Van công nghiệp - thử áp lực của van

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 16 phút đọc

TCVN 4945:2008

ISO 5208:1993

VAN CÔNG NGHIỆP - THỬ ÁP LỰC CỦA VAN

Industrial valves - Pressure testing of valves

 

Lời nói đầu

TCVN 4945:2008 thay thế TCVN 4945:1989.

TCVN 4945:2008 hoàn toàn tương đương với ISO 5208:1993.

TCVN 4945:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 131 Hệ thống truyền dẫn chất lỏng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

VAN CÔNG NGHIỆP - THỬ ÁP LỰC CỦA VAN

Industrial valves - Pressure testing of valves

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phép thử để khẳng định khả năng chịu áp lực của vỏ van công nghiệp chịu áp lực và kiểm tra độ kín và duy trì được áp suất thích hợp của mặt tựa (mặt tỳ) van và cơ cấu làm kín.

2. Định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau:

2.1. Áp suất thử (test pressure)

Áp suất bên trong được biểu thị bằng bar 1) tác dụng lên van khi thử.

2.2. Lưu chất thử (test fluid)

Chất dùng để thử theo quyết định của nhà sản xuất, được định nghĩa trong 2.2.1 hoặc 2.2.2.

2.2.1. Chất lỏng (liquid)

Nước có chứa chất hạn chế ăn mòn, dầu hỏa hoặc các chất lỏng thích hợp khác có độ nhớt không lớn hơn độ nhớt của nước.

2.2.2. Khí (gas)

Không khí hoặc chất khí thích hợp khác.

2.3. Nhiệt độ lưu chất thử (test fluid temperature)

Nếu không có quy định nào khác, nhiệt độ từ 5oC đến 40oC.

3. Áp suất thử

3.1. Thử vỏ van

Phải thực hiện phép thử vỏ van với lưu chất thử có áp suất nhỏ nhất bằng 1,5 lần áp suất làm việc lớn nhất cho phép tại 20oC, ngoại trừ các van có các cỡ kích thước đến và bằng DN 50, tại áp suất danh nghĩa đến và bằng PN 50, còn đối với khí có thể sử dụng ở áp suất thử 6 bar ± 1 bar (600 kPa ± 100 kPa).

3.2. Thử độ kín của cơ cấu làm kín

Thử độ kín của cơ cấu làm kín phải được thực hiện theo Bảng 1.

Bảng 1 - Áp suất thử độ kín của cơ cấu làm kín

Cỡ kích thước danh nghĩa của van

DN

Áp suất danh nghĩa

PN

Thử độ kín của cơ cấu làm kín

≤ DN 80

Tất cả các giá trị

Hoặc

a) với chất lỏng có áp suất bằng 1,1 lần áp suất làm việc lớn nhất cho phép tại 20oC

hoặc

b) với khí có áp suất 6 bar ± 1 bar (600 kPa ± 100 kPa)

≥ DN 100

≤ DN 200

≤ PN 50

≥ PN 110

Với áp suất lưu chất bằng 1,1 lần áp suất làm việc lớn nhất cho phép tại 20oC

≥ DN 250

Tất cả các giá trị

3.3. Giới hạn độ chênh áp suất

Các van phù hợp với tiêu chuẩn này về mọi phương diện, ngoại trừ các van được thiết kế cho các điều kiện làm việc có độ chênh áp suất qua cơ cấu làm kín được giới hạn tới các giá trị nhỏ hơn áp suất làm việc lớn nhất cho phép và có cơ cấu làm kín và/hoặc các cơ cấu dẫn động (trực tiếp, cơ khí, thủy lực hoặc điện) có thể bị hư hỏng ở độ chênh áp cao, phải được thử như đã quy định trong 3.1 và 3.2, trừ trường hợp các yêu cầu thử độ kín của cơ cấu làm kín có thể được giảm đi tới 1,1 lần áp suất chênh lớn nhất được quy định ở vị trí đóng.

Sự ngoại lệ này có thể được thực hiện theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng. Các dữ liệu trên biển nhãn của nhà sản xuất phải bao gồm sự tham chiếu tới bất kỳ các giới hạn nào đã nêu.

4. Các phép thử

4.1. Xem xét chung

4.1.1. Van phải được rút hết không khí khi thử nghiệm với chất lỏng.

4.1.2. Các van không được sơn hoặc có các lớp phủ khác có khả năng làm kín sự rò rỉ trước khi hoàn thành các phép thử áp lực của vỏ van, trừ các lớp lót bên trong và các lớp bảo vệ chống ăn mòn bằng hóa chất làm kín không có áp lực. Các bộ phận chịu áp lực không được thấm để nhằm mục đích ngăn cản sự rò rỉ.

Nếu các phép thử áp lực được quy định với sự có mặt của một đại diện của khách hàng thì các van đã sơn trong kho có thể được thử lại mà không cần phải tẩy bỏ lớp sơn.

4.1.3. Thiết bị thử không được làm cho van chịu tác động của các ứng suất bên ngoài có thể ảnh hưởng tới các kết quả thử.

4.1.4. Khi thiết bị được dùng cho thử nghiệm là loại có tổn thất về thể tích thì nhà sản xuất phải chứng minh được sự tương đương của hệ thống với các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

4.2. Thử vỏ van

4.2.1. Phải thực hiện phép thử vỏ van bằng tác động áp lực quy định (xem Điều 3) bên trong van đã được lắp ráp có các đầu mút được đậy nắp kín hoặc nút kín, van được đóng kín một phần và vòng kín được điều chỉnh đủ kín để duy trì áp lực thử, sau đó tiến hành thử khoang làm kín của kết cấu.

Sự rò rỉ qua vòng kín trong quá trình thử vỏ van không được dẫn đến sự loại bỏ mà nhà sản xuất chứng minh rằng van không rò rỉ tại áp lực danh định của van.

4.2.2. Không cho phép có sự rò rỉ phát hiện được khi quan sát bằng mắt qua các thành chịu áp lực của vỏ van. Khoảng thời gian thử không được ít hơn thời gian quy định trong Bảng 2.

4.3. Thử độ kín của cơ cấu làm kín

4.3.1. Các bề mặt tựa của cơ cấu làm kín khi thử độ kín phải sạch và không có dầu. Tuy nhiên, nếu cần ngăn ngừa sự xây xát thì các bề mặt tựa có thể được phủ một màng dầu có độ nhớt không lớn hơn độ nhớt của dầu hỏa. Yêu cầu này không áp dụng cho van trong đó chất bôi trơn dùng để làm kín đầu tiên.

4.3.2. Các van phải được thử bằng cách đóng cơ cấu làm kín theo cách thông thường.

Phương pháp thử rò rỉ bên trong phải áp dụng toàn bộ phép thử chênh áp (xem Điều 3) qua mặt tựa hoặc các mặt tựa theo chiều đã được thiết kế. Các phép thử cho các kiểu van điển hình phải theo quy định trong Bảng 3.

4.3.3. Bất cứ van nào được thiết kế để bán ra trên thị trường như van có dòng chảy không định hướng phải được thử chỉ theo một hướng quy định.

4.3.4. Khoảng thời gian nhỏ nhất cho các phép thử độ kín của cơ cấu làm kín phải theo Bảng 4 đối với các van có mặt tựa kim loại và mặt tựa đàn hồi hoặc mặt tựa polyme.

4.3.5. Tại thời điểm chế tạo, mức rò rỉ lớn nhất cho phép khi thử độ kín của cơ cấu làm kín phải phù hợp với Bảng 5.

Bảng 2 - Khoảng thời gian nhỏ nhất cho thử vỏ van

Cỡ kích thước danh nghĩa của van

DN

Khoảng thời gian thử nhỏ nhất

s

≤ DN 50

≥ DN 65

≤ DN 200

≥ DN 250

15

60

180

 Bảng 3 - Phương pháp thử độ kín của cơ cấu làm kín

Kiểu van

Phương pháp thử

Van cửa

Van bi

Van nút

Khoang trên nắp (vòm) van phải được chứa đầy lưu chất thử. áp lực phải được tác dụng liên tiếp vào mỗi bên của van được đóng kín và sau đó kiểm tra sự rò rỉ của van.

Các van có các mặt tựa kép độc lập (như cơ cấu làm kín gồm hai nửa hoặc van có mặt tựa kép) có thể được thử bằng cách tác dụng áp lực giữa các mặt tựa và kiểm tra sự rò rỉ ở mỗi bên của van được đóng kín.

Van vận hành

Phải tác dụng áp lực vào cơ cấu làm kín theo chiều không dùng để tựa của cơ cấu làm kín.

Van bướm (tiết lưu)

Van màng chắn

Phải tác dụng áp lực theo chiều bất lợi nhất; các van có mặt tựa đối xứng có thể được thử theo một trong hai chiều.

Van kiểm tra

Phải tác dụng áp lực theo chiều có xu hướng đóng kín cơ cấu làm kín và kiểm tra sự rò rỉ ở phía đối diện.

 Bảng 4 - Khoảng thời gian nhỏ nhất cho thử độ kín của cơ cấu làm kín

Cỡ kích thước danh nghĩa của van

DN

Khoảng thời gian nhỏ nhất

s

Van có mặt tựa kim loại

Van có mặt tựa đàn hồi hoặc mặt tựa bằng polyme

≤ DN 50

15

15

≥ DN 65

≤ DN 200

30

15

≥ DN 250

≤ DN 450

60

30

≥ DN 500

120

60

 Bảng 5 - Mức rò rỉ lớn nhất cho phép khi thử độ kín của cơ cấu làm kín

Mức rò rỉ khi thử độ kín của cơ cấu làm kín 1) 2)

Mức A

Mức B

Mức C

Mức D

Không nhìn thấy rò rỉ trong thời gian thử (xem 4.3.4)

0,01 mm3/s ´ DN khi thử với chất lỏng

0,03 mm3/s ´ DN khi thử với chất lỏng

0,1 mm3/s ´ DN khi thử với chất lỏng

0,3 N3) mm3/s ´ DN khi thử với khí

3 N3) mm3/s ´ DN khi thử với khí

30 N3) mm3/s ´ DN khi thử với khí

1) Mức rò rỉ khi thử độ kín của cơ cấu làm kín được sử dụng cho mỗi kiểu van phải được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm van.

2) Các mức rò rỉ này chỉ áp dụng khi xả vào khí quyển (môi trường).

3) N = các điều kiện thử tiêu chuẩn.

1) 1 bar = 105 Pa

Xem lại: TCVN 4947:1989

Xem tiếp: Chai chứa khí di động - kiểm tra và bảo dưỡng các van chai

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước Chai chứa khí di động - kiểm tra và bảo dưỡng các van chai

Chai chứa khí di động - kiểm tra và bảo dưỡng các van chai

Bài viết tiếp theo

Củ hút bùn

Củ hút bùn
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call