Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước) - phần 6

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 41 phút đọc

3.16.1.3. Các hệ số an toàn

Giá trị của các hệ số an toàn là

S1­ = 2,5 đối với ống lò nằm ngang chịu tác động ngọn lửa

S1 = 2 đối với ống lò và tấm đáy của buồng quặt không chịu tác động ngọn lửa

S2 = 3 đối với tất cả các điều kiện khác

3.16.2. Dung sai và bù thêm do ăn mòn của chiều dầy thành ống lò

Đối với ống lò lượn sóng, chiều dầy thành ống lò tính toán sẽ là chiều dầy nhỏ nhất của ống lò thành phẩm. Đối với ống lò trơn và buồng quặt phải tính thêm tất cả các bù thêm của dung sai âm.

3.16.3. Độ không tròn

Độ không tròn tính bằng phần trăm của ống lò và buồng quặt được tính như sau:

                     .... (3.61)

trong đó

dmax là đường kính trung bình lớn nhất của ống lò, tính bằng mm;

dmin là đường kính trung bình nhỏ nhất của ống lò, tính bằng mm.

Độ không tròn cho phép lớn nhất được nêu trong 4.9.2.

3.16.4. Phần tử tăng cứng

3.16.4.1. Yêu cầu chung

Các phần tử tăng cứng được hàn vào lò với các kích thước lớn nhất phù hợp với các Hình 34 và Hình 35 sẽ được coi là thỏa mãn các yêu cầu của phần này và không cần phải tính toán.

Các phần tử tăng cứng không tuân theo Hình 34 và Hình 35 phải có mô men thứ cấp của diện tích không được nhỏ hơn giá trị được cho trong phương trình sau đây:

             .... (3.62)

Mômen thứ cấp của diện tích của phần tử tăng cứng trục trung tính I2 có quan hệ với tiết diện của phần tử tăng cứng, kể cả chiều dài của lò bằng 0,55  trên một mặt của phần tử tăng cứng.

3.16.4.2. Tiết diện của phần tử tăng cứng làm bằng thanh hay tấm

Các tiết diện của phần tử tăng cứng làm bằng thanh hay tấm phải được nối với nhau bằng các mối hàn ngấu hoàn toàn.

Chiều dầy của phần tăng cứng phải đạt được nhỏ nhất theo yêu cầu trong 3.16.4.1. Nếu nó vượt quá 22 mm hay 2 lần chiều dầy của thành lò thì phải có kết cấu thon dần như đã chỉ ra trên Hình 35.

Các mối hàn để gắn các phần tử tăng cứng vào lò phải ngấu hoàn toàn.

3.16.4.3. Các phần tử tăng cứng đặt trong vùng suất phụ tải nhiệt đỉnh

Khi các phần tử tăng cứng được hàn vào thành lò có chiều dầy lớn hơn 11 mm thì chúng được đặt vào vùng suất phụ tải nhiệt đỉnh trừ khi nguồn nhiệt đưa vào ống lò bị giới hạn không lớn hơn Hr theo biểu thức sau đây:

Hr = 130 - 2,7 erf            ……(3.63)

trong đó Hr là phần trăm của lượng nhiệt ròng cho phép đưa vào thông thường là lượng nhiệt lớn nhất, tính bằng wat (w).

Vùng có suất phụ tải nhiệt đỉnh phải được xem xét với một chiều dài bằng hai lần đường kính của ống lò tính từ đầu của mỏ đốt, hay điểm cuối của ghi lò, tùy theo cái nào áp dụng được.

CHÚ THÍCH 10 - Các yêu cầu của 3.16.4.3 không cần áp dụng cho các nồi hơi có nguồn nhiệt vào nhỏ hơn 2 MW.

3.16.4.4. Các vòng lượn sóng

Các vòng lượn sóng được xem như các điểm đỡ hiệu dụng. Khoảng cách nhỏ nhất của các tấm vòng lượn sóng không được nhỏ hơn 600 mm. Khi sử dụng các vòng lượn sóng thì chiều dầy của ống lò phải được tính toán theo 3.16.1.1.

Khi tính toán các ống lò có các vòng lượn sóng thì L được lấy bằng 1,5 nhân với chiều dài thực giữa tâm các vòng lượn sóng.

Mômen thứ cấp của diện tích vòng lượn sóng không được nhỏ hơn giá trị được yêu cầu trong 3.16.4.1. Chiều dài của ống lò trơn khi xác định I2 được đo từ đường tiếp tuyến ngoài và không được lớn hơn 0,55. Kích thước của các vòng lượn sóng không được nhỏ hơn chiều dầy tính toán của phần các ống lò trơn.

Mômen thứ cấp của diện tích của các vòng lượn sóng giữa các đựng tiếp tuyến ngoài được nêu trong bảng của các Hình 36a) đến Hình 36c).

3.16.4.5. Các phần tử tăng cứng trên các ống lò lượn sóng

Khi các ống lò lượn sóng được trang bị một số phần tử tăng cứng, ví dụ một cái trên một nếp hay cứ hai nếp có một cái thì diện tích mặt cắt ngang và mômen thứ cấp của diện tích của các phần tử tăng cứng phải được tính đến khi sử dụng công thức (3.60). Khi tính toán không được lấy chiều cao lớn hơn sáu lần chiều dầy của thành lò.

3.16.5. Chiều dài tính toán của ống lò hỗn hợp

Khi chiều dài của phần trơn của ống lò lượn sóng vượt quá 250 mm thì tổng chiều dài của hai phần phải được dùng để tính toán chiều dầy của phần lượn sóng, và sử dụng 1,5 lần chiều dài của phần trơn để tính toán chiều dầy của phần trơn.

3.17. Các đế nồi hơi

3.17.1. Các chân đế

Đối với nồi hơi có đường kính thân nhỏ hơn 1500 mm thì chân đế hay tấm đế có góc đối diện nhỏ hơn 60o sẽ được dùng trừ khi chiều dầy thân đã được tính toán có sử dụng hệ số giảm ứng suất x = 0,8.

3.17.2. Các tấm đế

Đối với đường kính thân bằng hoặc lớn hơn 1500 mm thì các chân đế không được phép sử dụng, chỉ có thể được sử dụng các tấm đế có góc đối diện không nhỏ hơn 90o. Chiều dầy thân phải đảm bảo sao cho ứng suất được kết hợp ở mặt trong của thân nhận được từ công thức (3.64) hay (3.65) không vượt quá 1,5 f.

Nếu Ls/rms > 8 thì

Nếu Ls/rms ≤ 8 thì

Chiều rộng của tấm trên tấm đế B2 không được nhỏ hơn 10 ers.

Hệ số C3 nhận được từ Hình 37.

4. Trình độ và chế tạo trong sản xuất trừ hàn

4.1. Nhận dạng tấm

Khi bố trí và cắt các tấm, nhãn hiệu nhận dạng tấm phải được đặt ở vị trí dễ nhìn sau khi phần chịu áp lực được hoàn thành. Khi nhãn hiệu nhận dạng của tấm bị cắt bỏ một cách bất khả kháng thì nó phải được người chế tạo phần chịu áp lực chuyển sang chỗ khác của bộ phận này để thỏa mãn yêu cầu của cơ quan kiểm tra.

4.2. Cắt các vật rèn

Thông thường các vật rèn phải được cắt thành kích thước và hình dạng bằng máy và / hoặc cắt nóng.

4.3. Thân hình trụ

4.3.1. Mỗi một khoanh chỉ được tạo thành từ không nhiều hơn hai tấm, uốn thành dạng hình trụ đến tận mép ngoài của tấm. Việc uốn phải được tiến hành hoàn toàn bằng máy, và không được nung nóng cục bộ hay đập búa cục bộ.

Mối hàn dọc ống hoặc mối nối có thể được đặt ở bất kỳ vị trí thích hợp nào, nhưng các mối hàn của các khoang kế tiếp nhau không được trùng trên một đường thẳng. Trong các trường hợp đặc biệt chúng có thể nằm trên một đường thẳng trừ khi các yêu cầu trong 5.3.2.2 được thỏa mãn.

4.3.2. Thân của nồi hơi đã được hoàn thành phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

a) Độ thẳng

Trừ khi có qui định khác được nêu trên bản vẽ, độ sai lệch lớn nhất của thân so với đường thẳng không được vượt quá 0,3 % của cả hai chiều dài tổng phần hình trụ và của bất kỳ đoạn dài 5 m nào. Việc đo đạc phải tiến hành trên bề mặt của tấm cơ bản nhưng không vào chỗ hàn, nối hay các phần nhô ra khác.

b) Các điểm không bình thường của profil

Những điểm không bình thường của profil (được kiểm tra từng khoảng 20o) không được vượt quá 5 % chiều dầy nhỏ nhất của tấm cộng với 3 mm. Giá trị lớn nhất có thể được tăng lên 25 % nếu chiều dài của các điểm không bình thường không vượt quá 1/4 chiều dài của phần thân giữa 2 mối hàn theo chu vi với giá trị lớn nhất của chiều dài này là 1m.

c) Độ méo

Hiệu giữa đường kính lớn nhất và nhỏ nhất của một tiết diện bất kỳ của thân hàn dọc phải nhỏ hơn hoặc bằng , trong đó D là đường kính trong danh nghĩa, tính bằng milimét.

Các phép đo phải được tiến hành trên bề mặt của tấm cơ bản và tránh mối hàn, chỗ nối hay các phần nhô ra khác.

Việc đo độ méo mặt cắt của thân được tiến hành khi thân được đặt nằm ngang hoặc đặt đứng. Khi các mặt cắt của thân kiểm tra được đặt nằm phẳng trên một phía thì mỗi lần đo đường kính phải lặp lại sau khi quay vần thân đi một góc 90o quanh trục dọc của nó. Hai lần đo cho mỗi đường kính được tính trung bình và độ méo được tính từ các giá trị trung bình đó.

Bất kỳ sự sai lệch cục bộ nào của độ tròn phải thoải dần dần.

Không được có chỗ bẹp hay tạo đỉnh trên mối hàn dọc.

d) Cán nguội

Được phép cán nguội một thân được hàn để sửa chữa các sai lệch về độ méo, trừ phép thử không phá hủy tuân thủ điều 5.5 và 5.9.4 được tiến hành sau khi độ méo được kiểm tra lại.

4.4. Các lỗ mặt sàng

Các tấm tăng cường và các tấm đệm của các vòi phun được gắn vào phía ngoài của nồi hơi được cung cấp có ít nhất một lỗ (kích thước lớn nhất G1/4) để có thể tháo ra khi thử sơ bộ độ rò rỉ của độ kín các mối hàn ở phía trong nồi hơi. Các lỗ này phải được để mở (hở) hay có thể nút lại khi nồi hơi vận hành. Nếu các lỗ được nút thì vật liệu làm nút không cần có khả năng chống đỡ áp lực giữa tấm gia cường và thành nồi hơi.

4.5. Đáy và mặt sàng

4.5.1. Nếu có thể được thì các đáy phẳng hay lồi phải được làm từ một tấm trừ khi đường kính lớn đến mức không thể làm như vậy được, các đáy phẳng có thể được chế tạo từ hai tấm được hàn ghép đầu với nhau (xem Hình B.19). Mối hàn phải được đặt ở giữa hai hàng các thanh giằng đỡ hay, nếu như chỉ có một hàng thanh giằng đỡ thì đặt ở giữa hàng này và hàng trên của các ống giằng đỡ. Đáy và phần hình trụ của các đáy phải được làm bằng máy. Phần hình trụ này phải được làm bằng một thao tác, còn khi không thể thì có thể cho phép tiến hành dần dần trừ khi tấm được gia công tại một nhiệt độ thích hợp và được nung đến một khoảng cách hợp lý khỏi phần trực tiếp được gia công. Phần hình trụ phải có bề mặt tốt và không được có các gián đoạn cục bộ trên bề mặt.

Các đáy và mặt sàng ống không được tạo phần hình trụ ở trạng thái nguội. Cho phép làm lõm nguội các đáy, kể cả thường hóa theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan và phù hợp với một qui trình đã được qui định.

Các tấm được gò lõm hay tạo hình trụ ở các nhiệt độ không đồng đều hay bị nung nóng cục bộ phải được thường hóa sau khi tạo hình trừ khi được người chế tạo và cơ quan kiểm định đồng ý.

Khi các đáy phẳng được dập (ví dụ, trong các đáy lõm để gắn các phần lồi lên) thì chúng phải được tạo hình với bán kính đủ lớn tại chỗ nối mặt phẳng với mặt cong và không được có các góc sắc hay dấu vết do dụng cụ để lại và đáy không được làm mỏng quá mức.

Khi kết thúc tất cả các nguyên công tạo gờ mép và dập thì các phần phẳng của các đáy phẳng phải phẳng và không được có nếp nhăn hay vặn.

4.5.2. Khi các đáy hình chỏm được dập từ một tấm thì chúng phải được dập để tạo hình bằng máy trong các bước liên tiếp và không được làm mỏng và phải được thường hóa khi kết thúc trừ khi được các bên liên quan thỏa thuận thì thường hóa có thể được bỏ qua trong trường hợp các đầu được tạo hình nóng khi quá trình tạo hình được kết thúc ở nhiệt độ lớn hơn khoảng 850 oC.

4.5.3. Khi sử dụng đáy lồi thì chúng phải được tạo phần hình trụ để nối với thân.

4.6. Các ống trơn và các ống giằng

4.6.1. Các ống có thể được núc hay được hàn vào mạt sàng ống hay được đảm bảo an toàn bằng cách kết hợp cả 2 phương pháp.

4.6.2. Khi các ống được núc thì quá trình phải được tiến hành bằng các trục nong và phần được nong ra của ống phải song song suốt toàn bộ chiều dầy của mặt sàng ống. Ngoài ra, các ống có thể được làm loe rộng miệng.

4.6.3. Khi các ống được hàn vào mặt sàng ống bằng các mối hàn không hoàn toàn xuyên thấu thì phần chưa được hàn của ống ở trong lỗ ống phải tiếp xúc hoàn toàn với mặt sàng ống trừ khi được cho phép như trong 3.4 d.

4.6.4. Các ống giằng được dùng trong tất cả các trường hợp khi tổng số các ống được bố trí trong nhiều hơn một cụm. Khi không dùng các ống giằng thì đầu cuối của tất cả các ống phải được hàn hay nong và làm loe ở đầu vào được hàn hay nong rộng ở đầu ra.

4.6.5. Các ví dụ về gắn các ống giằng bằng cách hàn được nêu ra trên các Hình 21.a đến Hình 21.e.

4.6.6. Các ống trơn có thể được hàn (xem các Hình 32.c đến Hình 32.f) sau khi thử ứng suất của nồi hơi.

4.7. Lỗ người chui và lỗ thăm

4.7.1. Vật liệu

Khung của lỗ người chui, các lỗ thăm, và các nắp đậy được chế tạo từ thép tuân thủ các yêu cầu qui định trong điều 2.

4.7.2. Vị trí

Các lỗ người chui và các lỗ trên thân nồi phải được đặt càng xa các mối hàn càng tốt. Các lỗ ôvan phải được đặt sao cho trục nhỏ song song với đường tâm dọc của nồi hơi. Trong mọi trường hợp trục lớn của bất kỳ lỗ nào cũng không được vượt quá 2 lần trục nhỏ.

Khi lỗ người chui được đặt ở trong hoặc ở giữa chùm ống nồi hơi hỗn hợp nhiều ống hay ở phía dưới ống lò của các nồi hơi hai ống lò thì các ống giằng trên các hàng ngoài cùng hay các thanh giằng gia cố được áp dụng phải được bố trí càng gần lỗ người chui càng tốt.

4.7.3. Khung

Nếu áp suất thiết kế vượt quá 1,8 N/mm2 thì không được gắn các lỗ người chui hình tròn nhô ra. Trong tất cả các trường hợp khác khi chiều dầy của thân lớn hơn 14 mm thì có thể gắn các lỗ hình tròn hay khung ôvan. Khung ôvan dạng cuộn mép được tạo ra phải gắn khít vào thân và tạo ra bề mặt nối tiếp phẳng với cửa. Khi có thể áp dụng được thì các khung như vậy sẽ được gắn vào phía trong của thân với đường kính nhỏ song song với đường tâm trục dọc của nồi hơi.

Các khung ôvan và các lỗ hình tròn nhô ra phía ngoài phải được chế tạo từ một tấm không có mối hàn hay từ tấm được cán thích hợp được tạo ra bằng cách hàn nóng chảy. Các mối hàn của các khung và lỗ được chế tạo phải ở vị trí sao cho chúng nằm trên một mặt phẳng vuông góc với trục dọc của nồi hơi.

Mặt tiếp xúc của các khung lỗ người chui phải có chiều rộng không nhỏ hơn 15 mm.

Hình dạng tiêu biểu của các khung gỗ người chui được nêu ra trên các Hình 11 và Hình 12.

4.7.4. Các mặt bích nối

Các mặt bích nối của các lỗ và nắp đậy phải được gia công bằng máy trên bề mặt, mép cạnh và trên bề mặt chịu tải của các đai ốc và bu lông. Các đai ốc và bu lông phải được gia công tại những điểm tiếp xúc với mặt bích và các chỗ nối phải được tạo ra ở phía trong và phía ngoài vòng tâm hay đường tâm của đai ốc để loại trừ khả năng cong vênh của mặt bích.

4.7.5. Lỗ

Các lỗ phải được chế tạo tuân theo các yêu cầu sau:

a) Các lỗ phải được chế tạo sao cho nó được gắn khít vào bề mặt nồi phía trong và phải được gắn bằng bulông, đai ốc và đòn gánh.

b) Lỗ lớn hơn 250 mm x 175 mm phải có hai bu lông, nhưng đối với các lỗ bằng hoặc nhỏ hơn 250 mm x 175 mm chỉ cần một bu lông. Các lỗ không lớn hơn 125 mm x 90 mm có thể có bu lông được rèn cùng với lỗ.

c) Các bu lông của lỗ phải là thép chất lượng hàn và có giới hạn bền kéo nhỏ nhất là 360 N/mm2 và đối với các lỗ người chui thì các bu lông này phải có đường kính không nhỏ hơn 30 mm. Chúng phải

1) được vặn qua tấm và hàn kín ở mặt trong, hay

2) được hàn góc vào cả hai mặt của tấm với chiều dài chân không được nhỏ hơn 9,5 mm.

d) Phần đầu nối hay rãnh soi của lỗ người chui và các lỗ thăm phải khít khi lắp đặt trong thực tế. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, khoảng hở không được vượt quá 1,5 mm.

e) Các bulông phải tuân thủ các tiêu chuẩn Quốc gia tương ứng và phải tạo mặt trên bề mặt tựa.

f) Các đòn gánh phải là thép rèn hay được cắt từ tấm có giới hạn bền kéo nhỏ nhất là 360 N/mm2. Mặt tựa phải được tạo mặt.

4.8. Mặt tựa để lắp đặt

4.8.1. Mặt tựa

Các chỗ nhô lên có đường kính trong lớn hơn 25 mm, trừ việc lắp đặt mặt bích đường kính lỗ 75 mm, không được gắn trực tiếp vào bất kỳ tấm nào của nồi hơi mà phải được tiến hành bằng cách rèn, đúc hay gia công các mặt tựa bằng thép một cách thích hợp. Các mặt tựa này phải có hình dạng của các vòi phun ngắn, các miếng đệm được rèn hay cắt từ tấm hay bằng các thanh tròn sao cho tiện dụng nhất. Khi các mặt tựa được chế tạo bằng cách hàn nóng chảy thì chúng phải được nhiệt luyện để khử ứng suất trước khi gắn trừ trường hợp toàn bộ nồi hơi sẽ được nhiệt luyện khi hoàn thành.

4.8.2. Đồng hồ đo nước

Đồng hồ đo nước và các ống xi phông của áp kế có thể được gắn trực tiếp vào tấm không cần tấm đệm hay ống đế miễn là chúng được làm mặt bích và xiết chặt bằng các chốt. Nếu các chốt được vặn chui qua thành tấm thì các đai ốc được vặn hết chiều dầy của nó ở phía bên trong của nồi hơi.

4.8.3. Mặt bích và tấm đệm

Các mặt bích và tấm đệm khi tiếp xúc với nồi hơi phải được tạo dáng sao cho gắn khít vào tấm mà chúng được gắn.

4.8.4. Vòi phun

Khi các vòi phun được dùng thì các mặt bích phải được gia công hay cắt nóng bằng máy trên các riềm gờ các mặt bích đai ốc phải được gia công bề mặt và bề mặt vặn đai ốc.

4.8.5. Tấm đệm

Khi các tấm đệm được dùng thì các mặt nối phải được gia công. Các tấm đệm phải có chiều đầy đủ để cho phép khoan các lỗ khung của chỗ nhô ra không có bề mặt trong bị xuyên thủng, và chiều dài của phần được vặn qua của khung trong tấm đệm không được nhỏ hơn đường kính của khung.

4.8.6. Các phương pháp liên kết

Các đế phải được gắn vào thân hay tấm đáy bằng một trong các phương pháp sau đây:

a) Khi đường kính trong của vòi phun không lớn hơn 25 mm thì vòi phun có thể được văn ren qua tấm, và được bắt chặt vào hoặc bằng đai ốc hoặc hàn vào mặt tiếp xúc với nước. Phần ren của vôi phun không được nhỏ hơn 3 lần bước ren, được chế tạo bằng cách tiện khuôn cắt. Các đầu ren trong lỗ chốt trong vỏ phải được vít cạnh để tạo ra góc ra tương ứng.

b) Khi áp suất thiết kế không vượt quá 1,2 N/mm2 thì có thể sử dụng các chỗ nhô ra với các đầu có ren vít có đường kính không vượt quá 25 mm. Phần có ren vít của bất kỳ chỗ nhô ra nào như vậy phải là một bộ phận tổng thể.

Các chỗ nhô ra như vậy có thể được vặn trực tiếp vào các tấm, các bulông phải được gắn vào mặt tiếp xúc với nước, hay có thể được vặn vào các miếng thép đệm cách biệt (xem Hình 38), trong mọi trường hợp, chiều dài của phần ren phải lớn hơn lỗ khoan của phần nhô ra cộng với 6,5 mm.

Các tấm đệm cách biệt phải được làm bằng thép rèn hay thép thanh tuân thủ các yêu cầu được qui định ở điều 2. Chúng phải được vặn vào tấm và gắn chặt bằng các bulông trên mặt tiếp xúc với nước. Chiều dầy của các tấm đệm cách biệt không được nhỏ hơn 6,5 mm tại phần dưới của đầu ren.

c) Mặc dù có các yêu cầu trong 5.4, trong các trường hợp đặc biệt và nếu được cơ quan kiểm tra phê duyệt, để có thể được hàn vào tấm mà không cần nhiệt luyện tiếp theo thì đường kính tấm đế không vượt quá 125 mm hay khi, trong trường hợp tấm đệm, đường kính của lỗ trong thân không vượt quá 125 mm cộng với 2 lần chiều dầy của tấm mà tấm đệm được gắn vào. Nếu vượt quá các giới hạn này thì phương pháp khử ứng suất phải được thỏa thuận giữa người chế tạo và cơ quan kiểm tra.

Các phương pháp tiêu biểu để gắn được nêu ra trong Phụ lục B, nhưng có thể dùng các phương pháp khác có tác dụng tương đương theo thỏa thuận giữa cơ quan kiểm tra và người chế tạo.

4.8.7. Đai ốc và bulông

Tất cả các lỗ bu lông và lỗ chốt phải được khoan và các đai ốc và bulông phải được gia công (làm nhẵn, không sắc cạnh) tại những chỗ chúng tiếp xúc với mặt bích.

4.9. Ống lò hình trụ

4.9.1. Mỗi khoang của các thân lò hình trụ phải được chế tạo từ một tấm thép. Các khoang lò hình côn phải được chế tạo từ không nhiều hơn hai tấm thép. Các mối hàn dọc phải tạo với nhau một góc nhỏ nhất là 120o và phải được hàn đối đầu nóng chảy phù hợp với điều 5. Các lò có thể được chế tạo từ các ống thép các bon không hàn cán nóng theo ISO 2604-2, TS 94, phải chú ý đến giới hạn bền kéo và dung sai âm của chiều dầy.

4.9.2. Độ méo, như đã được định nghĩa trong 3.16.3, không được vượt quá 1 % đối với các lò gấp nếp hoặc 1,5 % đối với các lò trơn với sự thay đổi lớn nhất của đường kính của bất kỳ mặt cắt ngang nào là nửa chiều dầy nhưng không được nhỏ hơn 6,5 mm. Tất cả các chỗ không phẳng hoặc nhô ra hoặc bất kỳsự méo nào cũng phải từ từ.

4.9.3. Các mối hàn dọc của thân lò phải được đặt ở vị trí sao cho chúng có thể được kiểm tra từ phía tiếp xúc với nước phù hợp với 3.13.5.1, loại 2. Các mối hàn dọc trong các khoang kế tiếp nhau phải cách nhau ít nhất 150 mm.

4.9.4. Khi các khoang lò được tạo mép gờ để nối theo chu vi thì các mép gờ này phải được tạo ra trong một lần đối nóng bằng cách dùng loại máy thích hợp. Khi các khoang lò được tạo mép gờ thì chúng phải được thường hóa trừ khi các mép gờ này được tạo ra ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thường hóa.

4.9.5. Các mép của tất cả các gờ của lò phải được gia công hay cắt nóng bằng máy.

4.9.6. Các vết gấp nếp xung quanh bằng gờ phải được bố trí sao cho chúng không rơi vào cùng một đường thẳng với các vết gấp của ống lò bên cạnh.

4.9.7. Khi các phần tử tăng cứng (là cần thiết) được yêu cầu thì chúng phải được gắn ở bên ngoài bằng các mối hàn hoàn toàn xuyên thấu và liên tục phù hợp với Hình 34 hay Hình 35.

4.9.8. Kích thước của các vành uốn lồi phải như được nêu ra trên Hình 36a, Hình 36b và Hình 36c.

4.9.9. Các hình thức nối ống lò vào các tấm đáy được nêu ra trong các Hình B.17a đến Hình B.17c. Khi ống lò được đưa vào trong lỗ của tấm đáy thì nó phải được gắn chặt, khít xung quanh toàn bộ chu vi.

4.10. Buồng quặt được làm nguội bằng nước

Việc gắn các tấm ống của buồng quặt và các tấm đáy vào tấm bọc phải phù hợp với các Hình B.16a) đến Hình B.16c) và khi tấm ống hoặc tấm đáy được tạo mép gờ (mặt bích) để nối với tấm phủ thì mối hàn phải được đặt ở vị trí giữa chỗ bắt đầu cong của mặt bích và hàng trụ đỡ đầu tiên.

Các phương pháp tiêu biểu để gắn các khung cửa tiếp giáp được nêu ra ở Hình 39.

4.11. Trụ đỡ

4.11.1. Các thanh giằng

4.11.1.1. Tất cả các thanh giằng phải được làm từ thép thanh được cán liền khối không có mối hàn trên suốt chiều dài thanh trừ khi gắn chúng vào các tấm mà chúng đỡ. Các thanh giằng được gia công nóng phải được thường hóa tiếp theo khi được chứng minh bằng qui trình gia công nóng hay các yêu cầu của vật liệu, và có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền. Khi một thanh giằng nằm ở vị trí trên nồi hơi thì trục của nó phải vuông góc với tấm thành.

Lỗ kiểm tra nên được khoan theo trục của thanh giằng. Đường kính của lỗ không được vượt quá 5 mm và việc khoan được kéo dài tới điểm cách mặt tiếp xúc với nước ít nhất 15 mm (xem Hình 20).

4.11.1.2. Các thanh giằng phải được gắn chặt với tấm thành bằng một trong các phương pháp sau đây:

a) các thanh trơn xuyên qua các lỗ và được hàn vào các tấm(xem Hình 20).

b) các thanh trơn xuyên qua các lỗ trong các tấm và được gắn chặt bằng các vòng đệm ở phía ngoài, thanh giằng và vòng đệm phải được hàn vào tấm theo một phương pháp bất kỳ được nêu ra trên các Hình 22a đến Hình 22d.

4.11.2. Thanh giằng gia cố

Các thanh giằng gia cố phải phẳng và vuông góc với tấm đáy.

4.11.3. Thanh dầm

Các thanh dầm được hàn trực tiếp vào các tấm đỉnh phải bằng các mối hàn hoàn toàn xuyên thấu và phải tuân thủ các chi tiết nêu trên Hình 24a) đến Hình 24e). Mỗi thanh dầm phải đủ bền để chống chịu phần tải trọng của nó ở trên tấm cuối trên độc lập với tấm đỉnh và các mối hàn phải có diện tích mặt cắt ngang đủ để chịu tải tác dụng (xem 3.14.2.11).

Xem tiếp: Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước) - phần 7

Xem lại: Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước) - phần 5

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước) - phần 7

Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước) - phần 7

Bài viết tiếp theo

Van góc D15

Van góc D15
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call