Chai chứa khí di động – kiểm tra và thử định kỳ các chai chứa khí bằng vật liệu composit - phần 4

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 12 phút đọc

no-image

a) Mức hư hỏng do va đập 1 – Hư hỏng bề mặt do va đập

no-image

b) Mức hư hỏng do va đập 3 – Độ sâu hư hỏng trên 15 % chiều dày (chai được quấn toàn bộ)

Hình 3 - Hư hỏng do va đập

no-image

Hình 4 – Sự tách lớp

no-image

a) Mức hư hỏng do ngọn lửa 1 – Bề mặt chỉ cháy thành than

no-image

b) Mức hư hỏng do ngọn lửa 3

Hình 5 – Hư hỏng do nhiệt hoặc ngọn lửa

no-image

Hình 6 – Ăn mòn hóa học (24 h trong chất làm bong sơn)

no-image

a) Đo chiều dài

no-image

b) Đo độ sâu

Hình 7 – Quy trình sửa chữa điển hình

no-image

c) Sự trộn nhựa

no-image

d) Sự phun nhựa

no-image

e) Sau lưu hóa

Hình 7 – Quy trình sửa chữa điển hình (kết thúc)

 

Phụ lục A

(Tham khảo)

Ví dụ về quy trình được chấp nhận cho xử lý một van chai có nghi ngờ là bị tắc

Các phương pháp được đề nghị ở đây dùng để xử lý các van chai có nghi ngờ là bị tắc đạt kết quả tốt. Có thể sử dụng các phương pháp khác.

Nếu có nghi ngờ van của một chai chứa khí khi đã được mở ra mà khí vẫn không thoát ra được và chai vẫn còn chứa khí dư có áp thì phải thực hiện một hoặc nhiều phép kiểm tra để xác minh rằng đường dẫn khí tự do qua van không bị tắc.

Phương pháp được chấp nhận phải là một trong các quá trình sau hoặc một quá trình bảo đảm mức an toàn tương đương:

a) Dẫn khí ở áp suất tới 5 bar vào và kiểm tra sự xả ra của khí.

b) Sử dụng một cơ cấu như chỉ dẫn trên Hình A.1 để bơm khí trơ bằng tay vào chai.

c) Đối với chai chứa khí hóa lỏng, trước tiên cần kiểm tra để xác minh rằng tổng khối lượng của chai tương tự như khối lượng bì được ghi nhãn trên chai. Nếu có độ chênh lệch dương, chai có thể chứa khí hóa lỏng có áp hoặc các chất nhiễm bẩn.

Khi xác minh rằng không có sự kẹt tắc đối với dòng khí trong van chai thì có thể tháo van ra.

Khi chai có đường dẫn khí bị kẹt, tắc trong van, chai phải được để sang một bên để có sự chăm sóc riêng như sau:

a) Cưa hoặc khoan thân van tới khi chặn lại đường dẫn khí giữa thân van và mặt tựa của cần van. Nguyên công này phải được làm nguội tốt, đặc biệt là khi xử lý các khí oxy hóa.

b) Nối lỏng hoặc chọc thủng bộ phận an toàn một cách có kiểm soát.

Các phương pháp này áp dụng cho các khí không độc và không dễ cháy. Phải có sự đề phòng thích hợp để bảo đảm cho không có hậu quả gây nguy hiểm do sự xả ra không kiểm soát được của bất cứ khí dư nào.

Khi khí chứa là các khí độc hoặc dễ cháy, phương pháp được ưu tiên sử dụng là vặn ra một phần vít của van trong nắp có vòng bít, được kẹp chặt và nối với chai và thông hơi ra đường xả an toàn. Nguyên lý hoạt động của một cơ cấu thích hợp được minh họa trên Hình A.2.

Các quy trình này chỉ do các nhân viên đã được đào tạo thực hiện. Khi khí, nếu có, đã được tháo ra và áp suất trong chai giảm xuống tới áp suất khí quyển, và trong trường hợp khí hóa lỏng, không có sự đóng băng hoặc đọng sương ở bên ngoài chai thì có thể tháo van ra.

Kích thước tính bằng milimet

no-image

CHÚ DẪN:

1 Ống cao su có đường kính trong 8 x đường kính ngoài 13 được mài theo hình dạng quả ôliu và được nối liên kết với ống đồng.

2 Ống đồng có đường kính trong 3 x đường kính ngoài 8

3 Mối nối liên kết

4 Bầu cao su

5 Bóp bằng tay

Hình A.1 – Cơ cấu để phát hiện van chai bị tắc

no-image

CHÚ DẪN:

1 Đệm cụm nắp bít cao su

2 Van tháo

3 Van điều chỉnh

4 Vòng đệm

5 Đồ kẹp

Hình A.2 – Cơ cấu điển hình để tháo van chai chứa khí bị hư hỏng

 

Phụ lục B

(Quy định)

Tiêu chí hư hỏng đối với chai hợp kim nhôm được quấn dây thép

Phụ lục này bao hàm các tiêu chí hư hỏng riêng bổ sung cho các tiêu chí hư hỏng được mô tả trong 7.3.

Đối với kiểm tra này không được tháo dây thép ra khỏi chai. Các tiêu chí riêng là:

a) Hư hỏng do ăn mòn

Có thể xuất hiện ăn mòn của ống lót dưới dạng như các lỗ rỗ ăn mòn lỗ chỗ, bột nhôm hoặc các chỗ lồi ra dưới dây thép. Sự ăn mòn của dây thép được đặc trưng bởi sự hiện diện của gỉ.

Có thể sửa chữa lại sự ăn mòn nhẹ của dây thép bằng sự chuẩn bị bề mặt một cách thích hợp cho bảo vệ bề mặt (ví dụ như sơn). Chai có sự ăn mòn nghiêm trọng đối với lớp dây thép sẽ được đưa vào diện không sử dụng được. Nếu quan sát thấy bất cứ sự ăn mòn nào của lớp bên dưới dây thép, chai sẽ được đưa vào diện không sử dụng được.

b) Sự lỏng ra của dây thép

Dây thép có thể bị lỏng, không giữ được sức căng. Trong trường hợp này, các vòng dây quấn lúc ban đầu tiếp xúc với nhau sẽ bị chia tách ra. Tất cả các loại hư hỏng này của chai sẽ đưa chai vào diện không sử dụng được.

c) Hư hỏng của các vòng kẹp bằng nhôm ở các đầu mút

Dây thép được giữ ở vị trí bằng các vòng kẹp bằng nhôm. Việc sử dụng sai hoặc ăn mòn có thể làm cho các vòng kẹp bị bật ra khỏi vị trí của chúng. Có thể phát hiện ra loại hư hỏng này bằng mắt. Tất cả các loại hư hỏng này của chai sẽ đưa chai vào diện không sử dụng được.

 

Phụ lục C

(Tham khảo)

Thử giãn nở thể tích của chai chứa khí

C.1 Quy định chung

Phụ lục này giới thiệu một cách chi tiết hai phương pháp xác định độ giãn nở thể tích của các chai chứa khí bằng vật liệu composit.

a) Phương pháp áo nước.

b) Phương pháp không có áo nước.

Có thể thực hiện giãn nở thể tích bằng phương pháp áo nước trên thiết bị có buret đo độ cao (thủy chuẩn) hoặc có buret cố định hoặc bằng cách cân khối lượng của nước được dịch chuyển (choán chỗ).

C.2 Thiết bị thử

Các yêu cầu sau được sử dụng chung cho các phương pháp thử:

a) Các đường ống thử áp suất thủy lực phải có khả năng chịu được một áp suất bằng hai lần áp suất thử lớn nhất của bất cứ chai nào có thể được thử;

b) Buret bằng thủy tinh phải có đủ chiều dài để chứa được lượng giãn nở thể tích của chai và phải có đường kính lỗ đồng đều sao cho lượng giãn nở có thể đạt tới độ chính xác 1 % hoặc 0,1 ml;

Xem lại: Chai chứa khí di động – kiểm tra và thử định kỳ các chai chứa khí bằng vật liệu composit - phần 3

Xem tiếp: Chai chứa khí di động – kiểm tra và thử định kỳ các chai chứa khí bằng vật liệu composit - phần 5

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước Chai chứa khí di động – kiểm tra và thử định kỳ các chai chứa khí bằng vật liệu composit - phần 5

Chai chứa khí di động – kiểm tra và thử định kỳ các chai chứa khí bằng vật liệu composit - phần 5

Bài viết tiếp theo

Củ hút bùn

Củ hút bùn
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call