Vinamilk chi gần 25 tỷ đồng mỗi ngày cho quảng cáo, khuyến mãi

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 6 phút đọc

07-02-2017

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất năm mới công bố, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Mã CK: VNM) ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong năm 2016 đạt gần 9.364 tỷ đồng, tăng 20,5% so với năm 2015. Doanh thu và lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh đạt lần lượt 46.965 tỷ và 22.336 tỷ đồng, tăng 16,7% và 37,3% so với cùng kỳ.

Có nhiều yếu tố để tác động đến kết quả kinh doanh đã đạt được của Vinamilk, trong đó có công tác bán hàng, quảng cáo nhằm định vị sản phẩm và thương hiệu khi phải cạnh tranh quyết liệt với các đối thủ nước ngoài.

vinamilk-chi-gan-25-ty-dong-moi-ngay-cho-quang-cao-khuyen-mai-500x294_0

Chi phí quảng cáo, tiếp thị của Vinamilk tăng gấp đôi mỗi năm, liên tục trong hai năm gần đây.

Chi phí bán hàng của Vinamilk trong năm 2016 ghi nhận mức tăng gần 72%, đạt 10.759 tỷ đồng. Hai khoản chi lớn nhất là quảng cáo - nghiên cứu thị trường và chi phí dịch vụ khuyến mãi - trưng bày - giới thiệu sản phẩm. Mức tăng là gần gấp đôi so với năm 2015.

Cụ thể, Vinamilk đã chi ra 2.074,5 tỷ đồng cho chi phí quảng cáo, nghiên cứu thị trường và hơn 6.947 tỷ đồng cho chi phí dịch vụ khuyến mãi, trưng bày, giới thiệu sản phẩm. Tương đương khoảng 25 tỷ đồng mỗi ngày.

Thực tế, doanh nghiệp sữa hàng đầu Việt Nam bắt đầu chi mạnh hơn cho quảng cáo và tiếp thị sản phẩm kể từ năm 2015, khi quy định về mức trần chi phí được trừ để tính thu nhập chịu thuế đối với các khoản chi cho quảng cáo, tiếp thị được dỡ bỏ. Tổng ngân sách dành cho quảng cáo và tiếp thị năm 2015 của Vinamilk đạt hơn 4.600 tỷ đồng, hơn gấp đôi so với số tiền đã chi ra trong năm 2014.

Trước đó, các khoản chi cho quảng cáo và tiếp thị muốn được loại trừ khi tính thu nhập chịu thuế với các doanh nghiệp, chỉ được giới hạn trong khoảng 15% tổng chi phí (mức giới hạn trước đó thậm chí còn là 10%).

Vấn đề này từng được nhiều doanh nghiệp lớn đánh giá là rào cản tạo ra khó khăn trong việc xây dựng, định vị thương hiệu, làm giảm yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh mở cửa thị trường, với sự xuất hiện của nhiều đối thủ nước ngoài.

Đẩy mạnh quảng cáo nhưng ở chiều ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty trong năm 2016 được cắt giảm gần 15% còn 1.053 tỷ đồng. Trong đó, chi phí cho nhân viên giảm 41% chỉ còn 373 tỷ đồng. 2016 cũng là năm Vinamilk chi trả cổ tức tăng mạnh (tăng 21% so với 2015) với gần 7.238,5 tỷ đồng. 

Cổ đông lớn nhất của Vinamilk - Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) (sở hữu 39,33% vốn điều lệ) nhận về hơn 3.246 tỷ đồng cổ tức. Lương và các quyền lợi gộp cho các thành viên Hội đồng quản trị và ban điều hành là người của SCIC đạt gần 91 tỷ đồng, tăng gần 36%.

Liên tục từ cuối năm 2016, F&N Dairy Investments thuộc tập đoàn đồ uống Singapore F&N của tỷ phú Thái Lan - Charoen Sirivadhanabhakdi và cũng là cổ đông lớn thứ hai tại Vinamilk đã liên tục đăng ký mua nhằm gia tăng sở hữu tại doanh nghiệp. 

Sau khi mua hơn 16,5 triệu cổ phần Vinamilk trước Tết, F&N Dairy Investments đã tiếp tục đăng ký mua gần 22 triệu cổ phiếu trong tháng 2/2017, nhằm gia tăng sở hữu lên 16,29%.

Trước đó, F&N Dairy Investments cũng là một trong hai công ty thuộc tập đoàn đồ uống Singapore F&N đã chi ra hơn 5.600 tỷ đồng để sở hữu hơn 39 triệu cổ phiếu khi SCIC thoái vốn đợt đầu tại doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam.

Nguồn: HONTO sưu tầm từ internet./.

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước Tổng thầu Hàn Quốc chịu trách nhiệm khắc phục sự cố cháy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4

Tổng thầu Hàn Quốc chịu trách nhiệm khắc phục sự cố cháy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4

Bài viết tiếp theo

Keystone Butterfly Valve

Keystone Butterfly Valve
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call