Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước) - phần 1

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 37 phút đọc

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6413 : 1998

ISO 5730 : 1992

NỒI HƠI CỐ ĐỊNH ỐNG LÒ ỐNG LỬA CẤU TẠO HÀN (TRỪ NỒI HƠI ỐNG NƯỚC)

Stationary shell boilers of welded construction (other than water-tube boilers)

Lời nói đầu

TCVN 6413 : 1998 hoàn toàn tương đương với ISO 5730 : 1992.

TCVN 6413 : 1998 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 11 Nồi hơi và thiết bị áp lực biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Quốc gia cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

NỒI HƠI CỐ ĐỊNH ỐNG LÒ ỐNG LỬA CẤU TẠO HÀN (TRỪ NỒI HƠI ỐNG NƯỚC)

Stationary shell boilers of welded construction (other than water-tube boilers)

  1. Yêu cầu chung

1.1. Phạm vi áp dụng

1.1.1. Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu đối với cả hai loại nồi hơi đốt trực tiếp và nồi hơi dùng nhiệt thải với áp suất khí khói không vượt quá 0,05 N.mm2 (0,5 bar)1 có dạng hình trụ nằm ngang được chế tạo từ thép các bon hoặc thép các bon - mangan bằng cách hàn nóng chảy và trong trường hợp nồi hơi đốt trực tiếp thì áp suất thiết kế không vượt quá 3 N/mm2. Các nồi hơi nêu trong tiêu chuẩn này được đặt cố định để cung cấp hơi nước hoặc nước nóng áp suất cao. (Các ví dụ tiêu biểu được nêu trong Hình 1 đến Hình 5). Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các nồi hơi dạng ống nước, nồi hơi của đầu máy xe lửa hay nồi hơi tàu thủy.

1.1.2. Tiêu chuẩn này áp dụng cho nồi hơi từ ống nối dẫn nước cấp vào đến ống nối dẫn đến hơi nước ra và tất cả các ống nối khác, kể cả các yêu cầu đối với các van và các ống dẫn nước và hơi nước. Nếu sử dụng các đầu hàn thì các yêu cầu được qui định ở đây là bắt đầu hoặc kết thúc ở mối hàn tại mặt bích được sử dụng để lắp vào.

1.1.3. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các nồi hơi có dung tích lớn hơn 0,025 m3, áp suất lớn hơn 0,1 N/mm2 và nhiệt độ nước vượt quá 120 oC.

CHÚ THÍCH - Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho nồi hơi có áp suất từ 0,07 N/mm2 đến 0,1 N/mm2 và nhiệt độ nước từ 115 C đến 120 oC.

1.1.4. Các bộ phận sấy sơ bộ không khí, đánh lửa cơ học, thiết bị mỏ đốt dầu hoặc khí, thiết bị thông gió cưỡng bức hoặc tự nhiên hoặc các phụ tùng khác có thể do người mua yêu cầu không được coi là các bộ phận của nồi hơi trong tiêu chuẩn này. Bộ quá nhiệt và bộ hâm nước gắn liền hoặc tách rời với nồi hơi thuộc yêu cầu của tiêu chuẩn về nồi hơi dạng ống nước sẽ được ban hành.

1.1.5. Tiêu chuẩn này không bao gồm phần xây gạch, cách nhiệt hay trang bị buồng đốt.

1.1.6. Tiêu chuẩn này không bao gồm các qui tắc về xây dựng vì những qui tắc này không thể được trình bầy một cách chi tiết để đảm bảo tổ chức lao động và xây dựng tốt. Người chế tạo phải chịu trách nhiệm tiến hành từng bước cần thiết để đảm bảo rằng chất lượng công nhân và chất lượng công trình đảm bảo kỹ thuật tốt.

1.1.7. Tiêu chuẩn tham khảo được nêu trong Phụ lục J.

1.2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 148 : 1983 Thép - Thử độ dai va đập (mẫu có rãnh kiểu chữ V).

ISO 1027 : 1983 Các báo hiệu chất lượng ảnh chiếu xạ Rơnghen trong thử không phá hủy - Nguyên lý và nhận dạng

ISO 1106-1 : 1984 Phương pháp kiểm tra bằng chụp tia bức xạ các mối hàn nóng chảy - Phần 1: Các mối hàn giáp mép nóng chảy trong các tấm thép có độ dầy đến 50 mm.

ISO 1106-2 : 1985 Phương pháp kiểm tra bằng chụp tia bức xạ các mối hàn nóng chảy - Phần 2: Các mối hàn giáp mép nóng chảy trong thép tấm chiều dầy lớn hơn 50 mm đến 200 mm.

ISO 1106-3 : 1984 Phương pháp kiểm tra bằng chụp tia bức xạ các mối hàn nóng chảy - Phần 3: Các mối hàn nóng chảy theo chu vi trong ống thép có thành dầy đến 50 mm.

ISO 2504 : 1973 Chụp tia bức xạ các mối hàn và các điều kiện quan sát phim - Dùng các mẫu hướng dẫn của chất chỉ thị chất lượng ảnh.

ISO 2604-1 : 1975 Sản phẩm thép để chế tạo thiết bị chịu áp lực - Yêu cầu chất lượng - Phần 1: Sản phẩm rèn.

ISO 2604-2 : 1975 Sản phẩm thép để chế tạo thiết bị chịu áp lực - Yêu cầu chất lượng - Phần 2: Ống thép không hàn gia công áp lực.

ISO 2604-3 : 1975 Sản phẩm thép để chế tạo thiết bị chịu áp lực - Yêu cầu chất lượng - Phần 3: Các ống hàn điện trở và hàn cảm ứng.

ISO 2605-1 : 1976 Sản phẩm thép để chế tạo thiết bị chịu áp lực - Nguồn gốc và cách kiểm tra các tính chất ở nhiệt độ cao - Phần 1: Giới hạn chảy của các sản phẩm thép các bon và thép hợp kim thấp.

ISO 2605-3 : 1985 Sản phẩm thép để chế tạo thiết bị chịu áp lực - Nguồn gốc và cách kiểm tra các tính chất ở nhiệt độ cao - Phần 3: Qui trình xác định giới hạn chảy ở nhiệt độ cao khi các số liệu bị hạn chế.

TCVN 6339 : 1998 (ISO 4126-1 :1991) Van an toàn - Yêu cầu chung.

TCVN 6111 : 1996 (ISO 5579 : 1985) Thử không phá hủy - Chụp ảnh bức xạ các vật liệu kim loại bằng tia X và tia gamma - Các qui tắc cơ bản.

ISO 5580 : 1995 Thử không phá hủy - Các loại đèn chiếu tia X hay tia gamma công nghiệp - Yêu cầu tối thiểu.

ISO 6947 : 1990 Các mối hàn - Các vị trí làm việc - Các định nghĩa về góc nghiêng và xoay

ISO 9328-1 : 1991 Thép tấm và thép băng để chế tạo thiết bị chịu áp lực - Điều kiện cung cấp kỹ thuật - Phần 1: Yêu cầu chung.

ISO 9328-2 : 1991 Thép tấm và thép băng để chế tạo thiết bị chịu áp lực - Điều kiện cung cấp kỹ thuật - Phần 2: Thép không hợp kim và thép hợp kim thấp với qui định các tính chất ở nhiệt độ phòng và nhiệt độ cao.

ISO 10474 : 1991 Thép và các sản phẩm thép - Tài liệu kiểm tra.

1.3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau đây. Trong tiêu chuẩn này cũng bao gồm cả các định nghĩa bổ sung khi cần thiết, nhờ các định nghĩa riêng liên quan.

1.3.1. Người mua: Cá nhân hoặc tổ chức mua nồi hơi hoàn chỉnh từ người chế tạo.

1.3.2. Người thiết kế: Cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm về thiết kế nồi hơi. Người thiết kế xác định hình dạng, kích thước và độ dầy của thép nồi hơi, lựa chọn vật liệu và chi tiết các phương pháp gia công và thử nghiệm.

1.3.3. Người chế tạo: Cá nhân hoặc tổ chức chế tạo hoặc chịu trách nhiệm chế tạo nồi hơi hoặc các phụ kiện cho nồi hơi.

1.3.4. Người cung cấp vật liệu: Cá nhân hoặc tổ chức không phải là người sản xuất vật liệu chịu trách nhiệm cung cấp vật liệu hoặc các bán thành phẩm đã tiêu chuẩn hóa được dùng để sản xuất nồi hơi hoặc phụ kiện.

1.3.5. Người sản xuất vật liệu chế tạo được cung cấp; Người sản xuất vật liệu: Cá nhân hoặc tổ chức sản xuất vật liệu để chế tạo nồi hơi, phụ kiện hoặc các bán thành phẩm tiêu chuẩn.

1.3.6. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền* sau đây gọi tắt là cơ quan có thẩm quyền (regulating authotity): Cơ quan của nhà nước mà nồi hơi được lắp đặt có tư cách pháp nhân bắt buộc áp dụng các yêu cầu của tiêu chuẩn, qui định của nhà nước có liên quan tới nồi hơi.

1.3.7. Cơ quan kiểm tra (inspecting authority): Tổ chức hoặc hiệp hội hoạt động theo yêu cầu của:

a) người mua hay người chủ và / hoặc;

b) cơ quan có thẩm quyền.

kiểm tra các yêu cầu về thiết kế, vật liệu, kết cấu có tuân thủ tiêu chuẩn này hay không.

1.3.8. Kiểm tra viên: Người do cơ quan kiểm tra tuyển dụng và đào tạo để thực hiện các chức năng của cơ quan như đã nêu trong 1.3.6 và 1.3.7 (xem cả 6.1).

1.3.9. Tiêu chuẩn quốc gia: Tiêu chuẩn riêng của quốc gia đã được chứng minh là thỏa mãn nhu cầu sử dụng, được cơ quan có thẩm quyền theo luật định chấp nhận, đó là các quy trình kỹ thuật hoặc qui tắc do cơ quan tiêu chuẩn quốc gia hoặc cơ quan được ủy quyền soạn thảo, trong đó bao gồm cả các qui tắc do cơ quan chính phủ qui định và có hiệu lực pháp luật.

1.4. Các ký hiệu

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và các ký hiệu chung. Các thuật ngữ và ký hiệu bổ sung cũng được áp dụng khi cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của các văn bản kỹ thuật liên quan. Cần lưu ý trong một số điều của điều 3 (thiết kế các chi tiết chịu áp lực) các ký hiệu bổ sung giống nhau được dùng trong các công thức khác nhau được đại diện cho các thuật ngữ khác nhau. Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp như vậy, ý nghĩa riêng biệt của từng ký hiệu được chỉ ra ở mỗi công thức

a

Kích thước nêu trong các Hình 14, 16 đến 18, 43 và 47

mm

a1

Trục chính trong của tấm bù

mm

ao

Trục chính ngoài của tấm bù     

mm

A

Bề mặt đốt bức xạ hiệu dụng (xem Hình 1 đến Hình 5)   

m2

Af

Diện tích mặt cắt ngang hiệu dụng có bù không kể dung sai      

mm2

Afb

Diện tích mặt cắt ngang hiệu dụng của ống nối có bù    

mm2

Afp

Diện tích mặt cắt ngang hiệu dụng của tấm đệm tăng cường có bù

mm2

Afs

Diện tích mặt cắt ngang hiệu dụng của thân chính có bù 

mm2

Ap

Diện tích chịu áp lực không kể dung sai

mm2

Apb

Diện tích chịu áp lực liên quan đến ống nối        

mm2

Aps

Diện tích chịu áp lực liên quan đến thân chính

mm2

b

Kích thước được nêu trong các Hình 14, 16 đến 19, 34, 35, 43, 47 và B.1.          

mm

b1

Trục nhỏ của lỗ người chui

mm

bi

Trục nhỏ trong của tấm bù

mm

bo

Trục nhỏ ngoài của tấm bù

mm

B1

Khoảng cách từ tấm đáy của thân đến tâm tấm đệm      

mm

B2

Chiều rộng của tấm đệm trên    

mm

c

Bổ sung do ăn mòn      

mm

C

Hệ số hình dạng (Hình 7)

 

C1

Hằng số phụ thuộc vào phương pháp đỡ được nêu trong 3.14.2.4

 

C2

Chiều dài hiệu dụng của vòi phun như nêu trong 3.10.2 và Hình 10

mm

d

Đường kính của lỗ ống 

mm

i

Đường kính trong

mm

dib

Đường kính trong của ống nhánh

mm

dip

Đường kính trong của vòng đệm hoặc tấm bù   

mm

dis

Đường kính trong của phần chính (thân hình trụ, thân hình cầu hoặc đầu lõm)      

mm

dg

Chiều sâu của thanh giằng đỡ được hàn vào     

mm

dm

Đường kính trung bình  

mm

do

Đường kính ngoài

mm

dob

Đường kính ngoài của ống nhánh

mm

dop

Đường kính vòng ngoài của vòng đệm hay tấm bù

mm

dos

Đường kính ngoài của thân chính

mm

ds

Đường kính của thanh giằng

mm

Db

Đường kính trung bình của lớp đệm

mm

DL

Đường kính đai ốc

mm

e

Chiều dày tính toán thành nhỏ nhất

mm

ecb

Chiều dày tính toán thành ống nhánh hay ống đỡ của tấm đáy

mm

ecf

Chiều dày tính toán tường lò

mm

ecp

Chiều dày tính toán của tấm cuối

mm

ecs

Chiều dày tính toán của phần thân chính (thân hình trụ hoặc cầu hoặc đầu lõm)

mm

ect

Chiều dày tính toán của thành ống lò

mm

eg

Chiều dày tấm gia cường góc   

mm

erb

Chiều dày thực tế của thành ống nhánh hay ống đỡ trừ đi phần bổ sung do ăn mòn và trừ đi dung sai         

mm

erep

Chiều dày thực tế của tấm đáy phẳng

mm

erf

Chiều dày thực tế của thành ống lò

mm

erp

Chiều dày hiệu dụng của tấm đệm tăng cường  

mm

ers

Chiều dày thực tế của thân chính (thân hình trụ hoặc hình cầu hoặc đầu lõm) trừ đi phần bổ sung do ăn mòn và trừ đi dung sai      

mm

et

Chiều dầy của ống theo đơn đặt hàng   

mm

E

Modul đàn hồi Young ở nhiệt độ thiết kế           

N/mm2

f

Ứng suất thiết kế định mức

N/mm2

fa

Ứng suất trung bình hiện hữu

N/mm2

faj

Ứng suất trung bình hiện hữu giữa các tâm của 2 cửa    

N/mm2

fb­

Ứng suất cho phép của vật liệu làm ống nhánh  

N/mm2

fc

Ứng suất kết hợp ở gối đỡ

N/mm2

fp

Ứng suất cho phép của vật liệu tấm tăng cường

N/mm2

fs

Ứng suất cho phép của vật liệu làm thân chính

N/mm2

F

Suất phụ tải nhiệt tính toán

W/m2

g, g1

Chiều cao như chỉ ra ở Hình 13 

mm

G

Lưu lượng khối lượng của khói trong các ống vòng đầu

kg/m2.s

h

Chiều rộng tối thiểu của lớp đệm gắn vào

mm

hc

Chiều sâu phần cong của đầu lõm

mm

h

Chiều cao của lỗ người chui

mm

hs

Chiều cao phần hình trụ của đầu lõm     

mm

H

Nhiệt cấp vào bao gồm nhiệt trị của nhiên liệu cộng với các nguồn gia nhiệt trước

W

I1

Momen thứ cấp của diện tích ống lò lượn sóng đối với trục trung hòa trừ phần bổ sung do ăn mòn           

mm4

I2

Momen thứ cấp của diện tích được làm cứng vững

mm4

K

Độ dẫn nhiệt

W.mm/m2.K

Irb

Chiều dài hiệu dụng của ống nhánh tăng cường

mm

Irbi

Chiều dài hiệu dụng bên trong của ống nhánh tăng cường

mm

Irp

Chiều rộng hiệu dụng của tấm tăng cường

mm

Irs

Chiều dài hiệu dụng của thân chính tăng cường 

mm

L

Khoảng cách giữa điểm hiệu dụng của đế lò

mm

L1

Khoảng cách ngắn nhất từ mép cửa vào đến đường tâm của thanh giằng xa nhất từ cửa vào hoặc trong trường hợp không có cửa vào, là nửa của khoảng cách cực đại giữa các đường tâm của các thanh giằng    

mm

L2

Khoảng cách giữa tấm sau của buồng đảo chiều và tấm đáy phía sau của nồi hơi

mm

Lb

Chiều dài của nồi hơi giữa hai đầu

mm

Li

Chiều dài chân mối hàn góc xung quanh vòng trong của vòng đệm hay tấm bù   

mm

Lg

Chiều dài của xà dầm được hàn vào

mm

Lh

Chiều dài đốt nóng của ống lò  

mm

Lo

Chiều dài cạnh mối hàn góc xung quanh vòng ngoài của vòng đệm hoặc tấm bù

mm

Ls

Chiều dài của thân giữa hai đáy

mm

Lt

Khoảng cách trung bình của các ống kế nhau

mm

p

Áp suất tính toán

N/mm2

pb

Khoảng cách từ tâm đến tâm của các cửa kế nhau hướng vào tâm tường không kể bù thêm

mm

pbj

Khoảng cách giữa các tâm của các cửa kế nhau, theo góc hướng vào tâm tường không kể bù thêm

mm

pc

Bước lượn sóng

mm

pt

Áp suất thử thủy tĩnh

N/mm2

Q

Lực trên tấm đệm

N

rik

Bán kính trong phần chuyển tiếp của đầu lõm    

mm

ris

Bán kính trong của phần cong đầu lõm

mm

rms

Bán kính trung bình của thân

 

rok

Bán kính ngoài của phần hình trụ đầu lõm

mm

ros

Bán kính ngoài của phần cong đầu lõm hoặc thân cầu

mm

Rm

Độ bền kéo nhỏ nhất của vật liệu ở nhiệt độ phòng

N/mm2

Rp0,2

Giá trị nhỏ nhất của giới hạn chảy (ứng suất chảy 0,2 %) của vật liệu tại
nhiệt độ t

N/mm2

S

Khoảng cách giữa các dầm được hàn vào

mm

S1

Hệ số an toàn

 

S2

Hệ số an toàn

 

So

Diện tích mặt cắt ngang ban đầu của mẫu thử kéo

mm2

t

Nhiệt độ tính toán

oC

tm

Nhiệt độ lớn nhất của kim loại

oC

ts

Nhiệt độ bão hòa ứng với áp suất thiết kế

oC

u

Độ méo hoặc độ ô van

%

v

Hệ số hàn

 

w

Chiều cao của sóng

mm

W

Lực do áp suất trên tấm đáy trong vùng được giả thiết sẽ được giằng bằng tấm giằng góc

N

x

Hệ số giảm ứng suất

 

X2

Diện tích mặt cắt ngang của mặt cắt dọc của ống lò có chiều dài bằng bước lượn sóng và chiều dầy erf- c

mm²

y

Hệ số được xác định từ Hình 18 bằng cách dùng tỷ số b/a

 

j

Góc giữa đường nối các tâm của 2 cửa mở và trục của thân chính

độ

y

Góc nghiêng giữa hướng của ống nhánh với pháp tuyến của đường chu vi của thân chính.

độ

q

Góc chắn bởi tấm đệm

độ

1.5. Thông tin phải được cung cấp bởi người mua và người chế tạo

1.5.1. Thông tin phải được người mua cung cấp

Người mua cho người chế tạo biết trong thời gian tìm hiểu:

1 1 N/mm2 = 1 MN/m2 = 1 MPa

1 bar = 105 N/m2 = 10Pa.

* Hiện nay theo Luật Lao động là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Xem tiếp: Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước) - phần 2

Xem lại: TCVN 5893-1995 - phần 2

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước) - phần 2

Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước) - phần 2

Bài viết tiếp theo

Van bướm tín hiệu

Van bướm tín hiệu
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call