Chai chứa khí di động - van chai đặc tính kỹ thuật và thử kiểu - phần 4

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 15 phút đọc

no-image

Chú dẫn

1 - Bi thép cứng đường kính 13 mm

2 - Vật cố định hoặc chai chứa

3 - Van

4 - Quả dọi

a - Trục dọc

Hình A.1 – Thử va đập

 

PHỤ LỤC B

(tham khảo)

VÍ DỤ TRÌNH TỰ THỬ

Bảng B.1 trình bày một ví dụ về trình tự thử cho một thiết kế van thử với đặc tính kỹ thuật vật liệu vòng chữ O khác nhau và ba đặc tính kỹ thuật đầu ra khác nhau.

Đặc tính kỹ thuật của vòng O như sau:

a) Sử dụng với O2 – flocacbon (FKM);

b) Sử dụng với C2H2 – etylen propylen (EPDM);

c) Sử dụng với N2 – cao su nitril (NBR).

Bảng B.1 – Trình tự thử để phê duyệt kiểu (thiết kế cơ bản cộng với hai kiểu biến thể)

Thiết kế cơ bản sử dụng với O2

Kiểu sử dụng chai C2H2 với mối nối đầu ra khác nhau

Kiểu sử dụng chai N2 với mối nối đầu ra khác nhau

Trình tự thử

Van mẫu số

Trình tự thử

Van mẫu số

Trình tự thử

Van mẫu số

1

1

-

-

-

-

2

8 và 9

-

-

-

-

3

2 và 3

3

4a và 5a

3

4b và 5b

4

2 và 3

4

4a và 5a

4

4b và 5b

5

2 và 3

5

4a và 5a

5

4b và 5b

6

2 và 3

6

4a và 5a

6

4b và 5b

7

2 và 3

7

4a và 5a

7

4b và 5b

8

2 và 3

8

4a và 5a

8

4b và 5b

9

2 và 3

9

4a và 5a

9

 

10

2

-

-

-

-

Cộng thử tăng áp oxy

10 n, 11n và 12n

Cộng thử lửa tạt lại của axetylen

10 m, 11m và 12m

-

-

 

PHỤ LỤC C

(quy định)

THỬ ĐỘ BỀN

C.1. Van thử

Van thử phải ở nhiệt độ phòng (trong phạm vi 15oC và 30oC). Các van được hóa già trước theo quy trình được quy định trong Bảng 1 (trình tự 4).

C.2. Môi trường thử

Thử độ bền được tiến hành với không khí khô hoặc nitơ được lọc qua nhỏ nhất 20 mm và ở một điểm sương thấp hơn – 40oC ở áp suất khí quyển.

Nếu sử dụng nitơ cần lưu ý đến mối nguy hiểm làm ngạt thở nếu xảy ra rò rỉ lớn.

Không được tiến hành phép thử trong bề mặt nước hoặc môi chất lỏng khác.

C.3. Máy thử

C.3.1. Thiết bị

Hình C.1 thể hiện sự lắp đặt điển hình một thiết bị điều khiển bằng máy tính.

C.3.2. Tốc độ và sử dụng mômen quay

Máy thử phải có khả năng mở và đóng van thử ở tốc độ giữa 10 vòng/min và 30 vòng/min).

Khi kết thúc phần đóng của chu kỳ thử, mômen quay quá mức do tác động không được lớn hơn 10% trị số đã định.

C.3.3. Sự thẳng hàng

Van và trục máy phải thẳng hàng sao cho không có tải trọng mặt bên hoặc dọc trục đáng kể nào được đặt lên van trong quá trình thử.

C.3.4. Hiệu chuẩn

Hiệu chuẩn máy phải được kiểm tra xác nhận trước khi mua và sau khi hoàn thành từng phép thử độ bền.

C.4. Chu kỳ thử

C.4.1. Hành trình thử của độ bền

Van thử phải được quay vòng theo chu kỳ qua toàn bộ hành trình của nó trừ khi trục không tới được gần hơn 45o so với vị trí mở hoàn toàn. Điều đó đảm bảo rằng máy thử không đặt mômen quay lên vị trí mở hoàn toàn.

C.4.2. Thử độ bền

Phép thử này được tiến hành ở nhiệt độ phòng (trong phạm vi 15oC và 30oC) (xem Bảng 1).

Thử độ bền lâu với chu kỳ 2000 lần được tiến hành với mômen quay được quy định trong 6.10 với dung sai ± 5% chỉ trong hướng đóng. Đầu vào của van phải chịu áp lực trong toàn bộ phép thử đến pvt như được định nghĩa trong 3.2 và 3.3.

Đầu ra của van được nối với cơ cấu thông hơi luôn luôn đóng trong khoảng thời gian đóng và mở của chu kỳ thử.

Sau khi van đóng, đầu ra của van phải phải được thông tới áp suất khí quyển bằng cách mở cơ cấu thông hơi. Ngay khi đạt áp suất khí quyển, phải đóng cơ cấu thông hơi và phải đo kiểm tra áp suất đầu ra, nó không được lớn hơn 1% so với p­vt ngay trước khi bắt đầu chu kỳ tiếp theo.

Phải dừng lại ít nhất 6 s ở từng vị trí mở hoàn toàn và đóng hoàn toàn của van thử.

Tốc độ thời gian trung bình không được nhiều hơn ba chu kỳ trong một phút và không ít hơn một chu kỳ trong một phút đối với thời gian thử. Bất kỳ sự dừng lại nào lâu hơn 5 min trong thời gian của phép thử 2000 chu kỳ phải được ghi lại trong báo cáo thử.

C.4.3. Báo cáo thử

Chu kỳ phải được lập báo cáo (như minh họa bằng đồ thị, xem Hình C.2).

C.5. Phép đo sau khi thử độ bền

Các phép thử quy định trong Bảng 1, trình tự thử 6, 7 và 8 phải được thực hiện toàn bộ. Đối với các phép thử này, mômen quay sử dụng trong phép thử độ bền không được vượt quá mức.

Sau đó van thử phải được kiểm tra phù hợp với trình tự 9.

no-image

a) Vị trí đóng

no-image

b) Vị trí mở

Chú dẫn

1 - Động cơ điện DC với bộ phận truyền momen quay

2 - Adaptor (bộ nối chuyển)

3.4 - Cấp môi chất thử

5 - Màn hình hiển thị

6 - Thiết bị truyền áp suất

7 - Van thông hơi đóng/mở/đóng

8, 10 - Đầu ra

9 - Van thông hơi : đóng

a Từ pvt đến áp suất khí quyển

Hình C.1 – Sự bố trí điển hình của thiết bị điều khiển bằng vi tính

Hình C.2 – Sơ đồ thể hiện một chu kỳ điển hình đối với phép thử độ bền

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 6872 (ISO 11117), Chai chứa khí – Mũ và nắp bảo vệ van – Thiết kế; kết cấu và thử nghiệm

.[2] TCVN 6874-1 (ISO 11114-1) Chai chứa khí di động – Xác định tính tương thích của vật liệu làm chai chứa và làm van với khí chứa – Phần 2: Vật liệu kim loại.

[3] TCVN 6874-2 (ISO 11114-2) Chai chứa khí di động – Xác định tính tương thích của vật liệu làm chai chứa và làm van với khí chứa – Phần 1: Vật liệu phi kim loại.

[4] TCVN 6874-3 (ISO 11114-3) Chai chứa khí di động – Xác định tính tương thích của vật liệu

làm chai chứa và làm van với khí chứa – Phần 3 – Thử độ tự bốc cháy trong khí oxy.

[5] TCVN 7389 (ISO 13341),  Chai chứa khí di động – Lắp van vào chai chứa khí.

[6] TCVN 7915 (ISO 4126) (tất cả các phần), Thiết bị an toàn chống quá áp.

[7] TCVN 9316-1 (ISO 13363-1) Chai chứa khí-Ren côn 17E và 25E để nối van vào chai chứa khí – Phần 1: Đặc tính kỹ thuật.

[8] TCVN 9316-2 (ISO 13363-2) Chai chứa khí-Ren côn 17E và 25E để nối van vào chai chứa khí – Phần 2: Calip nghiệm thu.

[9] TCVN 9312 (ISO 14245), Chai chứa khí – Đặc tính kỹ thuật và thử nghiệm van chai LPG tự khóa

[10] TCVN 9313 (ISO 15995), Chai chứa khí – Đặc tính kỹ thuật và thử van chai LPG vận hành bằng tay.

[11] TCVN 9314 (ISO 15996), Chai chứa khí – Van áp suất dư – Yêu cầu chung và thử kiểu

[12] TCVN 9315 (ISO 22435), Chai chứa khí – Van chai chứa khí với bộ điều áp bên trong – Yêu cầu kỹ thuật và thử kiểu.

[13] ISO/Tr 7470, Valve outlets for gas cylinders – List of provisions which are either standardized or in use.

[14] ISO 11622, Gas cylinders – Conditions for filling gas cylinders (Chai chứa khí – Điều kiện nạp chai chứa khí).

[15] ISO 14246, Transportable gas cylinders – Gas cylinders valves – Manufacturing tests and inspections (Chai chứa khí di động – Van chai chứa khí – Thử và kiểm tra trong sản xuất).

[16] ISO 5245-1, Gas cylinders – Parallel threads for connection of valves to gas cylinders – Part 1: Specification (Chai chứa khí – Ren trụ để nối van vào chai chứa khí – Phần 1: Đặc tính kỹ thuật).

[17] ISO 21011, Cryogenic vessels – Valves for cryogenic service (Chai chứa khí lạnh – Van dùng cho sử dụng khí lạnh)

[18] EN 144-1, Respiratory protective devices – Gas cylinder valves – Part 1: Thread connection for insert connector (Thiết bị bảo vệ hô hấp – Van chai chứa khí – Phần 1: Mối nối ren dùng cho nối ống lót).

 [19] EN 144-2, Respiratory protective devices – Gas cylinder vavles – Part 2: Outlet connections connector (Thiết bị bảo vệ hô hấp - Van chai chứa khí - Phần 2: Mối nối đầu ra)

[20] EN 144-3, Respiratory protective devices – Gas cylinder vavles – Part 3: Outlet connections for diving gases Nitrox and oxygen (Thiết bị bảo vệ hô hấp - Van chai chứa khí - Phần 3: Mối nối đầu ra dùng cho khí lặn nitrox và oxy)

[21] EN 738-3, Pressure regulators for use with medical gases – Part 3: Pressure regulators intergrated with cylinder valves (Bộ điều áp dùng cho khi y tế – Phần 3: Bộ điều áp hợp nhất với van chai chứa)

[22] EN 13152, Specification and testing of LPG cylinders valves – Self closing (Đặc tính kỹ thuật và phương pháp thử van chai chứa LPG – Van tự đóng)

[23] EN 13153, Specification and testing of LPG cylinders valves – Manually operated closing (Đặc tính kỹ thuật và phương pháp thử van chai chứa LPG – Van vận hành bằng tay)

[24] EN 14513, Transportable gas cylinders – Bursting disc pressure relief devices (excluding acetylene gas cylinders) (Chai chứa khí di động – Thiết bị giảm áp suất nổ (trừ chai chứa khí axetylen).

Xem lại: Chai chứa khí di động - van chai đặc tính kỹ thuật và thử kiểu - phần 3

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước TCVN 6874-4:2013 - phần 1

TCVN 6874-4:2013 - phần 1

Bài viết tiếp theo

Van bướm tín hiệu

Van bướm tín hiệu
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call