Chai chứa khí - chai bằng thép không gỉ, hàn, nạp lại được - phần 2: áp suất thử lớn hơn 6 mpa - phần 4

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 23 phút đọc

Bảng 3 - Các giá trị nhỏ nhất cho các mẫu thử va đập

Giới hạn bền kéo
Rg

≤ 750 MPa

> 750 MPa

Vật liệu

Cơ bản

Mối hàn

Cơ bản

Mối hàn

Năng lượng va đập d/cm2

D > 140mma

45

45

35

35

D ≤ 140 mmb

60

50

50

50

a Thử va đập ngang.

b Thử va đập dọc.

8.6. Kiểm tra thô đại mặt cắt ngang của mối hàn

Kiểm tra thô đại (nhìn bằng mắt thường) mối hàn phải được thực hiện đối với mỗi loại quy trình hàn. Kiểm tra phải chỉ ra sự nóng chảy (ngấu) hoàn toàn và không có bất cứ lỗi sai sót nào về lắp ráp nào hoặc các khuyết tật không chấp nhận được như đã quy định trong A.3.2.

CHÚ THÍCH: Các thép hai pha có cấu trúc vi mô riêng cho nên cần có sự kiểm tra nghiêm ngặt hơn so với các thép không hai pha.

8.7. Kiểm tra và thanh tra

Phải thực hiện các kiểm tra và thanh tra sau cho mỗi lô chai chứa khí.

- Xác nhận rằng đã nhận được chứng chỉ thử lô chai và các chai phù hợp với chứng chỉ.

- Kiểm tra xem các yêu cầu nêu trong các Điều 4, 5 và 6 có được đáp ứng hay không, và đặc biệt là kiểm tra bằng xem xét bên ngoài và bên trong các chai xem kết cấu và các phép kiểm tra do nhà sản xuất thực hiện phù hợp với Điều 6 có được tuân thủ hay không. Kiểm tra bằng mắt phải bao gồm ít nhất là 10 % các chai được đệ trình. Tuy nhiên, nếu tìm thấy một khuyết tật như đã mô tả trong Bảng B.1 thì phải kiểm tra bằng mắt đối với 100 % các chai.

- Thực hiện hoặc chứng kiến các thử nghiệm quy định trong 8.3 (thử kéo), 8.4 (thử uốn), 8.5 (thử va đập) khi có thể thực hiện được, 8.6 (kiểm tra thô đại mặt cắt ngang của mối hàn) và 7.3.1 (thử nổ bằng thủy lực) trên số lượng chai được quy định trong 8.1.

- Đánh giá các kết quả kiểm tra không phá hủy (NED) như đã quy định trong Phụ lục A.

- Kiểm tra xem các yêu cầu về ghi nhãn được đặt ra trong Điều 11 có được đáp ứng hay không.

- Kiểm tra xem thông tin do nhà sản xuất cung cấp có đúng hay không, phải thực hiện các kiểm tra một cách ngẫu nhiên.

9. Thử trên mỗi chai

9.1. Thử áp lực

Phải tiến hành thử áp lực cho mỗi chai. Khi thực hiện phép thử áp lực, phải sử dụng một chất lỏng thích hợp, thường là nước, làm môi trường thử. Nếu dùng nước làm môi trường thử, phải kiểm soát hàm lượng clo để tránh rủi ro dẫn đến ăn mòn.

CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng phép thử áp lực khi nén với điều kiện là phải có các biện pháp để bảo đảm sự vận hành an toàn và chứa bất cứ năng lượng nào có thể bị rỏ rỉ ra, năng lượng này lớn hơn nhiều so với thử bằng thủy lực.

Áp suất trong chai phải được tăng lên ở tốc độ có kiểm soát tới khi đạt được áp suất (ph). Chai phải được giữ ở áp suất ph trong thời gian tối thiểu là 30 s để đảm bảo rằng áp suất không bị sụt giảm và không có biến dạng nhìn thấy được của chai cũng như không có rò rỉ có thể nhìn thấy được.

9.2. Thử độ cứng

Mỗi chai đã nhận được tạo hình nguội hoặc tạo hình ở nhiệt độ thấp phải được thử độ cứng ở giữa phần hình trụ của chai phù hợp với TCVN 256-1 (ISO 6506-1). Phải thực hiện thử độ cứng sau quy trình tạo hình nguội hoặc tạo hình ở nhiệt độ thấp. Các giá trị độ cứng được xác định phải ở trong các giới hạn do nhà sản xuất chai quy định đối với vật liệu và các điều kiện tạo hình nguội hoặc tạo hình ở nhiệt độ thấp được sử dụng trong sản xuất chai chứa khí.

9.3. Thử kín

Khi quá trình sản xuất đã bao gồm phép thử áp lực khi nén như đã nêu trong 9.1, không yêu cầu phải thử kín. Nếu không, mỗi chai phải được thử kín, ví dụ, thử áp lực khí nén thấp hoặc thử kín bằng heli. Không được phép có rò rỉ từ chai chứa khí.

10. Không đáp ứng các yêu cầu thử nghiệm

Trong trường hợp không đáp ứng các yêu cầu thử nghiệm, phải tiến hành thử nghiệm lại như sau:

a) Nếu có bằng chứng về lỗi sai sót trong thực hiện một lần thử hoặc sai số đo, phải tiến hành lần thử nghiệm thêm. Nếu kết quả của thử nghiệm này đáp ứng yêu cầu quy định thì kết quả thử lần đầu tiên phải được bỏ qua.

b) Nếu phép thử đã được thực hiện tốt, không có lỗi sai sót thì phải xác định nguyên nhân của việc không đáp ứng các yêu cầu thử nghiệm;

1) Nếu sự không đáp ứng là do xử lý nhiệt (nếu được áp dụng), nhà sản xuất có thể tiến hành xử lý nhiệt thêm một lần nữa cho tất cả các chai của lô;

2) Nếu sự không đáp ứng không do xử lý nhiệt (nếu được áp dụng) thì tất cả các chai được xác định là có khuyết tật phải được loại bỏ hoặc sửa chữa lại bằng phương pháp được chấp thuận. Các chai được sửa chữa sau đó được xem như một lô mới.

Các chai từ lô được sửa chữa và các chai còn lại từ lô ban đầu phải được xem như hai lô riêng biệt. Trong cả hai trường hợp, lô mới phải kiểm tra và thử nghiệm. Chỉ phải thực hiện lại các thử nghiệm có liên quan để chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn. Nếu một hoặc nhiều thử nghiệm không phù hợp phải loại bỏ tất cả các chai của lô ban đầu.

11. Ghi nhãn

11.1. Việc ghi nhãn phải phù hợp với ISO 13769.

11.2. Không cho phép dập nổi các thành bên của chai chứa khí.

11.3. Khi ghi nhãn trên các đáy của chai, trong thử nổ và thử mỏi phải chứng minh được rằng hư hỏng không bắt đầu trong các nhãn và nhãn có thể đọc được một cách dễ dàng.

12. Chứng chỉ

Mỗi lô chai chứa khí phải có chứng chỉ để báo rằng các chai đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này về tất cả các khía cạnh. Phụ lục C đưa ra các ví dụ về các chứng chỉ thử thiết kế và thử lô sản phẩm.

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

Kiểm tra bằng chụp ảnh tia bức xạ các mối hàn

A.1. Quy định chung

Kiểm tra bằng chụp ảnh tia bức xạ phải tuân theo các kỹ thuật trong ISO 17636.

Ảnh chụp tai bức xạ phải chỉ ra mối hàn có độ ngấu và thấu hoàn toàn và không có các khuyết tật không chấp nhận được (như đã quy định trong Phụ lục B).

Thiết bị kiểm tra phải được vận hành bởi nhân viên được cấp chứng chỉ tối thiểu là ở mức 1 của ISO 20807 và được giám sát bởi nhân việc được cấp chứng chỉ tối thiểu là ở mức 2.

Kiểm tra bằng chụp ảnh tia bức xạ có thể được thay thế bằng chiếu tia bức xạ, hoặc bằng phương pháp thích hợp khác, nếu phương pháp kiểm tra không phá hủy (NDE) áp dụng được thực hiện theo đúng quá trình có thể cung cấp cùng một chất lượng kiểm tra như kiểu tra bằng chụp ảnh tia bức xạ và biên bản kết quả có thể xác minh được.

A.2. Yêu cầu

A.2.1. Kiểm tra bằng chụp ảnh tia bức xạ phải được thực hiện như đã liệt kê trong các Bảng A.1 và A.2 sau khi thử áp lực như trong 9.1.

Bảng A.1 - Các mối hàn dọc

 

Mối hàn giáp mép

Mối hàn nối bằng vấu (mộng)

Tần suất kiểm tra chụp tia bức xạ a

1 %

2%

% chiều dài

100%

100%

Sự giao nhau của mối nối

Tất cả

Tất cả

Vùng phủ chờm của các mối hàn

Tất cả

Tất cả

a Một kiểm tra tại lúc bắt đầu và một kiểm tra tại lúc kết thúc cho mỗi ca và cho mỗi máy.

Bảng A.2 - Các mối hàn theo chu vi

 

Mối hàn giáp mép

Mối hàn nối bằng vấu (mộng)

Tần suất kiểm tra chụp tia bức xạ a

1 %

1 %

% chiều dài

100 %

100%

Sự giao nhau của mối nối

100 %

Tất cả

Vùng phủ chờm của các mối hàn

a Một kiểm tra tại lúc bắt đầu và một kiểm tra tại lúc kết thúc cho mỗi ca sản xuất và cho mỗi máy.

A.2.2. Các mối nối hàn phải được chụp ảnh tia bức xạ đối với các khoảng cách ở bên kia chỗ giao nhau của mỗi mối hàn như đã xác định trên Hình A.1.

A.2.3. Nếu các ảnh chụp tia bức xạ chỉ ra không có các khuyết tật không chấp nhận được và các phép thử lô được thực hiện đạt kết quả tốt thì các chai chứa khí phải được nghiệm thu.

A.2.4. Nếu bất cứ ảnh chụp tia bức xạ nào chỉ ra một khuyết tật không chấp nhận được thì toàn bộ sản phẩm của ca sản xuất có liên quan phải được chụp tia bức xạ 100 % trên tất cả các mối hàn.

Các chai được sản xuất tiếp theo phải được chụp tia bức xạ trên tất cả các mối hàn tới khi nguyên nhân của khuyết tật được xác lập và sửa lại.

Khi sử dụng nhiều hơn một máy hàn cho sản xuất, quy trình trên phải được áp dụng cho từng máy.

A.3. Phát hiện các khuyết tật

A.3.1. Việc đánh giá các ảnh chụp tia bức xạ của mối hàn phải dựa trên cơ sở các phim ban đầu, phù hợp với quy trình kỹ thuật được giới thiệu trong ISO 2504:1973, Điều 6.

A.3.2. Không cho phép có các khuyết tật sau như đã quy định trong TCVN 7472 (ISO 5817):

- Các vết nứt, mối hàn không đạt yêu cầu, hoặc không thấu hoặc không có sự nóng chảy (ngấu) của mối hàn;

- Có lẫn tạp chất kéo dài hoặc nhóm tạp chất tạo thành vòng tròn theo một hàng có chiều dài tương ứng trên chiều dài mối hàn 12 a lớn hơn 6 mm;

- Có bất cứ lỗ rỗ khí nào đo được lớn hơn (a/3) mm;

- Có bất cứ lỗ rỗ khí nào đo được lớn hơn (a/4) mm, là 25 mm hoặc nhỏ hơn so với bất cứ lỗ rỗ khí nào khác;

- Có các lỗ rỗ khí trên bất cứ chiều dài 100 mm nào ở đó tổng diện tích của tất cả các lỗ rỗ khí, tính bằng mm2, lớn hơn 2a.

Kích thước tính bằng milimét

no-image

Hình A.1 - Phạm vi kích thước của chụp ảnh tia bức xạ tại các chỗ giao nhau của mối hàn

 

PHỤ LỤC B

(Quy định)

Mô tả và đánh giá các khuyết tật chế tạo và điều kiện loại bỏ các chai chứa khí bằng thép không gỉ hàn tại thời điểm kiểm tra bằng mắt.

B.1. Lời giới thiệu

Nhiều loại khuyết tật có thể xảy ra trong quá trình chế tạo chai chứa khí bằng thép không gỉ hàn. Các khuyết tật này có thể là khuyết tật về cơ khí hoặc vật liệu, do sử dụng vật liệu cơ bản, quá trình chế tạo, xử lý nhiệt, các nguyên công ghi nhãn và các sự cố khác trong quá trình sản xuất.

Mục đích của Phụ lục này là xác định các khuyết tật trong chế tạo thường hay gặp nhất và đưa ra các chuẩn mực loại bỏ cho người kiểm tra khi thực hiện kiểm tra bằng mắt (quan sát). Tuy nhiên, người kiểm tra cần phải có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực ứng dụng và sự phán đoán tốt để có thể phát hiện, đánh giá và phán xét một khuyết tật tại thời điểm kiểm tra bằng mắt [xem TCVN 7472(ISO 5817)].

B.2. Quy định chung

B.2.1. Phải thực hiện kiểm tra bằng mắt phù hợp với ISO 17637. Điều quan trọng là phải kiểm tra bên trong và bên ngoài bằng mắt trong các điều kiện tốt.

Phải sử dụng các nguồn chiếu sáng thích hợp, có đủ cường độ, ví dụ như tối thiểu là 50 lux.

Bề mặt kim loại và đặc biệt là thành bên trong phải được làm sạch, làm khô và không được có các sản phẩm của sự oxy hóa, ăn mòn và lớp cáu bẩn vì các chất này có thể làm che khuất đi các khuyết tật nghiêm trọng hơn. Khi cần thiết, trước khi kiểm tra bổ sung thêm, bề mặt phải được làm sạch trong các điều kiện có kiểm soát chặt chẽ để không làm hư hỏng chai theo bất cứ cách nào.

Khi việc kiểm tra bằng mắt này được thực hiện sau khi hàn theo chu vi, phải kiểm tra vùng bên trong cổ chai bằng dụng cụ quan sát bên trong, gương kiểm tra răng và dụng cụ thích hợp khác.

B.2.2. Các khuyết tật có thể được sửa chữa phù hợp với Bảng B.1. Phải đảm bảo rằng bắt cứ phương pháp sửa chữa nào được sử dụng sẽ không được lảm giảm đi mức độ an toàn của chai chứa khí. Phải hết sức chú ý để tránh tạo ra các khuyết tật mới. Sau các sửa chữa này, các chai phải được kiểm tra lại và, nếu cần thiết phải kiểm tra lại chiều dày thành.

B.3. Các khuyết tật chế tạo

Các khuyết tật chế tạo thường gặp nhất và các định nghĩa của chúng được liệt kê trong Bảng 1. Các giới hạn loại bỏ cho sửa chữa hoặc loại bỏ được bao gồm trong bảng này. Các giới hạn loại bỏ này đã được xác lập trên cơ sở kinh nghiệm dày dạn trong lĩnh vực sử dụng. Chúng áp dụng cho tất cả các cỡ và kiểu chai và các điều kiện phục vụ. Tuy nhiên, một số điều kiện kỹ thuật của khách hàng, một số kiểu chai hoặc một số điều kiện phục vụ đặc biệt có thể yêu cầu các chuẩn mực nghiêm ngặt hơn.

B.4. Các chai bị loại bỏ

Tất cả các chai bị loại bỏ phải được loại bỏ và không được sử dụng cho bất cứ dịch vụ nào khác.

Xem lại: Chai chứa khí - chai bằng thép không gỉ, hàn, nạp lại được - phần 2: áp suất thử lớn hơn 6 mpa - phần 3

Xem tiếp: Chai chứa khí - chai bằng thép không gỉ, hàn, nạp lại được - phần 2: áp suất thử lớn hơn 6 mpa - phần 5

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước Chai chứa khí - chai bằng thép không gỉ, hàn, nạp lại được - phần 2: áp suất thử lớn hơn 6 mpa - phần 5

Chai chứa khí - chai bằng thép không gỉ, hàn, nạp lại được - phần 2: áp suất thử lớn hơn 6 mpa - phần 5

Bài viết tiếp theo

Van thông hơi

Van thông hơi
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call