Chai chứa khí axetylen - yêu cầu cơ bản phần 2: chai dùng đinh chảy - phần 2
Không được thay đổi tem xuất xứ của khối lượng bì.
7.5.4. Mỗi chai trong giá phải được lắp một van. Các van này phải để mở trong quá trình chứa và vận chuyển
7.5.5. Không được bố trí đinh chảy ở phần đáy của chai được sử dụng trong giá.
Phụ lục A
(quy định)
Xác định độ xốp của chất xốp cho thử nghiệm phê duyệt kiểu
A.1. Cách xác định
a) Chai chỉ được nạp chất xốp khi đã lắp van và đã được cân. Chai phải được thử không sao cho sau khi để tĩnh tại 12h, với van được đóng, áp suất tuyệt đối là thấp hơn 27 mbar. Sau đó nạp aceton dưới áp suất không vượt quá 18 bar gauge. Khi dung môi không xuyên thấm nữa, đóng van và cân chai chứa.
b) Chai được thử lại trong ít nhất 15 min và bổ sung tiếp aceton. Chu kỳ vận hành này được lặp cho đến khi tất cả không khí được đuổi ra khỏi bình và nhận được khối lượng không đổi.
c) Sau đó đặt chai vào phòng có nhiệt độ không đổi, mở van và nối với bình chứa aceton dưới đầu rót lòng nhỏ trong ít nhất 24h.
d) Sau đó đóng van, ngắt bình chứa aceton và cân chai chứa.
e) Chênh lệch giữa khối lượng sau cùng của chai chứa và khối lượng của chai trước khi đưa aceton vào cho biết khối lượng aceton được đưa vào.
A.2. Tính toán
Độ xốp của chất xốp, P, tính bằng phần trăm theo công thức sau:
Trong đó
m là khối lượng aceton tính bằng kilôgam;
V là dung tích chứa nước thực, tính bằng lít, của vỏ chai không chứa chất xốp;
là khối lượng riêng của aceton, tính bằng kilôgam trên lít, tại nhiệt độ ở A.1 c).
Chú thích - Các phương pháp khác để xác định độ xốp của chất xốp trong thử nghiệm lô cho trong B.1 h).
Phụ lục B
(quy định)
Quy trình thử nghiệm lô sản xuất cho nhà chế tạo chất xốp đối với chai chứa khí axetylen
Yêu cầu chung cho thử nghiệm lô sản xuất cho trong B.1 và yêu cầu bổ sung đối với chất xốp không nguyên khối cho trong B.2.
B.1. Yêu cầu chung
Nhà chế tạo phải thiết lập quy trình kiểm soát chất lượng kể cả tần suất thử nghiệm, đối với nhà chế tạo chất xốp quy trình này ít nhất phải bao gồm:
a) quy định kỹ thuật dùng cho nguyên liệu thô;
b) quy trình kiểm tra nguyên liệu thô theo hướng hàng hóa;
c) (chỉ riêng đối với chất xốp nguyên khối) quy trình thử nghiệm đối với mọi lô chất xốp trong điều kiện mà chất xốp sẽ được nạp vào chai chứa;
d) (chỉ riêng đối với chất xốp nguyên khối) phương tiện ghi đường cong nhiệt độ đối với bất kỳ sự xử lý nhiệt nào thực hiện đối với lô sản phẩm (xoắn, sấy, v.v...);
e) quy trình đo và ghi kết quả khe hở đỉnh giữa chất xốp và chai;
f) phương tiện kiểm tra và ghi kết quả tất cả các chất xốp cần thiết và thể tích được dán tem trên chai;
g) bất kỳ yêu cầu chất lượng liên quan nào được bổ sung đối với kiểu chất xốp đã sản xuất;
h) phương tiện xác định độ xốp của chất xốp bằng cách kiểm tra hoặc thử nghiệm đã mô tả trong phụ lục A hoặc bởi một trong hai phương pháp thử lô sau đây:
1) tính
Trong đó
P là độ xốp của chất xốp, tính bằng %;
là khối lượng riêng thực (tỷ khối vật liệu) được xác định bởi mẫu chất xốp khô từ chai sau khi chuẩn bị cuối cùng và đo bằng máy đo độ xốp;
là khối lượng riêng biểu kiến xác định bằng cách cân chai chứa trước khi và sau khi chuẩn bị, khi dùng để tính dung tích chứa nước thực;
Hoặc
2) đối với chất xốp nguyên khối chỉ khi sai số của phép cân nhỏ hơn ±0,1 kg;
i) chọn một chai làm chức năng kiểm tra đã làm rỗng và sấy khô;
ii) cân vỏ chai kiểm tra rỗng;
iii) nạp nước vào chai kiểm tra, cân và trừ đi khối lượng vỏ; trị số đó chỉ ra thể tích hỗn hợp ướt trong chai kiểm tra;
iv) tháo hết nước trong chai kiểm tra, đảm bảo chai được khô;
v) nạp hỗn hợp ướt vào chai kiểm tra, cân và trừ đi khối lượng vỏ rỗng: trị số đó là khối lượng hỗn hợp ướt trong chai kiểm tra;
vi) quá trình chai kiểm tra trải qua các giai đoạn làm khô đồng thời với các chai trong sản xuất;
vii) cân chai kiểm tra đã được làm khô, đảm bảo không có chất được nạp nào dính trên bề mặt ngoài;
viii) trừ bớt đi khối lượng chai kiểm tra đã khô (bước vii) từ khối lượng chai kiểm tra ướt (bước v); trị số này là lượng nước thoát ra từ chai kiểm tra;
ix) chia thể tích nước thoát ra từ chai kiểm tra (bước viii) cho thể tích chai kiểm tra (bước iii); trị số đó là độ xốp của chất xốp trong chai kiểm tra.
B.2. Chất xốp không nguyên khối
Nhà chế tạo phải thiếp lập quy trình kiểm tra chất lượng kể cả tần suất thử, đối với nhà chế tạo chất xốp, quy trình phải bao gồm ít nhất là các biện pháp kiểm tra ổn định dư của chất xốp (ví dụ bằng phép thử thả rơi mô tả trong C.2.1)
Phụ lục C
(quy định)
Quy trình thử kiểu đối với chai chứa khí axetylen
C.1. Thử nhiệt độ tăng cao
Phép thử tiến hành đối với chai đã nạp khối lượng dung môi đã quy định và nạp axetylen với lượng chứa lớn nhất như đã được nhà chế tạo quy định, cộng với lượng axtylen nạp quá 5%.
Mỗi chai phải được đặt trong bể nước gia nhiệt, nhiệt độ trung bình duy trì ở 65 oC ± 2 oC cho đến khi áp suất trong chai trở nên không đổi hoặc đường cong áp suất chỉ ra rằng áp suất thủy lực đã gia tăng. Nếu áp suất thủy lực gia tăng, thử nghiệm phải dừng lại.
Chai không đạt yêu cầu nếu trong quá trình thử đường cong áp suất chỉ báo rằng áp suất thủy lực bên trong chai gia tăng, hoặc nếu áp suất lớn nhất trong chai vượt quá áp suất thử chai.
C.2. Thử lửa tạt lại
Thử lửa tạt lại bao gồm hai bước, xử lý thả rơi theo C.2.1 theo quy trình lửa tạt lại theo C.2.2.
C.2.1. Xử lý thả rơi
Mỗi chai phải được nạp khối lượng dung môi theo quy định của nhà sản xuất. Sau đó thả rơi mười lần từ độ cao 0,70m xuống khối bê tông đã được phủ tấm bảo vệ trong thiết bị tương tự như chỉ ra trong hình C.1. Thiết bị này phải phù hợp sao cho ma sát giữa chai và các giá dẫn bỏ qua được.
Khe hở giữa đĩnh của chất xốp và chai phải được đo cả trước và sau khi xử lý thả rơi và trước quy trình lửa tạt lại và kể cả trong báo cáo thử nghiệm.
Mỗi một chai phải sử dụng một thiết bị nhằm ngăn ngừa hao hụt các lượng chứa của chai trong xử lý thả rơi.
Bất kỳ trường hợp lún sụt hoặc khuyết tật khác của chất xốp đã xảy ra trong quá trình xử lý thả rơi không được hiệu chỉnh trước khi đệ trình chai cho quy trình thử lửa tạt lại.
C.2.2. Quy trình lửa tạt lại
C.2.2.1. Ống nổ
Đối với mục đích của quy trình này, chai sau khi chịu xử lý thử rơi trong C.2.1 phải lắp cùng ống nổ nối trực tiếp với chai tương tự như đã chỉ dẫn trong Hình C.2. Dung tích của ống nổ phải là 75 ml với đường kính trong 30 mm đặt trong đường dẫn có đường kính 4 mm và chiều dài 70 mm nối trực tiếp với bên trong chai. Ống nổ phải được cung cấp phương tiện đánh lửa, trang bị một dây thích hợp như dây vonphram có đường kính 0,2 mm và chiều dài 15 mm.
C.2.2.2. Nạp axetylen
Các chai đã lắp trang thiết bị thích hợp phải được nạp axetylen đến lượng chứa axetylen lớn nhất đã được nhà chế tạo quy định cộng 5% lượng nạp, tiến hành tất cả các bước cần thiết để khí không hòa tan trong chai chứa theo khả năng thực hành.
Chỉ dẫn
1 Bộ phận dẫn hướng
2 Hệ thống ngắt nhanh
3 Tấm bảo vệa)
4 Chiều cao dịch chuyển
5 Bê tôngb)
6 Cách âm (tùy chọn)
7 Cát
a) Tấm bảo vệ là tấm dày 25 mm bằng vật liệu có độ cứng Brinell khoảng 48 HB (bi 10 mm, tải trọng 300 kg).
b) Mác bê tông C25/30 phù hợp với ISO 3893:1977. Bê tông phải được đổ thành một khối. Điều quan trọng là bề mặt trên đó đặt tấm bảo bệ phải nhẵn và nằm ngang.
Hình C.1 - Thiết bị điển hình cho xử lý thử rơi
Kích thước tính bằng milimét
Chỉ dẫn
- Van đảm bảo nạp axetylen cho chai thử
- Nguồn phát lửa
- Thiết bị duy trì lửa
- Ống nổ
- Phần côn hợp với ren van trong chai
Hình C.2 - Ống nổ mẫu cho quy trình lửa tạt lại
C.2.2.3. Trình tự thử nghiệm
Sau khi nạp, từng chai phải chịu quy trình thử sau:
a) cho tồn chứa theo chiều đặt nằm ngang ít nhất 3 ngày ở nhiệt độ 15oC;
b) đặt thẳng đứng trong bồn nước, đã được duy trì ở nhiệt độ 35oC trong ít nhất 3 h, trừ các chai có dung tích chứa nước ≤ 10 l thời gian giữ nhiệt ít nhất là 1,5h;
c) đặt thẳng đứng trong vị trí thử lửa trước khi áp suất trong chai hạ xuống tới giá trị không thấp hơn 4% áp suất lớn nhất nhận được trong chai trong quá trình tạo nhiệt như đã mô tả trong b) trên đây, sau đó tạo lửa cách phát lửa thiết bị duy trì lửa;
d) phải có đầy đủ các phương tiện để kiểm định năng lượng theo yêu cầu được cung cấp cho khởi phát sự phân ly axetylen trong ống nổ (ví dụ, bằng việc kiểm tra dây kim loại sau khi cháy để đảm bảo rằng nó đã nóng chảy);
e) nếu có bằng chứng không đạt trong thiết bị thử hoặc trong quá trình thử, phải lặp lại phép thử.
C.2.2.4. Chuẩn cứ không đạt
Chai không đạt phép thử nếu chai nổ. Nếu vỏ chai biến dạng đáng kể hoặc nếu có bất kỳ sự giải thoát khí mà không phải qua đinh chảy trong vòng 24 h từ lúc bắt đầu có hiện tượng lửa tạt lại.
Nếu áp suất sau 24 h trong bất kỳ chai đã thử nào cao hơn 30 bar tương ứng nhiệt độ 15oC, phải thử lửa tạt lại hoàn toàn đối với ba chai khác. Tất cả ba chai phải đạt phép thử này.
C.3. Thử ổn định va đập
C.3.1. Quy định chung
Phép thử này chỉ yêu cầu một lần đối với phê duyệt ban đầu hệ thống chất xốp/dung môi đã cho đối với các chai hàn được thiết kế cho áp suất thử ít nhất 52 bar.
Phải thử một chai của cỡ sản xuất tiêu chuẩn lớn nhất đã được sản xuất.
Chai phải được nạp lượng chứa dung môi đã quy định và lượng chứa axetylen lớn nhất.
C.3.2. Quy trình thử
Đặt chai ở vị trí nằm ngang và cho chịu va đập đủ để tạo ra vết lõm (nhưng không phải vết nứt vỡ) trên thành chai. Độ sâu của vết lõm phải ít nhất là một phần tư đường kính chai. Vết lõm phải được tạo ra theo phương pháp va đập do tải trọng rơi tự do đã quy định trong C.3.3 hoặc theo bất kỳ phương pháp nào khác tạo ra được cùng kiểu vết lõm.
C.3.3. Va đập theo phương pháp tải trọng rơi tự do
Đặt chai nằm ngang và giăng đỡ chặt để nhận được va đập. Tải trọng phải thả rơi từ độ cao đủ để truyền được va đập đã thiết kế. Bề mặt va đập của tải trọng phải nhẵn và lồi có đường kính xấp xỉ một phần ba đường kính chai. Va đập không được đặt vào vùng xung quanh của mối hàn.
Ít nhất 24 h sau khi va đập, khí phải được giải thoát khỏi chai và chai được cắt dọc qua vùng lõm để kiểm tra.
C.3.4. Chuẩn cứ chấp nhận
Đo đường kính và độ sâu của vết lõm. Nếu độ sâu ít nhất là một phần tư đường kính chai, phép thử được chấp nhận, nếu chỉ ra rằng:
- không có sự phân ly axetylen tiến triển qua chất xốp (tuy nhiên, chứng cứ phân ly ngay lập tức dưới vết lõm là chấp nhận được);
- không có vết nứt rạn nào trên vỏ, và chai không rò rỉ.
C.4. Thử cháy
C.4.1. Quy định chung
Phải thử ba chai có dung tích danh nghĩa lớn nhất ứng với mỗi đường kính danh nghĩa, nhưng thiết kế phải đồng nhất. Quy trình thử này có thể là phương pháp thử cháy trong ống khói C.4.2) hoặc phương pháp thử lò đốt gỗ (C.4.3).
Sau khi thiết kế đã được chấp nhận đủ điều kiện, phép thử phải được thực hiện lại nếu có thay đổi thiết kế đáng kể nào đó bao gồm:
a) số lượng, cỡ hoặc thiết kế cơ cấu giảm áp suất;
b) định vị lại cơ cấu giảm áp suất 25,4 mm (1in) hoặc hơn so với vị trí thử trước đó;
c) thay đổi đai quấn (hoặc vành mặt bích) 40% khối lượng hoặc hơn;
d) thay đổi hình dạng đỉnh và đáy, ví dụ từ bề mặt lồi sang lõm;
e) thay đổi loại dung môi;
f) tăng lượng chứa axetylen lớn nhất thêm 5% hoặc lớn hơn;
Mỗi chai phải được nạp lượng chứa dung môi lớn nhất đã quy định và lượng chứa axetylen lớn nhất.
Mỗi chai phải được giữ ở nhiệt độ ít nhất là 18oC trong ít nhất 18 h trước khi thử.
Áp suất và nhiệt độ vỏ của chai phải được ghi lại ngay lập tức trước khi thử.
C.4.2. Phương pháp thử cháy trong ống khói
C.4.2.1. Thiết lập phép thử
Thử cháy trong ống khói được thiết kế tương tự kiểu cháy buồng và tốc độ nâng nhiệt xảy ra trong đó. Mỏ đốt phải có khả năng cung cấp dòng khí cháy nhiệt độ xấp xỉ 650oC trong vòng 5 phút từ khi bắt đầu và duy trì tốc độ luồng khói không đổi trong 15 phút. Sau đó 10 phút tắt mỏ đốt để áp suất thấp hơn 3 bar.
Xem lại: Chai chứa khí axetylen - yêu cầu cơ bản phần 2: chai dùng đinh chảy - phần 1
Xem tiếp: Chai chứa khí axetylen - yêu cầu cơ bản phần 2: chai dùng đinh chảy - phần 3
Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn