khí dùng cho bệnh nhân để chữa bệnh, chẩn đoán hay phòng bệnh hoặc không khí và nitơ dùng để dẫn động các dụng cụ phẫu thuật.
B.2.18
Khí làm lạnh (refrigerant gas)
Khí được hóa lỏng ở 1,013 bar ở nhiệt độ dưới - 30o C.
B.2.19
Khí dùng trong khoa học (scientific gas)
Khí dùng để phân tích, hiệu chuẩn và dùng cho các mục đích khác trong các phòng thí nghiệm khoa học.
B.2.20
Khí hiếm (rare gas)
Khí không có phản ứng hóa học dễ dàng với các chất khác.
[1])1 bar = 105 Pa = 100 kPa = 0,1 MPa = 105 N/m2.
Xem lại: Chai chứa khí - thuật ngữ - phần 3
Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn