Chai chứa khí - van chai chứa khí với bộ điều áp bên trong - yêu cầu kỹ thuật và thử kiểu - phần 3
Trang bị cho VIPR thử hai dụng cụ đo được hiệu chuẩn hoặc thiết bị ghi. Điều chỉnh lưu lượng xả cao VIPR bằng van điều chỉnh lưu lượng và đo lưu lượng này bằng lưu lượng kế. Với áp suất đầu vào pw, vận hành cơ cấu điều chỉnh áp suất (nếu được lắp) trên bộ điều áp thử và van điều chỉnh lưu lượng để thu được lưu lượng xả tiêu chuẩn Q1, ở áp suất đầu ra p2, có tính đến sự hiệu chỉnh được cho trong Bảng 2. Đối với VIPR được chỉnh đặt trước, thử nghiệm được bắt đầu ở áp suất đầu vào pw với van điều chỉnh lưu lượng của thiết bị thử được điều chỉnh sao cho VIPR cung cấp lưu lượng xả tiêu chuẩn của nó Q1.
Ghi lại các giá trị của các áp suất đầu vào và đầu ra trong khi áp suất đầu vào thay đổi trong phạm vi pw đến p3. Phải bảo đảm rằng có đủ khí trong nguồn cung cấp khí để hoàn thành thử nghiệm trong một kỳ.
Trong thử nghiệm này nên có một đường cong trơn, đều, tăng lên tới mức tối đa (xem Hình 5) hoặc giảm (xem Hình 6).
Áp suất p5 đối với hệ số không đều i là giá trị cao nhất hoăc thấp nhất của áp suất đầu ra trong quá trình thử trong đó áp suất đầu vào thay đổi từ pw đến p3. Xác định giá trị của hệ số i bằng biểu thức:
CHỈ DẪN
- Bộ điều áp phụ
- Nguồn cung cấp khí
- Xylanh giảm chấn
- Các dụng cụ đo được hiệu chuẩn
- Mẫu thử
- Cơ cấu điều chỉnh áp suất
- Van điều chỉnh lưu lượng của băng thử
- Lưu lượng kế
- Nhiệt kế
a Tối đa 1m
Hình 1 - Ví dụ và lắp đặt thiết bị để đo lưu lượng xả lớn nhất, Qmax
CHỈ DẪN
- Chai chứa khí phụ
- Chai chứa khí đầu tiên
- Các dụng cụ đo được hiệu chuẩn
- Mẫu thử
- Cơ cấu điều chỉnh áp suất
- Van điều chỉnh lưu lượng của băng thử
- Nhiệt kế
- Lưu lượng kế
a Tối đa 1m
Hình 2 - Ví dụ về lắp đặt thiết bị để xác định đặc trưng áp suất
CHỈ DẪN
X Lưu lượng
Y Áp suất đầu ra
a Áp suất đầu vào pw
b Áp suất đầu vào p3
Hình 3 - Đặc tuyến lưu lượng điển hình đối với bộ điều áp điều chỉnh được
CHỈ DẪN
X Lưu lượng
Y Áp suất đầu ra
a Áp suất đầu vào pw
b Áp suất đầu vào p3
Hình 4 - Đặc tuyến lưu lượng điển hình đối với bộ điều áp điều chỉnh trước
CHỈ DẪN
X Lưu lượng
Y Áp suất đầu ra
Hình 5 - Đặc tuyến áp suất tăng điển hình
CHỈ DẪN
X Lưu lượng
Y Áp suất đầu ra
Hình 6 - Đặc tuyến áp suất giảm điển hình
6.7. Phương pháp thử đối với van an toàn
Phải thực hiện thử nghiệm trên một mẫu thử.
Cho một áp suất tăng tác động qua đầu nối ra đến áp suất được cho trong 5.14. Ở áp suất này, van an toàn phải kín, không độ kín. Sau đó áp suất phải được tăng lên tới áp suất mở của van an toàn, phải ghi lại áp suất này. Áp suất phải được tăng tới áp suất pRV = 2 x p2. Ở áp suất này phải đo lưu lượng xả của van an toàn QRV (xem 5.14). Áp suất phải được giảm đi và ghi lại áp suất đóng kín của van an toàn (xem 5.14).
6.8. Duy trì áp suất ở phía áp suất thấp của bộ điều áp
Van điều chỉnh trong VIPR phải được giữ cố định ở vị trí mở. Áp kế, nếu có, phải được thay bằng các nút và đầu ra để trống.
Cho áp suất khí nén pvt tác động vào đầu vào của VIPR thông qua một van cách xa được mở nhanh, van ngắt chính của VIPR ở vị trí mở hoàn toàn.
Nếu VIPR không bị phá hủy, thử nghiệm đáp ứng yêu cầu. Nếu xảy ra sự phá hủy thì không có chi tiết nào được phụt ra. Cho phép thông hơi cho khí thông qua các cơ cấu giảm áp nếu được lắp đặt.
Cảnh báo: Cần có sự bảo vệ thích hợp cho các nhân viên trong quá trình thử nghiệm.
6.9. Phương pháp thử độ bền cơ của lưu lượng kế
Phải thực hiện thử nghiệm này trên một mẫu thử.
Cho một áp suất tăng tác động vào lưu lượng kế tới giá trị 4 x p2. Sau 2 min, kiểm tra để bảo đảm rằng lưu lượng kế không bị phá hủy. Nếu lắp đặt một van an toàn cho lưu lượng kế để giới hạn áp suất dưới 4 x p2 thì lưu lượng kế được xem là tuân theo 5.18.
6.10. Phương pháp thử về độ chính xác của VIPR có lưu lượng kế
Phải thực hiện thử nghiệm này trên một mẫu thử (xem EN13918)
Thử nghiệm độ chính xác của lưu lượng bằng thiết bị được chỉ dẫn trên Hình 1. Lặp lại thử nghiệm này sau khi cho lưu lượng kế tiếp xúc với áp suất đầu vào p3.
6.11. Phương pháp thử về độ chính xác của VIPR có lưu lượng kế và các lỗ định cỡ cố định
Phải thực hiện thử nghiệm trên một mẫu thử (xem EN 13918). Thử nghiệm độ chính xác bằng thiết bị điện chỉ dẫn trên Hình 1.
6.12. Các phương pháp thử về độ kín
6.12.1. Số lượng các mẫu thử
Phải thực hiện thử nghiệm trên ba mẫu thử.
6.12.2. Độ kín bên trong qua cơ cấu ngắt chính
6.12.2.1. Điều kiện
Cơ cấu ngắt chính phải đóng kín theo quy định của nhà sản xuất (ví dụ, momen văn tay 7Nm).
6.12.2.2. VIPR điều chỉnh được
Đo độ kín bên trong ở áp suất đầu vào pvt với bộ điều áp điều chỉnh được mở và đầu ra được mở.
Lặp lại thử nghiệm ở áp suất đầu vào 10 bar. Cuối cùng, lặp lại thử nghiệm ở 0,1 bar đối với các khí độc hại và cháy được và ở 0,5 bar đối với các khí khác.
6.12.2.3. VIPR điều chỉnh đặt trước
Đo độ kín bên trong ở áp suất định mức đầu vào pw.
Lặp lại thử nghiệm ở áp suất đầu vào 10 bar. Cuối cùng, lặp lại thử nghiệm ở 0,1 bar đối với các khí độc hại và cháy được và ở 0,5 bar đối với các khí khác.
6.12.3. Độ kín bên trong qua ty van điều chỉnh
6.12.3.1. Điều kiện
Với cơ cấu ngắt chính được mở, thực hiện thử nghiệm độ kín sau.
6.12.3.2. VIPR điều chỉnh được
Độ kín khí đối với khí quyển phải được thử phù hợp với ISO 9090.
Độ kín khí của cụm van bộ điều chỉnh:
a) Độ kín khí của ty van bộ điều chỉnh được thử ở áp suất đầu vào lớn nhất pw trong 5 min. Van bộ điều chỉnh phải được đóng kín (vít điều chỉnh áp suất được vặn ra an toàn) và đầu ra được mở. Cho phép có một lượng khí thoát ra 0,2 mbarL/min (12 cm3/h).
Xem lại: Chai chứa khí - van chai chứa khí với bộ điều áp bên trong - yêu cầu kỹ thuật và thử kiểu - phần 2
Xem tiếp: Chai chứa khí - van chai chứa khí với bộ điều áp bên trong - yêu cầu kỹ thuật và thử kiểu - phần 4
Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn