Chai chứa khí - chai bằng thép không gỉ, hàn, nạp lại được - phần 1: áp suất thử nhỏ hơn và bằng 6 mpa - phần 4
10. Không đáp ứng các yêu cầu thử nghiệm
Trong trường hợp không đáp ứng các yêu cầu thử nghiệm, phải tiến hành thử nghiệm lại như sau:
a) Nếu có bằng chứng về lỗi trong thực hiện một lần thử hoặc sai số đo, phải tiến hành lần thử thứ hai. Nếu kết quả của thử nghiệm này đáp ứng yêu cầu quy định thì kết quả thử lần đầu tiên phải được bỏ qua.
b) Nếu phép thử đã được thực hiện tốt, không có lỗi thì phải xác định nguyên nhân của việc không đáp ứng các yêu cầu thử nghiệm;
1) Nếu sự không đáp ứng là do xử lý nhiệt (nếu được áp dụng), nhà sản xuất có thể tiến hành xử lý nhiệt thêm một lần nữa cho tất cả các chai của lô;
2) Nếu sự không đáp ứng không do xử lý nhiệt (nếu được áp dụng) thì tất cả các chai được xác định là có khuyết tật phải được loại bỏ hoặc sửa chữa lại bằng phương pháp được chấp thuận. Các chai được sửa chữa sau đó được xem như một lô mới.
Các chai từ lô được sửa chữa và các chai còn lại từ lô ban đầu phải được xem như hai lô riêng biệt. Trong cả hai trường hợp, phải kiểm tra và thử nghiệm lô mới. Chỉ phải thực hiện lại các thử nghiệm có liên quan để chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn. Nếu một hoặc nhiều thử nghiệm không phù hợp phải loại bỏ tất cả các chai của lô ban đầu.
11. Ghi nhãn
11.1. Nhãn phải phù hợp với ISO 13769.
11.2. Các chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) phải được ghi nhãn phù hợp với Phụ lục D.
11.3. Không cho phép dập nổi trên các thành bên của chai chứa khí.
11.4. Khi ghi nhãn trên các đáy của chai, trong thử nổ và thử mỏi phải chứng minh được rằng hư hỏng không bắt đầu trong các nhãn và nhãn có thể đọc được một cách dễ dàng.
12. Chứng chỉ
Mỗi lô chai chứa khí phải có chứng chỉ để báo rằng các chai đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này về tất cả các khía cạnh. Phụ lục C đưa ra các ví dụ về các chứng chỉ thử thiết kế và thử lô sản phẩm.
Phụ lục A
(Quy định)
Kiểm tra bằng chụp ảnh tia bức xạ các mối hàn
A.1 Quy định chung
Kiểm tra bằng chụp ảnh tia bức xạ phải tuân theo các kỹ thuật trong ISO 17636.
Ảnh chụp tia bức xạ phải chỉ ra mối hàn có độ ngấu và thấu hoàn toàn và không có các khuyết tật không chấp nhận được (như đã quy định trong Phụ lục B).
Thiết bị kiểm tra phải được vận hành bởi nhân viên được cấp chứng chỉ tối thiểu là ở mức 1 của ISO 20807 và được giám sát bởi nhân việc được cấp chứng chỉ tối thiểu là ở mức 2.
Kiểm tra bằng chụp ảnh tia bức xạ có thể được thay thế bằng chiếu tia bức xạ, hoặc bằng phương pháp thích hợp khác, nếu phương pháp kiểm tra không phá hủy (NDE) áp dụng, được thực hiện theo đúng quá trình có thể cung cấp cùng một chất lượng kiểm tra như kiểm tra bằng chụp ảnh tia bức xạ và biên bản kết quả có thể xác minh được.
A.2 Yêu cầu
A.2.1 Kiểm tra bằng chụp ảnh tia bức xạ phải được thực hiện như đã liệt kê trong các Bảng A.1 và A.2 sau khi thử áp lực.
Bảng A.1 - Các mối hàn dọc
| Mối hàn giáp mép | Mối hàn nối bằng vấu (mộng) |
Tần số kiểm tra chụp tia bức xạ a | 1 % | 2 % |
% chiều dài | 100 % | 100 % |
Sự giao nhau của mối nối | Tất cả | Tất cả |
Vùng phủ chờm của các mối hàn | Tất cả | Tất cả |
a Một kiểm tra tại lúc bắt đầu và một kiểm tra tại lúc kết thúc cho mỗi ca và cho mỗi máy. |
Bảng A.2 - Các mối hàn theo chu vi
| Mối hàn giáp mép | Mối hàn nối bằng vấu (mộng) |
Tần số kiểm tra chụp tia bức xạ a | 1 % | 1 % |
% chiều dài | 100 % | 100 % |
Sự giao nhau của mối nối | 100 % | Tất cả |
Vùng phủ chờm của các mối hàn | Có | Có |
a Một kiểm tra tại lúc bắt đầu và một kiểm tra tại lúc kết thúc cho mỗi ca và cho mỗi máy. |
A.2.2 Các mối nối hàn phải được chụp tia bức xạ đối với các khoảng cách ở bên kia chỗ giao nhau của mỗi mối hàn như đã xác định trên Hình A.1.
A.2.3 Nếu các ảnh chụp tia bức xạ chỉ ra không có các khuyết tật không chấp nhận được và các phép thử lô được thực hiện đạt kết quả tốt thì các chai chứa khí phải được nghiệm thu.
A.2.4 Nếu bất cứ ảnh chụp tia bức xạ nào chỉ ra một khuyết tật không chấp nhận được thì toàn bộ sản phẩm của ca sản xuất có liên quan phải được chụp tia bức xạ 100 % trên các mối hàn.
Các chai được sản xuất tiếp theo phải được chụp tia bức xạ trên tất cả các mối hàn tới khi nguyên nhân của khuyết tật được xác lập và sửa lại.
Khi sử dụng nhiều hơn một máy hàn cho sản xuất, quy trình trên phải được áp dụng cho mỗi máy.
A.3 Phát hiện các khuyết tật
A.3.1 Việc đánh giá các ảnh chụp tia bức xạ của mối hàn phải dựa trên cơ sở các phim ban đầu, phù hợp với quy trình kỹ thuật được giới thiệu trong ISO 2504:1973, Điều 6.
A.3.2 Không cho phép có các khuyết tật sau như đã quy định trong TCVN 7472 (ISO 5817):
- Các vết nứt, mối hàn không đạt yêu cầu hoặc không thấu hoặc không có sự nóng chảy của mối hàn;
- Có lẫn tạp chất kéo dài hoặc nhóm tạp chất tạo thành vòng tròn theo một hàng có chiều dài tương ứng trên chiều dài mối hàn 12 a lớn hơn 6 mm;
- Có bất cứ lỗ rỗ khí nào đo được lớn hơn (a/3) mm;
- Có bất cứ lỗ rỗ khí nào đo được lớn hơn (a/4) mm, là 25 mm hoặc nhỏ hơn so với bất cứ lỗ rỗ khí nào khác;
- Có các lỗ rỗ khí trên bất cứ chiều dài 100 mm nào ở đó tổng diện tích của tất cả các lỗ rỗ khí, tính bằng mm², lớn hơn 2a.
Kích thước tính bằng milimét
Hình A.1 - Kích thước của vị trí chụp ảnh tia bức xạ tại các chỗ giao nhau của mối hàn
Phụ lục B
(Quy định)
Mô tả và đánh giá các khuyết tật chế tạo và điều kiện loại bỏ các chai chứa khí bằng thép không gỉ hàn tại thời điểm kiểm tra bằng mắt
B.1 Lời giới thiệu
Nhiều loại khuyết tật có thể xảy ra trong quá trình chế tạo chai chứa khí bằng thép không gỉ hàn. Các khuyết tật này có thể là khuyết tật về cơ khí hoặc vật liệu, do sử dụng vật liệu cơ bản, quá trình chế tạo, xử lý nhiệt, các thao tác ghi nhãn và các sự cố khác trong quá trình chế tạo.
Mục đích của Phụ lục này là xác định các khuyết tật trong chế tạo thường hay gặp nhất và đưa ra các chuẩn mực loại bỏ cho người kiểm tra khi thực hiện kiểm tra bằng mắt (quan sát). Tuy nhiên, người kiểm tra cần phải có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực ứng dụng và sự phán đoán tốt để có thể phát hiện, đánh giá và phán xét một khuyết tật tại thời điểm kiểm tra bằng mắt [xem TCVN 7472(ISO 5817)].
B.2 Quy định chung
B.2.1 Phải thực hiện kiểm tra bằng mắt phù hợp với ISO 17637. Điều quan trọng là phải kiểm tra bên trong và bên ngoài bằng mắt trong các điều kiện tốt.
Phải sử dụng các nguồn chiếu sáng thích hợp, có đủ cường độ, ví dụ như tối thiểu là 50 lux.
Bề mặt kim loại và đặc biệt là thành bên trong phải được làm sạch, làm khô và không được có các sản phẩm của sự oxy hóa, ăn mòn và lớp cáu bẩn vì các chất này có thể làm che khuất đi các khuyết tật nghiêm trọng hơn.
Khi cần thiết, trước khi kiểm tra thêm nữa, bề mặt phải được làm sạch trong các điều kiện có kiểm soát chặt chẽ để không làm hư hỏng chai theo bất cứ cách nào.
Khi phép kiểm tra này được thực hiện sau khi hàn theo chu vi, phải kiểm tra vùng bên trong cổ chai bằng dụng cụ quan sát bên trong, gương kiểm tra răng và dụng cụ thích hợp khác.
B.2.2 Các khuyết tật có thể được sửa chữa phù hợp với Bảng B.1. Phải đảm bảo rằng bất cứ phương pháp sửa chữa nào được sử dụng cũng sẽ không được làm giảm đi mức độ an toàn các sửa chữa này, các chai phải được kiểm tra lại và, nếu cần thiết phải kiểm tra lại chiều dày thành.
B.3 Các khuyết tật chế tạo
Các khuyết tật chế tạo thường gặp nhất và các định nghĩa của chúng được liệt kê trong Bảng 1. Các giới hạn loại bỏ cho sửa chữa hoặc loại bỏ được cho trong bảng này. Các giới hạn bỏ này đã được xác lập trên cơ sở kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sử dụng. Chúng áp dụng cho tất cả các cỡ và kiểu chai và các điều kiện phục vụ. Tuy nhiên một số điều kiện kỹ thuật của khách hàng, một số kiểu chai hoặc một số điều kiện phục vụ đặc biệt có thể yêu cầu các chuẩn mực nghiêm ngặt hơn.
B.4 Các chai được loại bỏ
Tất cả các chai được loại bỏ phải được loại bỏ và không được sử dụng cho bất cứ dịch vụ nào khác.
Bảng B.1 - Các khuyết tật chế tạo trong các chai chứa khí bằng thép không gỉ hàn và chuẩn mực loại bỏ
Khuyết tật | Mô tả | Điều kiện và/hoặc hành động | Sửa chữa hoặc loại bỏ |
Chỗ phình | Sự phồng lên nhìn thấy được của chai | Tất cả các chai có một khuyết tật này | Loại bỏ |
Vết lõm | Sự lún xuống ở thành chai tại đó không có kim loại xâm nhập vào hoặc được lấy đi (xem Hình B.1) và có độ sâu lớn hơn 1 % đường kính ngoài của chai | - Khi độ sâu của vết lõm vượt quá 3 % đường kính ngoài của chai. | Sửa chữa nếu có thể, sau đó chai được xử lý nhiệt hoặc loại bỏ. |
- Khi đường kính của vết lõm nhỏ hơn 15 lần độ sâu của nó | Sửa chữa nếu có thể, sau đó chai được xử lý nhiệt hoặc loại bỏ. | ||
Vết cắt hoặc vết đục | Vết sắc ở đó kim loại đã được lấy đi hoặc phân bố lại và có độ sâu vượt quá 5 % chiều dày thành chai | Khi độ sâu của vết cắt hoặc vết đục vượt quá 10 % chiều dày thành hoặc khi chiều dài vượt quá 25 % đường kính ngoài của chai | Sửa chữa nếu có thể bằng mài a, hoặc loại bỏ |
Sự tách lớp | Sự phân lớp của kim loại trong thành chai, đôi khi xuất hiện như chỗ gián đoạn hoặc vết nứt và vết nhăn hoặc chỗ phình trên bề mặt (xem Hình B.2) | - Khuyết tật bên trong: tất cả các chai có khuyết tật này. | Sửa chữa nếu có thể bằng mài a, hoặc loại bỏ |
- Khuyết tật bên ngoài: tất cả các chai có khuyết tật này. | Sửa chữa nếu có thể bằng mài a, hoặc loại bỏ | ||
Vết nứt | Vết tách ra hoặc xẻ ra trong kim loại | Tất cả các chai có khuyết tật này | Loại bỏ |
Ren trong ở cổ chai bị hư hỏng | Ren ở cổ chai bị hư hỏng, có vết lõm, vết cắt, ba via hoặc dung sai vượt quá quy định | - Khi thiết kế cho phép, ren có thể được taro lại và kiểm tra lại bằng calip ren thích hợp và kiểm tra lại cẩn thận bằng mắt. Phải đạt được số vòng ren có hiệu dụng thích hợp. | - Sửa chữa
|
- Nếu không thể sửa chữa được | - Loại bỏ | ||
Vành cổ chai không chắc chắn không chịu nén được | Vành cổ chai xoay được dưới tác dụng của momen xoắn nhỏ hoặc bị kéo bật ra dưới tác dụng của tải trọng chiều trục nhỏ b | Tất cả các chai có khuyết tật này. | Sửa chữa nếu có thể hoặc loại bỏ |
Không phù hợp với bản vẽ thiết kế |
|
| Sửa chữa nếu có thể hoặc loại bỏ |
Dập nhãn khó đọc, có sửa đổi hoặc không đúng | Ghi nhãn bằng chày dập bằng kim loại | Tất cả các chai có khuyết tật này | Sửa chữa nếu có thể hoặc loại bỏ |
a Sau bất cứ sự sửa chữa nào, nên kiểm tra để bảo đảm cho chiều dày thành vẫn lớn hơn chiều dày thành nhỏ nhất được bảo đảm. b Nhà sản xuất nên bảo đảm rằng tải trọng chiều trục yêu cầu để tháo vành cổ chai lớn hơn 10 lần khối lượng của chai rỗng và không nhỏ hơn 1000 N và momen xoắn nhỏ nhất yêu cầu để xoay vành cổ chai lớn hơn 100 Nm |
Hình B.1 - Ví dụ về vết lõm
Hình B.2 - Ví dụ về sự tách lớp
Phụ lục C
(Tham khảo)
Ví dụ về các chứng chỉ thử thiết kế và thử lô sản phẩm
C.1 Chứng chỉ thử thiết kế
Được phát hành bởi...................................................................................... trên cơ sở
....................................................................................................................................
Áp dụng TCVN 10119-1 (ISO 18172-1)............................................................................
................................................................. về các chai chứa khí bằng thép không gỉ hàn
______________________________________________________________________
No chứng chỉ……………………………………… Ngày......................................................
Kiểu chai................... (Mô tả họ các chai được cấp chứng chỉ, ví dụ, số bản vẽ của chai)
Ph……………………Dmin……………………Dmax……………………a’……………b’................
Lmin…………………..Lmax……………………Vmin……………………Vmax.................................
Chiều dày đáy chai: Chai 1)………………Chai 2) ……………………Chai 3)........................
Nhà sản xuất hoặc đại lý…………(Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc đại lý) ................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Nội dung chi tiết của các kết quả thử thiết kế của chai và các đặc điểm chính của kiểu được bổ sung thêm.
Tất cả các thông tin có thể nhận được từ…....... (Tên và địa chỉ của cơ quan cấp chứng chỉ)
Ngày……………………………………… Địa điểm.............................................................
Chữ ký..........................................................
C.2 Thông tin được kèm theo chứng chỉ thử thiết kế
Nên kèm theo chứng chỉ thử thiết kế tài liệu được yêu cầu trong 7.1.2.
C.3 Chứng chỉ thử lô
Ứng dụng tiêu chuẩn.....................................................................................................
Cơ quan cấp.................................................................................................................
....................................................................................................................................
No chứng chỉ thiết kế....................................................................................................
Mô tả các chai (Số bản vẽ)............................................................................................
....................................................................................................................................
Số thử nghiệm trong sản xuất........................................................................................
Số lô sản xuất………………………đến............................................................................
Nhà sản xuất.................................................................................................................
(Tên và địa chỉ)
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Quốc gia……………………… Nhãn hiệu..........................................................................
Chủ sở hữu..................................................................................................................
(Tên và địa chỉ)
Ngày…………………………………Địa điểm.....................................................................
Chữ ký.........................................................................................................................
Bảng C.1 - Lô - Các phép đo chai mẫu thử
Phép thử số | Lô gồm có số…… đến số…… | Dung tích nước | Khối lượng rỗng | Chiều dày nhỏ nhất đo được | |
Vỏ | Đáy dạng vòm | ||||
|
|
|
|
|
|
5