Chai chứa khí - chai chứa khí không hàn - tiêu chuẩn an toàn và đặc tính - phần 3

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 18 phút đọc

PHỤ LỤC A

(Qui định)

THỬ VẬT LIỆU

A.1. Cấu trúc tế vi của vật liệu

A.1.1. Yêu cầu chung

Kiểm tra kim tương để khẳng định:

a) chế độ nhiệt luyện chai là phù hợp với các yêu cầu đã được quy định;

b) cấu trúc tế vi (kim tương) là đúng đối với vật liệu và chế độ nhiệt luyện;

c) các khuyết tật bề mặt, tạp chất phi kim loại, sự thoát các bon ở mức cho phép đối với thép.

Việc đánh giá cấu trúc tế vi và mức độ của tạp chất phi kim loại phải do những người có thẩm quyền tiến hành.

A.1.2. Lấy mẫu

Các mẫu để kiểm tra kim tương, xem hình A.1 đến A.3, phải được lấy từ chai thử như sau:

a) mặt cắt dọc (A) theo thành của đầu chai tại vị trí có chiều dày thành lớn nhất;

b) các mặt cắt dọc và cắt ngang (B và C) dọc theo thành vị trí giữa chai;

c) mặt cắt dọc (D) qua vị trí thay đổi chiều dày thành từ phần hình trụ sang phần đế;

d) đối với các chai được chế tạo từ ống thì mặt cắt dọc (E) lấy qua tâm của đáy.

A.1.3. Chuẩn bị mẫu

Các mẫu kiểm tra kim tương phải được chuẩn bị bằng các phương pháp đánh bóng thông thường và bề mặt đã đánh bóng được tẩm thực bằng các hóa chất tẩm thực thích hợp trừ các mẫu để xác định tạp chất phi kim loại.

A.1.4. Kiểm tra tế vi

Kiểm tra tế vi được tiến hành ở độ phóng đại 100 lần đến 500 lần và chụp ảnh để ghi lại.

A.1.4.1. Tạp chất phi kim loại

Số lượng, kích thước và hình thái của các tạp chất được quan sát, đánh giá sự tương ứng của nó đối với thành phần hóa học, và gia công cơ của vật liệu.

A.1.4.2. Cấu trúc tế vi

Cấu trúc của vật liệu được quan sát và đánh giá sự tương ứng của nó đối với thành phần hóa học, nhiệt luyện và kích thước mặt cắt.

Đối với các chai bằng thép thì mức độ thoát các bon trên bề mặt, sự có mặt của các vẩy cán và các khuyết tật bề mặt phải được quan sát và đánh giá.

Khi kiểm tra các mẫu E phải đặc biệt chú ý đến các vết nứt và tạp chất.

A.1.5. Đánh giá cuối cùng

Tổng hợp và ghi lại các quan sát và phát hiện trong quá trình kiểm tra, đồng thời đánh giá kết quả kiểm tra

no-image

Hình A.1 - Vị trí của các mẫu

no-image

Hình A.2 - Hướng của các mẫu

no-image

Hình A.3 - Vị trí lấy mẫu của chai được làm từ ống thép

A.2. Ăn mòn ứng suất

A.2.1. Yêu cầu chung

Phép thử này yêu cầu tạo ứng suất cho một vòng được cắt từ phần hình trụ của chai rồi đem ngâm vào nước mặn sau đó phơi ngoài không khí.

A.2.2. Chuẩn bị mẫu

Sáu vòng với chiều rộng 4a hay 25 mm tuỳ theo cái nào lớn hơn được cắt từ phần hình trụ của chai, xem hình A.4. Mỗi vòng được cắt bỏ đi một cung khoảng 60° và được gá vào một thanh ren đi qua mẫu, xem hình A.5. Cả mặt trong lẫn mặt ngoài của mẫu không được gia công.

Bằng cách dùng mũ ốc trên thanh ren để tạo ra tải trọng nén trên 3 mẫu và tải trọng dãn cho 3 mẫu còn lại. Thanh có ren và đai ốc phải được cách điện với mẫu thử và được bảo vệ chống lại sự ăn mòn bằng lưu chất.

Tất cả các vết dầu, mỡ hay các chất dính bám khi sử dụng với máy đo ứng suất phải được loại bỏ bằng dung dịch thích hợp.

A.2.3. Chuẩn bị và bảo quản dung dịch ăn mòn

Chuẩn bị dung dịch muối bằng cách hòa tan 3,5 ± 0,1 phần khối lượng natri clorua vào 96,5 phần khối lượng nước.

Độ pH của dung dịch vừa được chuẩn bị phải nằm trong khoảng từ 6,4 đến 7,2.

Độ pH sẽ được chuẩn chính xác chỉ bởi axit hydrocloric loãng hoặc xô đa loãng.

A.2.3.1. Dung dịch phải được bảo quản bằng cách đổ nước cất đến mức quy định của dung dịch. Không được dùng dung dịch muối để bảo quản.

Hàng ngày có thể bổ sung nước cất nếu thấy cần thiết

A.2.3.2. Hàng tuần phải thay thế hoàn toàn bằng dung dịch mới

no-image

Hình A.4. Vị trí các vòng thử

no-image

Hình A.5 - Áp dụng các kiểu ứng suất

A.2.4. Tác dụng ứng suất

Ba mẫu sẽ được nén sao cho mặt ngoài chịu ứng suất và ba mẫu sẽ được kéo sao cho mặt trong chịu ứng suất.

A.2.4.1. Ứng suất tác dụng được xác định theo phương trình 1

Ra = FRe           (1)

trong đó

Ra là ứng suất tác dụng

Re là giá trị nhỏ nhất được đảm bảo của giới hạn chảy tại 0,2%, N/mm2.

A.2.4.2. Ứng suất tác dụng được đo hoặc bằng dụng cụ đo ứng suất bằng điện hoặc bằng kích thước D1 và được tính theo công thức:

D1 = D ±

trong đó

D1 là đường kính ngoài của mẫu khi bị nén hay dãn, mm;

D là đường kính ngoài của chai, mm;

a là chiều dày của thành chai, mm;

Ra là ứng suất tác dụng, N/mm2 (xem phương trình 1);

E là môđun đàn hồi, N/mm2;

Z là hệ số hiệu chỉnh theo hình A.6.

no-image

Hình A.6 - Hệ số hiệu chỉnh Z

A.2.5. Quy trình thử

Sáu mẫu đã có ứng suất được nhúng toàn bộ vào dung dịch nước muối trong 10 phút. Sau đó chúng được đưa ra khỏi dung dịch và phơi ngoài không khí trong 50 phút.

Chu kỳ như vậy được lặp lại trong thời gian 30 ngày hoặc cho đến khi vòng bị nứt vỡ.

A.2.6. Đánh giá cuối cùng

Vật liệu được đánh giá là đạt yêu cầu nếu:

  1. a) sáu vòng còn nguyên vẹn;
  2. b) không có vết nứt nào khi quan sát bằng mắt thường.

A.3. Thành phần hóa học của vật liệu

Phải tiến hành phân tích hóa học vật liệu và kết quả phải khẳng định thành phần hóa học của vật liệu thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn cho loại vật liệu này.

A.4. Thử siêu âm phôi thanh cán

A.4.1. Yêu cầu chung

Phép thử này sử dụng kỹ thuật phản xung để phát hiện các khuyết tật trong phôi thanh cán. Một chuẩn hiệu chỉnh được sử dụng để xác định giới hạn loại bỏ.

A.4.2. Thiết bị thử

Thiết bị thử là loại phản xung có khả năng ghi lại rõ ràng các dấu hiệu được xác định từ khuyết tật.

Phương pháp tiếp âm phải đảm bảo sự truyền dẫn thích hợp của năng lượng siêu âm giữa đầu dò với phôi thanh cán.

Tần số thử siêu âm nằm trong khoảng 2 MHz đến 6 MHz.

A.4.3. Chuẩn hiệu chỉnh

Một chuẩn hiệu chỉnh chiều dài thích hợp được chuẩn bị từ một thanh giống phôi thanh cán cần kiểm tra về đường kính, vật liệu, hoàn thiện bề mặt và điều kiện luyện kim. Thanh chuẩn hiệu chỉnh này không được có những bất liên tục trên bề mặt để có thể làm nhiễu việc phát hiện khuyết tật cần tìm.

Một lỗ có đáy phẳng đường kính 2 mm được khoét vào thanh và đáy lỗ song song với trục dọc của thanh.

A.4.4. Hiệu chỉnh thiết bị

Dùng chuẩn hiệu chỉnh theo quy định trong A.4.3 để hiệu chỉnh thiết bị nhằm đưa ra tín hiệu xác định được rõ ràng từ lỗ hiệu chỉnh. Biên độ của tín hiệu này được dùng làm mức độ loại bỏ và để sắp đặt các thiết bị nhìn, điều khiển bằng điện tử hay ghi.

Thiết bị phải được hiệu chỉnh bằng mẫu chuẩn kiểm tra và / hoặc đầu dò chuyển động theo cùng mội cách, cùng một hướng và cùng một tốc độ như đối với thanh được kiểm tra.

A.4.5. Quy trình thử

Việc thử này phải được tiến hành trên tất cả các thanh của mẻ nấu luyện.

Sử dụng thành dò với đường kính thích hợp, áp đầu dò vào bề mặt thanh trên một đầu của từng đường kính trong hai đường kính vuông góc cắt nhau và quét toàn bộ chiều dài của thanh, sử dụng bộ phận nối thích hợp đủ dài để đảm bảo việc nối là tốt.

Việc quét phải theo đường xoắn ốc, độ xiên, tốc độ quay và dịch chuyển phải liên quan đến chiều rộng của chùm tia hiệu dụng sao cho đảm bảo phủ được 100% bề mặt thanh.

A.4.6. Chấp nhận

Những thanh có các tín hiệu khuyết tật bằng hoặc lớn hơn tín hiệu từ lỗ hiệu chỉnh đều phải bị loại bỏ.

 

PHỤ LỤC B

(Qui định)

CÁC PHƯƠNG PHÁP THỬ CƠ HỌC

B.1. Thử kéo

B.1.1. Yêu cầu chung

Thứ kéo được tiến hành để xác định giới hạn chảy (hoặc giới hạn chảy qui ước 0,2%), giới hạn bền kéo, độ dãn dài và độ co thất nếu có yêu cầu.

B.1.2. Quy trình thử

Phép thử phải được tiến hành phù hợp với ISO 6892. Các mẫu thử phải theo tiêu chuẩn thiết kế tương ứng.

Chú thích - Để nhận được độ co thắt cần phải có mẫu thử với mặt cắt ngang hình tròn.

B.1.3. Chấp nhận

Các kết quả thu được phải phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế tương ứng.

B.2. Thử uốn

B.2.1. Yêu cầu chung

Thử uốn để xác định rằng liệu vật liệu của chai thành phẩm có phải là dẻo trong phạm vi yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế tương ứng.

B.2.2. Quy trình thử

Chai thử được làm phẳng giữa các cạnh dao, tạo thành góc bao 60°C. Bán kính lớn nhất của các dao uốn phải phù hợp với các yêu cầu của một tiêu chuẩn thiết kế tương ứng, bán kính này phụ thuộc vào độ bền kéo của vật liệu. Chiều dài của cạnh dao không được nhỏ hơn chiều rộng của chai được làm phẳng.

Các mẫu thử phải được uốn theo hướng cong của thành chai chung quanh một khuôn có đường kính được quy định trong tiêu chuẩn thiết kế tương ứng, cho đến khi các mặt trong của mẫu thử cách nhau một khoảng không lớn hơn đường kính của khuôn.

B.2.3. Chấp nhận

Mẫu thử khi uốn không được nứt rạn.

B.3. Thử làm phẳng

B.3.1. Yêu cầu chung

Phép thử làm phẳng được xem như một dạng của phép thử uốn, xem B.2. Nó cho thấy vật liệu làm chai là dẻo trong phạm vi yêu cầu của thiết kế tương ứng.

B.3.2. Quy trình thử

Chai thử được làm phẳng giữa các cạnh dao tạo thành một góc bao 60°. Bán kính lớn nhất của các đao uốn phải phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn thiết kế tương ứng, bán kính này phụ thuộc vào độ bền kéo của vật liệu. Chiều dài của các cạnh dao không được nhỏ hơn chiều rộng của chai được làm phẳng

Chai với trục dọc vuông góc với trục của các dao sẽ được làm phẳng đến một kích thước lớn nhất giữa hai dao. Kích thước này phụ thuộc vào độ bền kéo của vật liệu làm chai và chiều dầy trung bình của thành chai tại điểm thử.

B.3.3. Chấp nhận

Không được có rạn nứt trên bề mặt của chai.

B.4. Thử độ chuyển tiếp độ dai va đập

B.4.1. Yêu cầu chung

Xem lại: Chai chứa khí - chai chứa khí không hàn - tiêu chuẩn an toàn và đặc tính - phần 2

Xem tiếp: Chai chứa khí - chai chứa khí không hàn - tiêu chuẩn an toàn và đặc tính - phần 4

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước Chai chứa khí - chai chứa khí không hàn - tiêu chuẩn an toàn và đặc tính - phần 4

Chai chứa khí - chai chứa khí không hàn - tiêu chuẩn an toàn và đặc tính - phần 4

Bài viết tiếp theo

Củ hút bùn

Củ hút bùn
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call