TCVN 9736:2013 - Phần 1

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 43 phút đọc

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9736:2013

ISO 21049:2004

BƠM - CÁC HỆ THỐNG LÀM KÍN TRỤC CHO BƠM QUAY VÀ BƠM LY TÂM

Pumps - Shaft sealing systems for centrifugaI and rotary pumps

Lời nói đầu

TCVN 9736:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 21049:2004.

TCVN 9736:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 131 Hệ thống truyền dẫn chất lỏng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này dựa vào kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được của nhà sản xuất và người sử dụng thiết bị trong các ngành công nghiệp dầu mỏ, khí thiên nhiên và hóa dầu, nhưng việc sử dụng nó không bị hạn chế trong những ngành công nghiệp này.

Người sử dụng tiêu chuẩn này cần nhận thức rằng trong các ứng dụng cụ thể khác nhau có thể cần thêm các yêu cầu hoặc cần các yêu cầu khác. Tiêu chuẩn này không có mục đích cản trở nhà cung cấp trong việc chào hàng hoặc trong việc khách hàng chấp nhận thiết bị thay thế hoặc giải pháp công nghệ cho ứng dụng riêng. Điều này có thể đặc biệt phù hợp trong các trường hợp có công nghệ tiên tiến hoặc công nghệ phát triển. Khi có sự yêu cầu thay thế, nhà cung cấp phải xác định rõ bất kỳ sự thay đổi nào so với tiêu chuẩn này và cung cấp các chi tiết thay đổi đó.

Mục đích của tiêu chuẩn này là giúp cho khách hàng trong việc lựa chọn và vận hành các cụm làm kín cơ khí của bơm.

Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn về cụm làm kín và được tiêu chuẩn trong TCVN 9733 (ISO 13709). Nó có thể ứng dụng cho cả các loại bơm mới và bơm đã được trước đây được cải tiến, và các bơm khác bơm được quy định trong TCVN 9733 (ISO 13709) (ví dụ, bơm ASME B73.1, ASME B73.2 và API 676).

Tiêu chuẩn này, trong thực tế, đơn vị US đặt trong các dấu ngoặc để tham khảo.

Một dấu đầu dòng (•) ở đầu mỗi điều hoặc điều nhỏ cho biết hoặc một sự quyết định được yêu cầu hoặc các thông tin thêm do khách hàng cung cấp. Thông tin này nên được chỉ ra trên tờ dữ liệu hoặc được nêu trong thư yêu cầu hoặc trong đặt hàng của khách hàng (xem các ví dụ ở Phụ lục C).

 

BƠM - CÁC HỆ THỐNG LÀM KÍN TRỤC CHO BƠM QUAY VÀ BƠM LY TÂM

Pumps - Shaft sealing systems for centrifugaI and rotary pumps

Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và đưa ra những khuyến nghị về các hệ thống làm kín cho các bơm quay và bơm ly tâm được dùng trong ngành công nghiệp dầu mỏ, hóa dầu và khí thiên nhiên. Tiêu chuẩn được áp dụng chủ yếu cho các điều kiện làm việc có tính chất nguy hiểm, dễ cháy và/hoặc môi trường độc hại nơi yêu cầu độ tin cậy cao để nâng cao giá trị sử dụng của thiết bị, giảm cả về sự phát thải ra môi trường và chi phí làm kín cả vòng đời tuổi thọ. Tiêu chuẩn bao gồm các cụm làm kín trục bơm có đường kính từ 20 mm (0,75 in) đến 110 mm (4,3 in).

Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho các phụ tùng làm kín và có thể được tham khảo để nâng cấp chất lượng thiết bị đang sử dụng. Một hệ thống phân loại các hệ làm kín trong tiêu chuẩn này được phân theo loại, kiểu, cách bố trí và hướng.

Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4255 (IEC 60529), Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (mã IP).

TCVN 7701 (ISO 7) (Tất cả các phần), Ren ống cho mối nối kín áp được chế tạo bằng ren.

ISO 261, ISO general-purpose metric screw threads - General plan (Ren vít hệ mét công dụng chung theo ISO - Bố trí chung).

TCVN 9733 (ISO 13709), Bơm ly tâm dùng trong công nghiệp dầu mỏ, hóa dầu và khí thiên nhiên.

ISO 262, ISO general-purpose metric screw threads - Selected sizes for screws, bolts and nuts (Ren vít hệ mét công dụng chung theo ISO - Lựa chọn kích cỡ vít, bu lông và đai ốc).

ISO 286-2, ISO system of limits and fits - Part 2: Tables of standard tolerance grades and limit deviations for holes and shafts (Hệ thống dung sai và lắp ghép theo ISO - Phn 2: Bảng các cấp dung sai tiêu chuẩn và độ lệch giới hạn của lỗ và trục).

ISO 724, ISO general-purpose metric screw threads - Basic dimensions (Ren vít hệ mét công dụng chung theo ISO - Kích thước cơ bản).

ISO 965 (tất cả các phần), ISO general-purpose metric screw threads - Tolerances (Ren vít hệ mét công dụng chung theo ISO - Dung sai)

ISO 3069, End-suction centrifugal pumps - Dimensions of cavities for mechanical seals and for soft packing (Bơm đầu hút ly tâm - Kích thước các lỗ hổng đối với cụm làm kín cơ khí và các vòng bít mềm).

ISO 4200, Plain end steel tubes, welded and seamless - General tables of dimensions and masses per unit length (Các ống thép đầu phẳng được hàn và không mối hàn - Bảng kích thước và khối lượng chung cho mỗi đơn vị chiều dài).

ISO 7005-1:1992, Metallic flanges- Part 1: Steel flanges (Bích kim loại- Phần 1: Bích thép).

ISO 10438 (tất cả các phần), Petroleum and natural gas industries- Lubrication, shaft-sealing and control-oil systems and auxiliaries (Công nghiệp dầu mỏ và khí thiên nhiên - Bôi trơn, hệ thống làm kín trục và điều chỉnh dầu và các thiết bị phụ trợ).

ISO 15649, Petroleum and natural gas industries - Piping (Công nghiệp dầu mỏ và khí thiên nhiên - Hệ thống đường ống).

IEC 60079 (tất cả các phần), Electrical apparatus for explosive gas atmospheres (Thiết bị điện đối với khí dễ nổ).

AISI, Standards, codes and specifications of the American Iron and Steel Institute (Tiêu chuẩn, mã và đặc tính kỹ thuật của Viện sắt và thép Mỹ)

API RP 520 (tất cả các phần), Sizing, selection, and installation of pressure-relieving devices in refineries (Kích cỡ, lựa chọn và lắp đặt thiết bị giảm áp trong các bộ lọc tinh)

API std 526, Flanged Steel pressure relief valves (Van giảm áp bằng thép được bắt bích

ASME V Boiler and pressure vessel code, Section V, Non-destructive examination (Quy tắc nồi hơi và bình chịu áp lực, Phần V, Kiểm tra không phá hủy6)).

ASME VIII Boiler and pressure vessel code, Section VIII, Rules for construction of pressure vessels, division 1 (Quy tắc nồi hơi và bình chịu áp lực, Phần VIII, Quy tắc cho thiết kế bình áp suất, Phần 1).

ASME IX Boiler and pressure vessel code, Section IX, Welding and brazing qualifications (Quy tắc nồi hơi và bình chịu áp lực, Phần IX, chất lượng hàn và hàn bằng đồng).

ASME B1.1, Unified inch screw threads, UN and UNR thread form (Ren vít tính theo insơ, dạng ren theo tiêu chuẩn Mỹ (UN) và UNR).

ASME B1.20.1, Pipe threads, general purpose, inch (Ren ống cho mục đích thông dụng chung, insơ).

ASME B16.11, Forged fittings,socket-welding and threaded (Phụ tùng được rèn, hàn ống nối và ren).

ASME B16.20, Metallic gaskets for pipe flanges – Ring joint, spiral-wound, and jacketed ASME (Miếng đệm bằng kim loại cho các bích ống - Mối nối vòng, cuộn hình xoắn ốc và được bọc bảo vệ).

ASME B73.1, Specification for horizontal end suction centrifugal pumps for chemical process (Đặc tính kỹ thuật của bơm hút ly tâm trục ngang cho xử lý hóa học).

ASME B73.2, Specification for vertical in-line centrifugal pumps for chemical process (Đặc tính kỹ thuật của bơm ly tâm trục đứng cho xử lý hóa học).

ASME PTC 8.2, Centrifugal pumps, performance test codes (Bơm ly tâm, mã thử tính năng).

AWS D1.1, Structural welding code - Steel (Quy tắc hàn kết cấu - thép)

EN 287 (tất cả các phần), Approval testing of welders - Fusion welding (Thử chấp nhận thợ hàn - Hàn nóng chảy)

EN 288 (tất cả các phần), Specification and approval of welding procedures for metallic materials (Đặc tính kỹ thuật và chấp nhận quy trình hàn đối với các vật liệu kim loại).

EN 13445 (tất cả các phần), Unfired pressure vessels (Bình áp suất không cháy).

EPA, Method 21, Appendix A of Title 40, Part 60 of the U.S. Code of Federal Regulations, Environmental Protection Agency, United States (Phương pháp 21, Phụ lục A của tiêu đề 40, phần 60 của Mã quy định liên bang của Mỹ, cục bảo vệ môi trường của Mỹ)

NEMA 250, Enclosures for electrical equipment (1 000 volts maximum) (Bộ phận bảo vệ cho thiết bị điện) (lớn nhất 1000V))

NFPA 70, National Electrical Code (Mã điện quốc gia)

Title 1, Part A, Section 112, U.S. National Emission Standards for Hazardous Air Pollutants (NESHAPs) (Clean Air Act Amendment) (Tiêu đề 1, Phần A, đoạn 112, Tiêu chuẩn khí thải quốc gia của Mỹ đối với chất làm ô nhiễm khí nguy hiểm (NESHAP) (sửa đổi tác động đến khí sạch))

Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Cơ cấu chống quay (anti-rotation device)

Cơ cấu sử dụng để ngăn chặn sự quay của một bộ phận có liên quan đến bộ phận liền kề trong cụm làm kín.

CÁC VÍ DỤ: Then, chốt.

3.2. Cụm làm kín cấu trúc 1 (arrangement 1 seal)

Hệ làm kín có một chi tiết làm kín cho mỗi bộ phận làm kín.

3.3. Cụm làm kín cấu trúc 2 (arrangement 2 seal)

Hệ làm kín có hai chi tiết làm kín cho mỗi bộ phận làm kín với buồng làm kín làm nhiệm vụ ngăn chặn có áp suất thấp hơn so với áp suất buồng làm kín đó.

3.4. Cụm làm kín cấu trúc 3 (arrangement 3 seal)

Hệ làm kín có hai cụm làm kín cho mỗi bộ phận làm kín sử dụng chất lỏng chặn được cung cấp từ bên ngoài.

3.5. Hệ lưng đối lưng (back-to-back configuration)

Cụm làm kín kép trong đó cặp đôi chi tiết đàn hồi được lắp đặt giữa các vòng ăn khớp.

3.6. Cụm làm kín cân bằng (balanced seal)

Cụm làm kín cơ khí trong đó hệ số mức ổn định làm kín là nhỏ hơn 1.

3.7. Chất lỏng ngăn (barrier fluid)

Chất lỏng được cung cấp từ bên ngoài, có áp suất lớn hơn áp suất buồng làm kín bơm, được đưa vào bên trong cụm làm kín cấu trúc 3 để tách hoàn toàn chất lỏng công tác khỏi môi trường.

3.8. Đệm kín kiểu hộp xếp (bellows seal)

Loại cụm làm kín cơ khí sử dụng hộp xếp kim loại đàn hồi để tạo ra sự làm kín thứ cấp và gia tải kiểu lò xo.

3.9. Chất lỏng đệm (buffer seal)

Chất lỏng được cung cấp từ bên ngoài, có áp suất thấp hơn áp suất buồng làm kín bơm, được sử dụng như là chất bôi trơn và/hoặc để cung cấp chất làm loãng trong cụm làm kín cấu trúc 2.

3.10. Làm kín dạng hộp (cartridge seal)

Một cụm được lắp đặt hoàn chỉnh (bao gồm các bề mặt làm kín, chi tiết đàn hồi, tấm nắp đệm làm kín, ống lót và vòng ăn khớp) được lắp sẵn và định vị sẵn trước khi lắp đặt.

3.11. Mối nối (connection)

Mối ghép bích hoặc ren liên kết một cổng đến một đường ống hoặc đến một đoạn ống.

3.12. Cụm làm kín tiếp xúc (contacting seal)

Kiểu làm kín trong đó các bề mặt ăn khớp không được thiết kế để cố ý tạo ra các lực khí động lực học hoặc thủy động lực học để duy trì một khe cách ly đặc trưng.

CHÚ THÍCH: Các cụm làm kín tiếp xúc có thể thực sự phát triển một màng chất lỏng đầy đủ nhưng điều này không đặc trưng. Các cụm làm kín tiếp xúc không có sự thống nhất về hình học, ví dụ các rãnh, các rãnh nở nhiệt, độ gợn sóng bề mặt, để đảm bảo rằng các bề mặt không tiếp xúc nhau. Lượng tiếp xúc nói chung rất thấp và cho phép vận hành ổn định với sự rò rỉ thấp.

3.13. Cụm làm kín chặn (containment seal)

Kiểu làm kín với một chi tiết đàn hồi, vòng làm kín và vành ăn khớp lắp trong buồng làm kín chặn.

CHÚ THÍCH: Cụm làm kín bên ngoài đối với tất cả các hệ cấu trúc 2 là cụm làm kín chặn.

3.14. Buồng làm kín chặn (containment Seal chamber)

Bộ phận tạo ra khoang dùng để lắp cụm làm kín chặn.

3.15. Chất lỏng kết tinh (crystallizing fluid)

Chất lỏng đang trong quy trình làm việc tạo ra các chất rắn hoặc nó có thể tạo ra các chất rắn do sự khử nước hoặc phản ứng hóa học.

3.16. Hệ thống phân bố dòng chất lỏng (distributed flush system)

Cấu trúc của các lỗ, các đường dẫn, các vách ngăn …..,được thiết kế để tăng cường sự phân tán đều của chất lỏng công tác quanh chu vi của các bề mặt làm kín, được đánh giá bằng thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn này.

3.17. Vành dẫn động (drive collar)

Bộ phận bên ngoài của hộp làm kín làm nhiệm vụ truyền mômen xoắn đến ống lót làm kín và ngăn cản chuyển động hướng trục của ống lót làm kín đó so với trục.

3.18. Cụm làm kín cơ khí kép (dual mechanical seal)

Cụm làm kín cấu trúc 2 hoặc Cụm làm kín cấu trúc 3 của bất kỳ loại nào.

3.19. Áp suất làm kín danh định động lực học (dynamic sealing-pressure rating)

Sự chênh lệch áp suất lớn nhất mà bộ phận làm kín hoặc chi tiết làm kín có thể liên tục chịu được ở nhiệt độ cho phép lớn nhất trong khi trục quay.

CHÚ THÍCH: Sau đó, chi tiết làm kín duy trì áp suất làm kín danh định tĩnh của nó.

3.20. Hệ mặt-đối-lưng (face-to-back configuration)

Cụm làm kín kép trong đó một bề mặt ăn khớp được lắp ráp giữa hai chi tiết đàn hồi và một chi tiết đàn hồi được lắp ráp giữa hai vòng làm kín ăn khớp.

3.21. Hệ mặt-đối-mặt (face-to-face configuration)

Cụm làm kín kép trong đó cả hai vòng làm kín ăn khớp được lắp đặt giữa chi tiết đàn hồi này.

3.22. Sự bay hơi (flashing)

Sự thay đổi đột ngột trạng thái chất lỏng từ lỏng sang khí.

CHÚ THÍCH: Trong cụm làm kín động lực học, điều này có thể xuất hiện khi năng lượng ma sát được tăng thêm vào chất lỏng khi nó chảy qua giữa các bề mặt làm kín sơ bộ, hoặc khi áp suất chất lỏng giảm xuống dưới áp suất hơi của chất lỏng do sự tổn thất áp suất xảy ra qua các bề mặt làm kín này.

3.23. Hydrocacbon bay hơi (flashing hydrocarbon)

Hydrocacbon lỏng có áp suất hơi tuyệt đối lớn hơn 0,1 MPa (1 bar) (14,7 psi) ở nhiệt độ bơm, hoặc một chất lỏng sẽ dễ dàng sôi ở điều kiện môi trường xung quanh.

3.24. Chi tiết mềm dẻo (flexible element)

Sự tổ hợp các chi tiết dịch chuyển dọc trục có liên quan đến trục /ống lót hoặc buồng làm kín.

3.25. Graphit mềm dẻo (Aexible graphite)

Vật liệu cacbon graphit tinh khiết được dùng làm các miếng đệm làm kín tĩnh (cụm làm kín thứ cấp) trong kết cấu cụm làm kín cơ khí, chịu được nhiệt độ từ lạnh đến nóng.

3.26. Ống lót tự lựa (floating bushing)

Bạc lót mà lắp ôm quanh trục hoặc ống lót, có khe hở đủ lớn quanh đường kính ngoài vì vậy nó có thể di chuyển hoặc “tự lựa” hướng kính.

3.27. Chất đàn hồi bị flo hóa FFKM (FFKM perfluoroelastomer)

FFKM

Vật liệu vòng đệm làm kín O đàn hồi bền hóa học phù hợp điều kiện làm việc ở nhiệt độ cao.

3.28. Chất đàn hồi flo FKM (FKM fluoroelastomer)

FKM

Loại vật liệu vòng đệm làm kín O đàn hồi thường được sử dụng trong các cụm làm kín cơ khí.

3.29. Dòng chức năng, danh từ (Flush, noun)

Chất lỏng mà được đưa vào bên trong buồng làm kín về phía chất lỏng công tác gần như chạm vào các bề mặt làm kín và thường được sử dụng để làm mát và bôi trơn các bề mặt làm kín.

3.30. Sơ đồ dòng chức năng (flush plan)

Hệ ống dẫn, các phương tiện và các thiết bị điều khiển được thiết kế để định tuyến chất lỏng liên quan đến các cụm làm kín.

CHÚ THÍCH: Các sơ đồ đường ống phụ thay đổi với từng ứng dụng, kiểu và cấu trúc làm kín.

3.31. Tấm nắp đệm (gland plate)

Tấm nắp đầu mút mà liên kết bộ phận tĩnh của một cụm làm kín cơ khí đến buồng làm kín hoặc buồng làm kín chặn.

3.32. Ống lót có vấu (hook sleeve)

Ống lót được thiết kế có với một bậc hoặc vấu ở đầu của sản phẩm, được đặt bao quanh trục để bảo vệ trục không bị mài mòn và ăn mòn.

CHÚ THÍCH: Bậc này thường được tiếp giáp với bánh công tác để cố định bánh công tác và tại đây được bố trí miếng đệm làm kín giữa trục và bậc (vấu) này.

3.33. Cụm làm kín trong (inner seal)

Cụm làm kín (cấu trúc 2 và cấu trúc 3) mà được lắp vào vị trí gần nhất với bánh công tác của bơm trong buồng làm kín.

3.34. Cụm làm kín lắp trong (internally-mounted seal)

Hệ làm kín trong đó cụm làm kín được lắp đặt trong phạm vi các ranh giới của buồng làm kín và tấm nắp đệm.

3.35. Cơ cấu tuần hoàn trong (intemal circulating device)

Vành bơm (pumping ring)

Cơ cấu đặt trong buồng làm kín để tuần hoàn chất lỏng buồng làm kín qua bộ làm mát hoặc bình chứa chất lỏng ngăn/chất lỏng đệm.

3.36. Nồng độ rò rỉ (leakage concentration)

Việc đo nồng độ của một hợp chất hữu cơ dễ bay hơi hoặc sự phát thải ổn định khác trong môi trường tức thời xung quanh cụm làm kín này.

3.37. Tốc độ rò r (leakage rate)

Thể tích hoặc khối lượng của chất lỏng chuyển qua giữa các bề mặt làm kín lọt qua một cụm làm kín trong một khoảng thời gian cho trước.

3.38. Hyđrô cacbon nhẹ (light hydrocarbon)

Chất lỏng hyđrô cacbon mà dễ dàng sôi ở điều kiện nhiệt độ môi trường.

CHÚ THÍCH: Định nghĩa điển hình này bao gồm nguyên chất và hỗn hợp các phân lớp của pentan (C5) và các chất lỏng nhẹ hơn.

3.39. Vòng ăn khớp (mating ring)

Chi tiết hình vành hoặc hình đĩa, được lắp hoặc trên một ống lót hoặc trong một vỏ máy sao cho nó không di chuyển dọc trục so với ống lót hoặc vỏ máy, mà nó tạo ra bề mặt làm kín ăn khớp cho vòng làm kín.

3.40. Nhiệt độ cho phép lớn nhất (maximum allowable temperature)

Nhiệt độ liên tục lớn nhất mà nhà sản xuất đã thiết kế thiết bị (hoặc bất kỳ chi tiết nào mà thuật ngữ này được nhắc đến) khi vận hành chất lỏng cụ thể ở áp suất làm việc lớn nhất cụ thể.

CHÚ THÍCH 1: Thông tin này do nhà sản xuất cụm làm kín cung cấp.

CHÚ THÍCH 2: Nhiệt độ cho phép lớn nhất thường được thiết lập dựa trên việc xem tính chất vật liệu. Đó có thể là vật liệu của vỏ hoặc một giới hạn nhiệt độ phụ thuộc vào miếng đệm làm kín hoặc vòng đệm kín O. Giới hạn chảy và giới hạn bền phụ thuộc nhiệt độ. Mức chịu ứng suất của một chi tiết có thể phụ thuộc vào áp suất làm việc. Như vậy, khoảng dung sai từ giới hạn bền của vật liệu và ứng suất làm việc phụ thuộc vào cả hai nhiệt độ làm việc của vật liệu đó và mức chịu ứng suất của chi tiết đó. Nếu nhiệt độ giảm xuống, độ bền của vật liệu tăng lên và mức chịu ứng suất của chi tiết có thể tăng. Đây là lý do để kết hợp nhiệt độ cho phép lớn nhất với áp suất làm việc quy định lớn nhất.

3.41. Áp suất làm việc cho phép lớn nhất (maximum allowable working pressure)

MAWP

Áp suất liên tục lớn nhất mà nhà sản xuất đã thiết kế thiết bị này (hoặc bất kỳ phần nào mà thuật ngữ này được nhắc đến) khi vận hành chất lỏng cụ thể này ở nhiệt độ làm việc lớn nhất được quy định.

Xem thêm áp suất làm kín danh định tĩnh (3.69), áp suất làm kín danh định động lực học (3.19).

3.42. Áp suất làm kín động lực học lớn nhất (maximum dynamic sealing pressure)

MDSP

Áp suất cao nhất mong muốn tại cụm làm kín (hoặc các cụm làm kín) trong bất kỳ điều kiện vận hành cụ thể nào và trong khi bật và tắt máy.

CHÚ THÍCH: Để xác định áp suất này, phải chú ý đến áp lực hút lớn nhất, áp lực hơi, và ảnh hưởng của những thay đổi khe hở trong bơm. Đây là một điều kiện làm việc và do khách hàng quy định.

3.43. Nhiệt độ vận hành ln nhất (maximum operating temperature)

Nhiệt độ vận hành lớn nhất mà cụm làm kín (hoặc các cụm làm kín) được phép hoạt động.

CHÚ THÍCH: Đây là một diều kiện làm việc do khách hàng quy định.

3.44. Áp suất làm kín tĩnh lớn nhất (maximum static sealing pressure)

MSSP

Áp suất cao nhất, không kể áp suất có trong quá trình thử thủy tĩnh mà cụm làm kín (hoặc các cụm làm kín) có thể chịu được khi bơm ngừng hoạt động.

CHÚ THÍCH: Đây là một điều kiện làm việc và do khách hàng quy định.

3.45. Hydro cac bon Không bay hơi (non-flashing hydrocarbon)

Kiểu làm kín trong đó các bề mặt đối tiếp được thiết kế để cố ý tạo ra các lực phân chia khí động hoặc thủy động để duy trì một khe cách ly đặc trưng giữa vòng làm kín và vòng ăn khớp.

CHÚ THÍCH: Các cụm làm kín không tiếp xúc được thiết kế đặc biệt sao cho luôn có một khe hở vận hành giữa bề mặt tĩnh và bề mặt quay.

3.46. Hydrocacbon không bay hơi (non-flashing hydrocarbon)

Hydrocacbon lỏng mà áp suất bay hơi của nó tại bất kỳ nhiệt độ vận hành quy định nào nhỏ hơn áp suất tuyệt đối là 0,1 MPa (1 bar) (14,7 psi), hoặc chất lỏng sẽ không sôi ở điều kiện nhiệt độ môi trường.

3.47. Điều kiện làm việc không có hydrocacbon (non-hydrocarbon service)

Quá trình làm việc trong đó chất lỏng như nước có tính chua, nước cấp cho nồi hơi, natri hyđrôxit, axit và amin không chứa hyđrô cácbon hoặc chất lỏng có lượng hyđrô cácbon tương đối nhỏ.

3.48. Cụm làm kín không tự đy (non-pusher seal)

Cụm làm kín trong đó cụm làm kín thứ cấp không cần phải trượt dọc trục để bù cho độ mài mòn và sự lệch vị trí.

CHÚ THÍCH: Một cụm làm kín không dịch chuyển thường là hộp xếp bằng kim loại Loại B hoặc Loại C.

3.49. Thử nghiệm có quan sát (observed test)

Thử nghiệm sản phẩm được quan sát theo yêu cầu của khách hàng, người được nhà sản xuất thông báo việc thử nghiệm, nhưng không phải là một khâu của quá trình sản xuất.

3.50. Vòi giải phóng nhiệt (orifice nipple)

Vòi giải phóng nhiệt được làm từ phôi thanh cứng có một lỗ giải phóng nhiệt được khoan qua nó để điều chỉnh lưu lượng giải phóng nhiệt.

CHÚ THÍCH: Vòi giải phóng nhiệt thường được thấy trên các hệ thống Sơ đồ 11.

3.51. Vòng đệm O (O-ring)

Vòng đệm kín đàn hồi có một tiết diện ngang hình O (hình tròn), mà có thể được sử dụng làm cụm làm kín thứ cấp hoặc được sử dụng làm miếng đệm làm kín.

3.52. Cụm làm kín ngoài (outer seal)

Cụm làm kín (Cấu trúc 2 và cấu trúc 3) được đặt xa bánh công tác của bơm nhất.

3.53. Chất lỏng cao phân tử (polymerizing fluid)

Chất lỏng đang trong quá trình thay đổi, hoặc có khả năng thay đổi từ thành phần hóa học này sang thành phần hóa học khác với các tổ hợp chuỗi dài hơn với các đặc tính khác nhau thường trở nên nhớt hơn và/hoặc dính hơn.

3.54. Cửa (port)

Đường dẫn chất lỏng, được bố trí điển hình trên tấm nắp đệm.

3.55. Vỏ chịu áp suất (pressure casing)

Tổ hợp của tất cả các chi tiết chịu áp tĩnh của cụm làm kín bao gồm buồng làm kín, tấm nắp đệm cụm làm kín, và bình chứa chất lỏng ngăn/đệm và các chi tiết kèm theo khác, nhưng không bao gồm vòng làm kín và vòng ăn khớp.

3.56. Giới hạn nhiệt độ sản phm (product temperature margin)

Sự chênh lệch giữa nhiệt độ bay hơi của chất lỏng tại áp suất buồng làm kín và nhiệt độ thực tế của chất lỏng.

CHÚ THÍCH: Đối với chất lỏng sạch, nhiệt độ bay hơi là nhiệt độ bão hòa ở điều kiện áp suất buồng làm kín; đối với chất lỏng pha trộn, nhiệt độ bay hơi là nhiệt độ điểm bắt đầu sôi ở điều kiện áp suất buồng làm kín.

3.57. Nhà sản xuất bơm (pump manufacturer)

Đơn vị thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và cung cấp dịch vụ bơm.

CHÚ THÍCH: Nhà sản xuất bơm cũng có thể mua hệ thống làm kín và thực hiện lắp đặt.

3.58. Khách hàng (purchaser)

Đơn vị giao đơn đặt hàng và thông số kỹ thuật cho nhà cung cấp.

3.59. Cụm làm kín tự đẩy (pusher seal)

Cụm làm kín trong đó cụm làm kín thứ cấp được lắp ráp giữa vòng làm kín trên chi tiết mềm dẻo và ống lót hoặc tấm nắp đệm cụm làm kín trong đó cụm làm kín thứ cấp này trượt dọc trục để bù cho độ mài mòn và sự không thẳng hàng của kết cấu.

3.60. Môi chất làm nguội, danh từ (quench, noun)

Chất lỏng trung tính, thường là nước hoặc hơi được đưa vào phía hở ra khí quyển của cụm làm kín để làm chậm sự hình thành các chất rắn mà có thể làm ảnh hưởng đến sự chuyển động của cụm làm kín hoặc các mục đích khác.

3.61. Cụm làm kín (seal)

Tổ hợp vòng ăn khớp, vòng làm kín, cụm làm kín thứ cấp, chi tiết đàn hồi dọc trục và phần chống đỡ cho phép trục quay xuyên qua hộp tĩnh mà không xảy ra sự rò rỉ nào.

3.62. T lệ cân bằng của cụm làm kín (seal balance ratio)

Tỉ lệ giữa diện tích mặt làm kín chịu lực gây ra do áp suất thủy lực trong buồng làm kín với tổng diện tích mặt làm kín.

Xem Hình 10.

CHÚ THÍCH: Đôi khi được tính bằng phần trăm.

3.63. Buồng làm kín (seal chamber)

Tổ hợp hoặc được lắp bên trong hoặc được tách rời vỏ bơm tạo ra vùng giữa trục và vỏ bơm mà cụm làm kín trục được lắp trong đó.

3.64. Bề mặt làm kín (seal face)

Mặt hoặc đầu của vòng ăn khớp hoặc vòng làm kín tạo ra bề mặt làm kín trên vòng đó.

3.65. Nhà sản xuất cụm làm kín (seal manufacturer)

Đơn vị thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các cụm làm kín và các hệ thống hỗ trợ làm kín kèm theo.

3.66. Vòng làm kín (seal ring)

Bề mặt làm kín tiếp xúc với vòng ăn khớp; nó được lắp một cách tùy động nhờ các lò xo và các hộp xếp.

3.67. Cụm làm kín thứ cấp (secondary seal)

Cơ cấu như: vòng đệm kín O hoặc miếng đệm graphit mềm dẻo, hoặc các hộp xếp ngăn chặn sự rò rỉ xung quanh các bộ phận làm kín khác.

3.68. Điều kiện làm việc (Service condition)

Giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất của nhiệt độ hoặc áp suất ở điều kiện tĩnh hoặc điều kiện động lực học.

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước TCVN 9736:2013 - Phần 2

TCVN 9736:2013 - Phần 2

Bài viết tiếp theo

Khóa van gas

Khóa van gas
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call