Chai chứa khí – quy trình vận hành để tháo van một cách an toàn khỏi chai chứa khí - phần 2

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 21 phút đọc

Khu vực ở đó phải thực hiện hoạt động này phải được chỉ định rõ ràng. Người thực hiện việc xử lý chai phải được thông báo về khu vực này, loạt hoạt động và khi nào công việc được tiến hành trong khu vực này. Khu vực này không nên có vật cản để có thể thoát nhanh ra được. Có thể nên có nhân viên cấp cứu để tiếp cận dễ dàng khu vực xử lý chai chứa khí có van không hoạt động được.

6.3.2. Thiết bị

Thiết kế phải được thiết kế để chịu được áp suất lớn nhất cho trước và phải tuân theo các yêu cầu qui định có tính pháp lý liên quan đến các chai chứa khí.

Thiết bị cũng phải thích hợp với các khí sẽ được sử dụng cho thiết bị như đã qui định trong TCVN 6874-1 (ISO 111141-1) và TCVN 6874-2 (ISO 11114-2), đặc biệt là:

- Đối với oxy và các khí oxy khác [xem TCVN 6550 (ISO 10156-2)], thiết bị phải được chế tạo từ các vật liệu thích hợp, không dùng các vật liệu dễ cháy và phải được làm sạch cho dịch vụ cung cấp oxy.

CHÚ THÍCH: Đối với một số chất oxy hóa rất mạnh như flo, cần phải có biện pháp thụ động hóa bảo vệ thiết bị.

- Đối với các khí dễ cháy và tự cháy, các chi tiết tiếp xúc với khí của thiết bị phải được làm sạch với một khí trơ và không bị hạn chế bởi không khí và các chất oxy hóa hoặc phải chịu được cháy hoặc nổ.

- Đối với các khí ăn mòn, thiết bị phải được thiết kế từ các vật liệu thích hợp và được làm khô trước khi sử dụng.

- Phải sử dụng các dụng cụ chống phát tia lửa đối với khí axetylen.

6.3.3. Sự giảm áp

Sự giảm áp cho các chai chứa khí có các van không hoạt động được yêu cầu người vận hành phải được huấn luyện, đào tạo chuyên môn hóa và có kinh nghiệm. Phụ lục B đưa ra một số ví dụ về các phương pháp để giảm áp cho các chai chứa khí có các van không hoạt động được. Việc đánh giá rủi ro một cách đầy đủ đối với phương pháp giảm áp đã lựa chọn khi quan tâm đến tất cả các mối nguy hiểm được cho trong 4.2 phải được thực hiện trước khi bắt đầu việc giảm áp.

7. Van và chai bị hư hỏng

Bất cứ van nào không hoạt động được hoặc bất cứ chai nào bị hư hỏng mà không được sửa chữa hoặc không thể sửa chữa được sẽ không được phép dùng lại vào dịch vụ cung cấp khí. Bất cứ thiết bị nào được sửa chữa cũng phải tuân theo tiêu chuẩn và các qui định có liên quan (cho các kiểm tra định kỳ).

 

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

NGUYÊN NHÂN VỀ CÁC CHAI KHÔNG HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC

A.1. Lời giới thiệu

Các van chai có thể bị tắc hoặc không hoạt động được ở vị trí mở hoặc đóng kín. Nguyên nhân thường gặp được trong A.2 đến A.4.

A.2. Ăn mòn bên trong

Ăn mòn bên trong có thể ngăn cản hoạt động của van khi cơ cấu vận hành của van được cấu tạo từ các vật liệu dễ bị ăn mòn bởi môi trường hoặc khí. Nhiều khí ăn mòn có tính hút ẩm, nghĩa là chúng hấp thụ nước từ khí quyển, và nếu người sử dụng khí không làm sạch các đầu ra của van một cách thích hợp trước và sau khi sử dụng, tình trạng ăn mòn nghiêm trọng có thể xảy ra trong van. Nếu cơ cấu vận hành van tiếp xúc với vật liệu ăn mòn này thì tình trạng bó, kẹt có thể xảy ra.

A.3. Hư hỏng về cơ khí

Hư hỏng về cơ khí có thể trực tiếp là do ăn mòn bên trong như đã nêu trong A.2 (ví dụ, sự bó, kẹt của cơ cấu vận hành van, sau đó là gãy, vỡ do cố sức vượt qua sự bó, kẹt).

Các hư hỏng về cơ khí cũng có thể xảy ra do các lỗi của vật liệu hoặc kết cấu, sự mòn quá mức trong các chi tiết chuyển động của van, hư hỏng do va đập và sự yếu ớt của kết cấu van hoặc do người vận hành đã cố sức đóng van bằng momen xoắn vặn chặt quá lớn. Trong một số thiết kế van, trục van có thể vận hành được mà không cần nâng cơ cấu bít kín van. Vì thế, một chai chứa khí đầy có thể trở nên rỗng do cơ cấu bít kín van có thể bất thình lình nâng lên và làm cho khí thoát ra.

A.4. Sự tắc nghẽn

Sự tắc nghẽn của một van chai thường do một hoặc nhiều loại vật liệu sau khi đi vào van và kết đặc lại tại một chỗ có diện tích mặt cắt ngang nhỏ nhất trong đường dẫn khí.

- Các mảnh vụn từ bên trong chai. Các ví dụ bao gồm băng làm kín ren bằng polytetra floetylen (PTFE), các loại hạt còn sót lại từ các nguyên công làm sạch chai, và các sản phẩm gỉ/ăn mòn hoặc vẩy cán từ các thành chai.

- Các mảnh vụn kết đặc lại trong van trong quá trình nạp. Các ví dụ bao gồm băng làm kín ren bằng PTFE, hạt và bụi bẩn, các vật liệu bít kín nền bộ lọc như nhôm oxit và bộ lọc phân tử.

- Sự phân giải hoặc các sản phẩm phản ứng khác của khí. Các ví dụ bao gồm:

- Etylen oxit polime;

- Oxit kim loại và oxit silic, có thể xuất hiện là do các hydrua thể khí của chúng, ví dụ photphin và silan, tiếp xúc với không khí;

- Các sản phẩm phản ứng khác có thể xuất hiện nếu người sử dụng cho phép sự hồi tiếp của các vật liệu phản ứng trong chai hoặc van chai;

- Các halogenua kim loại, có thể xuất hiện là do phản ứng của các halogen với vật liệu của chai hoặc van chai, ví dụ sắt (II) clorua và sắt (III) clorua có thể được tạo ra do tác dụng của hydro clorua ẩm trên thép.

- Vật liệu mặt tựa của van. Các van được lắp với mặt tựa mềm có thể bị tắc nghẽn bởi mặt tựa mềm của van bị thúc ép ra vào đường dẫn khí.

- Vòng bít của nắp đầu nối ra của van. Vòng bít này có thể gây ra sự tắc nghẽn cho đầu ra khi nó bị thúc ép vào đầu nối ra này.

- Vòi phun có lưu lượng hạn chế. Vòi phun này được lắp vào bên trong đầu nối ra của van có thể dễ dàng bị tắc nghẽn vì đường kính khá nhỏ, thường là 0,5 mm.

Đối với các van có chức năng áp suất dư và các van với bộ điều áp bên trong cần có các quy trình riêng (xem 4.6.1).

 

PHỤ LỤC B

(Tham khảo)

VÍ DỤ VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ GIẢM ÁP CÁC CHAI CHỨA KHÍ CÓ VAN KHÔNG HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC

B.1. Qui định chung

Các phương pháp được mô tả trong Phụ lục này không dùng cho các quy trình làm việc chi tiết hóa và chỉ giới thiệu các thay đổi của mỗi trường hợp.

B.2. Các phương pháp

B.2.1. Thải khí bằng cách tạo ra sự thông hơi bổ sung trong thành chai

Có thể tạo ra sự thông hơi bổ sung ở thành chai để thải khí bằng cách khoan lỗ vào thành chai ở đó cơ cấu khoan được lắp đặt kín khí ở thành chai thông qua việc sử dụng đệm kín (xem Hình B.1).

no-image

CHÚ DẪN:

1 Bộ phận để kẹp chặt chắc chắn đầu nối khoan với thành chai.

2 Van phụ.

3 Vòng đỡ.

4 Mũi khoan.

5 Máy khoan tay.

6 Nắp và nút bít kín (xung quanh mũi khoan).

7 Đầu nối khoan.

8 Đệm kín.

9 Thành chai.

Hình B.1 – Khoan vào thành chai (có áp)

B.2.2. Chai và van được bao bọc bên trong vỏ hoặc áo bọc (có thể giữ được áp lực thải ra)

Quy trình

a) Giữ và kẹp chặt chai.

b) Lắp đầu tháo van.

c) Bít kín vỏ hoặc áo bọc chứa khí (xem các Hình B.2 và B.3).

d) Tháo lỏng van một cách từ bằng dụng cụ thao tác bằng tay hoặc có động cơ dẫn động.

e) Nếu có thể, điều khiển sự thải khí vào vỏ bọc hoặc, nếu cho phép, thải khí ra khí quyển.

no-image

CHÚ DẪN:

1 Dụng cụ thao tác bằng tay hoặc có động cơ dẫn động.

2 Van phụ.

3 Áp kế.

4 Đệm kín.

5 Đầu tháo van.

6. Chai.

7. Vỏ hoặc áo bọc.

8 Vòng bít kín khí.

9 Giá đỡ di chuyển được.

Hình B.2 – Chai và van được bao bọc bên trong vỏ hoặc áo bọc (có thể giữ được áp lực thải ra)

no-image

CHÚ DẪN:

1 Đầu tháo van.

2 Van phụ.

3 Áp kế.

4 Vòng bít.

5 Nắp kín khí.

6 Đệm kín.

7 Khung giữ và kẹp chặt chai.

8 Dụng cụ thao tác bằng tay hoặc có động cơ dẫn động.

Hình B.3 – Đầu có lắp van của chai được bao bọc (có thể giữ được áp lực thải ra)

B.2.3. Thải khí bằng cách tạo ra sự thông hơi bổ sung trong van chai

Nếu đường dẫn qua van bị tắc nghẽn, không sử dụng các phương pháp sau. Khi sử dụng các phương pháp sau phải có sự chú ý đặc biệt trước khi tháo van để xác minh rằng không còn có áp suất dư trong chai.

Sự thông hơi bổ sung trong van chai có thể được tạo ra để thải khí bằng:

a) Cưa vào trụ van (nếu được phép thải khí ra khí quyển);

b) Khoan dọc theo đường trục đầu ra của van (có áp) (xem Hình B.4);

c) Khoan vào thân van với van ở dưới nắp chai có vòng bít kín khí, được thiết kế cho áp suất thử của chai, có sự thu gom các khí thải ra (xem Hình B.5).

CHÚ THÍCH 1: Phương pháp này không thích hợp cho các chai chứa khí có tán đinh hoặc co ngót trên cổ chai.

d) Khoan vào thân van ở vị trí cơ cấu khoan được lắp kín khí và kẹp chặt với thân van thông qua đệm kín (xem Hình B.6).

CHÚ THÍCH 2: Các quy trình nêu trên, từ c) đến d) không được khuyến nghị cho các áp suất lớn hơn 30 bar.

no-image

CHÚ DẪN:

1 Máy khoan tay.

2 Mũi khoan.

3 Van phụ.

4 Đầu nối khoan.

5 Đệm kín.

6 Vòng đỡ.

7 Nắp và nút bít kín (xung quanh mũi khoan)

8 Đường trục của đầu ra của van

Hình B.4 – Khoan trên đường trục đầu ra của van

no-image

CHÚ DẪN:

1 Van phụ.

2 Nắp giữ bằng cơ cấu hãm.

3 Đầu nối khoan.

4 Mũi núng tâm.

5 Mũi khoan.

6 Máy khoan tay.

7 Nắp và nút bít kín (xung quanh mũi khoan)

8 Vòng đỡ.

9 Thân của chụp bọc đầu cuối van.

Hình B.5 – Khoan vào thân van, cuối van chai chứa khí được bao bọc kín

no-image

CHÚ DẪN:

1 Đệm kín.

2 Van phụ.

3. Đầu nối khoan.

4. Mũi khoan.

5 Máy khoan tay.

6 Nắp và nút bít kín (xung quanh mũi khoan).

7 Vòng đỡ.

8 Đầu nối khoan được vặn ren hoặc kẹp chặt vào thân van.

9 Khí thoát ra từ van không hoạt động được vào khu vực chứa khí thứ yếu.

Hình B.6 – Khoan vào thân van (có áp)

B.2.4. Tháo dỡ van để dễ dàng di chuyển trục bị gãy

Phương pháp này sử dụng cho các van được thiết kế với một trục đặc, liền khối khi trục bị cắt. Phương pháp được giới hạn cho các van có nút kín độc lập với ren trục van. Xem Hình B.7.

Quy trình

a) Giữ và kẹp chặt chai.

b) Lắp một van phụ với đầu ra của van chai.

c) Tháo nút bít kín một cách cẩn thận có tính đến khí có thể đi qua trục bị gãy: Chuẩn bị với thiết bị phản ứng khẩn cấp.

d) Dùng chìa vặn cho phần còn lại của trục van.

e) Loại bỏ khí một cách an toàn.

no-image

CHÚ DẪN:

1 Van phụ.

2 Cụm bắt vít.

3 Trục van bị gãy.

4 Nút bít kín.

5 Chai.

6 Bề mặt lắp chìa vặn.

7 Hệ thống bít kín.

Hình B.7 – Tháo dỡ van để dễ dàng di chuyển trục van bị gãy.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] ISO 6406, Gas cylinders – Seamless steel gas cylinders – Periodic inspection and testing (Chai chứa khí – Chai chứa bằng thép không hàn – Kiểm tra và thử định kỳ).

[2] ISO 10156-2, Gas cylinders – Gases and gas mixtures – Part 2: Determination of oxidizing ability of toxic and corrosive gases and gas mixtures (Chai chứa khí – Khí và hỗn hợp khí – Phần 2: Xác định khả năng oxy hóa của các khí và hỗn hợp khí độc hại và ăn mòn).

[3] ISO 10460, Gas cylinders – Welded carbon – steel gas cylinders – Periodic inspection and testing (Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép cacbon hàn – Kiểm tra và thử định kỳ).

[4] ISO 10461, Gas cylinders – Seamless aluminium-alloy gas cylinders – Periodic inspection and testing (Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng hợp kim nhôm không hàn – Kiểm tra và thử định kỳ)

[5] TCVN 6871 (ISO 10462) Chai chứa khí – Chai chứa khí di động dùng cho axetylen hòa tan – Kiểm tra và thử định kỳ.

[6] TCVN 7832 (ISO 10464), Chai chứa khí – Chai chứa khí bằng thép nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) – Kiểm tra và thử định kỳ.

[7] TCVN 9314 (ISO 15996) Chai chứa khí – Van áp suất dư – Yêu cầu chung và thử kiểu

[8] TCVN 9315 (ISO 22435) Chai chứa khí – Van chai chứa khí với bộ điều áp bên trong – Yêu cầu kỹ thuật và thử kiểu

[9] EIGA/IGC Document 129, Pressure receptacles with blocked or inoperable valves.

[10] EIGA/IGC Document 20, Disposal of gases

[11] CGA P-38, First Edition, Guidelines for Devalving Cylinders.

Xem lại: Chai chứa khí – quy trình vận hành để tháo van một cách an toàn khỏi chai chứa khí - phần 1

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước Chai chứa khí - chai chứa khí bằng thép cácbon hàn - kiểm tra và thử định kỳ - phần 1

Chai chứa khí - chai chứa khí bằng thép cácbon hàn - kiểm tra và thử định kỳ - phần 1

Bài viết tiếp theo

Van thông hơi

Van thông hơi
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call