TCVN 9733:2013 - Phần 2

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 38 phút đọc

3.50. Rô to (rotor)

Bao gồm tất cả các chi tiết có chuyển động quay của một bơm ly tâm.

3.51. Bơm đồng dạng (similar pump)

Bơm mà được chấp nhận bởi sự thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất khi sự giống nhau đủ để không cần yêu cầu các phân tích bên, tính đến các yếu tố được liệt kê theo định nghĩa bơm giống nhau (3.18).

3.52. Tốc độ đặc trưng (specific speed)

Chỉ số liên quan đến lưu lượng, cột áp tổng và tốc độ quay của các bơm có hình học tương tự.

3.53. Tầng bơm (stage)

Một bánh công tác và ống khuếch tán gắn vào, xoắn ốc và kênh hồi nếu được yêu cầu.

3.54. Tốc độ hút đặc trưng (suction-specific speed)

Chỉ số liên quan đến lưu lượng, cột áp thực và tốc độ quay của các bơm có hình học tương tự.

3.55. Ống lót cổ trục (throat bushing)

Thiết bị tạo ra khe hở hạn chế xung quanh ống lót (hoặc trục) giữa cụm làm kín hoặc hộp cụm làm kín kép trong và bánh công tác.

3.56. Tổng giá trị đọc được của thiết bị đo (total indicator reading)

Độ lệch tổng chỉ thị (total indicated runout)

TIR

Sự chênh lệch giữa các số đọc lớn nhất và nhỏ nhất của thiết bị chỉ báo có mặt số hoặc một thiết bị tương tự khi kiểm tra một mặt hoặc bề mặt hình trụ trong quá trình một vòng quay hoàn chỉnh của bề mặt được kiểm tra.

CHÚ THÍCH: Đối với một bề mặt hình trụ hoàn chỉnh, số đọc của thiết bị chỉ báo thể hiện độ lệch tâm bằng nửa số đọc. Đối với một mặt phẳng hoàn chỉnh, số đọc của thiết bị chỉ báo thể hiện một sự không vuông bằng với số đọc. Nếu đường kính được yêu cầu không hoàn toàn là hình trụ hoặc không phẳng, việc giải thích ý nghĩa của TIR phức tạp hơn và có thể tạo ra độ ô van hoặc độ vặn.

3.57. Vận tốc hành trình (trip speed)

(Thiết bị dẫn động bằng động cơ điện) Thiết bị dẫn động bằng động cơ điện - tốc độ đồng bộ tại tần số cung cấp lớn nhất.

3.58. Vận tốc hành trình (trip speed)

(Thiết bị dẫn động vận tốc biến thiên) Thiết bị dẫn động vận tốc biến thiên - tốc độ mà tại đó thiết bị khẩn cấp độc lập chống vượt quá tốc độ làm việc để ngắt nguồn dẫn động.

3.59. Đơn vị chịu trách nhiệm (unit responsibility)

Có trách nhiệm điều phối tài liệu, phân phát, tình trạng kỹ thuật của thiết bị và tất cả các hệ thống phụ trợ được bao hàm trong đơn đặt hàng.

CHÚ THÍCH: Tình trạng kỹ thuật được quan tâm bao gồm các yếu tố: yêu cầu về công suất, tốc độ vòng quay, bố trí chung, khớp nối, động lực học, bôi trơn, hệ thống làm kín, báo cáo về thử nghiệm vật liệu, thiết bị, đường ống, đường ống phù hợp với đặc tính kỹ thuật và kiểm tra của thiết bị.

3.60. Nhà cung cấp (vendor)

Nhà sản xuất, nhà cung cấp hoặc đại lý cung cấp thiết bị và thường chịu trách nhiệm về các dịch vụ hỗ trợ khách hàng.

3.61. Bơm trục đứng thẳng hàng (vertical in-line pump)

Bơm công xôn một tầng, trục thẳng đứng có đường tâm cửa hút và cửa đẩy vuông góc với trục bơm.

CHÚ THÍCH: Loại bơm VS6 và VS7 không được coi là bơm trục đứng thẳng hàng.

3.62. Bơm treo trục đứng (vertically suspended pump)

Bơm trục đứng mà cửa hút chất lỏng được treo và đặt theo phương thẳng đứng.

CHÚ THÍCH: Đường hút chất lỏng của bơm thường được đặt ngập trong chất lỏng được bơm.

3.63. Tốc độ tới hạn ướt (wet critical speed)

Tốc độ tới hạn của động cơ được tính toán khi xem xét đến giảm chấn và tác động phụ trợ sinh ra bởi hoạt động của chất lỏng được bơm trong khe hở vận hành bên trong, tại các điều kiện vận hành và điều kiện cho phép đối với sự cứng vững và mức độ giảm chấn giữa các ổ trục.

3.64. Kiểm tra có người làm chứng (witnessed inspection)

Thử nghiệm có người làm chứng (witnessed test)

Việc kiểm tra hoặc thử nghiệm mà khách hàng được thông báo về thời gian và việc kiểm tra thử nghiệm sẽ được thực hiện khi khách hàng hoặc đại diện bên khách hàng có mặt.

  1. Quy định chung

4.1. Đơn vị chịu trách nhiệm

Trừ trường hợp được quy định, nhà cung cấp bơm phải có một đơn vị chịu trách nhiệm. Nhà cung cấp bơm phải đảm bảo rằng tất cả các nhà cung cấp phụ tùng tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này và tất cả các tài liệu tham chiếu.

4.2. Phân loại và ký hiệu

4.2.1. Mô tả các mã sản phẩm

Các bơm được mô tả trong tiêu chuẩn này được phân loại và ký hiệu bằng các mã kiểu loại như cho trong Bảng 1.

Bảng 1 - Phân loại và nhận biết bơm

Loại bơm a

Hướng (lắp đặt)

Kiểu mã

Bơm ly tâm

Bơm công xôn

Khớp nối mềm

Phương ngang

Lắp chân

OH1

Đỡ trên đường

OH2

Thẳng hàng phương dọc với miếng đệm ổ

-

OH3

Khớp nối cứng

Thẳng hàng phương dọc

-

OH4

Khớp nối kín

Thẳng hàng phương dọc

-

OH5

Khớp răng tích hợp tốc độ cao

-

OH6

Bơm lắp giữa hai ổ trục

1 và 2 tầng

Tách hướng trục

-

BB1

Tách hướng kính

-

BB2

Nhiều tầng

Tách hướng trục

-

BB3

Tách hướng kính

Vỏ đơn

BB4

Vỏ kép

BB5

Bơm treo đứng

Vỏ đơn

Xả qua trụ dẫn hướng

Ống khuyếch tán

VS1

Xoắn ốc

VS2

Dòng hướng trục

VS3

Xả riêng biệt

Trục trung gian

VS4

Dạng công xôn

VS5

Vỏ kép

Ống khuyếch tán

-

VS6

Xoắn ốc

-

VS7

a) Hình ảnh minh họa của các loại bơm khác nhau được cho trong 4.2.2.

4.2.2. Mô tả và ký hiệu bơm

4.2.2.1. Kiểu bơm OH1

Bơm công xôn, một tầng, chân cố định được ký hiệu là kiểu OH1. (Loại bơm này không đáp ứng được tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này; Xem Bảng 3).

no-image

Hình 1 - Loại bơm OH1

4.2.2.2. Kiểu bơm OH2

Bơm công xôn, một tầng đường tâm cố định được ký hiệu là kiểu OH2. Loại này có một thân ổ trục đơn để hấp thụ toàn bộ lực trên trục bơm và duy trì vị trí rô to trong quá trình làm việc. Bơm này được lắp trên tấm đế và nối với bộ dẫn động bằng khớp nối mềm.

no-image

Hình 2 - Loại kiểu OH2

4.2.2.3. Kiểu bơm OH3

Bơm công xôn, một tầng, thẳng hàng, trục đứng với miếng đệm ổ trục biệt được ký hiệu là kiểu OH3. Bơm này có thân ổ trục tích hợp với bơm để hấp thụ toàn bộ tải trọng của bơm. Bộ dẫn động thường được lắp trên đế tích hợp trên thân bơm. Bơm và bộ dẫn động được nối bằng khớp mềm.

no-image

Hình 3 - Kiểu bơm OH3

4.2.2.4. Kiểu bơm OH4

Bơm công xôn, một tầng, khớp nối cứng, thẳng hàng, trục đứng, được ký hiệu là kiểu OH4. Bơm này có trục bơm được nối cứng với bộ dẫn động. (Kiểu bơm này không đáp ứng được tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này; Xem Bảng 3).

no-image

Hình 4 - Kiểu bơm OH4

4.2.2.5. Kiểu bơm OH5

Bơm công xôn, một tầng, khớp nối kín, thẳng hàng, trục đứng được ký hiệu là kiểu OH5. Bơm này có bánh công tác lắp trực tiếp với trục dẫn động. (Kiểu bơm này không đáp ứng được tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Xem Bảng 3).

no-image

Hình 5 - Kiểu bơm OH5

4.2.2.6. Kiểu bơm OH6

Bơm công xôn, một tầng, dẫn động hộp số, tích hợp, tốc độ cao tốc được ký hiệu là kiểu OH6. Bơm này có hộp số tăng tốc tích hợp cùng với bơm. Bánh công tác được lắp trực tiếp với trục ra của hộp số. Không có khớp nối giữa hộp số và bơm; tuy nhiên, hộp số được nối với bộ dẫn động bằng khớp nối mềm. Bơm này có thể được lắp theo phương đứng hoặc phương ngang.

no-image

Hình 6 - Kiểu bơm OH6

4.2.2.7. Kiểu bơm BB1

Bơm lắp giữa hai ổ trục, một và hai tầng, ghép hướng trục được ký hiệu là kiểu BB1.

no-image

4.2.2.8. Kiểu bơm BB2

Bơm lắp giữa hai ổ trục, một hoặc hai tầng, ghép hướng kính, được ký hiệu là kiểu BB2.

no-image

Hình 8 - Kiểu bơm BB2

4.2.2.9. Kiểu bơm BB3

Bơm lắp giữa hai ổ trục, nhiều tầng, ghép hướng trục, được ký hiệu là kiểu BB3.

no-image

4.2.2.10. Kiểu bơm BB4

Bơm lắp giữa hai ổ trục, nhiều tầng, ghép hướng kính, vỏ đơn được ký hiệu là kiểu BB4. Bơm này cũng được gọi là bơm tiết diện vòng, bơm vòng đoạn, hoặc bơm vòng xếp. Bơm này có đường rò rỉ tiềm ẩn giữa các tầng. (Kiểu bơm này không đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này; Xem Bảng 3).

no-image

4.2.2.11. Kiểu bơm BB5

Bơm (bơm ống) lắp giữa hai ổ trục, nhiều tầng, ghép hướng kính, vỏ kép, được ký hiệu là kiểu BB5.

no-image

Hình 11 - Kiểu bơm BB5

4.2.2.12. Loại bơm VS1

Bơm ống loe vỏ đơn, treo đứng sử dụng để bơm giếng sâu với đường xả đi qua trụ dẫn hướng được ký hiệu là kiểu VS1.

no-image

Hình 12 - Kiểu bơm VS1

4.2.2.13. Kiểu bơm VS2

Bơm xoắn ốc, vỏ đơn, treo đứng sử dụng để bơm giếng sâu với đường xả đi qua trụ dẫn hướng được ký hiệu là kiểu VS2.

no-image

Hình 13 - Kiểu bơm VS2

4.2.2.14. Kiểu bơm VS3

Bơm dòng hướng trục vỏ đơn, treo đứng, sử dụng bơm giếng sâu với đường xả đi qua trụ dẫn hướng được ký hiệu là kiểu VS3.

no-image

Hình 14 - Kiểu bơm VS3

4.2.2.15. Kiểu bơm VS4

Bơm giếng dẫn động trục trung gian, dạng xoắn ốc, vỏ đơn, treo đứng được ký hiệu là kiểu VS4.

no-image

Hình 15 - Kiểu bơm VS4

4.2.2.16. Kiểu bơm VS5

Bơm giếng công xôn, treo đứng được ký hiệu là kiểu VS5.

no-image

Hình 16 - Kiểu bơm VS5

4.2.2.17. Kiểu bơm VS6

Bơm treo đứng, dạng ống loe, vỏ kép được ký hiệu là kiểu VS6.

no-image

Hình 17 - Kiểu bơm VS6

4.2.2.18. Kiểu bơm VS7

Bơm treo đứng, dạng xoắn ốc, vỏ kép được ký hiệu là kiểu VS7.

no-image

Hình 18 - Kiểu bơm VS7

  1. Các yêu cầu

5.1. Đơn vị đo

  • Khách hàng quy định cụ thể dữ liệu, bản vẽ, và kích thước bảo dưỡng của bơm theo đơn vị SI hoặc USC. Sử dụng một tờ dữ liệu (Xem N.3.1) theo đơn vị SI được cho trong tiêu chuẩn này phải được sử dụng. Sử dụng một tờ dữ liệu (Xem N.3.2) theo đơn vị USC được cho trong tiêu chuẩn này phải được sử dụng.

5.2. Yêu cầu theo luật định

Khách hàng và nhà cung cấp xác định các biện pháp cần thiết để tuân theo tất cả các quy định của nhà nước, các quy định, pháp lệnh hoặc luật định phù hợp với thiết bị, bao gói và bảo quản.

5.3. Yêu cầu

5.3.1. Trong trường hợp có sự sai khác giữa tiêu chuẩn này và các yêu cầu, phải điều chỉnh các yêu cầu. Tại thời điểm đặt hàng, đơn đặt hàng phải được điều chỉnh.

5.3.2. Trường hợp yêu cầu đặc biệt đối với một loại bơm cụ thể trong Điều 9 sai khác với bất kỳ điều nào khác, các yêu cầu của Điều 9 phải được điều chỉnh.

  1. Thiết kế cơ sở

6.1. Quy định chung

6.1.1. Các thiết bị (bao gồm cả thiết bị phụ trợ) được bao hàm trong tiêu chuẩn này phải được thiết kế và xây dựng đáp ứng được thời gian khai thác nhỏ nhất 20 năm (không bao gồm các chi tiết mòn thông thường được xác định trong Bảng 19) và ít nhất 3 năm hoạt động không bị gián đoạn. Việc dừng thiết bị để thực hiện các quy định bảo dưỡng hoặc kiểm tra của nhà sản xuất không đáp ứng yêu cầu vận hành không bị gián đoạn. Cần chú ý rằng những yêu cầu này chính là các tiêu chí thiết kế. Và những điều kiện làm việc khắc nghiệt, những sự vận hành và bảo dưỡng không phù hợp gây ra cho thiết bị thì được coi là không phù hợp với các tiêu chí thiết kế đó.

6.1.2 Khách hàng quy định điều kiện vận hành, đặc tính chất lỏng, điều kiện hiện trường và điều kiện sử dụng, bao gồm tất cả dữ liệu thể hiện trong tờ dữ liệu (Phụ lục N). Khách hàng quy định mục đích dự kiến sử dụng bơm như HPRT và có áp dụng Phụ lục C hay không.

6.1.3. Thiết bị phải có khả năng hoạt động ở chế độ làm việc bình thường và ở chế độ định mức và mọi điều kiện hoạt động khác theo quy định của khách hàng.

6.1.4. Bơm phải có khả năng tăng cột áp ít nhất 5 % ở chế độ định mức bằng cách thay thế bánh công tác có đường kính lớn hơn hoặc thay đổi thiết kế thủy lực, khả năng thay đổi được tốc độ hoặc sử dụng một tầng rỗng.

Yêu cầu được đưa ra nhằm mục đích giảm thiểu sự thay đổi trong việc lựa chọn bơm vì khi có một sự thay đổi nhỏ yêu cầu thủy lực sau khi bơm đã được mua. Điều này không nhằm mở rộng tính năng của bơm trong tương lai. Nếu có yêu cầu làm việc được đưa ra trong tương lai, thì phải được quy định riêng, và phải được xem xét trong việc lựa chọn bơm.

6.1.5. Bơm phải có khả năng vận hành ít nhất lên đến tốc độ liên tục lớn nhất. Tốc độ lớn nhất liên tục phải

a) bằng tốc độ tương ứng với tốc độ đồng thời ở tần số cung cấp lớn nhất đối của động cơ điện;

b) ít nhất 105 % của tốc độ định mức với bơm thay đổi tốc độ và bơm tốc độ cố định được lắp với một bộ dẫn động có khả năng vượt tốc độ định mức.

6.1.6. Bơm thay đổi được tốc độ phải được thiết kế để việc thực hiện tốc độ hành trình không có sự hư hỏng.

6.1.7. Các điều kiện trong buồng làm kín được yêu cầu để duy trì một màng ổn định ở bề mặt làm kín, bao gồm áp suất, nhiệt độ và dòng chảy, cũng như thiết kế phải đảm bảo cho cụm làm kín chống lại áp suất không khí khi bơm ở chế độ không tải trong điều kiện chân không, phải được thỏa thuận giữa nhà cung cấp bơm và nhà sản xuất cụm làm kín, được sự chấp thuận của khách hàng, và phải chú ý trên tờ dữ liệu thông số kỹ thuật.

Đảm bảo cho cụm làm kín chống lại áp suất không khí ở điều kiện chân không đặc biệt quan trọng khi chất lỏng vận chuyển gần áp suất bay hơi (ví dụ, khí dầu mỏ hóa lỏng). Trong quá trình vận hành, áp suất trong buồng làm kín có giá trị nhỏ nhất là 35 kPa (0,35 bar; 5 psi); xem TCVN 9736 (ISO 21049).

6.1.8. Các nhà cung cấp phải quy định trên các tờ dữ liệu giá trị NPSH3 (cột áp hút thực) đối với nước [ở nhiệt độ dưới 55 °C (130 °F)] tại lưu lượng và tốc độ định mức. Không được áp dụng một hệ số giảm và hệ số hiệu chỉnh cho các chất lỏng không phải là nước (ví dụ, hydrocacbon).

Khách hàng phải xem xét phạm vi NPSH (cột áp hút thực) phù hợp ngoài NPSH3 đã được quy định. Phạm vi NPSH là NPSH tồn tại có giá trị lớn hơn NPSH3 của bơm. Thông thường mong muốn có một phạm vi NPSH vận hành đủ cho tất cả các giá trị lưu lượng (từ lưu lượng nhỏ nhất ổn định liên tục đến lưu lượng vận hành lớn nhất dự kiến) để bảo vệ bơm khỏi hư hỏng gây ra bởi dòng chảy ngược chiều, tách dòng và xâm thực. Các nhà cung cấp phải tư vấn về các phạm vi NPSH cho từng loại bơm cụ thể và mục đích sử dụng.

Trong khi xây dựng NPSHA (cột áp hút thực có giá trị), khách hàng và nhà cung cấp phải nhận thấy mối quan hệ giữa lưu lượng ổn định liên tục nhỏ nhất và tốc độ hút của bơm. Nói chung, lưu lượng ổn định liên tục nhỏ nhất tăng lên khi tăng tốc độ hút đặc trưng. Tuy nhiên, các yếu tố khác, ví dụ như mức năng lượng của bơm và thiết kế thủy lực, chất lỏng được bơm và phạm vi NPSH, cũng như ảnh hưởng đến khả năng vận hành của bơm thỏa mãn trên một dải lưu lượng lớn. Bơm thiết kế để vận hành tại lưu lượng thấp là một công nghệ phát triển, và lựa chọn mức tốc độ hút đặc trưng và phạm vi của NPSH phải được tính đến ảnh hưởng ngành công nghiệp hiện tại và kinh nghiệm nhà cung cấp.

Trừ trường hợp được quy định, độ nâng chuẩn phải là đường tâm trục đối với bơm trục ngang, đường tâm của vòi hút đối với bơm đứng thẳng hàng và đỉnh của nền móng đối với bơm treo đứng.

6.1.9. Tốc độ hút đặc trưng của bơm phải được tính toán phù hợp Phụ lục A, và nếu được quy định, phải được giới hạn như đã nêu trên các tờ dữ liệu.

6.1.10. Các bơm dùng để bơm chất lỏng có độ nhớt lớn hơn nước phải có hệ số điều chỉnh đặc tính theo TCVN 9731 (ISO ITR 17766). Hệ số điều chỉnh được sử dụng cho chất lỏng nhớt phải được kiểm tra cả đường đặc tính đề xuất khi chào hàng và đường đặc tính thử nghiệm cuối cùng.

CHÚ THÍCH: Đối với mục đích của điều mục này thì tiêu chuẩn ANSI/HI 9.6.7 tương đương với TCVN 9731 (ISO/TR 17766).

6.1.11. Các bơm có đường đặc tính cột áp/lưu lượng ổn định (cột áp tăng liên tục đến khi dừng bơm) phải được ưu tiên sử dụng trong mọi trường hợp và được yêu cầu sử dụng đối với bơm vận hành song song. Trường hợp bơm vận hành song song được quy định, cột áp tăng từ điểm ứng với chế độ định mức đến điểm dừng bơm không được nhỏ hơn 10 %. Nếu sử dụng một lỗ xả để đảm bảo sự tăng liên tục cột áp đến khi dừng bơm thì phải đề cập đến trong đề xuất.

6.1.2. Bơm phải có vùng làm việc trong khoảng ưu tiên từ 70 % đến 120 % giá trị lưu lượng tại đó hiệu suất của bơm là cao nhất theo đặt hàng. Lưu lượng định mức phải nằm trong khoảng từ 80 % đến 110 % của lưu lượng tại đó hiệu suất của bơm là cao nhất theo đơn đặt hàng.

Việc chỉnh đặt giới hạn vùng vận hành ưu tiên và vị trí lưu lượng định mức không nhằm mục đích tăng kích cỡ đối với các loại bơm nhỏ hoặc hạn chế sử dụng các bơm tốc độ đặc trưng cao. Các bơm loại nhỏ vận hành ổn định tại lưu lượng ngoài vùng giới hạn quy định và phải cung cấp các bơm tốc độ đặc trưng cao có thể có vùng vận hành ưu tiên hẹp hơn so với quy định, và vùng vận hành ưu tiên của các loại bơm này phải được chỉ rõ trong đường đặc tính đề xuất. Tốc độ đặc trưng của bơm phải được tính toán theo Phụ lục A.

CHÚ THÍCH: “Lưu lượng đạt hiệu suất tốt nhất của bơm theo đơn đặt hàng” đề cập đến bơm có đường kính bánh công tác được chọn phù hợp với các yêu cầu về thông số lưu lượng-cột áp như trong tờ dữ liệu thông số kỹ thuật.

Cần phải chú ý rằng bơm có tốc độ đặc trưng rất thấp có thể không có khả năng đạt được lưu lượng từ 105 % đến 110 % của BEP. Trong trường hợp đó, giới hạn lưu lượng dự kiến phải được chỉ ra trên các đường đặc tính đề xuất (xem 10.2.4).

6.1.13. Lưu lượng tại điểm có hiệu suất cao nhất đối với bơm theo đơn đặt hàng phải ưu tiên nằm giữa điểm định mức và điểm làm việc bình thường.

6.1.14. Nếu được quy định, bên bán hàng phải cung cấp cả dữ liệu về áp suất âm thanh lớn nhất và mức công suất âm của thiết bị trên dải ốc ta. Việc kiểm soát mức áp suất âm thanh (SPL) của tất cả các thiết bị phải có sự kết hợp của khách hàng và nhà cung cấp có đơn vị chịu trách nhiệm. Thiết bị được nhà cung cấp trang bị phải phù hợp với mức áp suất âm thanh cho phép lớn nhất theo quy định. ISO 3740[7], ISO 3744[8] và ISO 37461[9] được khuyên sử dụng để có thêm hướng dẫn chi tiết.

6.1.19. Bơm có cột áp lớn hơn 200 m (650 ft) trên mỗi tầng và công suất lớn hơn 225 kW (300 mã lực) trên mỗi tầng được coi là bơm có công suất lớn và có thể cần có các điều khoản đặc biệt để giảm sự rung động tần số qua bánh công tác và sự rung động tần số thấp khi lưu lượng giảm. Với các loại bơm này, khe hở hướng kính giữa cánh ống loe hay kiểu xoắn ốc (mũi cắt dòng) và ngoại vi bánh công tác ít nhất là 3 % bán kính lớn nhất của đỉnh mút bánh công tác đối với các thiết kế ống loe và ít nhất là 6 % bán kính lớn nhất của đỉnh mút bánh công tác với các thiết kế kiểu xoắn ốc. Bán kính lớn nhất của đỉnh mút bánh công tác là bán kính bánh công tác lớn nhất có thể được dùng trong thân bơm (xem 6.1.6). Khe hở, P, tính bằng phần trăm, được tính theo công thức (1):

P = 100 (R2- R1)/R1                                 (1)

trong đó:

R2 bán kính đỉnh đầu vào của xoắn ốc hoặc ống loe;

R1 bán kính lớn nhất của đỉnh mút bánh công tác.

Thực tế bánh công tác của bơm được nêu ra trong điều này thường được sửa lại sau khi thử nghiệm lần đầu để hiệu chỉnh tính năng thủy lực bằng cách đắp thêm phía trên, đắp thêm phía dưới hoặc cắt chữ “V"; xem 8.3.3.7 c). Bất kỳ sự sửa đổi nào phải được phù hợp với 10.3.4.1.

6.1.16. Bơm vận hành ở tốc độ trên 3600 r/min và tiêu thụ trên 300 kW (400 mã lực) mỗi tầng có thể cần khe hở lớn hơn và đặc điểm kết cấu đặc biệt khác. Với các loại bơm này, các yêu cầu đặc biệt nên được thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp, có lưu ý đến kinh nghiệm làm việc thực tế với loại bơm đặc biệt này.

6.1.17. Yêu cầu làm mát phải được bên cung cấp xác định, còn phương pháp phải có sự chấp thuận của khách hàng. Phương pháp làm mát bằng quạt là lựa chọn đầu tiên. Nếu làm mát bằng quạt không đủ, phải lựa chọn một trong các phương án ở Phụ lục B. Hệ thống làm mát phải phù hợp để vận hành với loại chất làm mát, áp suất và nhiệt độ đã được khách hàng quy định. Nhà cung cấp phải quy định lưu lượng yêu cầu. Để tránh sự ngưng tụ, nhiệt độ nhỏ nhất của nước làm mát tại đầu vào đến thân ổ trục phải lớn hơn nhiệt độ không khí môi trường.

6.1.18. Nếu cung cấp các áo nước, phải có các đầu nối được làm sạch được bố trí sao cho đầu vào có thể được làm sạch bằng cơ khí, phun và xả nước.

6.1.19. Nếu cung cấp hệ thống áo nước, phải được thiết kế để ngăn cản rò rỉ vào trong áo nước. Các đường nước trong áo nước không được đi qua phần liên kết giữa các phần thân.

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước TCVN 9733:2013 - Phần 3

TCVN 9733:2013 - Phần 3

Bài viết tiếp theo

Củ hút bùn

Củ hút bùn
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call