Chai chứa khí - chai chứa khí bằng thép cácbon hàn - kiểm tra và thử định kỳ - phần 2
Phụ lục A
(tham khảo)
Khoảng thời gian giữa các lần kiểm tra và thử định kỳ
Thông tin sau bao gồm các khoảng thời gian được đưa ra trong Kiến nghị của Liên hiệp quốc về Chuyên chở hàng hóa nguy hiểm, quy định mẫu (model), lần xuất bản 13. Nên tra cứu ấn phẩm mới nhất.
Bảng A.1 - Khoảng thời gian giữa các lần kiểm tra và thử định kỳ
Loại khí |
Ví dụ |
Khoảng thời gian kiến nghị của Liên hiệp quốc (UN), năm |
Khí nén |
Ar, N2, He |
10 |
H2a |
10 |
|
Không khí, O2 |
10 |
|
Không khí thở, O2 |
b |
|
Khí cho thiết bị thở dưới nước |
b |
|
CO c |
5 |
|
Khí hóa lỏng |
Môi chất lạnh, CO2, khí dầu mỏ hóa lỏng |
10 |
Khí ăn mòn |
d |
5 |
Khí độc hại không ăn mòn |
Sunfuryl florua |
5 |
Khí rất độc hại không ăn mòn |
Acsin (AsH3), photphin (PH3) |
5 |
Hỗn hợp khí |
Mọi hỗn hợp khí |
5 hoặc 10 năm theo tính chất nguy hiểm. Thông thường các hỗn hợp khí là độc hại hoặc ăn mòn có khoảng thời gian 5 năm và các hỗn hợp khí khác có khoảng thời gian 10 năm. |
CHÚ THÍCH 1: Có thể sử dụng các khoảng thời gian thử này với điều kiện là độ khô của sản phẩm và độ khô của chai đã được nạp đầy phải sao cho không có nước tự do. Điều kiện này phải được chứng minh và được lập thành tài liệu trong hệ thống chất lượng của người nạp. Nếu không thực hiện được các điều kiện này thì có thể tiến hành các thử nghiệm khác hoặc các thử nghiệm thường xuyên hơn. CHÚ THÍCH 2: Một số yêu cầu có thể luôn luôn cần thiết trong khoảng thời gian ngắn hơn, ví dụ, điểm sương của khí, các phản ứng polime hóa và các phản ứng phân hủy, đặc tính kỹ thuật cho thiết kế chai, sự thay đổi của dịch vụ cung cấp khí, v.v... |
||
a Phải đặc biệt chú ý tới độ bền kéo và điều kiện bề mặt của các chai này. Các chai không phù hợp với các yêu cầu riêng của hydro phải được rút ra khỏi dịch vụ cung cấp hydro. Xem TCVN 6549 đối với thử nghiệm bổ sung thêm. b Các quy định của địa phương sẽ quy định khoảng thời gian giữa các kiểm tra định kỳ. c Sản phẩm yêu cầu khí rất khô. Xem TCVN 6874-1 : 2001. d Tính ăn mòn có liên quan với vải mặc của người (xem TCVN 6717) và không liên quan tới vật liệu chai như đã chỉ ra trong Phụ lục B. |
Phụ lục B
(tham khảo)
Danh sách các khí ăn mòn đối với vật liệu chai
Bảng B.1 - Khí ăn mòn đối với vật liệu chai
Tên khí |
Công thức hóa học |
Cấp hoặc nhóm UN |
Rủi ro phụ |
Bo triclorua |
BCl3 |
2.3 |
8 |
Bo triflorua |
BF3 |
2.3 |
8 |
Clo |
Cl2 |
2.3 |
8 |
Điclosilan |
SiH2Cl2 |
2.3 |
2.1, 8 |
Flo |
F2 |
2.3 |
5.1, 8 |
Hyđro bromua |
HBr |
2.3 |
8 |
Hyđro clorua |
HCl |
2.3 |
8 |
Hyđro xyanua |
HCN |
6.1 |
3 |
Hyđro florua |
HF |
8 |
6.1 |
Hyđro iođua |
HI |
2.3 |
8 |
Metylbromua |
CH3Br (R40B1) |
2.3 |
|
Nitơ oxit |
NO |
2.3 |
5.1, 8 |
Nitơ đioxit |
N2O4 |
2.3 |
5.1, 8 |
Photgen |
COCl2 |
2.3 |
8 |
Silicon tetrachlorua |
SiCl4 |
8 |
|
Silicon tetraflorua |
SiF4 |
2.3 |
8 |
Sunfua tetraflorua |
SF4 |
2.3 |
8 |
Triclorosilan |
SiHCl3 |
4.3 |
3, 8 |
Vonfram hexaflorua |
WF6 |
2.3 |
8 |
Vinyl bromua |
CH2:CHBr (R1140B1) |
2.1 |
|
Vinyl clorua |
CH2:CHCl (R1140) |
2.1 |
|
Vinyl florua |
C2H3F (R1141) |
2.1 |
|
CHÚ THÍCH 1: Các khí này ở dạng tinh khiết được thừa nhận là có khả năng ăn mòn đối với các thép hợp kim thấp trong TCVN 6874-1 : 2001 (xem các Bảng 4, 6, 8, 9, 10 và 11). CHÚ THÍCH 2: Các hỗn hợp chứa các khí này có thể không có tính ăn mòn. |
Phụ lục C
(quy định)
Mô tả và đánh giá các khuyết tật và điều kiện để loại bỏ các chai chứa khí bằng thép cácbon hàn khí kiểm tra bằng mắt
C.1. Quy định chung
Các khuyết tật của chai chứa khí có thể là khuyết tật về vật lý, về vật liệu hoặc ăn mòn do điều kiện môi trường hoặc điều kiện làm việc mà chai phải chịu đựng trong thời gian, tuổi thọ của nó.
Mục tiêu của phụ lục này là đưa ra hướng dẫn chung cho người sử dụng chai chứa khí về việc áp dụng các chuẩn cứ loại bỏ, đặc biệt là trong trường hợp thiếu kinh nghiệm thực tế.
Phụ lục này áp dụng cho tất cả các chai nhưng đối với các chai chứa các khí có các đặc tính đặc biệt, cần có sự hiệu chỉnh thích hợp.
Bất cứ khuyết tật nào có dạng vết xước sắc có thể được loại bỏ bằng mài, gia công cắt gọt hoặc các phương pháp được chấp nhận khác. Sau sửa chữa này phải kiểm tra chiều dầy thành chai, ví dụ, kiểm tra bằng siêu âm.
C.2. Các khuyết tật về vật lý và vật liệu
Việc đánh giá khuyết tật về vật lý hoặc vật liệu phải phù hợp với Bảng C.1.
Các phụ tùng cố định (ví dụ, các vòng chân hoặc nắp bảo vệ) phải được kiểm tra và phải thích hợp với mục đích sử dụng.
C.3. Sự ăn mòn
C.3.1. Quy định chung
Chai có thể chịu được các điều kiện môi trường có thể gây ra sự ăn mòn bên ngoài của kim loại. Sự ăn mòn bên trong của kim loại cũng có thể xảy ra do điều kiện làm việc.
Có khó khăn trong việc đưa ra các giới hạn loại bỏ xác định cho tất cả các cỡ kích thước và loại chai và điều kiện làm việc của chúng.
Thường xác lập các giới hạn loại bỏ theo kinh nghiệm.
Cần có kinh nghiệm sâu rộng và óc suy xét trong việc đánh giá các chai đã bị ăn mòn bên trong còn an toàn và thích hợp cho việc đưa vào sử dụng nữa hay không. Điều quan trọng là bề mặt của kim loại cần được làm sạch gỉ (vết ăn mòn) trước khi kiểm tra chai.
Bảng C.1 - Các giới hạn loại bỏ liên quan tới các khuyết tật về vật lý và vật liệu trong vỏ chai
Loại khuyết tật |
Định nghĩa |
Giới hạn loại bỏ theo điều 7a |
Sửa chữa hoặc không sử dụng được nữa |
Chỗ lồi (phình) ra |
Sự phồng ra nhìn thấy được của chai. |
Tất cả các chai đều có khuyết tật như vậy. |
Không sử dụng được nữa. |
Vết lõm |
Vết lõm của chai chưa ăn mòn sâu vào hoặc chưa lấy đi kim loại để tạo ra độ sâu lớn hơn 1 % đường kính ngoài của chai. |
Khi độ sâu của vết lõm vượt quá 3 % đường kính ngoài của chai; hoặc Khi đường kính vết lõm nhỏ hơn 15 lần độ sâu của nó. |
Không sử dụng được nữa.
Không sử dụng được nữa. |
Vết cắt hoặc vết đục |
Rãnh sắc ở đó kim loại đã được lấy đi hoặc được phân bố lại (xem Hình C.1) và độ sâu của nó vượt quá 5 % chiều dầy thành chai. |
Khi độ sâu của vết cắt hoặc vết đục vượt quá 10 % chiều dầy thành; hoặc Khi chiều dài vượt quá 25 % đường kính ngoài của chai; hoặc Khi chiều dầy thành nhỏ hơn chiều dầy thành nhỏ nhất được bảo đảm. |
Có thể sửa chữa b.
Có thể sửa chữa b.
Không sử dụng được nữa. |
Vết nứt |
Vết tách ra hoặc khe rãnh trong kim loại (xem Hình C.2). |
Tất cả các chai có khuyết tật như vậy. |
Không sử dụng được nữa. |
Hư hỏng do cháy |
Sự đốt nóng chai hoặc một bộ phận của chai thường dẫn đến a) làm nóng chảy một phần chai; b) làm biến dạng chai; c) đốt thành than hoặc đốt cháy lớp sơn; d) đốt cháy gây hư hỏng van, làm nóng chảy vùng ghi ngày tháng hoặc bộ phận bảo vệ bằng chất dẻo. |
Tất cả chai thuộc loại a) và b).
Tất cả chai thuộc thuộc loại c) và d) có thể nhận được sau khi thử và kiểm tra. |
Không sử dụng được nữa.
Có thể sửa chữa. |
Đệm bịt kín hoặc đệm cổ |
Các đệm bổ sung được lắp trong cổ chai, đáy hoặc thành chai. |
Tất cả các chai trừ khi có thể xác định rõ rằng sự bổ sung này là một phần của kết cấu chai. |
Có thể sửa chữa. |
Dập dấu |
Ghi nhãn (dấu) bằng mũi đột kim loại. |
Tất cả các chai có nhãn không đọc được, không đúng hoặc bị sửa đổi. |
Không sử dụng được nữa c. |
Vết cháy do hồ quang hoặc đèn hàn. |
Làm nóng chảy một bộ phận của chai, bổ sung thêm kim loại hàn hoặc tẩy bỏ kim loại bằng mỏ hàn. |
Tất cả các chai có khuyết tật như vậy. |
Không sử dụng được nữa. |
Dấu hiệu nghi ngờ |
Dấu hiệu tạo ra khác với dấu do quá trình chế tạo và sửa chữa chai đã được chấp thuận. |
Tất cả các chai có khuyết tật như vậy. |
Có thể sử dụng tiếp tục sau khi có sự kiểm tra bổ sung. |
Độ ổn định thẳng đứng |
|
Sai lệch so với phương thẳng đứng có thể dẫn đến rủi ro trong làm việc (đặc biệt là nếu được lắp với vòng đai ở chân). |
Sửa chữa nếu có thể hoặc không sử dụng được nữa. |
a Khi áp dụng các chuẩn loại bỏ phải xem xét các điều kiện sử dụng chai, tính nghiêm trọng của khuyết tật và các hệ số an toàn trong thiết kế. b Có thể sửa chữa, với điều kiện là sau khi sửa chữa bằng công nghệ loại bỏ đi lớp kim loại thích hợp thì chiều dầy còn lại của thành chai tối thiểu phải bằng chiều dầy thành nhỏ nhất được bảo đảm. c Nếu có thể xác minh được rõ ràng chai hoàn toàn tuân theo các đặc tính kỹ thuật thì các nhãn (dấu) hiệu về vận hành đã thay đổi và sửa đổi có thể được chấp nhận và các nhãn (dấu) hiệu không thích hợp có thể được sửa chữa với điều kiện là không có khả năng xẩy ra sự nhầm lẫn. |
C.3.2. Loại ăn mòn
Các loại ăn mòn có thể được phân loại chung như trong Bảng C.2
Bảng C.2 - Chuẩn loại bỏ đối với sự ăn mòn thành chai
Loại ăn mòn |
Định nghĩa |
Giới hạn loại bỏ theo điều 6a |
Sửa chữa hoặc không sử dụng được nữa |
Ăn mòn chung |
Sự làm mỏng chiều dầy thành trên diện tích lớn hơn 20 % tổng diện tích bề mặt bên trong hoặc bên ngoài của chai (xem Hình C.3). |
Nếu bề mặt ban đầu của kim loại không nhận ra được nữa; hoặc Nếu độ sâu ăn mòn vượt quá 10 % chiều dầy ban đầu hoặc của thành; hoặc Nếu chiều dầy thành nhỏ hơn chiều dầy thành nhỏ nhất được bảo đảm b. |
Có thể sửa chữa c.
Có thể sửa chữa c.
Không sử dụng được nữa. |
Ăn mòn cục bộ |
Sự làm mỏng chiều dầy thành trên diện tích nhỏ hơn 20 % tổng diện tích bề mặt bên trong hoặc bên ngoài của chai, trừ các loại ăn mòn cục bộ khác mô tả bên dưới. |
Nếu độ sâu ăn mòn vượt quá 20 % chiều dầy ban đầu của thành chai; hoặc Nếu chiều dầy thành nhỏ hơn chiều dầy thành nhỏ nhất được bảo đảm b. |
Có thể sửa chữa c.
Không sử dụng được nữa. |
Rỗ chuỗi hoặc ăn mòn thành đường |
Sự ăn mòn tạo thành đường hoặc dải kẹp theo chiều dài hoặc chu vi, hoặc các vết lõm tách rời hoặc các lỗ rỗ hầu như được liên kết với nhau (xem Hình C.4). |
Nếu tổng chiều dài ăn mòn theo bất cứ hướng nào vượt quá đường kính của chai và độ sâu vượt quá 10 % chiều dầy ban đầu của thành; hoặc Nếu chiều dầy thành nhỏ hơn chiều dầy thành nhỏ nhất được bảo đảm b. |
Có thể sửa chữa c, d.
Không sử dụng được nữa. |
Các lỗ rỗ tách rời |
Sự ăn mòn tạo thành các vết tách rời nhau, không xếp thành hàng rõ rệt (Xem hình C.5). |
Nếu đường kính các lỗ rỗ lớn hơn 5 mm thì thuộc về "ăn mòn cục bộ". Nếu đường kính của các lỗ rỗ nhỏ hơn 5 mm thì nên đánh giá các lỗ rỗ này một cách cẩn thận để kiểm tra bảo đảm rằng chiều dầy còn lại của thành hoặc đáy còn đủ cho sử dụng chai, |
Xem "ăn mòn cục bộ".
Có thể sửa chữa ở d. |
Ăn mòn thành khe hở |
Ăn mòn diễn ra trong hoặc ngay xung quanh một lỗ hổng. |
Nếu sau khi làm sạch độ sâu ăn mòn vượt quá 20 % chiều dầy ban đầu của thành. |
Có thể sửa chữa c. |
a Nếu không thể nhìn thấy đáy của khuyết tật và nếu không thể xác định được kích thước của khuyết tật bằng thiết bị thích hợp thì chai phải được cạo. b Nếu ăn mòn đã đạt tới giới hạn độ sâu hoặc kích thước thì phải kiểm tra chiều dầy còn lại của thành bằng thiết bị siêu âm. Chiều dầy thành có thể nhỏ hơn chiều dầy thành nhỏ nhất được bảo đảm, ví dụ, các lỗ rỗ nhỏ (độ sâu và kích thước) tách tời nhau khi các quy định có liên quan đến việc xem xét tính nghiêm trọng của khuyết tật và các hệ số an toàn cho phép. c Sau khi sửa chữa, chai phải tuân theo các yêu cầu trong các Điều 7, 8 và 9. d Với điều kiện là sau khi sửa chữa bằng công nghệ thích hợp để tách bỏ kim loại thì chiều dầy còn lại của thành tối thiểu phải bằng chiều dầy thành nhỏ nhất được bảo đảm. |
Xem lại: Chai chứa khí - chai chứa khí bằng thép cácbon hàn - kiểm tra và thử định kỳ - phần 1
Xem tiếp: Chai chứa khí - chai chứa khí bằng thép cácbon hàn - kiểm tra và thử định kỳ - phần 3
Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn