TCVN 9222:2012 - Phần 6

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 20 phút đọc

Phụ lục F

(Tham khảo)

Chi phí thử nghiệm và thử nghiệm lặp lại

CHÚ THÍCH: - Các vấn đề có bản chất thương mại như giá cả thử nghiệm, không nằm trong phạm vi tiêu chuẩn này và là đối tượng thỏa thuận giữa các bên liên quan.

F.1 Chi phí thử nghiệm nghiệm thu và thử nghiệm đặc biệt

Chi phí thử nghiệm nghiệm thu (thử chấp nhận) và thử nghiệm đặc biệt phải được thể hiện rõ ràng trong hợp đồng.

Giá cả phụ thuộc vào nội dung thử nghiệm, tăng nếu bao hàm cả phép thử NPSH.

F.2 Thử nghiệm lặp lại

Trong trường hợp có nghi ngờ về sự chính xác hoặc cấp chính xác tương thích của dữ liệu đo lường thử nghiệm, các bên chế tạo/cung cấp và bên mua phải thỏa thuận tiến hành thử lặp lại. Nếu kết quả đo "mới" của thử nghiệm lặp lại không chỉ ra sai sót của kết quả đo trước đó, bên đưa ra yêu cầu phải chịu mọi phí tổn cho thử nghiệm lặp lại.

 

Phụ lục G

(Tham khảo)

Biểu đồ hiệu chỉnh đặc tính đối với chất lỏng sệt dính

Hình G.1 là biểu đồ hiệu chỉnh để xác định tính bơm ly tâm truyền thống dẫn chất lỏng sệt dính, khi biết đặc tính của bơm đối với nước (đường cong hiệu chỉnh không hoàn toàn đúng cho máy bơm cụ thể nào).

Khi cần thông tin chính xác, phải tiến hành thử bơm bằng chất lỏng sệt dính thực mà bơm sẽ làm việc.

Hình G.1 được xây dựng trên cơ sở thực nghiệm, do vậy không khuyến cáo ngoại suy vượt ra ngoài giới hạn miền thực nghiệm của biểu đồ.

Biểu đồ này chỉ áp dụng đối với máy bơm có thiết kế thủy lực thông thường, trong dải làm việc định mức, có bánh công tác "mở" hoặc "đóng". Không sử dụng cho bơm hỗn lưu hay bơm trục đứng, bơm có thiết kế thủy lực đặc biệt đối với chất lỏng sệt dính hoặc chất lỏng không đồng nhất.

Biểu đồ Hình G.1 chỉ áp dụng khi có cột áp hút dương tối thiểu (NPSH) thích hợp để tránh hiện tượng sục khí/xâm thực.

Sử dụng chất lỏng đồng nhất (Newtonian). Chất đặc quánh, chất sệt, nguyên liệu giấy và các chất lỏng không đồng nhất khác có thể cho các kết quả khác nhau, tùy thuộc vào đặc tính riêng của chất lỏng.

Trong bảng-G.1, giới thiệu các ký hiệu và định nghĩa sử dụng trong phụ lục này.

Bảng G.1 - Ký hiệu và định nghĩa

Ký hiệu

Đại lượng

Định nghĩa

Qvis

Lưu tốc sệt dính

Lưu tốc khi bơm chất lỏng sệt dính

Hvis

Cột áp sệt dính

Cột áp khi bơm chất lỏng sệt dính

hvis

Hiệu suất sệt dính

Hiệu suất khi bơm chất lỏng sệt dính

Pvis

Công suất sệt dính

Công suất máy bơm với điều kiện chất sệt dính

Qw

Lưu tốc nước

Lưu tốc khi bơm nước

Hw

Cột áp nước

Cột áp khi bơm nước

hw

Hiệu suất nước

Hiệu suất khi bơm nước

r

Khối lượng riêng

 

CQ, CH, Ch

Hệ số hiệu chỉnh lưu tốc, cột áp, hiệu suất

 

QNW

Lưu tốc nước ở hiệu suất lớn nhất

 

Sử dụng các công thức sau để xác định đặc tính sệt dính khi đã biết đặc tính nước của bơm

no-image

Từ đường cong hiệu suất, xác định vị trí lưu tốc nước (1,0.QNW) có hiệu suất cao nhất.trong đó: C­Q, CH và Ch được xác định từ Hình G.1 trên cơ sở đặc tính của nước.

Từ lưu tốc này, xác định các điểm giá trị lưu tốc: (0,6.QNW), (0,8.QNW) và (1,2.QNW).

Từ giá trị lưu tốc có hiệu suất cao nhất (1,0.QNW) trên biểu đồ, trước tiên di chuyển về phía cột áp Hw tại lưu tốc này, sau đó gióng ngang (trái hoặc phải) theo độ nhớt mong muốn, và cuối cùng tiến đến các đường cong hiệu chỉnh. Từ đó, đọc giá trị C­h và CQ và CH tại bốn giá trị lưu tốc tương ứng.

Hiệu chỉnh cột áp bằng cách nhân mỗi cột áp với hệ số hiệu chỉnh tương ứng. Tương tự, nhân mỗi giá trị hiệu suất với hệ số C­h để hiệu chỉnh hiệu suất ứng với giá trị lưu tốc đã được hiệu chỉnh.

Vẽ đồ thị các giá trị đã được hiệu chỉnh của cột áp và của hiệu suất phụ thuộc lưu tốc. Vẽ đường cong "trơn" qua các điểm này. Cột áp ở điểm dừng có thể được xem gần bằng cột áp của nước.

Tính công suất sệt dính đầu vào (Pvis) theo công thức (G.4). Vẽ đồ thị qua các điểm này bằng đường cong trơn, các đường cong này tương tự và gần song song với đường cong công suất đầu vào đối với nước.

no-image

Hình G.1 - Đồ thị hiệu chỉnh đặc tính đối với chất lỏng sệt dính

CHÚ THÍCH: - Các giá trị cho trong hình này là các giá trị trung bình từ kết quả thử bơm ly tâm một tầng thông dụng đối với dầu lửa DN 50 đến DN 200 (dữ liệu của Viện tiêu chuẩn thủy lực HIS, 1985).

 

Phụ lục H

(Tham khảo)

Giảm NPSHR đối với máy bơm chất lỏng hyđrocacbon và nước nhiệt độ cao

Trong Hình H.1 cho biểu đồ hỗn hợp giảm NPSHR đối với chất lỏng hyđrocácbon và nước nhiệt độ cao (trên cơ sở dữ liệu thử nghiệm đối với chất lưu trong phòng thí nghiệm, phụ thuộc nhiệt độ chất lưu và áp suất hơi tại nhiệt độ nhất định).

Chỉ được vận hành bơm theo điều kiện áp dụng trong biểu đồ cho trong Hình H.1, giảm NPSHR nhiều nhất đến 50 % giá trị cột áp dương tối thiểu cần thiết NPSHR đối với bơm nước lạnh khi có kinh nghiệm chuyên môn cần thiết.

Biểu đồ này dựa trên cơ sở bơm chất lỏng tinh khiết. Nếu có khí xâm nhập vào hoặc ngưng tụ trong chất lỏng, đặc tính máy bơm bị tác động bất lợi (thậm chí với cột áp NPSHA định mức), cản trở việc tiếp tục giảm NPSHA. Ở nơi có khí hòa tan hoặc khí không ngưng tụ và áp suất tuyệt đối tại cửa vào của bơm đủ thấp (có thể giải phóng khí không ngưng tự từ khí hòa tan), phải tăng cột áp NPSHA trên mức yêu cầu đối với nước lạnh để tránh giảm tính năng của máy bơm do quá trình giải phóng khí nói trên.

Đối với các hỗn hợp hyđrocácbon, áp suất hơi có thể thay đổi đáng kể theo nhiệt độ phải xác định áp suất riêng của hơi đối với nhiệt độ bơm thực.

Khi sử dụng biểu đồ chất lỏng nhiệt độ cao (đặc biệt là đối với nước), cần quan tâm đến độ nhạy cảm của hệ thống hút đối với các thay đổi nhất thời của nhiệt độ và áp suất tuyệt đối. Cần thiết phải đưa ra giới hạn an toàn của NPSHR, vượt xa mức suy giảm hiện có để vận hành ổn định.

Do chưa có dữ liệu minh chứng giá trị giảm NPSHR lớn hơn 3 m, không khuyến cáo ngoại suy vượt ra ngoài giới hạn này khi dùng biểu đồ.

Trên biểu đồ Hình H.1, tại trục hoành ứng với nhiệt độ bơm (oC), kẻ đường thẳng đứng tới áp suất hơi. Từ điển này, dịch chuyển theo (hoặc song song) với đường dốc, đến cạnh bên phải của biểu đồ, đọc giá trị giảm NPSHR trên thang chia vạch. Nếu giá trị này lớn hơn một nửa giá trị NPHSR đối với nước lạnh thì trừ đi một nửa giá trị NPSHR nước lạnh để có giá trị NPSHR được hiệu chỉnh. Nếu giá trị trên biểu đồ nhỏ hơn một nửa giá trị NPSHR nước lạnh thì trừ giá trị NPSHR nước lạnh một lượng bằng chính giá trị trên biểu đồ để nhận được giá trị NPSHR đã được hiệu chỉnh.

CHÚ THÍCH 1: - Dữ liệu đã cho chỉ áp dụng cho chất lỏng có quan hệ áp suất hơi - nhiệt độ trên hình vẽ. Không khuyến cáo áp dụng biểu đồ này cho chất lỏng khác hyđrocácbon và nước nếu không có cơ sở dữ liệu thực nghiệm;

CHÚ THÍCH 2: - Giá trị giảm NPSHR thực tế đúng cho giá trị NPSHR với nước lạnh, đọc trên trục tung bên phải Hình 1 luôn nhỏ hơn một nửa giá trị NPSHR đối với nước lạnh.

no-image

Hình H.1 - Giảm NPSHR đối với máy bơm chất lỏng hyđrocácbon và nước nhiệt độ cao

(Dữ liệu này dựa trên cơ sở tiêu chuẩn Viện thủy lực (HIS), 1985)

 

Phụ lục I

(Tham khảo)

Đánh giá thống kê kết quả đo thử

I.1 Ký hiệu

Trong Phụ lục này sử dụng các ký hiệu, quy định trong Bảng I.1

Bảng I.1 - Giải nghĩa các ký hiệu sử dụng trong phụ lục này

Ký hiệu

Định nghĩa

a, r và a', r'

Tham số thống kê

h

Tỷ số cột áp toàn phần điểm thử nghiệm h =

Giá trị trung bình tỷ số cột áp toàn phần

N

Số điểm thử nghiệm trong dải 0,95QG đến 1,05QG

P*

Tỷ số công suất bơm đầu vào điểm thử nghiệm P* =

Giá trị trung bình tỷ số công suất bơm

Q*

Tỷ số lưu tốc điểm thử nghiệm Q* =

Giá trị trung bình tỷ số lưu tốc

Sq

Sq = å(Q* - *)2

Sh

Sh = å(h - )2

Sp

Sp = å(P* - *)2

Sqh

Sqh = å(Q* - *)(h - )

Sqp

Sqp = å(Q* - *)(P* - *)

CHÚ THÍCH: Các tóm tắt trên cho các điểm đo thử nghiệm trong dải 0,95 đến 1,05 QG

I.2 Cách sử dụng và hiệu lực của Phụ lục

Có thể sử dụng phân tích thống kê đối với hai biến số để ước lượng giá trị trung bình của một biến khi nhận giá trị của biến khác làm cơ sở. Có thể áp dụng phương pháp thống kê riêng biệt trong Phụ lục này nếu sự phân bố các điểm thử nghiệm về các giá trị được công bố, thỏa mãn các yêu cầu xác định.

I.3 Số lượng và phân bố các quan sát

Tối thiểu, phải có chín bộ dữ liệu quan sát (kết quả đo lường thử nghiệm). Kết quả các điểm thử nghiệm phải có phân bố sao chi khi hiệu chỉnh về vận tốc quay hoặc tần số cho trước theo điều 6.1.2, độ sai lệch kết quả đo lưu lượng phải nằm trong khoảng ± 5 % giá trị lưu lượng đã công bố. Trong số các điểm thử nghiệm, ít nhất 03 điểm nằm trong dải lưu lượng + 3 % đến + 5 % và ít nhất 3 điểm nằm trong dải lưu lượng - 3 % đến - 5 %.

Để dễ áp dụng phương pháp thống kê, nên thu thập số điểm thí nghiệm nhiều hơn số điểm thử nghiệm trong vùng ± 5 % dải lưu lượng công bố. Khuyến cáo áp dụng hai mươi điểm thử nghiệm, nếu có thể.

I.4 Ước lượng giá trị trung bình

I.4.1 Giá trị trung bình cột áp toàn phần

Cột áp toàn phần trung bình của bơm tính theo công thức:

no-image

I.4.2 Giá trị trung bình của công suất đầu vào

Công suất đầu vào trung bình của bơm tính theo công thức:

no-image

I.4.3 Đánh giá kết quả thử nghiệm

Các tham số thống kê tính theo các biểu thức:

no-image

CHÚ THÍCH: Biểu thức (I.3) và (I.4) có chứa Sqh và S­qp tương ứng để đảm bảo sẽ thu nhận được các giá trị dương hoặc âm tương thích với độ dốc của đường cong đặc tính thử nghiệm.

Phải lưu ý rằng phân tích thống kê cũng có thể được sử dụng để đánh giá từ các bộ dữ liệu quan sát thu nhận được theo điều I.3 với độ tin cậy 95 % của cột áp toàn phần và công suất đầu vào tại lưu tốc công bố.

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước TCVN 9222:2012 - Phần 7

TCVN 9222:2012 - Phần 7

Bài viết tiếp theo

Stainless Steel One Way Valve

Stainless Steel One Way Valve
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call