Chai chứa khí - đầu ra của van chai chứa khí và hỗn hợp khí - lựa chọn và xác định kích thước - phần 1
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 6551 : 2007
CHAI CHỨA KHÍ - ĐẦU RA CỦA VAN CHAI CHỨA KHÍ VÀ HỖN HỢP KHÍ - LỰA CHỌN VÀ XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC
Gas cylinders - Cylinder valve outlets for gases and gas mixtures - Selection and dimensioning
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này xác lập các mức chuẩn thực tế để xác định bộ đầu nối ra của van chai chứa khí.
Tiêu chuẩn này áp dụng để lựa chọn các đầu nối ra của van chai chứa khí và quy định các kích thước cho một số các đầu ra.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các đầu nối sử dụng cho khí thải lạnh hoặc khí cho thiết bị thử là đối tượng của tiêu chuẩn khác.
Cảnh báo - Đầu ra của van chai chứa khí không phải là hàng rào bảo vệ duy nhất chống lại sự tình cờ sử dụng sai qui cách; phải kiểm tra việc ghi nhãn và mã màu chai chứa khí trước khi sử dụng.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu dưới đây là rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu có ghi năm công bố, áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu không có năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).
TCVN 2244 : 1999 (ISO 286-1 : 1988), Hệ thống ISO về dung sai và lắp ghép - Cơ sở của dung sai, sai lệnh và lắp ghép.
TCVN 6550 : 1999 (ISO 10156 : 1996), Khí và hỗn hợp khí - Xác định tính cháy và khả năng oxy hóa để lựa chọn các đầu ra của van chai chứa khí.
TCVN 6716 : 2000 (ISO 10298 : 1995), Xác định tính độc hại của khí hoặc hỗn hợp khí.
TCVN 6716 : 2000 (ISO 13338 : 1995), Xác định tính ăn mòn mô của khí hoặc hỗn hợp khí.
ISO 286-2 : 1988, ISO system of limits and fits - Part 2: Tables of standard tolerance grader and limit deviations for holes and shafts (Hệ thống ISO về dung sai và lắp ghép - Phần 2: Bảng cấp dung sai tiêu chuẩn và sai lệch giới hạn của lỗ và trục), (tham khảo TCVN 2245 :1999).
ISO 10286 : 1996, Gas cylinders - Terminology (Chai chứa khí - Thuật ngữ).
3. Nguyên tắc xác định đầu ra của van
3.1 Nguyên tắc cơ bản
Tiêu chuẩn này xác lập phương pháp phân cấp cho bất kỳ khí hoặc hỗn hợp khí nào chứa trong chai, mã số có bốn chữ số (FTSC). Mã số này phân loại khí hoặc hỗn hợp khí dưới dạng các tính chất hóa lý của nó và/hoặc tính dễ cháy, tính độc hại, trạng thái của khí và tính ăn mòn (xem A.1).
Mã số FTSC cho phép một loại khí hoặc hỗn hợp khí được xếp vào một trong 15 nhóm khí "thích hợp" (xem A.2). Đầu nối ra của van được phân cho từng nhóm (xem Điều 5).
CHÚ THÍCH Cần chú ý tới thực tế là mục đích duy nhất của mã số là tập hợp thành nhóm các khí thích hợp với nhau để có thể lựa chọn đầu nói ra của van cho mỗi nhóm. Mà chỉ áp dụng cho việc lựa chọn đầu ra của van sử dụng trong tiêu chuẩn này và không được sử dụng như một mã nhận dạng.
3.2 Khí đơn
Khí tinh khiết được xếp vào một trong 14 nhóm khí đầu tiên, nhóm 15 được dành riêng cho hỗn hợp khí đặc biệt. Phải thừa nhận rằng "khí tinh khiết" có thể chứa một số tạp chất, nhưng điều này không ảnh hưởng tới việc lựa chọn đầu ra của van.
Năm nhóm được chỉ định cho các khí có tên riêng trong đó không bao gồm các hỗn hợp và các khí khác. Năm nhóm này là:
a) nhóm 2 - cácbon đioxit;
b) nhóm 5 - không khí;
c) nhóm 10 - oxy;
d) nhóm 11 - nitơ oxit;
e) nhóm 14 - axetylen.
3.3 Hỗn hợp khí
3.3.1 Định nghĩa
Theo tiêu chuẩn này, hỗn hợp khí được định nghĩa là sự kết hợp có chủ ý của hai hoặc nhiều khí có thể ở pha khí hoặc pha lỏng có áp suất khi được chứa trong chai chứa khí.
CHÚ THÍCH Tiêu chuẩn này không có ý định phân loại các hỗn hợp khí có thể được điều chế an toàn và thỏa mãn các yêu cầu đề ra; đây là trách nhiệm của nhà sản xuất khí. Tiêu chuẩn không quy định bất cứ phương pháp hoặc công nghệ nào để điều chế các hỗn hợp khí.
3.3.2 Phân chia hỗn hợp khí theo nhóm
Nguyên tắc phân cấp mã số có bốn chữ số (FTSC) cho các hỗn hợp khí cũng giống như đối với khí tinh khiết. Việc phân cấp mã FTSC cho một hỗn hợp khí được xếp vào một nhóm khí và hỗn hợp (xem Bảng A.1) phụ thuộc vào tính dễ cháy, khả năng oxy hóa, tính độc hại và tính ăn mòn của hỗn hợp chung. Để xác định tính dễ cháy và khả năng oxy hóa cần sử dụng TCVN 6550, đối với tính độc hại - sử dụng TCVN 6716 và đối với tính ăn mòn - sử dụng TCVN 6717.
Các hỗn hợp chứa các khí tự bốc cháy (các khí pyrophoric như silane trong Bảng A.10) phải được xem là các hỗn hợp khí tự bốc cháy nếu hàm lượng của các khí pyrophoric lớn hơn 1,4%.
4. Xác định bộ nối
4.1 Bộ nối
Bộ nối là một cơ cấu cơ khí đưa khí qua van chai chứa khí tới hệ thống nạp hoặc sử dụng mà không làm rò rỉ khí ra ngoài khí quyển. Nó phải đủ bền và có khả năng chịu được việc tháo lắp lặp lại nhiều lần. Bộ nối phải được thiết kế sao cho chỉ có thể được sử dụng cho nhóm các chất khí đã được phân loại tương ứng.
Một bộ nối bao gồm ít nhất là ba phần (xem Hình 1):
a) đầu ra của van - bộ phận của van chai qua đó khí được xả ra;
b) đầu nối - bộ phận của hệ thống nạp hoặc sử dụng qua đó khí được truyền đi;
c) đai ốc nối (ống) - chi tiết nối đầu nối với đầu ra của van và bảo đảm độ kín của các mối nối này.
Kết cấu của bộ nối kiểu họng kép rút ra từ "nguyên tắc chỉ số bậc thang".
Hệ thống chỉ số bậc thang gồm một họng kép (ống nối) bên trong đầu ra của van được lắp với một đầu vòi có hai đường kính khác nhau (xem hình vẽ trong Bảng 1). Các chiều dài của các họng và các đầu vòi phải như nhau đối với mỗi bộ nối nhưng các đường kính sẽ thay đổi phụ thuộc vào nhóm khí dùng để thiết kế các họng và đầu vòi. Hình dạng, kích thước và dung sai quy định trong Bảng 1 đáp ứng cho 42 bộ nối không có tính đổi lẫn.
Ba đường kính danh nghĩa 24 mm, 27 mm và 30 mm đã được chấp nhận dùng cho các bộ nối (xem các Phụ lục B và C). Ren là ren Whitworth với bước ren 2 mm (xem Hình 2).
CHÚ THÍCH Không sử dụng "các bộ nối bậc họng kép" bên trong vì kích thước của chúng quá lớn.
4.2 Độ kín khít
Độ kín khít đạt được bằng đầu nút bịt kín đầu nối trên phần hình côn của mối nối đầu ra của van, việc bịt kín này được duy trì bằng đai ốc nối (ống) (xem Phụ lục B).
Có thể sử dụng các phương pháp bịt kín khác.
Không quy định chi tiết về các kích thước bên ngoài của đai ốc nối và các kích thước này phụ thuộc vào phương pháp tác dụng lực siết chặt để bịt kín (nghĩa là bằng chìa vặn hoặc bằng tay).
Tiêu chuẩn này không quy định việc lựa chọn vật liệu, tuy nhiên cần phải sử dụng vật liệu cho vòng chữ O, van và đầu nối van thích hợp với khí chứa trong chai và dịch vụ cung cấp vật liệu yêu cầu.
Bảng 1 - Các liên kết A + B không có tính đổi lẫn
Kích thước tính bằng milimét
Đường kính danh nghĩa của mối nối bằng đường kính danh nghĩa của ren D, d |
Hằng số A + B |
Các phối hợp sử dụng được |
|||||||
28 |
32 |
36 |
|||||||
A |
B |
A |
B |
A |
B |
Ren phải |
Ren trái |
Tổng của các ren phải và trái |
|
24 |
11,2 11,9 12,6 13,3 14 |
16,8 16,1 15,4 14,7 14 |
- |
- |
- |
- |
5 |
5 |
10 |
27 |
- |
- |
11,8 12,5 13,2 13,9 14,6 15,3 16 |
20,2 19,5 18,8 18,1 17,4 16,7 16 |
- |
- |
7 |
7 |
14 |
30 |
- |
- |
- |
- |
12,4 13,1 13,8 14,5 15,2 15,9 16,6 17,3 18 |
23,6 22,9 22,2 21,5 20,8 20,1 19,4 18,7 18 |
9 |
9 |
18 |
Tổng các số liên hợp |
21 |
21 |
42 |
||||||
CHÚ THÍCH Đối với dung sai, xem TCVN 2244 và ISO 286-2. |
CHÚ DẪN
1 van
2 đầu nối
3 đai ốc nối
a ren phù hợp với Hình 2b)
b ren phù hợp với Hình 2a).
Hình 1 - Các bộ phận nối bao (họng) và được bao (đầu vòi)
5. Phân nhóm bộ nối
Việc phân nhóm 33 bộ nối từ 42 bộ nối có thể có được được cho trong Bảng 2. Bảng 3 chỉ ra rằng mỗi nhóm khí đã được xác lập phù hợp với:
a) mã FTSC;
b) các khí cho các nhóm khác có thể là các thành phần của hỗn hợp có đặc tính chung tương tự như đặc tính của nhóm khí đó;
c) bộ nối được phân theo nhóm đó.
Đường kính danh nghĩa = đường kính đỉnh ren |
D, d |
24 |
27 |
30 |
Đường kính trung bình |
D2, d2 |
22,72 |
25,72 |
28,72 |
Đường kính chân ren |
D1, d1 |
21,44 |
24,44 |
27,44 |
Hình 2 - Kích thước cơ bản của ren Whitworth với bước P bằng 2 mm
Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn