Nước đâu để Hoa Sen làm thép Cà Ná: Vấn đề đau đầu nhất

Sudo Ecommerce Tác giả Sudo Ecommerce 06/09/2024 8 phút đọc

13-12-2016

Chỉ được đầu tư khi Thủ tướng chấp thuận

Trong cuộc trao đổi ngày 12/12, ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương), cho biết: Theo báo cáo tiền khả thi của chủ đầu tư, giai đoạn 1 đầu tư khu liên hợp có công suất 4,5 triệu tấn/năm. Dự án sử dụng công nghệ sản xuất thép theo phương pháp truyền thống từ nguồn nguyên liệu quặng sắt, luyện trong lò cao thành gang lỏng, chuyển qua lò luyện thép thành thép lỏng, thép lỏng được đúc liên tục bằng hệ thống đúc ra các sản phẩm phôi đúc.

Tài liệu được Bộ Công Thương cung cấp cho thấy, khu liên hợp thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận mới ở giai đoạn bổ sung vào quy hoạch, đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. 

chinh-toi-la-nguoi-goi-y-ong-vu-cua-hoa-sen-lam-thep -887x509_0

Ông Trương Thanh Hoài (ngoài cùng, bên phải) trong buổi chia sẻ với báo chí ngày 12/12.

“Trên cơ sở chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, dự án mới được lập. Chỉ khi đó mới có cơ sở xác định chính xác hiệu quả đầu tư của dự án. Chủ đầu tư chỉ triển khai các bước tiếp theo khi dự án có hiệu quả”, đại diện Bộ Công Thương cho hay.

Khu liên hợp thép Cà Ná có vốn đầu tư tổng cộng lên tới 10 tỷ USD, vậy Hoa Sen lấy nguồn tiền ở đâu? Trả lời câu hỏi này, ông Hoài nói: “Tạm thời Hoa Sen làm giai đoạn 1 với công suất 4,5 triệu tấn. Tôi đã đọc báo cáo tài chính của họ. Kết thúc năm tài chính 2015, họ có 4.000 tỷ tiền lãi chưa chia. Năm nay họ lãi 1.700 tỷ”.

“Một ngân hàng có hạn mức tín dụng 500 triệu USD dành cho Hoa Sen. Hiện nay một số DN được xếp hạng tín nhiệm về tín dụng cao thì được vay vốn rẻ. Hòa Phát hay Hoa Sen vay tiền đồng chỉ có lãi 4% thôi. Ngân hàng sẵn sàng tài trợ”, ông Hoài tiết lộ.

Vị đại diện Bộ Công Thương cũng chia sẻ nhiều thông tin theo hướng ủng hộ dự án thép lớn.

Ông cho hay: Khi thấy nguồn quặng sắt trong nước có nhiều, trong đó mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh có trữ lượng 550 triệu tấn, tôi là người đầu tiên gợi ý ông Vũ (chủ tịch Hoa Sen) làm thép. Sau đó, ông ấy vào Quảng Ngãi dự định lấy lại thép Guanglian, nhưng ông ấy thấy cảng bồi lắng mạnh rồi, không hiệu quả kinh tế nên di chuyển vào Cà Ná.

“Ai hỏi tôi cũng nói tôi là người đầu tiên đề nghị ông Vũ làm thép. Nhưng không nói làm ở đâu, miễn là làm thép lò cao chế ra thép tấm”, ông Hoài nói.

Thiếu nên vẫn phải làm thép

Theo Bộ Công Thương, đến năm 2020, thép xây dựng vẫn thiếu. Nếu tính cả Formosa bán 50% ở Việt Nam thì vẫn thiếu 9 triệu tấn thép cán nóng và 6 triệu tấn thép xây dựng, nhân ra là 8 tỷ USD. 

chinh-toi-la-nguoi-goi-y-ong-vu-cua-hoa-sen-lam-thep 1-500x312_0

Bộ Công Thương cho rằng thép vẫn thiếu nên cần làm

“Rất buồn nhiều nhà báo nói lợi ích nhóm trong dự án này. Tôi phải đi mời họ làm thép. May mắn giai đoạn này DN nước ta đủ lớn, chứ giai đoạn trước thì chịu”, ông Hoài nói và cho rằng, phải ủng hộ DN đầu đàn để người ta lớn lên. Bởi, quy mô lớn thì hạ được giá thành sản phẩm, lúc đó khả năng cạnh tranh mới tốt được.

“Ở Việt Nam chỉ cần có 3-4 DN thép lớn thôi. Giai đoạn trước trăm hoa đua nở, địa phương làm không kĩ, dự án 200 nghìn tấn cũng được cấp phép thì không tồn tại được”, ông Hoài khẳng định “làm thép dứt khoát phải làm”.

Vậy, nước đâu để Hoa Sen làm thép ở Cà Ná khi Ninh Thuận là vùng hạn hán? Ông Hoài thừa nhận đây là vấn đề “đau đầu nhất” và nói rằng, Ninh Thuận đã có báo cáo gửi Bộ Công Thương về nguồn nước cho dự án.

“Ninh Thuận muốn có nguồn thu, Trung ương phải đầu tư hạ tầng. Không phải do có Hoa Sen thì Chính phủ mới phải đầu tư mấy nghìn tỷ thủy lợi ở đó. Nếu Hoa Sen làm được thép, thì mấy năm sẽ hoàn trả lại được khoản đã đầu tư vào hệ thống thủy lợi. Đó là nuôi dưỡng nguồn thu, không bỏ vốn sao kinh doanh được”, ông Hoài nói.

Ông Hoài nhấn mạnh: Trung ương không đầu tư thủy lợi cho Ninh Thuận thì chủ đầu tư cũng bỏ dự án. Hiện Ninh Thuận được xếp vào địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, tương đương Lai Châu, Điện Biên.

Chốt lại, ông Hoài cho rằng: Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tiến hành các biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu có trợ giá của nước ngoài. Giai đoạn này là thời điểm thích hợp để Việt Nam phát triển ngành công nghiệp thép.

Với trình độ khoa học, công nghệ và thiết bị luyện gang thép hiện nay, nếu tuân thủ đầy đủ các quy trình, quy định trong vận hành, hoàn toàn có thể kiểm soát được vấn đề môi trường đối với các dự án, đại diện Bộ Công Thương khẳng định.

Nguồn: HONTO sưu tầm từ internet./.

Sưu tầm và biên soạn bởi: https://honto.vn

Sudo Ecommerce
Tác giả Sudo Ecommerce Admin
Bài viết trước Vinastas cải chính thông tin nước mắm nhiễm thạch tín

Vinastas cải chính thông tin nước mắm nhiễm thạch tín

Bài viết tiếp theo

Van thông hơi

Van thông hơi
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Facebook
Zalo
Call