Thiết bị an toàn chống quá áp - phần 1: van an toàn - Phần 2

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 18 phút đọc

5.1.8. Trong trường hợp nếu hộp cân bằng bị hư hỏng thì van an toàn phải xả lưu lượng được chứng nhận của nó ở áp suất không lớn hơn 1,1 lần áp suất lớn nhất cho phép của thiết bị được bảo vệ.

5.1.9. Vật liệu dùng cho các bề mặt trượt liền kề như bộ phận dẫn hướng, và đĩa van/cơ cấu kẹp đĩa van/trục van phải được lựa chọn để đảm bảo độ bền chống ăn mòn và giảm thiểu độ mòn, tránh sự xây xát.

5.1.10. Không cho phép các chi tiết bịt kín có thể ảnh hưởng có hại đến đặc tính làm việc của van do các lực ma sát.

5.1.11. Dụng cụ nới phải được cung cấp khi được quy định.

5.1.12. Van an toàn phải được thiết kế sao cho sự gãn vỡ của bất cứ chi tiết nào hoặc sự hư hỏng của bất cứ bộ phận nào cũng sẽ không làm tắc nghẽn sự xả qua van.

5.2. Đầu nối

5.2.1. Kiểu

Các kiểu của đầu nối phải như sau:

Hàn giáp mép               EN 12627;

Hàn kiểu ống nối           EN 12760;

Nối bích                        EN 1092-1;

                                    EN 1092-2;

                                    EN 1092-3;

                                    pr EN 1759-1;

Nối ren                          ISO 7-1; đối với ren hệ inch theo ANSI/ASME B1.20.1.

Có thể sử dụng các kiểu đầu nối khác theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng.

5.2.2. Thiết kế các đầu nối của van

Thiết kế các đầu nối của van thuộc bất cứ kiểu nào cũng phải đảm bảo sao cho diện tích tiết diện trong của ống ngoài hoặc đầu nối nhánh tại cửa vào của van an toàn ít nhất phải bằng diện tích tiết diện trong của đầu nối vào của van (xem Hình 1a).

Diện tích tiết diện trong của đầu nối ống ngoài tại cửa ra của van an toàn ít nhất phải bằng diện tích tiết diện trong của cửa ra của van, trừ các van có các đầu nối cửa ra có ren trong (xem Hình 1b).

CHÚ THÍCH: Xem Điều 7 về thử kiểu.

no-image

CHÚ DẪN

1 Van

2 Thỏa mãn yêu cầu

3 Không thỏa mãn yêu cầu

4 Đường kính trong yêu cầu của van an toàn để vận hành đúng

Hình 1) – Cửa vào

CHÚ DẪN

1 Van

2 Đường kính danh nghĩa của ống bằng đường kính danh nghĩa của cửa ra của van

Với kết cấu này tại cửa ra của van, phải lắp một ống thích hợp trong quá trình thử như quy định trong 7.1.5

no-image

Hình 1b – Cửa ra

CHÚ DẪN

1 Van

Với kết cấu này tại cửa ra của van, không cần đến ống trong quá trình thử như quy định trong 7.1.5

no-image

Hình 1c) – Cửa ra

5.3. Yêu cầu tối thiểu đối với lò xo

Lò xo phải phù hợp với TCVN 7915-7.

5.4. Vật liệu

Vật liệu để chế tạo các thân chịu áp lực của van phải phù hợp với TCVN 7915-7.

6. Thử trong sản xuất

6.1. Mục đích

Mục đích của các phép thử này là đảm bảo cho tất cả các van an toàn đáp ứng được các yêu cầu cho thiết kế van và không có bất cứ dạng rò rỉ nào từ các bộ phận chịu áp lực hoặc các mối nối.

6.2. Qui định chung

Cho phép thực hiện một phép thử lựa chọn có hiệu lực tương đương (ví dụ, các phép thử kết cấu kết hợp với việc lấy mẫu theo thống kê) với thử thủy tĩnh đối với van có:

- các đầu mút nối ren, và

- đường kính lớn nhất của cửa vào là 32 mm; và

- tỷ số giữa áp suất nổ và áp suất thiết kế tối thiểu là 8; và

- áp suất thiết kế bằng hoặc nhỏ hơn 40 bar, và

- để sử dụng với các môi chất không nguy hiểm;

và cũng cho các van như trên nhưng có:

- áp suất thiết kế, lớn hơn 40 bar; và

- tỷ số giữa áp suất nổ và áp suất thiết kế tối thiểu là 10; và

- vật liệu là loại đã được gia công hoặc rèn.

Tất cả các ống trung gian, các đầu nối và các cơ cấu khóa phải thích hợp để chịu được áp suất thử một cách an toàn.

Tất cả các chi tiết phụ được hàn tạm thời phải được tháo ra một cách cẩn thận và các vết hàn để lại phải được mài ngang bằng với vật liệu cơ bản. Sau khi mài, tất cả các vết hàn này phải được kiểm tra bằng các kỹ thuật dùng hạt từ hoặc chất lỏng thẩm thấu.

6.3. Thử thủy tĩnh

6.3.1. Ứng dụng

Phần của van từ cửa vào tới mặt tựa phải được thử ở áp suất tới 1,5 lần áp suất lớn nhất do nhà sản xuất công bố dùng để thiết kế van.

Thân van trên phía xả của mặt tựa phải được thử ở áp suất tới 1,5 lần áp suất ngược lớn nhất do nhà sản xuất công bố dùng để thiết kế van.

6.3.2. Khoảng thời gian thử

Áp suất thử phải được tác động và duy trì ở giá trị yêu cầu trong thời gian đủ dài để cho phép thực hiện việc kiểm tra bằng mắt tất cả các bề mặt và mối nối, nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không được ít hơn thời gian qui định trong Bảng 2. Đối với các phép thử trên phía xả của mặt tựa, thời gian thử phải dựa trên áp suất qui định trong 6.3.1 và độ lớn xả.

Bảng 2 – Khoảng thời gian tối thiểu cho thử thủy tĩnh

Cỡ kích thước danh nghĩa

DN

Áp suất danh định

Đến 40 bar

(4 MPa)

Lớn hơn 40 bar (4 MPa)

đến 63 bar (6,3 MPa)

Lớn hơn 63 bar

(6,3 MPa)

Khoảng cách thời gian tối thiểu tính bằng phút

DN ≤ 50

50 < DN ≤ 65

2

2

2

2

3

4

65 < DN≤ 80 

80 < DN≤ 100

2

2

3

4

4

5

100 < DN ≤ 125

125 < DN ≤ 150

2

2

4

5

6

7

150 < DN ≤ 200

200 < DN ≤ 250

3

3

5

6

9

11

250 < DN ≤ 300

300 < DN ≤ 350

4

4

7

8

13

15

350 < DN ≤ 400

400 < DN ≤ 450

4

4

9

9

17

19

450 < DN ≤ 500

500 < DN ≤ 600

5

5

10

12

22

24

6.3.3. Chuẩn cứ chấp nhận

Chuẩn cứ chấp nhận là không có sự rò rỉ từ các bộ phận được thử như đã xác định trong 6.3.1.

6.3.4. Yêu cầu về an toàn

Thường phải sử dụng nước làm môi chất thử. Khi sử dụng các chất lỏng khác có thể cần phải có sự đề phòng bổ sung thêm. Các thân van phải được thông hơi tốt để loại bỏ không khí còn bị kẹt lại.

Nếu các vật liệu có khả năng bị hư hỏng do sự nứt gãy vì giòn của một bộ phận trong van an toàn được thử thủy tĩnh thì cả van an toàn hoặc bộ phận của nó và môi trường thử phải có nhiệt độ thích hợp để ngăn ngừa khả năng xảy ra sự hư hỏng này.

Không được sử dụng bất cứ dạng tải trọng va đập nào, ví dụ như thử gõ búa, tác động vào van hoặc bộ phận của van khi đang được thử áp lực.

6.4. Thử khí nén

6.4.1. Ứng dụng và khoảng thời gian thử

Có thể thực hiện việc thử áp lực với không khí hoặc khí thích hợp khác thay cho thử thủy tĩnh đối với thân van tiêu chuẩn, với sự thỏa thuận của các bên có liên quan trong các trường hợp sau:

a) van được thiết kế và có kết cấu không chứa được chất lỏng; và hoặc

b) van được sử dụng trong công việc ở nơi không cho phép có các vết nước dù là các vết nước nhỏ.

Áp suất (lực) thử và thời gian thử phải theo qui định trong 6.3.

6.4.2. Yêu cầu về an toàn

Các mối nguy hiểm liên quan đến thử áp lực khí nén phải được quan tâm và có các sự đề phòng thích hợp.

Cần đặc biệt chú ý tới một số yếu tố có liên quan như sau:

a) nếu sự phá hủy chính của van xảy ra ở một số giai đoạn nào đó trong quá trình thử áp lực thì một năng lượng rất lớn sẽ được giải phóng; vì vậy không nên có người ở ngay trong vùng lân cận của van trong quá trình tăng áp suất (ví dụ, một thể tích không khí đã cho chứa một lượng năng lượng bằng 200 lần năng lượng chứa trong thể tích nước tương tự khi cả hai có cùng một áp suất);

b) rủi ro của hư hỏng vì giòn trong các điều kiện thử phải được đánh giá ở giai đoạn thiết kế và việc lựa chọn các vật liệu dùng cho van được thử khí nén phải đảm bảo sao cho tránh được rủi ro của sự hư hỏng vì giòn trong quá trình thử. Yêu cầu này đòi hỏi phải có một giới hạn thích hợp giữa nhiệt độ chuyển tiếp của tất cả các chi tiết và nhiệt độ của kim loại trong quá trình thử;

c) cần chú ý tới thực tế là nếu có sự giảm đi của áp suất khí giữa chỗ có áp suất cao và van được thử thì nhiệt độ sẽ giảm đi.

6.5. Điều chỉnh áp suất hiệu chỉnh nguội

Trước khi điều chỉnh van an toàn tới độ chênh áp cho thử nguội khi dùng không khí hoặc khí khác làm môi chất thử thì van phải được thử thủy tĩnh (xem 6.3).

6.6. Thử rò rỉ của mặt tựa

Phải thực hiện thử rò rỉ mặt tựa của van an toàn. Phương pháp thử và mức rò rỉ phải theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng.

7. Thử kiểu

7.1. Qui định chung

7.1.1. Hướng dẫn

Phải xác định đặc tính làm việc và đặc tính dòng chảy của van an toàn bằng các phép thử kiểu phù hợp với điều này.

7.1.2. Ứng dụng

Điều này áp dụng cho các kiểu van an toàn được định nghĩa trong 3.1.1. Đối với các kiểu khác xem:

- TCVN 7915-4 cho các kiểu van an toàn có van điều khiển;

- TCVN 7915-5 cho các kiểu hệ thống an toàn giảm áp có điều khiển (CSPRS).

7.1.3. Các phép thử

Các phép thử để xác định đặc tính làm việc phải phù hợp với 7.2 và các phép thử để xác định đặc tính dòng chảy phải phù hợp với 7.3.

Khi thực hiện riêng biệt các phép thử này thì các chi tiết của van có ảnh hưởng tới dòng môi chất phải đầy đủ và được lắp trong van.

Phương pháp thử, đồ gá và thiết bị thử phải đảm bảo sao cho có thể xác lập được khả năng làm việc và lưu lượng ở áp suất xả trong các điều kiện áp suất ngược.

7.1.4. Mục tiêu của các phép thử

Mục tiêu của các phép thử là xác định trong các điều kiện vận hành riêng các đặc tính sau của van trước khi mở, trong khi xả và lúc đóng. Có các đặc tính chủ yếu và các đặc tính khác:

a) áp suất chỉnh đặt;

b) độ quá áp;

c) áp suất đóng;

d) khả năng tái tạo lại tính năng của van;

e) đặc tính cơ học của van được xác định bằng nghe hoặc nhìn như:

- khả năng đóng tốt;

Xem tiếp: Thiết bị an toàn chống quá áp - phần 1: van an toàn - Phần 3

Xem lại: Thiết bị an toàn chống quá áp - phần 1: van an toàn - Phần 1

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước Thiết bị an toàn chống quá áp - phần 1: van an toàn - Phần 3

Thiết bị an toàn chống quá áp - phần 1: van an toàn - Phần 3

Bài viết tiếp theo

Van thông hơi

Van thông hơi
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call