Chai chứa khí - chai bằng thép không gỉ, hàn, nạp lại được - phần 1: áp suất thử nhỏ hơn và bằng 6 mpa - phần 3

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 19 phút đọc

Bảng 1 - Lấy mẫu lô

Cỡ lô

Số lượng chai được lấy làm mẫu thử

S lượng chai được thử

Thử cơ học a

Thử nổ b

Chụp tia bức xạ

Đến 200

2

1

1

Xem Phụ lục A

201 đến 500

3

1

2

501 đến 1500

9

2

7

1501 đến 3000

18

3

15

a Các thử nghiệm cơ học gồm có thử kéo (phù hợp với 8.3), thử uốn (phù hợp với 8.4) và kiểm tra thô đại các mặt cắt ngang của mối hàn (phù hợp với 8.5).

b Phù hợp với 7.3.1.

8.2. Thông tin

Để nhằm mục đích thử lô, nhà sản xuất phải cung cấp:

- Chứng chỉ thử thiết kế;

- Chứng chỉ của vật liệu kết cấu như đã yêu cầu trong 4.1.6, công bố các kết quả phân tích vật đúc thép được cung cấp cho cấu tạo các chai;

- Bản danh mục các chai, công bố số loạt và các nhãn mác khi được yêu cầu;

- Bản công bố phương pháp kiểm ren được sử dụng và các kết quả kiểm.

8.3. Thử kéo

8.3.1. Quy định chung

Thử kéo trên vật liệu cơ bản phải được thực hiện trên một mẫu thử được lấy từ chai đã được gia công hoàn thiện phù hợp với các yêu cầu của TCVN 197 (ISO 6892). Không được gia công hai mặt được tạo thành bởi các bề mặt bên trong và bên ngoài của chai, chỉ có các đáy được làm phẳng bằng ép nguội để kẹp chặt trên máy thử. Phải thực hiện thử kéo trên các mối hàn phù hợp với 8.3.3.

Mỗi chai mẫu thử phải qua các thử nghiệm sau:

a) Đối với chai chỉ có các mối hàn theo chu vi (các chai hai mảnh), phải lấy các mẫu thử từ các vị trí được chỉ dẫn trên Hình 4;

1) Một thử nghiệm kéo [phù hợp với TCVN 197 (ISO 6892)] vật liệu cơ bản theo chiều dọc của chai, hoặc, nếu không thực hiện được, theo chiều chu vi, hoặc ở tâm của một đáy dạng đĩa;

2) Một thử nghiệm kéo (phù hợp với 8.3.3) vuông góc với mối hàn theo chu vi;

3) Một thử nghiệm uốn (phù hợp với 8.4) của mối hàn chu vi;

b) Đối với các chai có các mối hàn dọc và ngang (các chai ba mảnh), lấy các mẫu thử được chỉ dẫn trên Hình 5;

1) Một thử nghiệm kéo [phù hợp với TCVN 197 (ISO 6892)] kim loại cơ bản của phần hình trụ theo chiều dọc, hoặc, nếu không thực hiện được, theo chiều chu vi;

2) Một thử nghiệm kéo [phù hợp với TCVN 197 (ISO 6892)] kim loại cơ bản từ một đáy dang đĩa;

3) Một thử nghiệm kéo (phù hợp với 8.3.3) của mối hàn dọc;

4) Một thử nghiệm uốn (phù hợp với 8.4) của mối hàn dọc;

5) Một thử nghiệm kéo (phù hợp với 8.3.3) của mối hàn theo chu vi;

6) Một thử nghiệm uốn (phù hợp với 8.4) của mối hàn theo chu vi.

8.3.2. Các mẫu thử kéo từ vật liệu cơ bản

8.3.2.1. Phải lấy các mẫu thử sau từ vật liệu cơ bản (xem Hình 4 đối với các chai hai mảnh và Hình 5 đối với các chai ba mảnh):

- Một mẫu thử kéo từ một trong các đáy (nếu các đáy là các vật liệu từ các nhà cung cấp khác nhau thì mẫu thử kéo được lấy từ mỗi đáy);

- Một mẫu thử kéo theo chiều dọc (đối với các chai ba mảnh, từ đoạn cách mới mối hàn dọc 180°); đối với các chai được tạo hình nguội hoặc được tạo hình ở nhiệt độ thấp, các mẫu thử kéo phải được lấy từ đoạn giữa của thành chai.

8.3.2.2. Các giá trị thu được của giới hạn chảy (Rea) và giới hạn bền kéo (Rm) không được nhỏ hơn các giá trị do nhà sản xuất bảo đảm và không nhỏ hơn các giá trị được cho trong ISO 9328-7. Đối với các chai phải qua xử lý nhiệt, các giá trị độ giãn dài tối thiểu phải là 14 %. Các giá trị độ giãn dài thấp hơn được sử dụng cho các chai không qua xử lý nhiệt nếu kết quả thử nổ không tạo ra sự vỡ thành mảnh.

8.3.3. Các mẫu thử kéo được lấy từ các mối hàn

8.3.3.1. Các mẫu thử kéo sau phải được lấy từ các mối hàn:

- Một mẫu thử kéo từ mối hàn dọc;

- Một mẫu thử kéo được lấy từ mỗi mối hàn theo chu vi, nếu chúng được chế tạo bằng các quá trình hàn khác nhau;

8.3.3.2. Thử kéo ngang qua mối hàn phải được thực hiện trên một mẫu thử có một đoạn thu hẹp lại rộng 25 mm trên chiều dài cách cạnh mối hàn 15 mm về cả hai phía. Bên ngoài đoạn thu hẹp này, chiều rộng của mẫu thử phải tăng lên dần dần (xem Hình 6).

8.3.3.3. Giá trị giới hạn bền kéo thu được tối thiểu phải bằng giá trị nhỏ nhất quy định trong 8.3.2.2 đối với kim loại cơ bản, bất kể vị trí của vết gãy, đứt.

no-image

CHÚ DẪN:

1 Một mẫu thử kéo.

2 Một mẫu thử kéo, một mẫu thử uốn ở chân, một mẫu thử uốn trên mặt mối hàn.

3 Một mẫu thử kéo (chỉ yêu cầu khi phần hình trụ không đủ chiều dài).

4 Mối hàn.

5 Mẫu thử ăn mòn.

Hình 4 - Các mẫu thử từ chai hai mảnh

no-image

CHÚ DẪN:

1 Một mẫu thử kéo.

2 Một mẫu thử kéo, một mẫu thử uốn ở chân, một mẫu thử uốn trên mặt mối hàn.

3 Một mẫu thử kéo, một mẫu thử uốn ở chân, một mẫu thử uốn trên mặt mối hàn (chỉ yêu cầu khi phần hình trụ không đủ chiều dài).

4 Mối hàn.

5 Một mẫu thử kéo.

6 Mẫu thử ăn mòn.

Hình 5 - Các mẫu thử từ chai ba mảnh

no-image

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN:

1 Mối hàn.

Hình 6 - Các kích thước của mẫu thử

8.4. Thử uốn

8.4.1. Thử uốn phải được thực hiện phù hợp với TCVN 198 (ISO 7438). Các mẫu thử phải được lấy phù hợp với Hình 4 hoặc Hình 5 với các kích thước được chỉ dẫn trên Hình 7.

8.4.2. Cần có các thử nghiệm uốn sau:

- Một thử nghiệm uốn ở chân và một thử nghiệm uốn trên mặt mối hàn từ bất cứ mối hàn dọc nào;

- Một thử nghiệm uốn ở chân và một thử nghiệm uốn trên mặt mối hàn từ mỗi mối hàn theo chu vi nếu chúng được chế tạo bằng các quá trình hàn khác nhau;

8.4.3. Mẫu thử không được có vết nứt khi được uốn vào phía trong xung quanh một dưỡng uốn tới khi các cạnh trên trong của mẫu thử không còn cách nhau một khoảng lớn hơn đường kính của dưỡng uốn (xem hình 10). Dưỡng uốn phải được đặt ở giữa mối hàn trong khi tiến hành thử nghiệm.

8.4.4. Tỷ số n giữa đường kính của dưỡng uốn (Df) và chiều dày của mẫu thử (t) phải chỉ dẫn trong Bảng 2.

Bảng 2 - Các yêu cầu của thử uốn

Giới hạn bền kéo thực, Rm
MPa

Giá trị n

Rm ≤ 440

2

440 < Rm ≤ 520

3

520 < Rm≤ 600

4

600 < Rm≤ 700

5

700 < Rm ≤ 800

6

800 < Rm≤ 900

7

Rm > 900

8

Kích thước tính bằng milimét

no-image

Hình 7 - Thử uốn được dẫn hướng ngang - Các chi tiết chuẩn bị mẫu thử

a Mối hàn được sửa bằng mặt

no-image

Hình 8 - Thử uốn được dẫn hướng ngang - Mu thử mối hàn giáp mép

a Mối hàn được sửa bằng mặt

no-image

Hình 9 - Thử uốn được dẫn hướng ngang - Mẫu thử mối hàn ni bằng vấu (mộng) (mi hàn giáp mép nối bằng vấu)

no-image

Hình 10 - Hình minh họa thử uốn

8.5. Kiểm tra thô đại mặt cắt ngang của mối hàn

Kiểm tra thô đại (bằng mắt thường) mối hàn phải được thực hiện đối với mỗi quy trình hàn. Kiểm tra phải chỉ ra sự nóng chảy hoàn toàn và không có bất cứ lỗi sai sót lắp ráp nào hoặc các khuyết tật không chấp nhận được.

Trong trường hợp có nghi ngờ phải kiểm tra nhìn bằng mắt thường diện tích còn nghi ngờ có khuyết tật.

8.6. Kiểm tra và thanh tra

Phải thực hiện các kiểm tra và thanh tra sau cho mỗi lô chai chứa khí.

- Xác nhận rằng đã nhận được chứng chỉ thử lô chai và các chai phù hợp với chứng chỉ.

- Kiểm tra xem các yêu cầu trong các Điều 4, 5 và 6 có đáp ứng hay không, và đặc biệt là kiểm tra bằng xem xét bên ngoài và bên trong các chai xem kết cấu và các phép kiểm tra do nhà sản xuất thực hiện phù hợp với Điều 6 có được tuân thủ hay không. Kiểm tra bằng mắt phải bao gồm ít nhất là 10 % các chai được đệ trình. Tuy nhiên, nếu tìm thấy một khuyết tật như đã mô tả trong Bảng B1 thì phải kiểm tra bằng mắt đối với 100 % các chai.

- Thực hiện hoặc chứng kiến các thử nghiệm quy định trong 8.3 (thử kéo), 8.4 (thử uốn), 8.5 (kiểm tra thô đại mặt cắt ngang của mối hàn) và 7.3.1 (thử nổ bằng thủy lực) trên số lượng chai được quy định trong 8.1.

- Đánh giá các kết quả kiểm tra không phá hủy (NED) như đã quy định trong Phụ lục A.

- Kiểm tra xem các yêu cầu về ghi nhãn được đặt ra trong Điều 11 có được đáp ứng hay không.

- Kiểm tra xem thông tin do nhà sản xuất cung cấp có đúng hay không, phải thực hiện các kiểm tra một cách ngẫu nhiên.

9. Thử trên mỗi chai

9.1. Thử áp lực

Phải tiến hành thử áp lực cho mỗi chai. Khi thực hiện phép thử áp lực, môi trường tăng áp có thể là chất lỏng, chất khí với điều kiện là phải có các biện pháp bảo đảm an toàn thích hợp. Nếu dùng nước làm môi trường thử, phải kiểm soát hàm lượng clo để tránh rủi ro dẫn đến ăn mòn.

CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng phép thử áp lực khí nén với điều kiện là phải có các biện pháp để bảo đảm sự vận hành an toàn và chứa bất cứ năng lượng nào có thể bị rò rỉ ra, năng lượng này lớn hơn nhiều so với thử bằng thủy lực.

Áp suất trong chai phải được tăng lên ở tốc độ có kiểm soát tới khi đạt được áp suất (ph). Chai phải được giữ ở áp suất ph trong thời gian tối thiểu là 30 s để đảm bảo rằng áp suất không bị sụt giảm và không có biến dạng nhìn thấy được của chai cũng như không có rò rỉ có thể nhìn thấy được.

9.2. Thử độ cứng

Mỗi chai đã nhận được tạo hình nguội hoặc tạo hình ở nhiệt độ thấp phải được thử độ cứng ở giữa phần hình trụ của chai phù hợp với TCVN 256-1 (ISO 6506-1). Phải thực hiện thử độ cứng sau quy trình tạo hình nguội hoặc gia công tạo hình ở nhiệt độ thấp. Các giá trị độ cứng được xác định phải ở trong các giới hạn do nhà sản xuất chai quy định đối với vật liệu và các điều kiện tạo hình nguội hoặc tạo hình ở nhiệt độ thấp được sử dụng trong sản xuất chai chứa khí.

9.3. Thử kín

Khi quá trình sản xuất đã bao gồm phép thử áp lực khí nén như đã nêu trong 9.1, không yêu cầu phải thử kín. Nếu không, mỗi chai phải được thử kín, ví dụ, thử áp lực khí nén thấp hoặc thử kín bằng heli. Không được phép có rò rỉ từ chai chứa khí.

Xem lại: Chai chứa khí - chai bằng thép không gỉ, hàn, nạp lại được - phần 1: áp suất thử nhỏ hơn và bằng 6 mpa - phần 2

Xem tiếp: Chai chứa khí - chai bằng thép không gỉ, hàn, nạp lại được - phần 1: áp suất thử nhỏ hơn và bằng 6 mpa - phần 4

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước Chai chứa khí - chai bằng thép không gỉ, hàn, nạp lại được - phần 1: áp suất thử nhỏ hơn và bằng 6 mpa - phần 4

Chai chứa khí - chai bằng thép không gỉ, hàn, nạp lại được - phần 1: áp suất thử nhỏ hơn và bằng 6 mpa - phần 4

Bài viết tiếp theo

Củ hút bùn

Củ hút bùn
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call