Chai chứa khí di động - van chai đặc tính kỹ thuật và thử kiểu - phần 3

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 20 phút đọc

6.11. Thử độ kín

6.11.1. Quy định chung

Mỗi trình tự thử độ kín trong và ngoài phải bao gồm một dãy phép thử ở bốn mức điều chỉnh áp suất nêu trong Bảng 2.

Phải duy trì áp suất thử không ít hơn 1 min.

Bảng 2 – Áp suất thử đối với thử độ kín

Trình tự thử áp suất

Áp suất thử đối với thử độ kín

1

Chân không (5 x 10-3 bar) nếu yêu cầu

2

0,1 bar đối với khí độc và dễ cháy; 0,5 bar đối với tất cả các khí khác

3

10 bar đối với tất cả các khí

4

Pvt (xem 6.6)

6.11.2. Độ kín trong

Độ kín trong phải được xác định có liên quan đến mômen quay đóng van cho từng van của 5 hoặc nhiều hơn 5 van mẫu [xem 6.3b)] phù hợp với quy trình sau:

a) Để trống chỗ nối đầu ra của van;

b) Tháo cơ cấu giảm áp (nếu được lắp) và làm kín lỗ;

c) Mở van;

d) Đặt áp suất quy định ở đầu vào của van;

e) Đóng van tới mômen quay yêu cầu. Đặc biệt quan trọng là van màng bị nén khi đóng van

f) Mở chỗ nối đầu ra của van;

g) Chờ ít nhất 1 min trước khi đo tốc độ rò rỉ mặt tựa van;

h) Nếu tốc độ rò rỉ không chấp nhận được (xem 4.8), lặp lại trình tự thử ở một mômen quay đóng van cao hơn.

Trình tự này phải được lặp lại đối với từng áp suất thử cho trong Bảng 2.

6.11.3. Độ kín ngoài

Độ kín ngoài được xác định cho từng van của 5 hoặc nhiều hơn 5 van mẫu [xem 6.3b)] theo quy trình sau:

a) Để trống một đầu vào hoặc ra của van;

b) Tháo cơ cấu giảm áp an toàn (nếu được lắp) và làm kín lỗ;

c) Mở hoàn toàn van;

d) Duy trì áp suất quy định qua các lỗ khác;

e) Đo tốc độ rò rỉ;

f) Đóng một phần van;

g) Đo tốc độ rò rỉ;

Nếu có yêu cầu, thao tác f) và thao tác g) có thể được lặp lại đối với các lần đóng van từng phần khác nhau.

Đối với trình tự thử 7 của Bảng 1, tiến hành ở ()oC, tốc độ rò rỉ ngoài phải được đo trong khi quay tay vặn.

6.12. Thử độ bền lâu

Thử độ bền lâu với 2000 chu kỳ, bao gồm mở và đóng hoàn toàn van, được tiến hành ở pvt­ (xem Phụ lục C).

Sau mỗi lần đóng, áp suất sau mặt tựa phải giảm đến áp suất khí quyển. Phải có sự tạm dừng ít nhất 6 s ở từng vị trí đóng hoàn toàn và mở hoàn toàn.

Cần phải lưu ý để đảm bảo rằng, trong khi thử, ma sát không làm cho nhiệt độ của van vượt đáng kể nhiệt độ quy định trong Bảng 1.

Đối với van có tay vặn đường kính 65 mm hoặc lớn hơn, mômen quay đóng van dùng trong quá trình thử là 7 N.m. Không được tác dụng mômen vượt quá ở vị trí mở hoàn toàn.

Đối với van vận hành bằng chìa hoặc van màng xếp yêu cầu mômen quay đóng van nhỏ nhất (
Tc) lớn hơn 7 N.m, mômen quay được sử dụng khi thử bằng 1,5 X Tc.

Đối với các van có tay vặn nhỏ (nhỏ hơn 65 mm), dùng mômen quay đóng van nhỏ nhất hơn 7 N.m, mômen quay được sử dụng khi thử phải bằng ít nhất hai lần mômen quay nhỏ nhất nhưng không nhỏ hơn D x (7/65), trong đó D là đường kính tay vặn tính bằng milimet, chịu một momen lớn nhất 7 N.m.

Đối với tất cả các phép thử tiếp theo, không được dùng mômen quay vượt quá momen quay đã sử dụng trong phép thử độ bền.

Đối với van được trang bị bộ dẫn động, phép thử sẽ được hướng dẫn bằng cách sử dụng thông số do nhà sản xuất khuyến cáo, như là áp suất vận hành, điện áp cung cấp.

Khi đã hoàn thành thử độ bền và các phép thử độ kín tiếp theo, các chi tiết làm kín như màng, ống xếp và vòng đệm chữ O phải được kiểm tra bằng mắt để xem có bị mòn hay hư hỏng và phải ghi lại những phát hiện của đợt kiểm tra này.

6.13. Thử trong lửa

Cơ cấu vận hành của van mẫu (như tay vặn) được đặt 1 min trong ngọn lửa có chiều dài 150 mm được tạo bởi ống thổi LPG, sao cho ngọn lửa đạt tới nhiệt độ điển hình từ 800oC đến 1000oC. Cơ cấu vận hành này phải được ngọn lửa bao bọc hoàn toàn.

Dù cơ cấu vận hành có thể bị hư hỏng trong khi thử, van phải có thể đóng bằng tay sau khi làm nguội.

6.14. Sự thử tăng áp suất oxy

Phép thử này được tiến hành đối với các van được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực mà khí hoặc hỗn hợp khí có khả năng oxy hóa lớn hơn không khí (xác định khả năng oxy hóa xem TCVN 6550 (ISO 10156). Đối với tất cả các loại van phải tiến hành thử tăng áp suất bằng oxy hóa tinh khiết.

Mục đích của phép thử này là kiểm tra xem van có chịu đựng được an toàn khi có sự tăng áp oxy.

Phải thử ba van mẫu, số 10, 11 và 12 trong điều kiện “như khi nhận” hoặc được bôi trơn nếu dầu chất bôi trơn được sử dụng cho các van này.

Trước khi thử, phải kiểm tra việc lắp đặt phép thử mồi cháy đối với sự tăng áp yêu cầu (ví dụ về lắp đặt thử nghiệm và đặc tính của chu kỳ áp suất, xem Hình 4 và Hình 5). Đối với các van thử này, tại phía cuối ống đồng (hoặc vật liệu kim loại khác bền oxy) dài 1 m, được lắp đặt một đồng hồ đo áp suất chính xác.

Áp suất lớn nhất ở đầu cùng của ống (được đo bằng đồng hồ đo áp suất và được ghi lại trên máy đo dao động) phải đạt khoảng () ms (thời gian cần để đạt tới pvt bắt đầu từ áp suất khí quyển).

Không quy định thời gian ổn định ở pvt nhưng không được nhỏ hơn 3 s. Trước khi có sự tăng áp tiếp theo trong hệ thống (van mẫu và ống đồng) phải giảm xuống áp suất khí quyển. Không quy định thời gian ổn định ở áp suất khí quyển nhưng không được nhỏ hơn 3 s.

Thời gian tổng của chu kỳ áp suất phải là 30 s, như thể hiện trên Hình 5. Thời gian tổng là thời gian giữa lúc bắt đầu của hai lần tăng áp liên tiếp.

Để hiệu chỉnh, sử dụng oxy được nung nóng ở (60 ± 3)oC.

Chất lượng oxy phải đạt:

- Độ tinh khiết nhỏ nhất 99,5 % (thể tích);

- Hàm lượng hydrocacbon < 0,01 % (thể tích).

Từng phép thử được tiến hành như sau:

a) Cung cấp oxy ở nhiệt độ (60 ± 3)oC, trực tiếp vào chỗ nối của van được thử, bằng ống đồng có đường kính trong 5 mm và chiều dài 1 mm. Vật liệu quy định và kích thước của ống cần thiết để đảm bảo đạt được năng lượng quy định đưa vào van thử.

b) tiến hành hai trình tự thử được quy định trong Bảng 3. Van thử phải ở nhiệt độ phòng tại điểm xuất phát của trình tự.

Bảng 3 – Trình tự thử

Trình tự thử

Cơ chế vận hành

Mối nối với chai chứa

1

Đóng

Mở

2

Mở

Được bịt kín bằng nút kim loại có ren

c) Oxy được nung sấy nóng đến (60 ± 3)oC trong lò nung sơ bộ oxy. Dòng oxy tới van mẫu thử phải được kiểm soát bằng van mở nhanh (xem Hình 4). Phép thử bao gồm đưa van mẫu vào 20 chu kỳ áp suất từ áp suất khí quyển đến áp suất thử van (p­vt­) (xem Hình 5).

Sau khi thử, tháo van mẫu và kiểm tra kỹ lưỡng, kể cả kiểm tra độ kín của các chi tiết phi kim loại. Không được có bất kỳ vết mồi cháy nào.

Kích thước tính bằng milimét

no-image

Chú dẫn

1 - Van vào

4 - Van mở nhanh

8 - Áp kế

2 - Thiết bị nung sơ bộ (bể nước nung bằng điện)

5 - Ống

9 - Nhiệt kế

3 - Bình oxy áp suất cao

7 - Van giảm áp

11 - Bộ điều nhiệt

Hình 4 – Ví dụ về lắp đặt phép thử sự tăng áp suất

no-image

Chú dẫn

X thời gian

Y áp suất

a thời gian nghỉ

Hình 5 – Đặc tính chu kỳ áp suất

6.15. Thử lửa tạt lại của axetylen

Phép thử này dùng cho van làm việc với axetylen.

Mục đích của phép thử này là xác định xem van mẫu có khả năng chịu được lửa tạt lại của axetylen hay không. Sau khi thử lửa tạt lại, phải đóng được van.

Khi van mẫu được lắp cơ cấu giảm áp, cơ cấu này phải được đóng để thử.

Chai axetylen dùng cho phép thử, phải có thể tích trống khoảng 150 cm3 ở phía đầu chai.

Van mẫu phải được vặn vào chai axetylen có dung tích nước 5 L (có chất xốp và dung môi). Không lắp lưới lọc vào chai hoặc vào van.

Chai được nạp ít nhất một nửa lượng axetylen cho phép nạp lớn nhất. Ống mồi cháy thể tích 30 cm3 được nối với hộp đầu ra (xem Hình 6). Ống mồi cháy này phải khóa ở một đầu bằng đĩa nổ có áp suất lớn nhất là 40 bar. Sự phân hủy axetylen lan truyền trong chai do đó làm tăng áp suất, dẫn đến sự nổ, vỡ đĩa nổ và dòng các khí phân hủy nóng bỏng thoát ra khỏi van.

Sau 30 s khóa van mẫu từ một khoảng cách an toàn (nghĩa là bằng điều khiển từ xa).

Chai được để cho đến khi ổn định (khoảng 24 h). Sau đó kiểm tra độ kín trong của van và tốc độ rò rỉ không được vượt quá 50 cm3/h.

no-image

Chú dẫn

1 - Thiết bị đóng hoạt động từ xa

2 - Van mẫu

3 - Chai axetylen

4 - Nhiệt kế

5 - Ống mồi cháy

6 - Đĩa nổ

7 - Dây constantan (Hợp kim Ni-Cu)

8 - Chất xốp

a - Thể tích khoảng 30 cm3

b - Thể tích khoảng 150 cm3

Hình 6 – Ví dụ của thiết bị thử lửa tạt lại của axetylen

6. Ghi nhãn

Van chai chứa khí phải được ghi nhãn bền lâu và dễ đọc với nội dung sau:

a) Số hiệu của tiêu chuẩn này;

b) Ký hiệu của người sản xuất;

c) Tháng (hoặc tuần), năm sản xuất;

d) Dấu hiệu nhận biết mối nối đầu vào của van;

e) Dấu hiệu nhận biết mối nối đầu ra của van nếu chưa được yêu cầu bởi mối nối đầu ra liên quan.

Đối với các van đáp ứng yêu cầu 4.6.2, tổng khối lượng bao gói cho phép lớn nhất đối với van đã được phép thử phải được ghi trên nhãn (ví dụ 70 kg).

Có thể yêu cầu ghi nhãn bổ sung đối với van dùng trong thiết bị y tế và các thiết bị thở hoặc yêu cầu cao hơn.

 

PHỤ LỤC A

(quy định)

THỬ VA ĐẬP VAN

Trong trường hợp van chai được sử dụng trong các chai có dung tích nước lớn hơn 5 L và không được lắp bộ phận bảo vệ van trong quá trình vận chuyển, phải tiến hành các phép thử sau. Mục đích của phép thử này là để đảm bảo rằng van có đủ độ bền để chịu va đập có thể xảy ra trong chuyên chở.

Một van, ở điều kiện khóa (được khóa bằng mômen quay sử dụng trong thử độ bền lâu phù hợp với 4.7) phải được lắp vào cổ chai chứa khí được tạo ren tương ứng hoặc một vật cố định đơn giản (xem Hình A.1), với một mômen sử dụng trong vận hành [xem TCVN 7389 (ISO 13341)]. Van phải nhô ra từ cổ chai hoặc vật cố định từ một đoạn danh nghĩa như trong sử dụng.

Van bị va đập bằng cách lao thẳng vào quả dọi có đầu là bi thép cứng đường kính 13 mm với vận tốc nhỏ nhất là 3 m/s và thu được năng lượng va đập (tính bằng jun) bằng 3,6 lần tổng khối lượng bao gói (chai chứa cộng khí chứa) tính ra kilogram hoặc 40 J, lấy giá trị nào lớn hơn.

VÍ DỤ: Một khối lượng bao gói 100 kg yêu cầu thử va đập đến 360 J.

Sự va đập xảy ra tại 90o so với trục dọc của van và trùng khớp với mặt phẳng đi qua trục này.

Điểm va đập ở hai phần ba khoảng cách L từ mặt phẳng mà ren chân van gặp chai chứa, tới điểm xa nhất của thân van được đo theo trục dọc của van ( xem Hình A.1).

Điểm va đập trên van không bị làm mờ bởi các bộ phận như ren nối đầu ra, cơ cấu giảm áp,tay vặn v.v …

Van chỉ bị va đập một lần, và phải chịu năng lượng va đập tương ứng như đã trình bày trong 4.6.2. Cho phép có sự méo do va đập.

Sau khi thử, tháo van khỏi thiết bị thử, sau đó lắp van vào nguồn tạo áp và vặn vào bằng mômen quay đã dùng trong phép thử độ bền lâu, phù hợp với 4.7.

Áp suất thử van (pvt) phải được áp dụng cho đầu vào của van. Sự rò rỉ phải tuân theo 4.8.

Xem lại: Chai chứa khí di động - van chai đặc tính kỹ thuật và thử kiểu - phần 2

Xem tiếp: Chai chứa khí di động - van chai đặc tính kỹ thuật và thử kiểu - phần 4

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước Chai chứa khí di động - van chai đặc tính kỹ thuật và thử kiểu - phần 4

Chai chứa khí di động - van chai đặc tính kỹ thuật và thử kiểu - phần 4

Bài viết tiếp theo

Van thông hơi

Van thông hơi
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call