TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 11

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 13 phút đọc

5.1.3.2. Bồn chứa chất lỏng chính và phụ

Các hệ số an toàn riêng phần của bồn chứa chính và phụ của bể chứa đơn, kép, bể chứa tổ hợp (full containment tanks) phải được điều chỉnh phù hợp với Bảng 5.

CHÚ THÍCH: Các hệ số tải trọng riêng phần và các hệ số vật liệu được điều chỉnh để đạt được chiều dày của vỏ bằng với chiều dày được sử dụng trong lý thuyết ứng suất cho phép.

Bảng 5 - Các hệ số tải trọng riêng phần và hệ số vật liệu của thép loại I, II, III và IV

Các điều kiện làm việc

Các điều kiện thử nghiệm

gF

gM

gF

gM

1,36

a ≥ 1,57

1,10

a < 1,57

1,72/a

1,06

a 1,42

1,11

a < 1,42

1,57/a

CHÚ THÍCH: a là tỷ số fu/fy.

Trong đó:

gF là hệ số riêng phần cho các tác động;

gM là hệ số cho cường độ vật liệu;

fu là giá trị nhỏ hơn trong 2 giá trị: giới hạn bền chịu kéo của thép hoặc của vật liệu hàn;

fy là giá trị nhỏ hơn trong 2 giá trị: giới hạn chảy của thép hoặc của vật liệu để hàn.

5.2. Bồn chứa chất lỏng chính và phụ

5.2.1. Bể chứa đơn, đôi và bể chứa tổ hợp

5.2.1.1. Đáy bể

5.2.1.1.1. Tấm hình khuyên ở đáy

Chiều dày tối thiểu của các tấm hình khuyên (không bao gồm phần bổ sung ăn mòn), ea, được tính theo công thức sau:

ea = (3,0 + e1/3), nhưng không được nhỏ hơn 8 mm

Trong đó

e1 là chiều dày của vỏ ở đáy, tính theo milimet (mm).

Khoảng cách tối thiểu giữa mép của tấm lót đáy và mặt trong vỏ bể, la được chỉ ra trong Hình 1c. Ia được xác định theo một trong hai cách sau, lấy giá trị lớn hơn:

  1. a) Theo công thức sau đây:

8-127x82_0

Trong đó:

ea là chiều dày của tấm hình khuyên, tính theo milimet (mm);

H là độ cao chất lỏng thiết kế tối đa, tính theo mét (m).

  1. b) 500 mm.

Các yêu cầu bổ sung sau đây phải được tuân thủ:

- Các mối nối hướng tâm giữa các tấm hình khuyên phải được hàn giáp mép;

- Liên kết giữa vỏ bể và tấm hình khuyên phải là:

+ Hàn giáp mép; hoặc

+ Hàn góc ở cả hai mặt trong/ngoài của vỏ bể, mối hàn có kích thước cạnh tối đa là 12 mm. Kích thước cạnh tối thiểu là giá trị nhỏ hơn của chiều dày vỏ bể hoặc chiều dày tấm hình khuyên; hoặc

+ Hàn rãnh kết hợp góc đối với tấm hình khuyên dày hơn 12 mm. Độ sâu của rãnh cộng với cạnh mối hàn góc phải bằng với chiều dày tấm hình khuyên;

- Các mối nối theo phương đường kính giữa các tấm hình khuyên không được phép đặt trong khoảng 300 mm tính từ bất kỳ mối hàn dọc nào trên vỏ bể;

- Khoảng cách tối thiểu tính từ mặt ngoài của vỏ bể đến mép ngoài của tấm hình khuyên phải là 50 mm.

CHÚ THÍCH: Độ rộng và chiều dày của tấm hình khuyên có thể ảnh hưởng bởi tác động địa chấn.

5.2.1.1.2. Các tấm ở giữa đáy bể

Chiều dày tối thiểu của tấm đáy bể (không bao gồm phần bổ sung ăn mòn) phải là 5 mm.

Các yêu cầu sau phải được tuân thủ:

- Chiều dài tối thiểu mép thẳng của tấm đáy ở rìa bể (sketch plate) là 500 mm;

- Các tấm đáy phải được hàn góc hay hàn giáp mép;

- Các mối nối chồng phải có khoảng chồng tối thiểu bằng năm lần chiều dày của tấm;

- Các mối hàn góc phải có ít nhất hai lớp hàn;

- Các tấm đáy phải được ghép chồng trên đầu của tấm hình khuyên. Khoảng ghép chồng nhỏ nhất phải là 60 mm;

- Các mối hàn giáp mép cho tấm đáy phải được hàn ở cả hai phía, hay ở một phía có sử dụng tấm đệm;

- Khoảng cách tối thiểu giữa các mối hàn nối ba tấm phải là 300 mm.

Trong trường hợp các tấm gia cố được lắp đặt dưới đáy, phải sử dụng các mối hàn góc liên tục.

Thiết kế và chi tiết cho đáy bể và tấm hình khuyên phải phù hợp với Hình 1.

5.2.1.2. Vỏ bể

5.2.1.2.1. Chiều dày tối thiểu của tấm vỏ bể

Chiều dày tối thiểu của tấm vỏ bể phải tuân theo Bảng 6.

Bảng 6 - Chiều dày tối thiểu của tấm vỏ

Đường kính bể, D

m

Chiều dày tối thiểu

mm

D ≤ 10

10 < D ≤ 30

30 < D ≤ 60

60 < D

5

6

8

10

CHÚ THÍCH: Các yêu cầu về chiều dày tối thiểu là cần thiết cho mục đích xây dựng, và có thể bao gồm cả dung sai ăn mòn, vỏ bể được tính toán đảm bảo an toàn trong điều kiện ăn mòn.

9-337x229_0

a) Với tấm hình khuyên ở đường bao ngoài

10-310x121_0

b) Mặt cắt A-A, hàn chờm tấm đáy bể

11-538x200_0

CHÚ DẪN:

1. Vỏ bể

2. Tấm hình khuyên

3. Tấm lót đáy

4. Tấm lót

Hình 1 - Thiết kế đáy bể điển hình

5.2.1.2.2. Chiều dày tấm vỏ bể

Chiều dày tấm vỏ phải là giá trị lớn nhất trong các giá trị et hoặc e hoặc chiều dày tối thiểu.

  1. a) Trong các điều kiện làm việc:

12-265x64_0

Trong đó:

c là dung sai ăn mòn, tính theo milimet (mm);

D là đường kính trong của bể, tính theo mét (m);

e là chiều dày của tấm theo tính toán, tính theo milimet (mm);

H là chiều cao tính từ đáy của hàng đang được xem xét cho đến mực chất lỏng thiết kế tối đa, tính theo mét (m);

P là áp suất thiết kế, tính theo milibar (mbar). Lấy giá trị “không’’ cho trường hợp bể chứa trong mở nắp;

S là ứng suất thiết kế cho phép, tính theo megapascal (MPa);

W là tỷ trọng tối đa của chất lỏng trong điều kiện tồn chứa, tính theo kiligam trên lít (kg/L).

  1. b) Trong điều kiện thử thủy tĩnh:

13-266x74_0

Trong đó:

D là đường kính trong của bể, tính theo mét (m);

et là chiều dày của tấm theo tính toán, tính theo milimet (mm);

Ht là chiều cao tính từ đáy của hàng đang được xem xét cho đến mực chất lỏng thử nghiệm, tính theo mét (m);

Pt là áp suất thử nghiệm, tính theo milibar (mbar). Lấy giá trị “không” cho trường hợp bể chứa bên trong có nắp hở;

St là ứng suất cho phép trong điều kiện thử nghiệm, tính theo megapascal (MPa);

Wt là tỷ trọng tối đa của chất lỏng thử nghiệm (có thể là nước), tính theo kiligam trên lít (kg/L).

Không được phép chọn chiều dày thiết kế bất kỳ hàng nào mỏng hơn hàng ở trên nó, không phân biệt vật liệu chế tạo hàng, ngoại trừ khu vực chịu nén.

Xem lại: TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 10

Xem tiếp: TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 12

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 12

TCVN 8615-2:2010 - PHẦN 12

Bài viết tiếp theo

Van bướm là gì

Van bướm là gì
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call